10 tuyệt chiêu tăng tốc máy tính “rùa bò"
Bạn đang xem tài liệu "10 tuyệt chiêu tăng tốc máy tính “rùa bò"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 10_tuyet_chieu_tang_toc_may_tinh_rua_bo.docx
Nội dung text: 10 tuyệt chiêu tăng tốc máy tính “rùa bò"
- 10 tuyệt chiêu tăng tốc máy tính “rùa bò" Sau một thời gian sử dụng, máy tính thường tỏ ra “xuống sức” chạy khá chậm và đôi khi như “rùa bò” khiến bạn phát điên. Vậy làm sao để tăng tốc máy nhanh nhất và đơn giản nhất? Đơn giản trên hệ điều hành Windows luôn có sẵn những công cụ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tốc độ máy tính. Chẳng hạn như: Gỡ bỏ các phần mềm không mong muốn Máy tính của người dùng thường được tải sẵn một số phần mềm mà có khi bạn chưa bao giờ đụng tới. Điều tồi tệ là một số phần mềm này chạy ngầm cùng với quá trình khởi động ngay cả khi bạn không sử dụng hay mở chúng ra. Để có thể vô hiệu hóa các chương trình này, bạn mở Control Panels\ Programs and Features, một danh sách các phần mềm đã cài đặt hiện ra và bạn chỉ cần vô hiệu hóa chúng bằng cách ấn vào Uninstall. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng tiện ích của bên thứ ba có tên gọi PC Decrapifier để tìm ra các chương trình không mong muốn hoặc không cần thiết sử dụng. Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng máy
- Kích vào Start và gõ msconfig. Cửa sổ System Configuration sẽ hiện ra. Trong cửa sổ này, bạn chuyển sang tab Services, săn lùng các mục với cái tên đáng ngờ từ các nguồn không rõ ràng. Bạn cũng có thể bỏ chọn bất cứ phần mềm của các nguồn uy tín nào vì chúng không nhất thiết phải chạy lúc máy khởi động. Chẳng hạn, bạn không cần chạy Adobe Reader lúc khởi động máy tính vì bạn chỉ cần chạy chúng khi xem tệp tin PDF. Chuyển tới tab Startup của cửa sổ MSConfig, bạn thực hiện các thao tác tương tự. Thay đổi bất cứ điều gì trong System Configuration, máy tính sẽ yêu cầu khởi động lại để thực thi các thiết lập mới bạn vừa tạo ra. Chạy chương trình quét ổ cứng
- Windows cũng tích hợp sẵn một bộ công cụ dọn dẹp ổ đĩa có tên gọi Disk Cleanup. Công cụ này quét hệ thống của bạn để tìm ra các tệp tin dung lượng lớn không cần thiết như cài đặt chương trình, các tệp tin Internet tạm thời, tệp tin log Có những người để tổng dung lượng dữ liệu của các tệp tin lưu tạm lên tới 2,5GB. Điều đó sẽ làm máy tính hoạt động trở nên chậm chạp hơn. Chạy phần mềm dọn dẹp của bên thứ ba
- Có rất nhiều chương trình của bên thứ ba cung cấp nhằm cải thiện tốc độ và dọn dẹp máy tính của bạn. Chẳng hạn như một số chương trình tăng tốc PC gồm Ashampoo WinOptimizer 10, SlimCleaner 4 và TuneUp Utilities 2013. Một công cụ đáng tin cậy cũ kỹ mà nhiều quản trị hệ thống sử dụng trong nhiều năm nay là Ccleaner. Đây là tiện ích hoàn toàn miễn phí nhằm làm sạch các tệp tin ứng dụng, mục đăng ký và công cụ không cần thiết ra khỏi máy tính. Chạy Troubleshooter của Action Center
- Action Center hiển thị là một biểu tượng lá cờ trên khay hệ thống - những biểu tượng nhỏ nhắn đó nằm ở phần cuối của thanh tác vụ. Bạn kích vào hoặc vào Start và gõ “Action Center” vào mục tìm kiếm. Action Center xem xét các báo cáo lỗi đối với những lỗi mà người dùng gặp phải và kiểm tra cách giải quyết. Chúng có thể xác định trình điều khiển (driver) phần cứng quá hạn và cập nhật phần mềm. Biện pháp này có thể tăng tốc độ cho PC. Từ bảng điều khiển Action Center, thả xuống mục Maintenance và kích vào Check để giải quyết các vấn đề gặp phải. Quét sạch phần mềm độc hại Phần mềm độc hại có thể là lý do phổ biến khiến PC của bạn hoạt động chậm chạp. Bạn truy cập vào một website, kích vào nút Cài đặt (Install) không rõ ràng, và máy tính của bạn trở nên “rùa bò” từ đó. Trong khi đó, phần mềm độc hại hiện nay rất tinh vi. Chúng sử dụng các kỹ thuật để tránh bị quét khỏi máy. Điều tốt nhất là chạy tiện ích diệt mã độc của PC. Tiện ích này cũng giống như tính năng của các phần mềm của các hãng bảo mật gồm Malwarebytes Anti-Malware, Norton 360, Webroot SecureAnywhere, hay Bitdefender Antivirus Plus. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chạy tiện ích này cùng với lúc máy tính khởi động. Trạng bị thêm bộ nhớ RAM
- Sẽ không bao giờ là quá thừa nếu bạn bổ sung thêm bộ nhớ RAM, đặc biệt nếu bạn chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc, hoặc chỉnh sửa video hay chơi game trên PC. Hệ thống của người dùng sử dụng 2GB RAM nhưng ngay cả Windows 32-bit cũng có thể sử dụng tới 4GB bộ nhớ RAM. Đối với phiên bản Windows 64 bit hỗ trợ ít nhất 4GB và người dùng có thể lựa chọn tới 8GB. Nhiều RAM hơn có nghĩa là thời gian truy cập tới ổ cứng sẽ ít hơn và như vậy sẽ cải thiện hiệu suất hoạt động tốt hơn. Lắp đặt ổ cứng dung lượng lớn hơn và nhanh hơn Cũng như bộ nhớ RAM, PC cần không gian lưu trữ cho chính Windows và vì nhiều ứng dụng thiết lập các tệp tin tạm thời dung lượng lớn. Nếu bạn có 85%
- dung lượng ổ cứng đầy dữ liệu, bạn nên nâng cấp thêm. Để ổ cứng hoạt động nhanh hơn bạn nên chọn loại ổ SSD thay vì HDD. Tuy nhiên, loại ổ cứng SSD hiện vẫn còn khá cao so với ổ HDD nên nhiều nhà sản xuất lựa chọn ổ lai SSD và HDD để tăng tốc độ hoạt động của máy tính đồng thời cũng dung hòa với chi phí người dùng phải bỏ ra. Nâng cấp lên Windows 8 Nếu thời gian khởi động là mối bận tâm của bạn, có lẽ bạn nên nâng cấp lên Windows 8. Phiên bản mới cải thiện khá nhiều về tốc độ và người dùng có thể sử dụng cả màn hình cảm ứng. Chống phân mảnh ổ cứng Chống phân mảnh ổ cứng là việc sắp xếp lại cách thức dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng nhằm cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu. Về lý thuyết, việc thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ phần mềm dẫn đến nguy cơ ổ cứng bị phân mảnh vì dữ liệu sẽ nằm rải khắp nơi trên ổ cứng. Đầu đọc phải di chuyển liên tục để lấy đủ dữ liệu của tập tin theo yêu cầu người dùng. Ổ cứng truy xuất chậm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chung của hệ thống.
- Trong Windows 7 có sẵn bộ chống phân mảnh ổ cứng và chúng chạy tự động theo lịch trình người dùng thiết lập. Tốt nhất, bạn nên đặt vào những khoảng thời gian mình không sử dụng máy, chẳng hạn lúc nghỉ trưa. Để sử dụng tiện ích này người dùng mở Start và gõ Disk Defragmenter vào mục tìm kiếm.