5 nguyên nhân khiến hoạt động teamwork kém hiệu quả

pdf 9 trang huongle 7160
Bạn đang xem tài liệu "5 nguyên nhân khiến hoạt động teamwork kém hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf5_nguyen_nhan_khien_hoat_dong_teamwork_kem_hieu_qua.pdf

Nội dung text: 5 nguyên nhân khiến hoạt động teamwork kém hiệu quả

  1. 5 nguyên nhân khiến hoạt động teamwork kém hiệu quả
  2. Hầu hết các khó khăn hay tiêu cực trong teamwork đều xuất phát từ 5 nguyên nhân này, nhưng nguyên nhân lớn hơn cả là do lỗi trong quá trình xây dựng đội. Đây chỉ là bản tóm tắt 5 rối loạn chức năng trong teamwork ( The five Dysfunctions of a team ) 1. Thiếu tin cậy * Tin cậy :Tin cậy là sự tin tưởng giữa các thành viên, không có sự đề phòng, luôn tin rằng ý định của đồng đội là tốt và có thể thoải mái chia sẻ điểm yếu và những vấn đề riêng tư. * Biểu hiện :Biểu hiện của sự thiếu tin cậy là: - Làm một mình, miễn cưỡng yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ - Thiếu sự khai thác, học hỏi, chia sẻ - Sợ chê khi thất bại - Lãng phí thời gian để gây dựng ấn tượng cá nhân - Ngại những công việc và hoạt động tập thể - Thiếu xung đột, ngại tranh cãi, tâm lý đề phòng - Khi tranh luận không tập trung vào vấn đề chính - Giành nhiều thời gian giải quyết các mối quan hệ với các thành viên khác trong
  3. đội do luôn nghi ngờ và đề phòng * Nguyên nhân : - Từ phía cá nhân: + Mục đích cá nhân chưa gắn với mục đích tập thể + Sợ bộc lộ yếu điểm, sợ mất hình ảnh và các mối quan hệ - Môi trường Team: + Thiếu lắng nghe, chia sẻ + Biến cố trước đó: Thất bại hoặc scandal gây tâm lý hoang mang, lo lắng + Sự phá hoại: cố tình gây chia rẽ, nói xấu * Giải pháp - Chia sẻ thông tin - Hướng đến kết quả 2. Không quan tâm đến kết quả công việc * Biểu hiện - Làm việc không có kết quả
  4. - Trì trệ, thường xuyên thất bại - Hướng đến mục tiêu cá nhân - Những người hướng đến mục đích chung lần lượt ra đi * Nguyên nhân + Mục đích tầm nhìn không rõ ràng + Tính cá nhân quá cao + Các thành viên lẩn tránh trách nhiệm * Giải pháp - Chỉ rõ lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể - Phần thưởng xứng đáng - Đưa ra kết quả rộng rãi và cụ thể 3. Lẩn tránh trách nhiệm (cố tình và vô tình) * Biểu hiện - Tránh việc khó
  5. - Luôn cho rằng đó không phải là việc của mình - Không làm hết mình, tư tưởng làm lấy được, làm cho xong - Khuyến khích người khác làm những cái bình thường - Thói quen đổ lỗi - Bỏ lỡ những hạn chót: Không hoàn thành công việc đúng kỳ hạn đã đặt ra hoặc đã cam kết, thường xuyên gia hạn thời gian. - Dồn việc cho lãnh đạo * Nguyên nhân - Sợ thất bại, sợ mất quan hệ, sợ mất hình ảnh bản thân. - Tiêu chuẩn của đội xói mòn, các cá nhân rời rạc, nhiệt huyết giảm, tinh thần đi xuống - Sự mơ hồ trong vai trò, nhiệm vụ của thành viên trong đội - Thiếu tính cam kết - Thiếu sự tin tưởng, sợ sai - Trách nhiệm cá nhân chưa gắn liền với trách nhiêm tập thể - Quản lý chưa tốt, phân công công việc không rõ ràng * Giải pháp
  6. - Công khai mục tiêu, tiêu chuNn của đội và của từng công việc cụ thể - Lãnh đạo giao quyền, trao quyền cho các thành viên, làm rõ và công khai quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân trong công việc được giao (hoặc nhận), đồng thời rà soát, giám sát, thúc ép hoàn thành công việc đúng thời hạn. 4. Thiếu trách nhiệm * Biểu hiện - Không nhận việc đồng thời phân tích lý do một cách thái quá - Trì hoãn kéo dài và không cần thiết - Đối với mỗi công việc, phải thảo luận và quyết định nhiều lần - Hay đàm tiếu - Đánh giá cao phân tích nghiên cứu hơn là thực hiện - Đưa ra khó khăn mà không có giải pháp - Hay bàn lùi - Thường không chú ý và làm người khác mất tập trung * Nguyên nhân
  7. - Thiếu tự tin, sợ thất bại nên không dám làm, tìm cách trốn tránh ngay khi có thể. - Sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, không thấy quyền lợi cá nhân trong công việc tập thể - Thiếu tích cực trong phân tích thông tin - Nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào tập thể - Mong muốn đồng thuận - * Giải pháp - Lắng nghe và xem xét các ý kiến từ mọi góc độ - Lãnh đạo lên tiếng khi bế tắc - Truyền đạt cặn kẽ, chi tiết tất cả các vấn đề và ý kiến liên quan - Phân tích tình huống ngẫu nhiên, xấu nhất, bàn luận và đưa ra giải pháp - Liệu pháp đối diện nguy cơ thấp - Không có thời hạn chọn - Đưa ra các yếu tố tích cực 5. Sợ xung đột
  8. * Biểu hiện - Thiếu tranh cãi - Xuất hiện thông tin ngoài luồng và công kích cá nhân - Bỏ qua những vấn đề cần được tranh luận - Mất thời gian cho sự giả tạo để tránh mâu thuẫn xung đột - Các cuộc họp nhàm chán, chủ yếu là ý kiến một chiều, tâm lý bầy đàn, hưởng ứng theo số đông, luôn ủng hộ ý kiến lãnh đạo. - Các thành viên ít đóng góp ý kiến * Nguyên nhân - Thiếu tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào đội - Không chia sẻ và đồng thời không hiểu nhau - Tâm lý cầu an, sợ công kích - Sợ mất quyền lợi, mất hình ảnh, sợ bị tẩy chay * Giải pháp
  9. - Chủ động sẻ chia và cởi mở với các thành viên trong đội. - Gây dựng niềm tin - Lãnh đạo không áp đặt - Tạo không khí cởi mở, thân thiện, an toàn. - Chủ động tạo xung đột, khích lệ xung đột và kiểm soát, giải quyết xung đột.