Bài giảng Báo truyền hình - Phần 9: Truyền hình thực tế

ppt 98 trang huongle 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Báo truyền hình - Phần 9: Truyền hình thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_bao_truyen_hinh_phan_9_truyen_hinh_thuc_te.ppt

Nội dung text: Bài giảng Báo truyền hình - Phần 9: Truyền hình thực tế

  1. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 1. Khái niệm Truyền hình thực tế là phương thức làm chương trình truyền hình sử dụng camera ghi lại những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện thật, ít sắp đặt trước trong kịch bản. Nhân vật chính trong các chương trình truyền hình thực tế thường là những người bình thường, chọn ngẫu nhiên hoặc những khán giả tự giác tham gia, những khán giả được lựa chọn theo những tiêu chí nào đó cho phù hợp với mục đích của từng chương trình. Mỗi chương trình truyền hình thực tế có cách tiếp cận nhân vật, lên kế hoạch kịch bản và tổ chức ê kíp sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.
  2. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 1. Khái niệm Có thể hiểu, truyền hình thực tế là phương thức làm truyền hình người thật việc thật, camera ghi lại diễn biến câu chuyện. Những nhân vật (người tham gia) không bị chi phối bởi thao tác ghi hình, thậm chí không biết mình đang bị ghi hình. Đó có thể là những con người trong một cuộc thi thể thao, sắc đẹp, giọng hát; trong các trò chơi kiến thức, năng khiếu hay vận động; trong các chuyến phiêu lưu, khám phá thế giới hay trong những cuộc phỏng vấn nảy lửa, hoặc chỉ đơn thuần là vô tình rơi vào những tình huống dở khóc dở cười
  3. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 2. Lịch sử phát triển: Trên thế giới, khởi đầu cách làm truyền hình thực tế xuất phát từ ý tưởng một chương trình phát thanh của Đài CBS – Mỹ: Candid microphone (micro thu lén). Năm 1948, Allen Funtcho ra đời chương trình truyền hình Candid camera (Máy quay lén) ghi lại phản ứng của người chơi truyền hình khi họ dính phải những trò chơi khăm. Sau đó, vào những năm 1950, xuất hiện trò chơi Beat the Clock và Truth or Consequences với các đối thủ cạnh tranh trong các trò chơi nguy hiểm và trò chơi khăm.
  4. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 2. Lịch sử phát triển: + Chương trình Nightwatch (Gác đêm) năm 1954-1955 + Năm 1964, chương trình truyền hình dài tập Seven up + Chương trình thực tế đầu tiên theo hướng hiện đại có thể là chương trình An American Family (Một gia đình Mỹ) dài 12 kỳ của đài truyền hình PBS được phát sóng năm 1973. + Chương trình COPS (Cớm) phát sóng năm 1989 ở Mỹ + Năm 1996, ở Anh xuất hiện chương trình Changing rooms (Thay đổi các căn phòng), quay cảnh các cặp vợ chồng cùng nhau trang trí lại ngôi nhà và đây được gọi là những chương trình thực tế đầu tiên theo kiểu: “Vượt lên chính mình”. + Bước sang năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt chương trình lớn ra đời, hai chương trình luôn đứng vị trí hàng đầu là: Survivor (Người sống sót) và American Idol (Thần tượng Mỹ).
  5. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 4. Phân loại: Truyền hình thực tế có thể chia ra rất nhiều kiểu khác nhau, trong đó có 7 kiểu làm tiêu biểu: + Tư liệu (Documentary) + Thi thố (Eliminatary) + Tìm nghề (Job search) + Vượt lên chính mình (Self- improvement) + Trò chuyện (Talk show) + Quay lén (Hidden cameras) + Chơi khăm (Hoaxes)
  6. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : Trong những năm gần đây truyền hình thực tế đã du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa mà một số format chương trình phù hợp ở các quốc gia khác lại không thích hợp ở Việt Nam. Một số chương trình tiêu biểu: Khởi nghiệp, Phụ nữ thế kỷ 21, Như chưa hề có cuộc chia ly của Đài truyền hình Việt Nam Hành trình kết nối những trái tim, Kế hoạch gia đình hạnh phúc, Chinh phục Everest của Đài truyền hình TP. HCM. Truyền hình thực tế đang là “mảnh đất” rộng để các đài truyền hình sáng tạo những chương trình mới hấp dẫn người xem bởi yếu tố bất ngờ không có trong kịch bản. Kênh VTV6 (Đài truyền hình Việt Nam) vừa sản xuất một số chương trình truyền hình thực tế: Sinh ra từ làng, Cầu vồng, Ngày mới
  7. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : Các dữ liệu khảo sát cho thấy, truyền hình thực tế đang thu hút khán giả Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chương trình truyền hình thực tế vẫn được các nhà tài trợ tiếp tục đầu tư để sản xuất các phiên bản mới. Tuy nhiên, những nhà sản xuất Việt Nam thường gặp những khó khăn về công nghệ và kinh phí khi phải thực hiện cảnh quay trong tình huống thật, và đầu tư ghi một khối lượng hình ảnh hàng trăm giờ, cũng như việc xử lý hậu kỳ cho các nội dung ghi hình để phát sóng. Nhiều dạng thức chương trình truyền hình thực tế rất tốn kém thời gian và đòi hỏi ghi hình liên tục tại hiện trường đang là một áp lực lớn với những người sản xuất.
  8. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, khán giả đang có vẻ đã “bão hòa” với trò chơi truyền hình. Việc các đài truyền hình lớn khai thác phương thức làm truyền hình thực tế như một quy luật: tìm món ăn mới cho khán giả. Đa phần những chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam là các chương trình có mua bản quyền những chương trình ăn khách của nước ngoài. Có một số chương trình do người Việt Nam sáng tạo hiện cũng thu hút nhiều khán giả và được sự quan tâm của các nhà tài trợ. Nhiều công ty truyền thông đã bắt tay với các đài để sản xuất các chương trình truyền hình thực tế.
  9. PHẦN IX: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : Bên cạnh những format không thành công, nhiều chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam cũng có những đóng góp nhất định cho phương thức sản xuất mới này. Vượt lên chính mình (HTV), Ngày mới (VTV6), Như chưa hề có cuộc chia ly (VTV) là những chương trình có ý nghĩa xã hội cao Với sự phát triển của công nghệ, việc sản xuất chương trình các truyền hình thực tế đang có những thuận lợi trong việc phát triển khả năng tương tác với khán giả. Kiểu chương trình “Thi thố” như Việt Nam Idol, Phụ nữ thế kỷ 21 đã huy động một lượng lớn khán giả đã tham gia bầu chọn cho người mình yêu thích. Truyền hình thực tế có mặt ở Việt Nam chưa lâu nhưng những thành công ban đầu cho phép chúng ta tin rằng dạng thức sản xuất này sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.
  10. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH (BROADCAST PROGRAMMING / SCHEDULING) 1. Khung chương trình truyền hình: Là một tập hợp các chuyên mục, các loạt chương trình, series chương trình được bố trí sắp xếp phát sóng theo một nguyên tắc nhất định cho cả 1 khoảng thời gian nào đó. Khung chương trình truyền hình là sự sắp xếp hợp lý để các chương trình truyền hình phối hợp, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Khung chương trình tạo ra trình tự ổn định cho các chương trình phát sóng, tạo ra sự phong phú về nội dung, chủ đề, sự đa dạng về hình thức thể hiện, bao hàm nhiều lĩnh vực của đời sống, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khán giả khác nhau (theo lứa tuổi, giới tính, theo cùng một mối quan tâm)
  11. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 1. Khung chương trình truyền hình: Khung chương trình có thể thay đổi theo mùa do những yêu cầu tuyên truyền nào đó, hoặc cũng có thể thay đổi vào các ngày đại lễ, hoặc khi có sự kiện đột biến xảy ra. Trong một khung chương trình thường có sự khác nhau giữa các ngày thường trong tuần với những ngày nghỉ, ngày cuối tuần Một khung chương trình thường phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sản xuất của đài Một khung chương trình cho kênh quảng bá thường có các nhóm nội dung: Thông tin thời sự, Chính luận, Giải trí, Thể thao, Khoa học - Giáo dục, Thiếu nhi, Quảng cáo
  12. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 2. Buổi phát sóng: Một ngày phát sóng được chia thành các buổi phát sóng gồm: + Buổi đêm: Từ 0h00 đến 5h00 + Buổi sáng: Từ 5h00 đến 12h00 + Buổi chiều: Từ 12h00 đến 18h00 + Buổi tối: Từ 18h00 đến 24h00 3. Giờ cao điểm: Giờ cao điểm (giờ vàng) là giờ có số người xem đông nhất và thu hút nhiều quảng cáo nhất.
  13. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 4. Khung giờ: Đó là những khoảng thời gian nhất định trong một buổi phát sóng dùng cho những chương trình/chuyên mục nhất định được bố trí phát sóng lặp đi lặp lại. Khung giờ được xác định nhắm đến việc phục vụ cho những nhóm đối tượng khán giả khác nhau
  14. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 5. Chương trình/chuyên mục truyền hình: Một series, loạt chương trình, một chùm chương trình được phát sóng thường xuyên vào một khoảng thời gian nhất định, dành cho một đối tượng khán giả nhất định Chương trình/chuyên mục có một nội dung nhất định, xuất hiện đều kỳ và chiếm một chỗ nhất định trên khung chương trình của một đài/kênh. Một chương trình/chuyên mục trở nên quen thuộc với đông đảo khán giả không những vì nội dung những vấn đề được nêu ra mà con vì tính hấp dẫn của phong cách và trình độ của những người tham gia sản xuất chương trình.
  15. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 6. Series – loạt chương trình: Gồm những chương trình đơn lẻ (những trường đoạn) với cấu trúc tương đối hoàn chỉnh được liên kết với nhau bởi một chủ đề, đề tài, và một tập hợp nhân vật chung, nhưng mỗi trường đoạn được coi như một tác phẩm độc lập xét dưới góc độ thể hiện, sự phát triển của các sự kiện và hành vi, sự phát triển của kịch tính và cách tháo gỡ kịch tính. Mỗi trường đoạn (một tập/số) đều có thể được phát sóng tuỳ ý không cần tuân theo thứ tự, song không có bất kỳ sự thiếu hụt, mất hoàn chỉnh nào về nội dung. Loạt chương trình (series) gồm nhiều tập có thể ghép lại thành nhiều gói chương trình để phát lại và bán bản quyền.
  16. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: Tiêu chí xác định một chuyên mục/chương trình? - Mục đích phát sóng - Đối tượng khán/thính giả - Hướng nội dung (đề tài, vấn đề, lĩnh vực, mảng hiện thực) - Hình thức thể hiện (thể loại, kết cấu-bố cục) - Hình thức tổ chức sản xuất (nhân lực, phương tiện kỹ thuật) - Chu kỳ, thời điểm phát sóng (định kỳ phát sóng) - Thời lượng - độ dài
  17. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: a/ Mục đích xây dựng chuyên mục/chương trình Dự kiến trong ý thức của những người làm chương trình về kết quả sẽ đạt được. Mục đích xây dựng chương trình hướng dẫn, điều chỉnh nội dung của chương trình ấy. Một chương trình/chuyên mục thường có các mục đích chủ yếu: + Phục vụ cho việc truyền thông nội dung gì? + Nhằm triển khai chủ trương, đường lối, chính sách nào? + Tác động chủ yếu tới đối tượng khán giả nào? Vì sao lựa chọn? + Thông tin; giải trí; giáo dục; truyền bá; tuyên truyền
  18. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình Số lượng người có khả năng xem được chương trình. Về tổng thể, đối với một kênh phát sóng cụ thể người ta có thể ước đoán khán giả thực tế và khán giả tiềm năng Khán giả tiềm năng là số lượng người có khả năng xét về mặt kỹ thuật xem được chương trình, họ có máy thu hình, có thuê bao và sinh hoạt trong vùng có chương trình phủ sóng, có hệ thống cáp Khán giả thực tế là số lượng người trực tiếp xem chương trình được đo bằng các biện pháp xã hội học cụ thể
  19. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình Đối tượng khán giả được phân loại: > Theo các chỉ số nhân khẩu học – xã hội + Theo lứa tuổi + Theo giới tính + Theo nghề nghiệp - vị thế xã hội + Theo nơi ở + Theo tình trạng hôn nhân, gia đình + Theo trình độ học vấn + Theo giai tầng xã hội + Theo tín ngưỡng – tôn giáo + Theo chủng tộc, dân tộc
  20. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình? Đối tượng khán giả được phân loại: > Theo các chỉ số tâm lý + Thái độ + Động cơ + Cá tính + Lối sống + Thói quen + Giá trị văn hoá
  21. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình? Đối tượng khán giả được phân loại: > Phân loại khán giả theo dân số - xã hội + Theo địa lý: Miền (Bắc, Trung, Nam); Vùng (thành thị / nông thôn / biên giới, hải đảo / vùng sâu, vùng xa, đồng bằng / miền núi + Theo giới tính: nam / nữ; đàn ông / phụ nữ; nam thanh niên / nữ thanh niên, cụ ông / cụ bà + Theo lứa tuổi: mầm non; mẫu giáo; học sinh; vị thành niên; thanh niên; trung niên, người cao tuổi. giới trẻ / giới trung niên .Dưới 18 tuổi; từ 18 đến 26; từ 26 đến 35; từ 35 đến 46; từ 46 đến 60, từ 60 trở lên
  22. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình? Đối tượng khán giả được phân loại: > Phân loại khán giả theo dân số - xã hội + Theo nghề nghiệp: học sinh - sinh viên; công nhân; nông dân; doanh nhân; tiểu thương, các bà nội trợ; công chức; lực lượng vũ trang; những người về hưu; các nghề nghiệp khác + Theo thu nhập: Vùng kinh tế phát triển / Vùng kém phát triển; Người giàu/người nghèo /trung lưu; Người có thu nhập cao/Thu nhập thấp/thu nhập trung bình + Theo trình độ học vấn: Nguời biết đọc/chưa biết đọc; Trung cấp/Đại học/trên đại học
  23. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: b/ Đối tượng khán giả của chuyên mục/chương trình? Đối tượng khán giả được phân loại: > Phân loại khán giả theo dân số - xã hội + Theo chủng tộc - tôn giáo: Người nước ngoài; người Việt Nam; Việt kiều; người Kinh; người dân tộc ít người; người theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài . + Theo giai tầng xã hội: Công nhân / nôngdân / trí thức / tư sản / tiểu thương; Giới chủ / người làm thuê .
  24. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 7. Chuyên mục/chương trình – đơn vị cơ bản của khung chương trình: c/ Hướng nội dung của chuyên mục/chương trình Hướng nội dung chuyên mục/chương trình là những loại vấn đề, loại đề tài, lĩnh vực hoạt động và mảng hiện thực được xác định, theo đó, chuyên mục/chương trình phản ánh, đề cập. Thông thường hướng nội dung chuyên mục/chương trình đi theo các trục: + Các loại vấn đề + Mảng hiện thực + Lĩnh vực hoạt động + Đề tài – loại
  25. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 8. Chu kỳ phát sóng và thời lượng: Chu kỳ phát sóng là các dạng tần suất phát sóng của chuyên mục / chương trình truyền hình + Hàng giờ, hàng buổi - 1 lần/giờ; 1 lần/buổi + Hàng ngày – 1 lần/ngày + Hàng tuần – 1 lần/tuần + Hàng tháng – 1 lần/tháng + Hàng quí – 1 lần/quí + Hàng năm – 1 lần/năm + Hàng vài năm – 1 lần/trong vài năm Tối ưu nhất là tần suất – chu kỳ: hàng ngày/hàng tuần
  26. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 8. Chu kỳ phát sóng và thời lượng: Độ dài – thời lượng chuẩn phổ biến của chuyên mục / chương trình truyền hình + 10 giây; 30 giây; 1 phút; 3 phút, 5 phút + 10 phút; 15 phút; 20 phút + 30 phút; 45 phút + 60 phút + 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút, 240 phút Tối ưu nhất là giờ chẵn: 30”- 5’- 10’- 15’ - 30’- 60’
  27. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 9. Xây dựng khung chương trình là gì? Xây dựng khung chương trình của một kênh sóng, đài truyền hình chính là lập ra hệ thống chương trình truyền hình cho kênh / đài đó theo những nguyên tắc truyền thông nhất định Khán giả chọn một đài/kênh nào đó phụ thuộc vào công tác xây dựng chương trình của đài/kênh đó hơn là việc lựa chọn từng chương trình cụ thể. Vì thế, việc lập chương trình có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của một đài/kênh truyền hình Xây dựng chương trình truyền hình là một công việc vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Và đây cũng là hình thức tiếp thị cơ bản của một kênh/đài.
  28. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 10. Những yêu cầu trong việc xây dựng khung chương trình + Xây dựng khung chương trình phải dựa trên hệ thống những nguyên tắc và cách thức sắp xếp các chương trình phát sóng theo những qui luật tri giác + Xây dựng khung chương trình cần phải xem xét mọi khía cạnh tác động qua lại của nó + Phân tích khung chương trình (trong đó phải nghiên cứu tổng thể khung chương trình và các cấu thành của nó, khung phát sóng trong một ngày);
  29. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 10. Những yêu cầu trong việc xây dựng khung chương trình + Phải dựa trên hệ thống nguyên tắc lập trình (programming); + Phải căn cứ vào những lý do thay đổi, xu hướng phát triển + Phải dựa trên cơ sở phân loại chương trình + Phải xem xét sự phối hợp và tác động qua lại giữa các chương trình truyền hình và chương trình phát thanh, giữa chương trình của đài quốc gia, khu vực với chương trình của đài địa phương + Phải xem xét sự hài hòa giữa chương trình giải trí / chương trình thông tấn, chương trình tài liệu / chương trình nghệ thuật, giữa đề tài và hình thức thể hiện, phải nghiên cứu các chương trình trong một thể thống nhất, trong một hệ thống những mối liên hệ bên trong và bên ngoài.
  30. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 11. Những nhiệm vụ chính trong việc xây dựng khung chương trình + Phân tích lý do thay đổi, xu hướng phát triển + Phân tích nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình + Phân tích khung chương trình của các kênh/đài cùng nằm chung vùng phủ sóng + Lập kế hoạch phát sóng các chương trình theo chủ đề, theo thể loại – hình thức thể hiện, trong những khoảng thời gian: 1 năm, 1 quí cho kế hoạch phát sóng dự kiến, 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày cho kế hoạch phát sóng cụ thể.
  31. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 12. Lập kế hoạch cho việc xây dựng khung chương trình Có 2 loại kế hoach: Kế hoạch hiện tại – thực thi và kế hoạch sắp tới – dự kiến tương ứng với việc lập chương trình cho 1 ngày, tuần, tháng, quí, năm. Kế hoạch phát sóng hiện tại – thực thi được hiểu là việc lập chương trình tuần và được cụ thể hoá bằng lịch phát sóng tuần công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Kế hoạch dự kiến – sắp tới: Cơ sở chính là sự phối hợp, định hướng sử dụng các chương trình do các đơn vị trực thuộc sản xuất.
  32. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 12. Lập kế hoạch cho việc xây dựng khung chương trình Lập kế hoạch dự kiến phải đáp ứng các nội dung, yêu cầu : - Xác định và dự báo những chương trình cơ bản sẽ được phát sóng - Tính toán đến những chương trình sẽ có nhân những ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị quan trọng (thời gian áp dụng dài) - Sự ổn định, ít thay đổi với những gì người xem đã quen
  33. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 12. Lập kế hoạch cho việc xây dựng khung chương trình Lập kế hoạch dự kiến phải đáp ứng các nội dung, yêu cầu : Kết hợp có hiệu quả nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện các chương trình khi đưa vào khung phát sóng, đặc biệt giữa dạng những chương trình tài liệu và chương trình nghệ thuật, những chương trình thông tấn và chương trình giải trí Tạo sự ổn định và thường xuyên trong việc lựa chọn các tác giả làm chương trình, người dẫn chương trình, người tham gia chương trình. Thay đổi các chuyên mục/chương trình quá cũ bằng chuyên mục/chương trình mới, củng cố và hoàn thiện những loạt chương trình, những chuyên mục có tương lai, triển vọng và có khả năng thu hút người xem.
  34. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 12. Lập kế hoạch cho việc xây dựng khung chương trình Lập kế hoạch dự kiến phải đáp ứng các nội dung, yêu cầu : Phân bổ các nguồn lực bao gồm cả vật chất, kỹ thuật và chất xám Trong kế hoạch phát sóng năm, nên đưa vào các loại chương trình giải trí dài kỳ (phim truyện nhiều tập, phim tài liệu dài tập, các chuyên mục chính luận, các chương trình sân khấu, dành cho thanh thiếu niên, Khoa học và giáo dục, ca nhạc )
  35. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 1: DỰA VÀO CHỈ SỐ NGƯỜI XEM Chỉ số người xem là thước đo về hiệu quả của chuyên mục, chương trình, kênh và nó là cơ sở để tính giá các hợp đồng quảng cáo. Chỉ số người xem xác định số phận của mỗi chương trình, nó có giá trị hơn nhiều so với ý kiến của các nhà phê bình hay đánh giá của báo chí. Chỉ số này đôi lúc còn quyết định số phận một chương trình được tiếp tục tồn tại hay không. Một chương trình chỉ đạt chất lượng trung bình song có khi vẫn được tiếp tục giữ trong lịch phát sóng vì nó vẫn lôi kéo hấp dẫn khán giả, hoặc giá thành sản xuất tương đối hợp lý.
  36. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 2: THEO PHÂN ĐOẠN, CÓ KHUNG GIỜ Nguyên tắc vào đúng khoảng thời gian đó của các ngày phát sóng xếp những chương trình cùng dạng, cùng loại. Thủ pháp này đặc biệt được áp dụng rộng rãi ở các kênh quảng bá của đài địa phương, hoặc các kênh truyền hình cáp có nhiều chương trình được phát lại tạo cho khán giả có thói quen xem ổn định theo khung giờ, theo những ngày cố định trong tuần Ổn định lịch phát sóng là cũng yêu cầu để tăng số khán giả do tâm lý tiếp nhận quen với khung giờ cố định (theo dõi loại chương trình này hay chương trình khác mà họ yêu thích). Việc phá vỡ tính ổn định của lịch phát sóng (như chuyển sang ngày hôm sau, thay đổi bằng chương trình khác ) phải hạn chế để xảy ra
  37. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 3: BỔ SUNG, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA NHAU Nguyên tắc này được áp dụng cho một Đài có nhiều kênh phát sóng Hướng vào và cố gắng sắp xếp điều phối các khung chương trình của mình sao cho khán giả có cơ hội tiện lợi di chuyển kênh này sang kênh khác, cung cấp cho họ khả năng lựa chọn cao nhất, mở rộng tầm, phạm vi đề tài và thể loại. Không ít trường hợp một kênh có xu hướng chuyển sang phục vụ đối tượng hẹp hơn.
  38. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 4: GIỮ KHÁN GiẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRƯỚC Sự dịch chuyển những người xem từ kênh/đài này sang kênh/đài khác gọi là dòng khán giả. Bất kỳ chương trình nào cũng phải kế thừa giữ lại được một số người xem của chương trình trước nó. Nguyên tắc này cần giữ khi lập chương trình cho cả một ngày phát sóng Khán giả truyền hình có xu hướng ở lại với kênh/đài cho đến khi họ thấy trên màn hình một cái gì đó họ không thích. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay khi có remote trong tay, khán giả vẫn luôn có những thói quen, sức ỳ là giữ nguyên việc theo dõi một kênh/đài cho đến khi có điều gì đó bắt buộc họ phải chuyển kênh.
  39. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 5: ĐỐI TRỌNG (Counterprogramming) Nguyên tắc này được khai thác khi chúng ta quyết định thay đổi nhóm đối tượng khán giả của một khung giờ, vốn không phải là nhóm khán giả mà kênh/đài đối thủ cạnh tranh đang muốn lưu giữ. Trong việc xây dựng khung chương trình ở một kênh/đài địa phương hoặc khu vực, nguyên tắc đối trọng có thể là “bảo bối” để áp dụng. Ví dụ: Khi kênh/đài “đối thủ” đang nỗ lực tạo dựng và lưu giữ nhóm khán giả là phụ nữ nội trợ trong khung giờ nào đó, một kênh/đài cạnh tranh khác lại lựa chọn những chương trình có đối tượng khán giả là trẻ em
  40. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 6: ĐỐI ĐẦU Đây là nguyên tắc ngược của nguyên tắc 5. Nguyên tắc này xuất phát từ quan niệm cho rằng sự ưa thích của khán giả vốn rất lộn xộn, phân tán và tản mạn. Theo cách nhìn này, thì chương trình này có thể là hấp dẫn lôi cuốn đối với một nhóm khán giả này nhưng sẽ là không hấp dẫn, buồn tẻ đối với với nhóm khán giả khác Chấp nhận đối đầu là việc đưa chương trình cho chính nhóm đối tượng khán giả mà kênh/đài đối thủ đang theo đuổi, nhằm giành tỷ phần khán giả với kênh/đài ấy. Cách làm này cũng có thể có mục đích khác là thu hút tạo dựng thêm những khán giả mới vốn không thích chương trình của kênh/đài đối thủ. Để áp dụng thủ pháp lập trình này an toàn, ít rủi ro, có một lời khuyên: Hãy không giống với đối thủ cạnh tranh hơn là giống với họ.
  41. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 7: TẠO CẦU NỐI - MẮC VÕNG (BRIDGING) Đặt chuyên mục/chương trình mới vào giữa 2 chuyên mục/chương trình khác đang có chỉ số khán giả cao. Việc đặt chuyên mục/chương trình mới của mình vào vị trí cầu nối như thế nhằm để dòng khán giả quan tâm đến chuyên mục/chương trình mới. Những người vốn vẫn thường xuyên theo dõi chuyên mục/chương trình trước, khi xem xong họ hay giữ nguyên kênh/đài để chờ xem chuyên mục/chương trình kế tiếp, và khi đó họ có cơ hội để xem thử chuyên mục/chương trình mới
  42. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 7: TẠO CẦU NỐI - MẮC VÕNG (BRIDGING) Khi khán giả đã thích chương trình/chuyên mục mới rồi có thể di chuyển nó này vào vị trí khác trong khung chương trình đã được dự liệu từ trước, sẽ có rất nhiều cơ may dòng khán giả sẽ di chuyển đến vị trí mới của chương trình/chuyên mục này. Nguyên tắc cầu nối cũng có thể áp dụng để tăng số người xem cho những chương trình/chuyên mục đang ở vị trí bất lợi. Nói cách khác, có thể dùng chương trình có uy tín để bảo hiểm cho chương trình yếu.
  43. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 8: DẢI BĂNG ĐẶC BIỆT Phá bỏ lịch phát sóng thường ngày ra để phát những chương trình nghiêm túc như loạt phim tài liệu Phá bỏ lịch phát sóng thường lệ, các chương trình đột xuất được phát liên tục trong một số ngày vào một thời gian nhất định. Nguyên tắc dải băng đặc biệt cho phép giữ vững khán giả bởi nó cung cấp cho khán giả những tư liệu, những thông tin có nội dung rất hấp dẫn, khác hẳn với những cái thường ngày họ vẫn xem.
  44. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 9: TÍNH LIÊN HỆ, LIÊN QUAN (TIES – IN) Các đài khu vực, đài địa phương thường áp dụng thủ pháp này. Cụ thể là xây dựng và bố trí phát sóng những chương trình có đề tài thời sự gần với chủ đề hoặc tương tự với đề tài mà Đài quốc gia đang phát sóng, cũng cùng thời gian ấy. Nếu Đài quốc gia có một chương trình ăn khách dạng chính luận truyền hình phát vào giờ cao điểm (về các vấn đề môi trường, tội phạm, tham nhũng, giáo dục v.v ), Đài địa phương có thể tổ chức các chương trình tương tự vào khung giờ kế tiếp mà nội dung có sự liên hệ, liên quan đến những chủ đề này, nhưng tư liệu hình ảnh và chất liệu là của địa phương. Thủ pháp tính liên hệ và liên quan cũng giúp cho các đài khu vực và địa phương tăng được chỉ số người xem
  45. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 13. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung chương trình Nguyên tắc 10: CHƯƠNG TRÌNH TÍN HIỆU, THỬ NGHIỆM Để ra mắt chính thức một series chương trình mới, các đài lớn trên thế giời thường phải sản xuất một số chương trình thử nghiệm (chương trình tín hiệu). Căn cứ vào đó các nhà quảng cáo, các công ty cung cấp dịch vụ, các nhà phê bình và khán giả có thể bình luận tham gia ý kiến về chương trình sắp ra đời. Đây là hình thức thăm dò đề tài, kiểm định khẩu vị của khán giả và là sự khuếch trương ban đầu về loạt chương trình mới, để kiểm tra lại xem quyết định của đài có đúng đắn hay không. Không phải tất cả các chương trình thử nghiệm đều được tiếp tục sản xuất.
  46. PHẦN X: XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH 14. Ngoài những 10 nguyên tắc trên, còn có một số nguyên tắc khác: + Bám theo tiêu chí, chức năng, nhiệm vụ của kênh/đài + Lập khung chương trình phải bám sát tính mùa vụ và sự kiện + Cắm chốt + Chương trình hạt giống, có thể bán bản quyền được + Tách nhỏ, bắt chước và phỏng theo + Gây sốc, câu chuyện nhiều kỳ + Nguyên tắc kết thúc + Nguyên tắc quay trở lại + Sao chép y nguyên – xử sự thô lỗ
  47. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.1. Đa dạng về phương thức truyền tải: Mặt đất (tương tự, số), Cáp, Vệ tinh, Internet. 1.2. Đa dạng về phương tiện lưu trữ: Băng từ, Ổ cứng, Thẻ nhớ, USB (GB), Đĩa quang (CD, VCD, DVD, HD-DVD, Blu-Ray) Băng từ: 1h, 2h Video DVD: 30’ , 1h Video Blu-Ray 1 lớp (2005) ~ 24 GB: 12-13 h Video Blu-Ray 4 lớp (2008) ~ 100GB: 60h Video Blu-Ray 8 lớp ( sau 2010) ~400GB; 240h Video.
  48. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.3. Đa dạng về khả năng: + Lưu trữ + Trực tuyến + Ngoại tuyến + Siêu dữ liệu 1.4. Đa dạng về thiết bị sản xuất chương trình: + VHS, S- VHS, U-Matic, Betacam, Betacam SP + JVC: Digital- S + Sony: D1, D2, Digital Betacam, Betacam SX, DVCam, IMX, HDCAM, XDcam + Panasonic: D3, D5, DVCPro 25, DVCPro 50, DVCPro 100
  49. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.5. Đa dạng về phương thức sản xuất chương trình: + Dựng tuyến tính (Linear Editing) + Dựng phi tuyến tính (Non-Linear Editing): ES-7, Avid, Sphere, Quantel, Video Machine, Canonpus, BMC, + Sản xuất chương trình trên mạng (mạng thời sự VTV, HTV, Hệ thống SXCT của một số đài địa phương) + Tương thích với mạng LAN, Internet (IT Compatible)
  50. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.6. Đa dạng về mô hình tác nghiệp: Trên xe Trên máy bay CHỦ ĐỘNG – LINH HOẠT – TỐC ĐỘ
  51. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.6. Đa dạng về mô hình tác nghiệp: Hậu kỳ tại Trung Tâm Hậu kỳ tại Hiện trường
  52. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.7. Đa dạng về phương thức truyền bá: - Quảng bá (Broadcasting) - Truyền trong diện hẹp (Narrowcasting) - Truyền đến từng điểm (Pointcasting) - Truyền theo yêu cầu (POD- Personal On Demand, VOD – Video On Demand) - Webcasting (phát trên web) - IPDatacast ((truyền bằng công nghệ IP)
  53. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.8. Đa dạng về tiêu chuẩn phát sóng: +Trước 1995: - Công nghệ tương tự (PAL, SECAM, NTSC) + 1995-2000: - ATSC (Advanced Television System Committee) - DiBEG ( Digital Broadcasting Expert Group) - DVB ( Digital Video Broadcasting) - DVB-S, DVB-C, DVB-T, DVB-MC, DVB-MS, DVB-SI, DVB-TEXT, DVB-CI, DVB-RLC, DVB-RCT, DVB-RCC, + Từ 2004: DAB, DMB ( Digital Multimedia Broadcasting), DVB-T ; DVB- H ( Digital Video Broadcasting- Handheld) các nước Châu Âu, Singapore, Úc
  54. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.9. Đa dạng về phương tiện, phương thức thu xem: - Máy thu thông thường, công nghệ tương tự - Settop Box: mặt đất, vệ tinh, cáp - Máy thu số (Digital TV) - Modem+PC: Internet - VCR ( Video Cassette Recorder) - CD, VCD, DVD Player - Hiện nay có thêm các thiết bị cầm tay, điện thoại di động
  55. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.10. Đa dạng về phương thức phân phối: + Một chiều,đơn phương: + Đa chiều, đa phương, song phương
  56. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 1. Phát triển đa dạng: 1.11. Đa dạng về phương thức hưởng thụ: Hiện nay: - Chủ động (Active), Tương tác (Interactive), Tìm kiếm (Search), Tham dự (Participate), Sáng tạo (Create); - Trực tuyến (Online), Ngoại tuyến (Offline) - Thời gian thực (On air, Real time) - Thời gian tùy chọn (Your Own Time) - Ghi lại (Recorded), Chia sẻ (Shared), Trên mạng (Networked), Lưu trữ (Stored).
  57. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 2. Xu thế hội tụ công nghệ trong truyền hình: 1. Thiết bị cầm tay : - PT- TH, - Điên thoại, - Internet, 3. Dịch vụ cảnh báo : - Bão, Áp thấp, Cháy rừng, 2. Thu Di động : - Sóng thần, - Động đất,
  58. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 2. Xu thế hội tụ công nghệ trong truyền hình: Cả Thế giới trong lòng bàn tay ( The Whole World in your hand)
  59. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 2. Xu thế hội tụ công nghệ trong truyền hình: Thông tin liên lạc • Điện thoại cố định • Điện thoại di động • Fax, Email, Máy tính XA LỘ • PC THÔNG TIN • LAN CHUNG • Internet Truyền hình • Mặt đất • Vệ tinh • Cáp .
  60. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 2. Xu thế hội tụ công nghệ trong truyền hình: Truyền hình hiện nay + Cùng một nội dung có nhiều phương tiện truyền tải: Đa dạng + Với một phương tiện: tích hợp nhiều công nghệ, thu được nhiều dịch vụ: Hội tụ
  61. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 3. Quá trình phát triển công nghệ truyền hình hiện đại ở Việt Nam: 1972-1981: Nghiên cứu các tiêu chuẩn video số (digital Video). 1981-1996: Nghiên cứu các tiêu chuẩn nén video (video compression) 1994-1997: Nghiên cứu các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số qua vệ tinh, trên mặt đất 1994: Truyền hình số còn là một ước mơ 1995: Truyền hình số vẫn còn là một sự nghi ngờ 1996: Truyền hình số đã khởi động 1997: Truyền hình VN bước vào kỷ nguyên số (Digital Era)
  62. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG NGHỆ SỐ? 4.1. Tính tiên tiến: - Tín hiệu số ít nhạy cảm đối với các dạng méo, tạp nhiễu xảy ra trên đường truyền - Duy trì được chất lượng sau nhiều lần ghi dựng - Linh hoạt, đa dạng trong quá trình xử lý tín hiệu - Hiệu quả sử dụng dải thông cao - Dễ dàng thích nghi với các bước phát triển tiếp theo của truyền hình Truyền hình số là truyền hình của thế kỷ 21, truyền hình của tương lai
  63. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.1. Tính tiên tiến: Phân cấp chất lượng theo từng ứng dụng khác nhau: Thời sự - Khoa học giáo dục – Văn nghệ - Phim truyện Phân cấp chất lượng theo từng công đoạn sản xuất chương trình: Tiền kỳ - Hậu kỳ - Truyền dẫn – Phát sóng, lưu trữ. Công nghệ tương tự: chất lượng tín hiệu giảm dần từ camera đến máy thu hình. Công nghệ số: Trong quá trình truyền tải, chất lượng tín hiệu được bảo toàn từ đầu ra studio tới máy thu hình
  64. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.1. Tính tiên tiến: Khả năng phục vụ bất kỳ ở đâu (Anywhere): Thu di động, máy thu xách tay (Mobility & Portability) Video trên Internet: Phương tiện quảng bá thứ 3 sau phát thanh, truyền hình (Internet: The Third Medium of Broadcasting) Khả năng phục vụ bất kỳ khi nào (Anytime): Xem chương trình truyền hình mong muốn không phụ thuộc vào lịch phát sóng nhờ bộ nhớ trong máy thu. (Video theo yêu cầu (VOD – Video On Demand) - Video gần theo yêu cầu (NVOD – Near Video On Demand)
  65. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.1. Tính tiên tiến: Khả năng phục vụ bất kỳ đối tượng nào (Anyone) Phát nhiều chương trình, mỗi chương trình phục vụ một đối tượng khác nhau. Một chương trình truyền hình có thể có thêm nhiều kênh âm thanh: Kênh dành cho người khiếm thị, Kênh dành cho người khiếm thính, Kênh Stereo cho các chương trình ca nhạc, Kênh với các ngôn ngữ khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng Truyền hình số do vậy còn được gọi là “Triple A” (Anywhere, Anytime, Anyone).
  66. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.2. Tính cách mạng: Những nguyên lý kinh điển của công nghệ truyền hình tương tự không còn được sử dụng: đồng bộ, điều chế, xen kẽ phổ Phương pháp thu nhận thông tin về hình ảnh, xử lý, lưu trữ, truyền dẫn, phát xạ, tái tạo lại hình ảnh hoàn toàn khác so với công nghệ tương tự. Phương thức sản xuất: sản xuất chương trình trên mạng, lưu trữ trên máy chủ, dựng hình phi tuyến tính
  67. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.2. Tính cách mạng: Phát thanh- Truyền hình không chỉ còn được hiểu như một kênh thông tin quảng bá (Broadcasting) mà còn được tiếp cận như một kênh thông tin trong diện hẹp (Narrowcasting), hoặc tới từng điểm (Pointcasting) nhờ các phương tiện truyền thông mới: Cáp, Internet, và các phương thức, dịch vụ mới: Webcasting, VOD, Podcasting,
  68. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.2. Tính cách mạng: Trước đây, phương tiện kỹ thuật công cụ sản xuất chương trình không đủ khả năng đáp ứng các ý tưởng của khối sáng tác. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các bàn trộn số, dựng phi tuyến tính, kỹ xảo 3 chiều phương tiện sản xuất chương trình đã có khả năng đáp ứng mọi ý đồ kịch bản
  69. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.3. Tính tích hợp: Máy tính cá nhân PC: Vừa có chức năng như một máy tính truyền thống. Vừa có thể truy nhập các chương trình truyền hình qua Internet. Vừa có thể thu chương trình truyền hình nếu được lắp thêm một TV Card.
  70. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.3. Tính tích hợp: Máy thu hình số: Thu chương trình truyền hình số phát trên mặt đất. Thu chương trình truyền hình số có trả tiền (VOD, NVOD) qua hệ thống truyền hình cáp, MMDS. Thu các chương trình âm thanh STEREO chất lượng cao. Nhận nhiều thông tin khác ví dụ: thời tiết, giá cả, dịch vụ, hàng không, đuờng sắt, du lịch, thị trường, chứng khoán, tỷ giá (IRD: Integrated Receiver Device)
  71. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.4. Tính tương tác: Tương tác thể hiện qua dịch vụ VOD (Video On Demand- Video theo yêu cầu), NVOD ( Near Video On Demand- Video gần như theo yêu cầu). Tương tác thể hiện qua việc tuỳ chọn chương trình, dịch vụ, cảnh người xem ưa thích (người xem đồng thời là “đạo diễn” chương trình).
  72. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.5. Tính tiết kiệm: Tính tích hợp, bản thân nó, đã đồng nghĩa với tiết kiệm. Thiết bị số, nói chung, đòi hỏi chi phí khai thác, bảo dưỡng thấp. Băng từ ghi tín hiệu số thường có tuổi thọ cao hơn nhiều lần băng tương tự.
  73. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.5. Tính tiết kiệm: Truyền hình số với công nghệ SFN (Mạng đơn tần) có thể tiết kiệm đáng kể tài nguyên tần số (Frequency Resource). Để đạt được cùng một diện phủ sóng, công suất máy phát số chỉ cần bằng 1/4 công suất máy phát hình tương tự (thấp hơn 6 DB). Trong khi đó công suất máy phát luôn tỷ lệ thuận với giá thành. Phân cấp về chất lượng: dịch vụ nào sử dụng cấp chất lượng của dịch vụ đó sao cho kinh tế nhất, hiệu quả nhất
  74. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 4.5. Tính tiết kiệm: Một bộ phát đáp (Transponder) trên vệ tinh có thể truyền tải số lượng chương trình truyền hình số nhiều hơn truyền hình tương tự 5-6 lần. Một kênh truyền hình mặt đất có thể truyền tải 4-5 chương trình truyền hình số chất lượng cao, trong khi chỉ có thể truyền được 01 chương trình truyền hình tương tự.
  75. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 4. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG NGHỆ SỐ? Xét trên mọi phương diện, truyền hình số đồng nghĩa với: tiên tiến, tích hợp, tương tác, tiết kiệm (4T). Chuyển đổi công nghệ truyền hình từ tương tự sang số đồng nghĩa với một cuộc cách mạng.
  76. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Không cuộc cách mạng nào mà không phải trả giá. Công nghệ truyền hình số: có quá nhiều dạng thức (Format) tiêu chuẩn (Standards) cho từng ứng dụng, từng công đoạn sản xuất chương trình Mỗi công đoạn: Tiền kỳ- Hậu kỳ- Truyền dẫn- Phát sóng- Lưu trữ Mỗi ứng dụng: Thời sự- Khoa học giáo dục- Ca nhạc- Phim truyện Không nhất thiết phải sử dụng cùng một dạng thức video, cùng một chuẩn nén, tốc độ bit, cùng một cấp chất lượng thiết bị như nhau.
  77. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Dạng thức video (Video Format): 4:1:1, 4:2:0, 4:2:2, 4:4:4 Chuẩn nén: DV, DV- Based, DVCPRO, JPEG, M- JPEG, MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4 Giao diện: SDI (Serial Digital Interface),CSDI, QSDI, DV, DV- Based, MPEG-2 Tốc độ bit: 4,8,18,25,50,88,216,270 Mbps. Phương pháp điều chế: + BPSK, QPSK, 16 QAM, 32 QAM, 64 QAM, 128 QAM, 256 QAM + 8- VSB, C- OFDM, BST- OFDM. Tỷ lệ mã sửa sai: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8.
  78. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Quá nhiều dạng thức dẫn đến quá nhiều chuẩn thiết bị: Ghi hình: JVC: Digital- S ; Sony: D1, D2, Digital Betacam, Betacam SX,DVCam, IMX, HDCAM, Xdcam ; Panasonic: D3, D5, DVCPro 25, DVCPro 50, DVCPro 100 Dựng hình phi tuyến tính (Non-Linear Editing System): Avid, Sphere, Quantel, Video Machine, Canonpus, BMC Tiêu chuẩn phát sóng số mặt đất (Mỹ: ATSC (Phương pháp điều chế 8- VSB); Châu Âu: DVB-T (Phương pháp điều chế OFDM); Nhật: DiBEG (Phương pháp điều chế BST- OFDM); Trung Quốc, Nga .) Tiêu chuẩn thu di động: DMB (Digital multimedia Broadcasting); - DVB-H
  79. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Do có nhiều tiêu chuẩn, dạng thức, các tổ chức Phát thanh- Truyền hình có cơ hội lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước, và với từng ứng dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Song mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho việc định hướng đầu tư. Ví dụ: định hướng đầu tư về: + Công nghệ, thiết bị sản xuất chương trình: (Tiền kỳ, hậu kỳ, Video, Audio). + Công nghệ, thiết bị truyền dẫn phát sóng: (Mặt đất, vệ tinh, cáp quang, Internet ). + Công nghệ, thiết bị tại đầu thu: (TVRO, set-top box, máy thu ).
  80. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Mỗi công đoạn: Sản xuất - truyền dẫn - thu nhận tín hiệu đều có những đòi hỏi riêng về nhận thức, về công nghệ, về đầu tư, về bước đi trong quá trình quá độ Tuy nhiên nếu có thể coi quá trình chuyển đổi công nghệ truyền hình từ tương tự sang số là một cuộc cách mạng thì công đoạn phát sóng, đặc biệt là phát sóng mặt đất (truyền hình số mặt đất) lại là khâu quan trọng nhất, khó khăn nhất. Cơ hội tiềm ẩn thách thức, thách thức nảy sinh cơ hội ( Thách thức ~ Cạnh tranh ~ Động lực để phát triển ). Thách thức và cơ hội đang đặt ra cho ngành truyền hình, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực truyền thông điện tử
  81. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Cơ hội: + Đưa truyền hình đến với mọi người, mọi tầng lớp xã hội, mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, bằng mọi phương thức (Any One, Any Where, Any Moment, Any Condition, Any Situation, Any Medium). + Chưa bao giờ truyền hình phát triển phong phú, đa dạng như hiện nay - Đa dạng trong phương thức thu xem ( cố định, di động, màn ảnh rộng, PC, Handheld, ) - Đa dạng trong chất lượng dịch vụ, chất lượng kỹ thuật - Đáp ứng tối đa mọi đối tượng, mọi thành phần khán giả - Ai xem? Xem cái gì? Xem khi nào?
  82. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Thách thức: Nhà cung cấp dịch vụ trên mọi phương tiện, hạ tầng kỹ thuật truyền thông (cáp, mặt đất, vệ tinh, điện thoại, Internet, ) đều có thể cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, internet: Tính cạnh tranh! Đòi hỏi của người xem ngày càng cao: - Từ thụ động, chấp nhận, dễ thỏa mãn, - Đến tích cực, tìm kiếm, lựa chọn, sàng lọc; - Tiện nghi, tiện ích, thuận tiện; - Mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện; - Dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, rẻ hơn! (easier,quicker,cheaper, and more convenient!) - Thuận tiện đôi khi còn cần hơn cả chất lượng
  83. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 5. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: Sức ép của xã hội công nghiệp: hối hả hơn, năng động hơn, ít thời gian nhàn rỗi hơn. Sức ép từ yêu cầu nắm bắt thông tin: thường xuyên hơn, liên tục hơn, cập nhật hơn. Tính cạnh tranh cao hơn, quyết liệt hơn: - Không còn độc quyền, đơn phương, một chiều - Nhiều phương tiện khác nhau: Mặt đất, Cáp, Vệ tinh, Internet, các phương tiện thông tin khác - Máy thu, Settop Box, PC + Internet, Thiết bị thu cầm tay, Điện thoại Di động thế hệ mới, - Thị hiếu của mỗi tầng lớp xã hội khác nhau (nội dung chương trình, phương tiện thu xem, ) - Cùng một dịch vụ: nhiều nhà cung cấp - Cùng một phương tiện: nhiều dịch vụ có thể được thu xem
  84. PHẦN XI: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH Tóm lại, từ công nghệ tương tự sang công nghệ số, ngành truyền hình đang phải đối mặt với sự đổi thay. Sự đổi thay từ một chiều, đơn điệu, riêng lẻ sang đa chiều, đa dạng, hội tụ với những cơ hội và thách thức đan xen Truyền hình số đang là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với ngành báo chí truyền hình và cả những người làm dịch vụ kỹ thuật truyền hình. Nhưng đây là một xu thế không thể đảo ngược. Khi chấp nhận bước vào sân chơi truyền hình số, điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận và thích nghi với yêu cầu cạnh tranh, một yêu cầu mang tính chuyên nghiệp. Trong điều kiện ấy, chất lượng nội dung của sản phẩm truyền hình sẽ là yếu tố then chốt (key factor) để giúp cho những người làm truyền hình tồn tại thông qua việc thu hút tối đa khách hàng (khán giả) của mình trong những điều kiện cụ thể.
  85. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 1. Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng: - Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình trong nước và quốc tế - Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin trên cùng một hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ. - Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.
  86. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 1. Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng: - Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. + Đến năm 2020: Ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau
  87. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 1. Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng: + Đến năm 2020: Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng cáp dọc các tuyến đường, phố chính tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngầm hoá; Thúc đẩy phát triển phát thanh, truyền hình qua mạng di động và mạng Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo các thuê bao viễn thông, đồng thời phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
  88. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 1. Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng: Đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ di động băng rộng (IMT- 2000) và các công nghệ mới tiếp theo để phát triển các dịch vụ phát thanh, truyền hình di động; Từng bước phát triển công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV); Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu: - Các đài phát thanh, truyền hình được thuê dịch vụ truyền dẫn qua cáp quang, vi ba, vệ tinh của các đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn để truyền chương trình đến các máy phát lại nhằm phủ sóng các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và những vùng mà hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất chưa vươn tới được;
  89. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 1. Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng: *Thị trường. Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trên cơ sở phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng để đảm bảo thực hiện đúng cơ chế quản lý của Nhà nước: - Hoạt động cung cấp nội dung thông tin, biên tập, sản xuất chương trình của các đài phát thanh, truyền hình thực hiện theo Luật báo chí và quy hoạch phát thanh, truyền hình; - Hoạt động truyền dẫn, phát sóng của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng thực hiện theo pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và quy hoạch truyền dẫn, phát sóng;
  90. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 2. Xã hội hóa truyền hình: Xã hội hóa truyền hình là quá trình tham gia vào việc sản xuất các chương trình từ nguồn lực bên ngoài ngành truyền hình. Hay nói cách khác, xã hội hóa truyền hình là sự huy động các nguồn lực xã hội ngoài Nhà nước cùng tham gia vào một số khâu trong việc sản xuất, hình thành một chương trình truyền hình. Quá trình xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam diễn ra từ rất lâu và hiện nay, đã trở thành một xu thế có tính chuyên nghiệp. Ví dụ việc mua bản quyền truyền hình phim truyện hay các kênh sóng lâu nay chính là xã hội hóa truyền hình.
  91. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 2. Xã hội hóa truyền hình: Trên lý thuyết, xã hội hoá truyền hình là sự huy động nhiều đơn vị sản xuất chương trình tốt chứ không phải là “bán sóng” cho nhiều đơn vị tham gia phát sóng. Vì các Đài Truyền hình đều do Nhà nước quản lí và là những đơn vị thực hiện việc kiểm soát nội dung. Các đài truyền hình là đầu tàu, là hạt nhân trong quá trình xã hội hoá. Trong thực tế, hoạt động xã hội hóa truyền hình hiện nay bên cạnh những thành tựu lớn, cũng còn nhiều bất cập.
  92. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 2. Xã hội hóa truyền hình: + Xã hội hóa về nội dung chương trình + Xã hội hóa về kinh phí sản xuất chương trình + Xã hội hóa về nhân lực truyền hình + Câu chuyện thương mại hóa truyền hình – câu chuyện “bán sóng” (Công ty Vân Thanh Long và kênh HTV1, Đất Việt và kênh HTV2, Trí Việt Media và kênh HTV3, YAN TV (SCTV), Quỹ đầu tư IDG, Tập đoàn Tân Tạo VBC (VTC5), Today TV (VTC7), Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, bánh Kinh Đô, Lasta với LesViet (VTC9) )
  93. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 2. Xã hội hóa truyền hình: + Quy định về liên kết trong lĩnh vực truyền hình Hoạt động liên kết là “hợp tác giữa một bên là đài phát thanh, truyền hình với một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết”. Trong đó, “quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh, truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh, truyền hình”. + Các hình thức: 1. Trao đổi bản quyền chương trình hoàn chỉnh; 2. Trao đổi bản quyền định dạng chương trình; 3. Tổ chức sản xuất chương trình hoặc một phần chương trình; 4. Tổ chức sản xuất toàn bộ kênh chương trình. Điều kiện của đối tác liên kết: 1. Có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam; 2. Đã sản xuất hoặc tham gia sản xuất tối thiểu 03 (ba) chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng khi thực hiện hình thức liên kết quy định tại khoản 3, khoản 4, điều 3 Thông tư này; 3. Có phương án bảo đảm nguồn lực tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện Hợp đồng liên kết.
  94. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 3. Quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền Theo số liệu của Bộ TT-TT, hiện nay cả nước có 47 đơn vị đã được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp. Trên cả nước chỉ còn một địa phương chưa có mạng truyền hình cáp là Lai Châu. Ngoài ra, có 4 đơn vị đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ truyền hình giao thức Internet trên mạng viễn thông. Vào tháng 9-2003, lượng thuê bao của hệ thống truyền hình trả tiền mới chỉ đạt con số 80.000 thuê bao tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TPHCM. Sau 6 năm, số thuê bao đã tăng hơn 20 lần.
  95. PHẦN XII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 3. Quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền Hiện nay, việc quản lý nội dung, kinh doanh dịch vụ, cũng như mạng truyền hình và mạng viễn thông chưa có sự thống nhất, tách bạch, nên dẫn đến việc lúng túng. Nhiều đài truyền hình đang “kiêm” chức năng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; có sự lẫn lộn giữa nhà cung cấp dịch vụ và nhà thiết lập hạ tầng mạng. Trong tương lai, sẽ có sự tách bạch 3 đối tượng: 1. Nhà cung cấp nội dung chính là đài truyền hình và việc quản lý nội dung sẽ theo Luật Báo chí; 2. Nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật mạng truyền hình là các doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông và sở hữu mạng viễn thông, sẽ bị quản lý theo các các quy định của pháp luật về viễn thông; 3. Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là các doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Đây chính là những người bán hàng, như việc phát hành sách báo, văn hóa phẩm, phải có giấy phép kinh doanh “mặt hàng” này, chứ không chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí hay Luật Viễn thông;
  96. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ TÀI LÀM TiỂU LUẬN 1. Tận dụng đặc trưng ngôn ngữ truyền hình trong việc sản xuất các chương trình 2. Quá trình phát triển của Đài truyền hình TPHCM, VTC (hay một Đài tỉnh) 3. Nhìn lại các chương trình đối thoại trên sóng (VTV, HTV, VTC hay một kênh nào đó) 4. Ngôn ngữ hình thể (hoặc trang phục) người dẫn chương trình truyền hình 5. Bàn thêm về cách xưng hô của người dẫn chương trình truyền hình
  97. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ TÀI LÀM TiỂU LUẬN 6. Kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình 7. Kỹ năng làm chủ cuộc phỏng vấn truyền hình 8. Hình ảnh trong tin truyền hình 9. Viết lời dẫn cho phóng sự và tin truyền hình 10. Truyền hình cáp và khán giả ở quận 1 (2,3,4,5 . hay ở một địa phương nào đó) 11. Khi các công ty truyền thông cùng tham gia sản xuất chương trình truyền hình
  98. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ TÀI LÀM TiỂU LUẬN 12. Bước đầu khảo sát công chúng truyền hình internet ở TPHCM: 13. Bước đầu khảo sát truyền hình độ nét cao (HDTV) ở TPHCM 14. Nhìn lại cách phân bổ chương trình của các kênh sóng (tỉnh, HTV, VTC) 15. Trò chơi truyền hình về đề tài (lịch sử / văn hóa / hoặc các mảng chủ đề nào đó) 16. Khảo sát bước đầu về chương trình truyền hình thực tế 17. Nhà báo truyền hình tác nghiệp trong một sự kiện thể thao lớn ở khu vực 18. Các cuộc thi hát đơn ca do đài truyền hình tổ chức 19. Ứng dụng thủ pháp sân khấu trên sóng truyền hình