Bài giảng Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị - Chương 3: Thuốc và biện pháp dùng thuốc cho tôm nuôi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị - Chương 3: Thuốc và biện pháp dùng thuốc cho tôm nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_benh_cua_tom_nuoi_va_bien_phap_phong_tri_chuong_3.pdf
Nội dung text: Bài giảng Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị - Chương 3: Thuốc và biện pháp dùng thuốc cho tôm nuôi
- 28 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Ch−ơng 3 Thuốc vμ biện pháp dùng thuốc cho tôm nuôi 1. Tác dụng của thuốc 1.1. Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu: Thuốc dùng ở tổ chức nào, cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó. Ca(OCl)2 tác dụng khử trùng bên ngoài cơ thể tôm. Tác dụng cục bộ của thuốc không chỉ xảy ra ở bên ngoài cơ thể mà cả bên trong nh− một số thuốc vào ruột ở đoạn nào phát huy tác dụng ở đoạn ấy. Tác dụng hấp thu là thuốc sau khi vào cơ thể hấp thu đến hệ thống tuần hoàn phát huy hiệu quả. 1.2. Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp: Căn cứ vào cơ chế tác dụng của thuốc chia ra tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp. Tổ chức tế bào cơ quan nào đó của ng−ời cũng nh− sinh vật tiếp xúc với thuốc phát sinh ra phản ứng thì gọi là tác dụng trực tiếp của thuốc, còn tác dụng gián tiếp là do tác dụng trực tiếp mà dẫn đến một số cơ quan khác phát sinh ra phản ứng. 1.3. Tác dụng lựa chọn của thuốc: Tính mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể sinh vật với thuốc không giống nhau nên tác dụng trực tiếp của thuốc với các tổ chức cơ quan của cơ thể sinh vật cũng có khả năng lựa chọn. Do quá trình sinh hoá của tế bào tổ chức của các cơ quan không giống nhau, tế bào tổ chức của cơ quan nào phân hoá càng cao, quá trình sinh hoá càng phức tạp thì khả năng can thiệp của thuốc càng lớn nên tính mẫn cảm với thuốc càng cao nh− hệ thống thần kinh. Tuy mỗi tổ chức cơ quan có đặc tr−ng riêng nh−ng trên một số khâu có sự giống nhau nên nhiều loại thuốc ngoài khả năng lựa chọn cao đối với các tế bào của cơ quan ra còn có thể tác dụng trực tiếp với một số tổ chức cơ quan khác. Nhất là lúc l−ợng thuốc tăng. Vì vậy tính lựa chọn của thuốc cũng mang tính t−ơng đối. Hiện nay dùng một số hoá chất để tiêu diệt sinh vật gây bệnh có tính lựa chọn t−ơng đối cao nên với nồng độ không độc hại với cơ thể tôm nh−ng can thiệp đ−ợc quá trình sinh hoá riêng của sinh vật gây bệnh nên phát huy hiệu quả trị liệu cao. Những sinh vật gây bệnh ký sinh trong cơ thể tôm có khả năng thích ứng càng cao chứng tỏ quá trình sinh hoá càng gần với tổ chức tôm nên tiêu diệt nó rất khó nh− virus ký sinh trong tế bào tổ chức của ng−ời cũng nh− sinh vật. Ngoài một số thuốc có tính chất lựa chọn cao với các tổ chức cơ quan ra có một số thuốc lại có tác dụng độc hại đối với tế bào chất nói chung. Thuốc vào cơ thể can thiệp quá trình sinh hoá cơ bản nhất của bất kỳ tế bào chất nào vì vậy mà tác dụng đến sự sống của tất cả các tổ chức cơ quan nh− các Ion kim loại mạnh kết hợp với gốc SH của men làm rối loạn chức năng hoạt động của hệ thống men nên tế bào tổ chức không tổng hợp đ−ợc Protein. 1.4. Tác dụng chữa bệnh và tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc để chữa bệnh nhằm mục đích tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng bệnh nên th−ờng ng−ời ta dùng thuốc chữa bệnh lại có thêm thuốc bồi d−ỡng khôi phục lại chức năng hoạt động của các tổ chức cơ quan.
- Bùi Quang Tề 29 Trong quá trình sử dụng thuốc tuy đạt đ−ợc mục đích chữa lành bệnh nh−ng có một số thuốc gây ra một số phản ứng phụ có thể tác hại đến cơ thể nh−: - Do tính toán không chính xác nên nồng độ thuốc quá cao, một số thuốc duy trì hiệu lực t−ơng đối dài ở trong n−ớc. - Có khi dùng nồng độ thuốc trong phạm vi an toàn nh−ng điều kiện môi tr−ờng biến đổi xấu hoặc cơ thể tôm yếu cũng dễ bị ngộ độc, với các bệnh ở bên trong cơ thể tôm phải dùng thuốc trộn với thức ăn nh−ng có một số tôm không ăn nên tính l−ợng thuốc khó chính xác, những con tham ăn có thể ăn liều l−ợng nhiều cũng dễ bị ngộ độc. - Do đó mỗi khi dùng thuốc trị bệnh cho tôm cần tăng c−ờng công tác quản lý chăm sóc. 1.5. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng của cơ thể: Cùng một lúc dùng hai hay nhiều loại thuốc làm cho tác dụng mạnh hơn lúc dùng riêng rẽ. Trái lại một số thuốc khi dùng riêng lẻ tác dụng lại mạnh hơn pha trộn nhiều loại thuốc bởi giữa chúng có thể triệt tiêu tác dụng làm cho hiệu nghiệm giảm, tuy nhiên vấn đề này ở tôm nghiên cứu còn ít. 2. Các yếu tố ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu do nhiều nguyên nhân ảnh h−ởng nh−ng yếu tố chính là mối quan hệ t−ơng hỗ giữa thuốc và cơ thể sinh vật. 2.1. Tính chất lý hoá và cấu tạo hoá học của thuốc: Tính chất d−ợc lý của thuốc có quan hệ mật thiết với tính chất lý học, hoá học của thuốc, hay nói cách khác tác dụng của thuốc trên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào Tính chất lý hoá và cấu tạo hoá học của thuốc chẳng hạn thuốc có độ hoà tan lớn, thuốc dạng lỏng cơ thể dễ hấp thụ nên tác dụng sẽ nhanh hơn. Tính chất hoá học của thuốc can thiệp vào quá trình sinh hoá của sinh vật để phát huy tác dụng d−ọc lý nh− muối CuSO4 tác dụng lên Protein làm kết vón tế bào tổ chức dẫn đến tiêu diệt nhiều nguyên sinh động vật ký sinh trên tôm. Tính chất lý hoá của thuốc nó quyết định khả năng hấp thu, phân bố, biến đổi và bài tiết của thuốc trên cơ thể sinh vật từ đó mà xem xét tác dụng d−ợc lý mạnh hay yếu. Tác dụng d−ợc lý quyết định bởi cấu tạo hoá học của thuốc. Mỗi khi cấu tạo hoá học của thuốc thay đổi thì tính chất d−ợc lý cũng thay đổi theo. Các loại thuốc Sulphamid sở dĩ nó có khả năng diệt vi khuẩn vì có cấu tạo giống para amino benzoic acid (PABA) là "chất sinh tr−ởng" của vi khuẩn nên đã tranh giành thay thế PABA dẫn đến ức chế vi khuẩn sinh sản sinh tr−ởng. 2.2. Liều l−ợng dùng thuốc: Liều l−ợng thuốc nhiều hay ít đều có ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc. Dùng liều quá ít không phát sinh tác dụng; dùng liều l−ợng thuốc nhỏ nhất phát sinh đ−ợc tác dụng thì gọi là liều l−ợng thuốc thấp nhất có hiệu nghiệm. Liều l−ợng thuốc lớn nhất mà cơ thể sinh vật chịu đựng đ−ợc không có biểu hiện ngộ độc là liều l−ợng thuốc chịu đựng cao nhất, là liều l−ợng cực đại. Nếu v−ợt quá ng−ỡng này tôm sẽ bị ngộ độc. Liều l−ợng dẫn đến tôm ngộ độc gọi là l−ợng ngộ độc, v−ợt hơn tôm sẽ chết gọi là liều l−ợng tử vong. Thuốc dùng để trị các bệnh bên ngoài của tôm th−ờng dựa vào thể tích n−ớc để tính liều l−ợng thuốc. Đối với các bệnh bên trong cơ thể thì căn cứ vào trọng l−ợng cơ thể để tính l−ợng thuốc. Th−ờng ng−ời ta chọn ở giữa hai mức: liều thuốc nhỏ nhất có hiệu nghiệm và liều cao nhất có thể chịu đựng đ−ợc, trong phạm vi này sẽ an toàn với tôm. Thuốc tốt th−ờng có phạm vi an toàn lớn.
- 30 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Muốn chọn liều l−ợng nào để chữa bệnh cho tôm có hiệu quả cao và an toàn cần phải nắm vững tình trạng cơ thể, giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh vật học của giống loài tôm cần trị bệnh cũng nh− điều kiện môi tr−ờng tôm sống mới có quyết định chính xác. Có lúc trong phạm vi an toàn thuốc vẫn có thể gây ngộ độc đối với tôm vì điều kiện môi tr−ờng không phù với tôm hoặc sức khỏe tôm yếu. 3. Ph−ơng pháp dùng thuốc: Ph−ơng pháp dùng thuốc không giống nhau tốc độ hấp thu sẽ khác nhau nên nồng độ thuốc trong cơ thể cũng sẽ khác nhau dẫn đến ảnh h−ởng tác dụng của thuốc. Phòng trị các bệnh bên ngoài cơ thể tôm th−ờng phát huy tác dụng cục bộ của thuốc, còn đối với phòng trị các bệnh bên trong cơ thể tôm lại dùng ph−ơng pháp tác dụng hấp thu của thuốc. Liều l−ợng thuốc nhiều hay ít đều có ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc. Dùng liều quá ít không phát sinh tác dụng; dùng liều l−ợng thuốc nhỏ nhất phát sinh đ−ợc tác dụng thì gọi là liều l−ợng thuốc thấp nhất có hiệu nghiệm. Liều l−ợng thuốc lớn nhất mà cơ thể sinh vật chịu đựng đ−ợc không có biểu hiện ngộ độc là liều l−ợng thuốc chịu đựng cao nhất, là liều l−ợng cực đại. Nếu v−ợt quá ng−ỡng này tôm sẽ bị ngộ độc. Liều l−ợng dẫn đến tôm ngộ độc gọi là l−ợng ngộ độc, v−ợt hơn tôm sẽ chết gọi là liều l−ợng tử vong. Thuốc dùng để trị các bệnh bên ngoài của tôm th−ờng dựa vào thể tích n−ớc để tính liều l−ợng thuốc. Đối với các bệnh bên trong cơ thể thì căn cứ vào trọng l−ợng cơ thể để tính l−ợng thuốc. Th−ờng ng−ời ta chọn ở giữa hai mức: liều thuốc nhỏ nhất có hiệu nghiệm và liều cao nhất có thể chịu đựng đ−ợc, trong phạm vi này sẽ an toàn với động vật thuỷ sản.Thuốc tốt th−ờng có phạm vi an toàn lớn. Để phòng trị bệnh cho tôm th−ờng dùng các ph−ơng pháp sau đây: 3.1. Tắm cho tôm: Tập trung tôm trong một bể nhỏ, pha thuốc nồng độ t−ơng đối cao tắm cho tôm trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể tôm. Ph−ơng pháp này có −u điểm là tốn ít thuốc không ảnh h−ởng đến sinh vật phù du là thức ăn của tôm trong thuỷ vực nh−ng muốn trị bệnh phải kéo l−ới đánh bắt tôm, tôm dễ bị xây xát và lại không dễ dàng đánh bắt chúng trong thuỷ vực nên tiêu diệt sinh vật gây bệnh cho tôm khó triệt để. Ph−ơng pháp này th−ờng thích hợp lúc chuyển tôm từ ao này qua nuôi ao khác, lúc cần vận chuyển đi xa hoặc con giống tr−ớc khi thả nuôi th−ơng phẩm ở các thuỷ vực cần sát trùng tiêu độc. 3.2. Phun thuốc xuống ao, bể: Dùng thuốc phun xuống ao, bể tạo môi tr−ờng tôm sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Ph−ơng pháp này tuy tốn thuốc nh−ng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời không tốn nhân công và ng− l−ới cụ. Ph−ơng pháp phun thuốc xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của tôm và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thuỷ vực t−ơng đối triệt để. Tuy nhiên một số thuỷ vực không có hình dạng nhất định th−ờng tính thể tích không chính xác - gây phiền phức cho việc định l−ợng thuốc dùng. Ngoài ra có một số thuốc phạm vi an toàn nhỏ, sử dụng không quen có thể ảnh h−ởng đến tôm. Dùng một số thuốc phun xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật làm nghèo nguồn dinh d−ỡng là thức ăn của tôm. Thuốc dùng t−ơng tự nh− tắm nh−ng nồng độ giảm đi 10 lần. 3.3. Chế biến thuốc vào thức ăn: Dùng thuốc trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho tôm ăn theo các liều l−ợng. Ph−ơng pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh
- Bùi Quang Tề 31 bên trong cơ thể tôm. Lúc tôm bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh. 4. Quá trình thuốc ở trong cơ thể: Thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh ra các loại tác dụng nh−ng đồng thời cơ thể cũng làm cho thuốc có những biến đổi. Quá trình thuốc ở trong cơ thể qua sự biến đổi t−ơng đối phức tạp nh− sau: 4.1 Thuốc đ−ợc hấp thụ: Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm. Tốc dộ hấp thu của thuốc phụ thuộc vào các yếu tố: - Ph−ơng pháp dùng thuốc ảnh h−ởng đến khả năng hấp thụ của thuốc. Nếu dùng thuốc để tiêm tác dụng nhanh, hiệu quả trị liệu cao hơn uống, nh−ng đối với tôm không thể dùng ph−ơng pháp tiêm đ−ợc. Cùng một ph−ơng pháp dùng thuốc nếu diện tích hấp thu càng lớn thì khả năng hấp thụ nhanh, hiệu nghiệm của thuốc sẽ nhanh hơn. - Tính chất lý hoá của thuốc: thuốc dịch thể dễ hấp thu hơn thuốc tinh thể nh−ng tinh thể lại hấp thu nhanh hơn chất keo. - Điều kiện môi tr−ờng: Điều kiện môi tr−ờng nh− độ muối, độ pH, nồng độ thuốc đều ảnh h−ởng đến khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Ngoài ra bản thân cơ thể có các yếu tố bên trong cũng ảnh h−ởng đến hấp thu của thuốc nh− lúc đói, ruột rỗng hấp thu thuốc dễ hơn lúc no ruột có nhiều thức ăn hay chất cặn bã, hệ thống tuần hoàn khoẻ mạnh hấp thu thuốc tốt hơn. 4.2. Phân bố của thuốc trong cơ thể: Thuốc sau khi hấp thu vào trong máu một thời gian ngắn, sau đó qua vách mạch máu nhỏ đến các tổ chức. Thuốc phân bố trong các tổ chức không đều là do sự kết hợp của các chất trong tế bào tổ chức của các cơ quan có sự khác nhau ví dụ nh− các loại Sulphamid th−ờng tập trung ở thận. 4.3. Sự biến đổi của thuốc trong cơ thể: Thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh các biến đổi hoá học làm thay đổi tác dụng d−ợc lý, trong đó có rất ít sau biến đổi khả năng hoạt động của thuốc mạnh lên nh−ng tuyệt đại đa số sau biến đổi hoá học hiệu nghiệm và độc lực của thuốc giảm thậm chí hoàn toàn mất tác dụng. Quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể gọi là tác dụng giải độc. Trong gan có hệ thống men rất phong phú tham gia xúc tác quá trình biến đổi hoá học của thuốc nên tác dụng giải độc thực hiện chủ yếu ở gan. Vì vậy nếu gan bị bệnh cơ năng hoạt động yếu cơ thể dễ bị ngộ độc thuốc. 4.4. Bài tiết của thuốc trong cơ thể: Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu, thời gian dài hay ngắn quyết định ở liều l−ợng và tốc độ thuốc hấp thu vào cơ thể sinh vật đồng thời còn quyết định bởi tốc độ bài tiết của thuốc trong cơ thể. Thuốc vào cơ thể sau khi phân giải một số dự trữ lại còn một số bị bài tiết thải ra ngoài. Thuốc vừa hấp thu vào cơ thể mà bài tiết ngay là không tốt vì ch−a kịp phát huy tác dụng. ở cá cơ quan bài tiết chủ yếu là thận, đến ruột và mang. Nếu thận, ruột, mang tôm bị tổn th−ơng hay bị bệnh thì phải thận trọng lúc sử dụng thuốc lúc phòng trị bệnh tôm bởi lúc này tôm rất dễ bị ngộ độc. 4.5. Tích trữ của thuốc trong cơ thể Cùng một loại thuốc nh−ng dùng nhiều lần lặp đi lặp lại do khả năng giải độc hoặc khả năng bài tiết của cơ thể bị trở ngại thuốc tích trữ trong cơ thể quá nhiều mà phát sinh ra trúng độc thì gọi là ngộ độc do tích thuốc,Thuốc tồn đọng lại trong cơ thể gọi là sự tích trữ của thuốc.
- 32 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Chức năng hoạt động giải độc và bài tiết thuốc của cơ thể vẫn bình th−ờng nh−ng do cung cấp thuốc nhiều lần cơ thể ch−a kịp phân giải và bài tiết nên cũng có thể làm cho thuốc tích trữ. Vì vậy nên th−ờng phải khống chế sao cho l−ợng thuốc vào không lớn hơn l−ợng thuốc bài tiết ra khỏi cơ thể. Trong thực tế ng−ời ta dùng một l−ợng thuốc t−ơng đối lớn hơn để có tác dụng sau đó cho bổ sung theo định kỳ số l−ợng thuốc ít hơn cốt để duy trì một nồng độ nhất định trong cơ thể có khả năng tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh nh− dùng các loại Sulphamid để chữa bệnh cho tôm th−ờng dùng biện pháp này. Trong ph−ơng pháp trị bệnh cho tôm ng−ời ta th−ờng ứng dụng sự tích trữ của thuốc, cho thuốc vào cơ thể dần dần để đạt hiệu nghiệm trị liệu và duy trì thuốc trong cơ thể một thời gian t−ơng đối dài. Tuy vậy cần chú ý đừng để sự tích trữ chữa bệnh phát triển thành tích trữ trúng độc nh− thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ tuy độc lực thấp nh−ng đó là chất ổn định khó bị phân giải nên khi vào cơ thể nó l−u lại thời gian dài và l−ợng tích trữ sẽ lớn dễ ngộ độc. 4.6. Trạng thái hoạt động của vật nuôi (tôm) Tôm có đặc tính sinh vật học riêng đồng thời môi tr−ờng sống có khác nhau nên phản ứng với thuốc có khác nhau. Loài tôm nào có tính mẫn cảm cao, sức chịu đựng yếu thì không thể dùng thuốc với liều l−ợng cao nên tác dụng của thuốc giảm và ng−ợc lại. Cùng loài, cùng tuổi, cùng môi tr−ờng sống nh−ng sức chịu đựng của từng cá thể cũng khác nhau. Th−ờng con khoẻ mạnh có thể dùng thuốc nồng độ cao, thời gian dùng có thể kéo dài hơn con bị yếu. Trong số đàn bị bệnh, con bị bệnh nặng dễ bị ngộ độc hơn con bị bệnh còn nhẹ. Do vậy khi chữa bệnh cho đàn bị bệnh phạm vi an toàn sẽ giảm nên cần chú ý liều dùng và biện pháp cung cấp n−ớc khi cần thiết. 4.7. Điều kiện môi tr−ờng tôm sống Tôm là động vật máu lạnh nên chịu sự chi phối rất lớn các biến động của môi tr−ờng. Điều kiện môi tr−ờng tác dụng đến cơ thể vật nuôi từ đó ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc nhất là các loại thuốc dùng để trị các bệnh bên ngoài cơ thể Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn do đó cùng một loại thuốc nh−ng mùa hè dùng nồng độ thấp hơn mùa đông. Nh− dùng KMnO4 tắm cho tôm trị bệnh do ký sinh trùng đơn bào (Zoothamnium, Epistylis) ký sinh ở nhiệt độ 15 - 200C dùng liều l−ợng 20 ppm. Nh−ng nếu nhiệt độ 21 - 300C chỉ dùng liều 10ppm. pH của thuỷ vực có ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc, pH cao tác dụng của thuốc sẽ yếu nên độ an toàn của thuốc sẽ cao. Chất hữu cơ trong môi tr−ờng n−ớc nhiều sẽ làm cho tác dụng của thuốc giảm nên phạm vi an toàn của thuốc tăng. Hàm l−ợng oxy trong n−ớc cao, sức chịu đựng của động vật thuỷ sản với thuốc càng cao nên phạm vi an toàn càng lớn.Trong môi tr−ờng n−ớc có nhiều chất độc sức chịu đựnh của cơ thể tôm với thuốc giảm nên chỉ dùng thuốc ở nồng độ thấp, thời gian dùng cũng phải ngắn - vì thế tác dụng của thuốc sẽ giảm. Ngoài ra độ trong, độ cứng, độ muối, diện tích, độ sâu của thuỷ vực đều có liên quan ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc. 5. Hoá chất vμ thuốc dùng cho nuôi tôm 5.1. Hóa chất 5.1.1. Đá vôi- CaCO3 Đá vôi hay vỏ sò (hàu) đ−ợc nghiền nhỏ thành bột mịn kích th−ớc hạt 250-500 mesh, hàm l−ợng CaCO3 lớn hơn 75%. Đá vôi nghiền càng mịn dùng cho ao nuôi tôm có tác dụng tốt hơn. Đá vôi dùng làm hệ đệm của n−ớc có thể dùng số l−ợng n−ớc ít ảnh h−ởng đến pH, cung cấp Ca+2 cho ao
- Bùi Quang Tề 33 nuôi tôm. Dung dịch đá vôi 10% đạt độ pH khoảng 9. Liều l−ợng dùng cho ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh 100-300kg/ha/lần bón, bón định kỳ 2-4 lần/ tháng tuỳ thuộc vào pH của n−ớc ao. 5.1.2. Vôi đen- Dolomite- CaMg(CO3)2 Đá vôi đen có hàm l−ợng CaCO3 60-70% và MgCO3 30-40%. Đá vôi đ−ợc nghiền mịn dùng làm cải thiện hệ đệm của môi tr−ờng n−ớc ao và cung cấp Ca+2, Mg+2. Dung dịch 10% có pH từ 9-10. Liều l−ợng dùng cho ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh 100-300kg/ha/lần bón, bón định kỳ 2-4 lần/ tháng tuỳ thuộc vào pH của n−ớc ao. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất dolomite, nguyên tắc chung là dùng đá vôi đen – CaMg(CO3)2 nghiền thành bột mịn, kích th−ớc hạt 250-500 mesh. 5.1.3. Vôi nung: CaO Vôi nung th−ờng dạng cục màu trắng tro, để trong không khí hút ẩm dần dần chuyển thành Ca(OH)2 làm yếu tác dụng nên bảo quản cần đậy kín. Bón CaO xuống ao ở trong n−ớc oxy hoá thành Ca(OH)2 toả nhiệt sau cùng chuyển thành CaCO3. Có khả năng sát th−ơng làm chết động vật thực vật thuỷ sinh trong môi tr−ờng n−ớc, bao gồm cả địch hại và sinh vật gây bệnh cho tôm. Làm trong n−ớc và lắng đọng chất lơ lửng. Các muối dinh d−ỡng trong bùn thoát ra n−ớc làm thức ăn trực tiếp cho thực vật thuỷ sinh. CaCO3 làm xốp chất đáy, không khí đ−ợc thông xuống đáy ao làm tăng khả năng phân huỷ chất hữu cơ của vi khuẩn. CaCO3 cùng với CO2, H2CO3 hoà tan trong n−ớc giữ cho pH của ao ổn định và giữ môi tr−ờng hơi kiềm thích hợp đời sống của tôm. Th−ờng dùng vôi nung để tẩy ao, cải tạo chất đáy, chất n−ớc và tiêu diệt địch hại, phòng bệnh do vi sinh vật gây ra ở tôm. Ph−ơng phát sử dụng vôi khử trùng đáy ao: 1000Kg/ha, khử trùng n−ớc15- 20g/m3 (một tháng khử trùng 1-2 lần). 5.1.4. Zeolite Vôi (CaO) và đất sét (cao lanh- SiO2, Al2O3, Fe2O3 ) đ−ợc nghiền thành bột hoặc dạng hạt để hấp phụ đ−ợc các chất thải ở trong môi tr−ờng n−ớc và đáy ao (NH3, H2S, NO2), liều l−ợng sử dụng tùy theo các nhà sản xuất. Khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm, l−ợng các chất thải trên quá chỉ tiêu cho phép thì có thể dùng Zeolite. Liều dùng tùy theo các hãng sản xuất, th−ờng 150-250kg/ha/lần. Hiện nay có nhiều tên th−ơng mại: Zeolite AAAđ; Granular AAAđ của Cty TNHH & TM Văn Minh AB. 5.1.5. Fungicide-MG Tên hợp chất: P,P-Benzynlidenebis - N,N - Dimethyl aniline. Tên khác và biệt d−ợc: MG-20, Malachite Green , Zine free oxalate, Aniline green; Bright green N; Malachite green G.Sulfate; Malachite oxolate; NoxIch; Victoria green B. Cấu tạo hoá học: N(CH3)2 C6H5 - C = N(CH3)2Cl Fungicide-MG là một loại thuốc nhuộm hữu cơ, màu xanh kết tinh lấp lánh. Là một chất kiềm yếu. Có khả năng hoà tan sắt, chì gây ngộ độc cho tôm nên không dùng các dụng cụ bằng sắt, chì để bảo quản và pha chế lúc sử dụng. Fungicide-MG có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên th−ờng dùng phòng trị nấm và một số ký sinh trùng ngoại ký sinh gây bệnh cho tôm. Malachite Green có thể can thiệp vào quá trình sinh tổng hợp để làm cho acid amin không chuyển hoá thành protein và cung cấp năng l−ợng cho cơ thể sinh vật nên có hiệu nghiệm trị liệu. Ph−ơng pháp sử dụng thuốc:tắm nồng độ 1-4 ppm thời gian 30-60 phút, phun vào n−ớc nuôi ấu trùng nồng độ 0,01-0,05 ppm, phun vào ao nuôi tôm lớn nồng độ 0,05-0,10 ppm,
- 34 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 5.1.6. Formalin (36-38%) Thành phần: Gồm có 36-38% trọng l−ợng của Formadehyde (HCHO) trong n−ớc. Tên khác: Formadehyde, Formol. - Formalin đ−ợc sử dụng để tẩy trùng ao, bể −ơng ấu trùng, cá tôm giống, phòng và trị bệnh ký sinh đơn bào, vi sinh vật gây bệnh khác. - Liều dùng: Phun vào n−ớc ao bể nồng độ 15-25ppm, tắm 200-250ppm thời gian 30-60 phút. 5.1.7. Thuốc tím: Potassium permanganate KMnO4 Thuốc tím dạng tinh thể nhỏ dài 3 cạnh màu tím không có mùi vị, dễ tan trong n−ớc 2KMnO4 + H2O = 2KOH + 2MnO2 +3O Dung dịch oxy hoá mạnh, gặp chất hữu cơ oxy nguyên tử vừa giải phóng lập tức kết hợp chất hữu cơ nên không xuất hiện bọt khí và làm giảm tác dụng diệt khuẩn. MnO2 kết hợp với abbumin cơ thể tạo thành hợp chất muối albuminat. Lúc nồng độ thấp tác dụng kìm hãm, ở nồng độ cao tác dụng kích thích và ăn mòn tổ chức. KMnO4 có thể oxy hoá các chất độc hữu cơ nên có tác dụng khử độc. Thuốc tím dễ bị ánh sáng tác dụng làm mất hoạt tính nên cần bảo quản trong lọ có màu đậy kín. Th−ờng tr−ớc khi thả tôm giống dùng thuốc tím nồng độ 10 - 15 ppm tắm cho tôm 1 -2 h ở nhiệt độ 20 -300C, nếu nhiệt độ thấp thì tăng nồng độ lên, khi tắm chú ý sức chịu đựng của từng loài tôm. 5.1.8. Sodium Thiosulfate - Natri thiosulfate Công thức hoá học: Na2S2O3.5H2O Tên khác: Hypo; Tioclean Dùng để trung hoà hoá chất (thuốc tím, chlorine ) còn d− trong quá trình xử lý n−ớc hay ấp trứng bào xác Artemia. Hấp thu các độc tố tảo, kim loại nặng, khí độc NH3, H2S trong ao nuôi tôm. Liều dùng: 10-15g /m3 n−ớc. Hóa d−ợc này có trong Toxin- Clearđ , Thio-Freshđ của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. 5.1.9. Hydrogen Peroxite (n−ớc oxy già) Công thức hoá học: H2O2 Dùng để oxy hóa các mùn bã hữu cơ trong quá trình xử lý đáy ao nuôi tôm. Dùng diệt bớt tảo trong ao nuôi tôm khi độ trong <25cm, liều dùng 3-5ml/m3, 4-5 ngày một lần. Dùng n−ớc oxy già làm 3 tăng hàm l−ợng oxy hòa tan trong n−ớc, muốn tăng 1mg oxy/l thì cần 4ml/m H2O2 nồng độ 50%. 5.1.10. Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid (EDTA) Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid Tên khác: EDTA- Ethylene dinitrilo tetra acetic acid Công thức hóa học: C10H12N2O8 Công thức cấu tạo: HOOCCH2 CH2COOH NCH2CH2N HOOCCH2 CH2COOH Sử dụng EDTA cho vận chuyển tôm giống pha với nồng độ 10ppm (10g/m3). Hấp thu các độc tố tảo, kim loại nặng, khí độc NH3, H2S trong ao nuôi tôm. Liều l−ợng tùy theo các nhà sản xuất. Hóa d−ợc này có trong Toxin- Clearđ , Thio-Freshđ của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. 5.1.11. Sodium Dodecyl sulfate Tên hóa học: Sodium lauryl sulfate Công thức hóa học: C12H25O4SNa Hấp thu hoặc phân giải các độc tố sinh vật phù du chết đột ngột trong ao nuôi tôm. Liều l−ợng tùy theo các nhà sản xuất. Hóa d−ợc này có trong Toxin- Clearđ của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB.
- Bùi Quang Tề 35 5.1.12. Calcium Hypochlorite - Chlorua vôi - Ca(OCl)2 Điều chế Ca(OCl)2 bằng cách cho khí Chlorua tác dụng với vôi đã hút ẩm tạo thành chất bột màu trắng, có mùi Chlorua có vị mặn tan trong n−ớc và trong r−ợu. Calcium hypochlorite là một hỗn hợp của các chất -Ca(OCl)2 , -CaCl2, - Ca(OH)2 . Trong đó hàm l−ợng Chlorua có hiệu nghiệm chiếm 25 - 30 %. Ca(OCl)2 vào n−ớc tác dụng với n−ớc tạo thành chất có khả năng diệt khuẩn và một số sinh vật gây bệnh t−ơng đối mạnh. 2 Ca(OCl)2+ 2 H20 = Ca(OH)2 + 2HOCl + CaCl2 + - HOCl = H + OCl HOCl có khả năng diệt khuẩn mạnh hơn OCl- , nó có thể oxy hoá và ức chế men trong tế bào vi khuẩn làm cho trao đổi chất bị rối loạn ức chế sinh tr−ởng và sinh sản của vi khuẩn, Ca(OCl)2 làm ức chế nhiều loài vi khuẩn ở thể dinh d−ỡng và nha bào. Trong điều kiện môi tr−ờng n−ớc nhiều mùn bã hữu cơ tác dụng của Ca(OCl)2 có tác dụng khử NH3 và H2S. Ca(OCl)2 rất dễ bị phân giải nên để nơi khô ráo, điều kiện nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng, bịt kín để ở nhiệt độ thấp. Tốt nhất tr−ớc khi dùng tính độ hiệu nghiệm của chất Chlo sau đó mới tính liều l−ợng thuốc Ca(OCl)2 cần dùng. Ca(OCl)2 là một loại thuốc dùng để phòng trị bệnh tôm chủ yếu trị các bệnh do vi khuẩn ký sinh ở bên ngoài cơ thể tôm và trong môi tr−ờng n−ớc. Phun Ca(OCl)2 xuống ao nuôi nồng độ 1 ppm, tắm cho tôm nồng độ 8-10 ppm thời gian 30 phút, mùa phát bệnh một tháng phun hai lần. Chlorine - Thành phần là một hợp chất màu trắng, giàu Clo (50-60% tuỳ thuộc vào các hãng sản xuất), dễ tan trong n−ớc. Khi tan trong n−ớc giải phóng Clo làm n−ớc có mùi hắc đặc tr−ng - Chlorine dùng để tẩy dọn ao (1-2kg /100m2 n−ớc), xử lý n−ớc trong bể −ơng nồng độ 15-30ppm; khử trùng dụng cụ đánh bắt và nuôi tôm nồng độ 200-220ppm để qua đêm sau rửa sạch. 5.1.13. Benzalkonium Chloride- BKC - Tên hợp chất: Benzalkonium Chloride; alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride - Tên khác: BKC Gold-80, Cleaner 80, Cuast- 80, Pentum- 80, Aqueous Neobenz-All, Benasept, Germicidal Zalkonium chloride, Phemerol chloride, Phemerol crystals, Roccal, Zephiran chloride, Zephirol, Zonium chloride. - BKC là một hợp chất giàu Chlo (80%) dùng vệ sinh môi tr−ờng, trị bệnh ký sinh đơn bào, phun xuống ao, bể nồng độ 10-20ppm thời gian 24 giờ. Phòng trị bệnh ký sinh đơn bào, phun xuống ao nồng độ 0,5-1,0 ppm. 5.1.14. Trichloisocyanuric axit- TCCA Cl–N C=O Tên hợp chất: Trichloisocyanuric axit- TCCA Tên khác: VH-A1, Neu-Kutađ O=C N–Cl Hoạt chất: có chứa 91,5% chlo hữu hiệu Công hóa học: C3O3N3Cl3 Cl–N C=O Công thức cấu tạo: TCCA Thuốc dạng bột, Viện hóa công nghiệp sản xuất (VH-A1), Cty TNHH&TM Văn Minh AB (Neu- Kutađ). Thuốc có tác dụng khử trùng mạnh diệt các vi sinh vật gây bệnh và các sinh vật khác trong môi tr−ờng n−ớc. Liều l−ợng dùng 0,2-0,4 ppm (0,2-0,4 gam/m3) cho các ao đang nuôi và khử trùng n−ớc tr−ớc khi nuôi tôm là 1-2ppm (1-2g/m3). 5.1.15. Sodium dichloroicyanurate (NaDCC) Tên hợp chất: Sodium dichloroicyanurate Tên khác: VH-A2, Aquaseptđ A Hoạt chất: có chứa >75% Chlo hữu hiệu Thuốc dạng bột, Viện hóa công nghiệp sản xuất (VH-A1). Thuốc đ−ợc đóng dạng viên sủi bọt, tan nhanh trong n−ớc của Công ty Bayer Agritech Saigon sản xuất (AquaseptđA). Thuốc có tác dụng khử trùng diệt các vi sinh vật gây bệnh trong môi tr−ờng n−ớc tr−ớc khi nuôi tôm. Liều l−ợng dùng 1-2ppm (1-2 gam/m3).
- 36 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 5.1.16. Povidone Iodine - Tên hợp chất: Polyvinylpyrrolidone iodine complex - Tên khác: Iodophor, Iodosept, Neutidine, Betadine, Isodine, PVP-1 - Povidone Iodine là hỗn chất của Polyvinylpyrrolidone và iodine, thuốc có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng bột có nồng độ hoạt chất từ 11-12%. Thuốc có tác dụng sát trùng mạnh, diệt khuẩn và ký sinh trùng. - Liều l−ợng dùng xử lý n−ớc ao; nếu là dung dịch dùng 1-2ml/m3, dạng bột dùng 1-1,3gam/m3 (hoà tan trong n−ớc hoặc trong cồn tr−ớc khi dùng). 5.2. Kháng sinh 5.2.1. Erythrocin (Erythromycin). Tên hóa học -4-((2,6-Dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-a-L- ribo- hexopyranosyl) -oxy) -14- ethyl-7,12,13- trihydroxy - 3,5,7,9,11,13-hexa methyl-6- ((3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-b-D-xylo- hexopyran osyl)oxy) oxacyclotetradecane-2,10-dione. Công thức cấu tạo: H OH OH H O CH3 H CH3 H CH H CH3 O CH3 – CH2C – C – C – C – C – C – C – C – C – C – C – C – C O CH3 H CH3 H H OH O H O H OH CH3 N – O CH3 CH3 CH3 O OCH3 CH3 OH Thuốc Erythrocin có kết tinh màu trắng tro, kiềm tính, khó tan trong n−ớc. Trong dung dịch toan tính dễ biến chất nếu pH <4 hoàn toàn mất hiệu nghiệm nh−ng ng−ợc lại trong dung dịch kiềm tính, khả năng diệt khuẩn tăng lên. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp. Chúng có 6 dẫn xuất: 1. Erythromycin Base 2. Erythromycin Estolate 3. Erythromycin Ethylsuccinate 4. Erythromycin Gluceptate 5. Erythromycin Lactobionate 6. Erythromycin Stearate Tác dụng Erythromycin là kháng sinh phổ rộng, ngăn cản sự tổng hợp protein ở Riboxom trong tế bào vi khuẩn. Erythromycin có phổ nh− Penicillin, tác dụng mạnh với vi khuẩn gram d−ơng, một số vi khuẩn gram âm cũng có tác dụng, ngoài còn tác dụng với nhóm Clamidia. ắ Kết quả thử kháng sinh đồ: kháng sinh Erythromycin mẫn cảm cao với Vibrio alginolyticus, Vibrio anguillarum, Vibrio salmonicida, Vibrio sp, Pseudomonas sp. (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2002) Dùng Erythrocin để trị bệnh phát sáng, bệnh đỏ dọc thân của ấu trùng, bệnh đỏ thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh do vi khuẩn gây ra. Trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày, mỗi
- Bùi Quang Tề 37 ngày dùng 2-5 gram/100kg cá. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm sau đó qua ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 gram/100kg tôm, từ ngày thứ 2 giảm bớt 1/2 cho ăn liên tục trong 5 ngày. Thay thế kháng sinh cấm: Chloramphenicol, Nitrofuran, Furazon. 5.2.2. Oxytetracycline (Tetramycin): Tên hoá học. 4-(dimethylamino)-1,4,4α,5,5α,6,11,12a- octahydro-3,5,6,10,12,12a-exahydroxy-6-methyl- 1,11-dioxo-2-naphthacencecarboxamide. Công thức cấu tạo: Dẫn Xuất. Dẫn xuất với natri metaphosphat Dẫn xuất: Oxytetracycline n- dodecylsulfamat Dẫn xuất guaiacolglycolat Dẫn xuất guaiacolsulfonat Dẫn xuất hydrochlorid Dẫn xuất laurilsulfat Dẫn xuất thymolsulfonat Dẫn xuất trimethoxybenzoat Tác dụng: Có phổ kháng khuẩn rộng giống Aureomycin. ở nồng độ thấp ức chế vi khuẩn, nh−ng dùng nồng độ cao có thể diệt khuẩn. Vi khuẩn có thể nhờn thuốc Oxytetracycline nếu dùng thời gian dài và dùng lặp lại và lần. thuốc Oxytetracycline hấp thu vào cơ thể nhanh mh−ng độc lực với vật nuôi thấp, ở trong môi tr−ờng kiềm dễ làm cho tính hiệu nghiệm giảm. Dùng Oxytetracycline để phòng trị các bệnh nhiễm vi khuẩn Vibrio nh− bệnh phát sáng, bệnh đỏ dọc thân của ấu trùng, bệnh đỏ thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh. Trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục trong một tuần liền, từ ngày thứ 2 giảm bớt thuốc, liều dùng 10 - 12 gram thuốc với 100 kg trọng l−ợng tôm/ngày. Kìm hãm vi khuẩn, với nhiều cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (-) và Gram (+), xoắn khuẩn, Rickettsia và một số virus lớn. Chia làm 7 lớp: 1. Chlortetracycline 2. Demeclocycline 3. Doxycycline 4. Meclocycline 5. Minocycline 6. Oxytetracycline 7. Tetracycline • Kháng sinh vi sinh vật -Demeclocycline; doxycycline; minocycline ; Meclocycline; oxytetracycline; tetracycline • Kháng sinh ký sinh đơn bào -Demeclocycline; doxycycline ; minocycline; oxytetracycline; tetracycline • Kháng sinh thấp khớp -Minocycline • Kháng sinh chữa mắt: - Chlortetracycline Chlortetracycline: Dẫn xuất muối canxi: Chlortetracycline hydrochlorid và canxi chloride; Aureomycin calcium (biệt d−ợc). Dẫn xuất hydrosulfate: Chlortetracyclin bisulfat Tác dụng: có hoạt phổ t−ơng tự nh− Tetracyclin
- 38 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị ắ Kết quả thử kháng sinh đồ: kháng sinh Chlortetracycline mẫn cảm cao với Vibrio alginolyticus, Vibrio cholerea, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, Vibrio damsela. (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2002) Doxycycline Tên hóa học: α-6- Deoxy-5-hydroxy-tetracyllin Dẫn xuất acetylcysteinat: Eficanina Dẫn xuất calci: Doxycyclin hydrochlorid và calcium chloride, complex Dẫn xuất n-dodecylsulfamat: Fenoseptil Dẫn xuất hyclat: Doxycyclin hydrochlorid; Doxycyclinhyclat; Doxycyclini hyclas; Doxycylinium chloratum; Doxycyclin monohydrochlorid hemiethanolat hemihydrat. Biệt d−ợc: Apo-Doxy; Azudoxat; Cyclidox; Dadracyline; Deoxymkoin; Doryx; Doxin; Doxitard; Doxy; Dumoxin; Hiramicin; Liviatin; Medomycin; Novelcicline; Oramycin; Tenutan. Tác dụng: kháng sinh bán tổng hợp tguộc họ các tetracycline, tác dụng mạnh với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn (Streptococcus) ắ Kết quả thử kháng sinh đồ: kháng sinh Doxycycline mẫn cảm cao với Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio anguillarum, Vibrio salmonicida, Vibrio sp, Pseudomonas sp. (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2002) Liều dùng: Chlortetracyclin: dùng cho tôm với liều 100-200mg/kg/ngày đầu, từ ngày thứ 2 dùng bằng nửa ngày đầu, thời gian dùng 7-10 ngày. Doxycycline: Liều cho tôm có thể dùng liều cao: 50-100 mg/kg thể trọng tôm/ngày đầu, ngày thứ 2 dùng bằng nửa ngày đầu. Thay thế các kháng sinh cấm: - Chlortetracyclin có thể thay thế cho kháng sinh Chloramphenicol, Furazolidone. - Doxycycline có thể thay thế cho kháng sinh Chloramphenicol, Nitrofuran, Furazon, Metrodidazole 5.2.3. Rifampin. Tên hoá học. Rifammycin, 3-[[4-methyl-1-piperazinyl imino] methyl]- Biệt d−ợc. Rifampin có 40 biệt d−ợc, vi dụ nh−: Archidyn (Merrell Dow/Lepetit), Arficin (Belupo), Barcin (Sannofi), Benemicin (Polfa, Balan), Canarif (Philippin), Coxcide (An Do), Doloresum (Schiffweiler), Feronia (E-Arganda de Ray), Kalrifam (Kalbe-Indonesia), Rifampin (Pharmadic), Rimpin (Cadila, An Do), Rimycin (Alphapharm-Australia), Rifact (ICN, Canada), Seamicin (E-San Adrian de Besos) và Tugaldin (E-Esplugas de Llobregat) Tác dụng. ♦ Có tác dụng diệt cầu khuẩn Gram (+) nh− tụ cầu, nhất là S. aureus, S. epidermidis, cầu khuẩn Gram (-) nh− Neissseria menigitidis và N. gonorrhoae. Trực khuẩn Gram (+) nh− trực khuẩn bạch cầu, Listeria monocytogenes, Clostridium perfringens. Trực khuẩn Gram (-) nh− E. coli, Salmonella typhimurium, ♦ Kết quả thử kháng sinh đồ: kháng sinh Rifampin mẫn cảm cao với Vibrio alginolyticus, V. salmonicida, Vibrio sp, Pseudomonas sp. (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2002) Liều dùng. Dùng cho tôm với liều 50-100mg/kg/ngày, thời gian sử dụng 7-10 ngày. Thay thế kháng sinh cấm: Chloramphenicol, Nitrofuran, Furazon.
- Bùi Quang Tề 39 5.3. Sulphamid (Sulfonamides) 5.3.1. Mối quan hệ giữa cấu tạo hoá học và tác dụng d−ợc lý của thuốc Sulphamid: Các loại Sulphamid giống nhau cơ bản đều là hợp chất có cấu tạo chung một nhóm sulphanilamid : H N O NH 2 2 Tác dụng của thuốc sulphamid mạnh yếu có khác nhau do sự thay thế hydrogen nguyên tử ở phía tr−ớc hay phía sau bằng một nhóm khác. Th−ờng sulphamid có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh đều do thay thế Hydrogen của gốc axin (SO2 NH2) bên phải của nhóm sulphanilamid bằng một nhóm khác nh−:. NH H2N SO2NH-C NH2 Nếu thay đổi Hydrogen ở phía bên trái (phía tr−ớc) của gốc amin (H2N) trong nhóm Sulphanilamid bằng một nhóm khác thì tác dụng sẽ yếu đi, ví dụ: N CH COHN SO2NH-C CH S COOH Có một số sulphamid đã bị thay đổi tính chất d−ợc lý nh−ng khi vào cơ thể do tác dụng nào đó nên nó tự tách ra trở về dạng cũ gốc amin (H2N) đ−ợc phục hồi, tác dụng vẫn mạnh. Ví dụ: N CH COHN SO2NH-C CH S COOH Vào cơ thể trở về dạng N CH COHN SO2NH-C CH S Vì vậy việc tiến hành thay đổi để cho gốc amin phục hồi phát huy tác dụng ức chế vi khuẩn của các loại sulphamid là việc làm cần thiết. Các nhà khoa học đã dựa vào mối quan hệ giữa cấu tạo hoá học và tác dụng d−ợc lý của sulphamid để tạo ra nhiều loại thuốc sulphamid có tác dụng mạnh ức chế nhiều loại vi khuẩn. 5.3.2. Cơ chế tác dụng của thuốc sulphamid Trong phản ứng của men, chất có cấu tạo hoá học gần giống có thể sản sinh ra tác dụng tranh đoạt để thay thế tác dụng lên hệ thống men. Cấu tạo hoá học của các loại sulphamid có nhóm gốc sulphanilamid giống với cấu tạo hoá học của Para amino benzoic acid (viết tắt là PABA) có công thức hoá học: H2N COOH mà Para amino benzoic là "chất sinh tr−ởng" của vi khuẩn, lúc hệ thống men hoạt động có sulphamid đi vào tế bào vi khuẩn phát sinh tác dụng tranh đoạt với PABA những lực tác dụng của sulphamia với vi khuẩn yếu hơn PABA rất nhiều. Chỉ cần l−ợng Para amino benzoic bằng 1/5000 - 1/25 000 nồng độ sulphamid đã có thể triệt tiêu tác dụng ức chế vi khuẩn của sulphamid. Vì thế lúc dùng nồng độ
- 40 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị sulphamid nhất thiết phải cao hơn hẳn PABA mới có hiệu nghiệm. Lúc tổ chức có mủ hoặc có các chất trong tổ chức bị phân giải ra tồn tại, sulphamid cũng mất tác dụng kháng khuẩn. Trong quá trình dùng sulphathiazolum trị bệnh nhiễm khuẩn cho tôm nếu tôm bị bệnh nặng nồng độ duy trì trong máu 6 -7 mg/100ml tôm bị nhiễm bệnh ở mức bình th−ờng nồng độ chỉ cần 3 - 5 mg/ 100ml. Còn để phòng bệnh dùng 1 -2 mg/100ml. Để đạt đ−ợc nồng độ hiệu nghiệm th−ờng dùng một liều đột phá t−ơng đối cao sau đó định thời gian dùng bổ sung liều l−ợng nhỏ hơn để duy trì tác dụng sau khi triệu chứng bệnh trên cơ thể tôm đã giảm vẫn dùng thêm 2 - 3 ngày nữa để tránh tái phát. Nếu nồng độ thuốc trong máu không duy trì ở mức hiệu nghiệm hoặc ngừng cấp thuốc quá sớm không những không đạt hiệu quả trị liệu mà còn làm cho vi khuẩn bị nhờn thuốc. Para amino benzoic acid là một bộ phận tố thành của acid Folic, acid Folic tham gia vào quá trình tạo ra hệ thống men của vi khuẩn, nếu số l−ợng acid Folic không đủ làm trở ngại đến việc tổng hợp acid nucleic của tế bào vi khuẩn dẫn đến ức chế vi khuẩn sinh tr−ởng, sinh sản. Sulphamid tác dụng ức chế vi khuẩn sinh tr−ởng, sinh sản tạo điều kiện cho cơ thể ký chủ thực bào. Sulphamid có thể tác dụng đại bộ phận vi khuẩn G+ và một số vi khuẩn G-, một số ít nấm và vi rút. Có một số vi khuẩn trong quá trình trị bệnh có thể sản sinh ra kháng thuốc, sau khi đã có khả năng kháng thuốc nếu dùng liều l−ợng lớn hơn bình th−ờng nhiều lần cũng không có hiệu nghiệm. 5.3.3. Biến đổi của sulphamid trong cơ thể Sulphamid đ−ợc hấp thụ vào ruột tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc từng loại sulphamid. Chẳng hạn nh− sulphathiazolum, sulphadiazine dễ hấp thu và tốc độ hấp thu nhanh nên sau 3 - 6 h hấp thu hết. Nồng độ vào trong maú 3 -4 h cao nhất. Sulphaquanidine khó bị hấp thu chỉ có khoảng 1/2 l−ợng thuốc đ−ợc hấp thu nh−ng tốc độ cũng nhanh và nồng độ thuốc đ−ợc duy trì ở trong ruột t−ơng đối cao. Thuốc vào cơ thể phân bố trong các tổ chức cơ quan t−ơng đối đều nh−ng ở thận cao nhất còn tổ choc thần kinh, x−ơng, mỡ t−ơng đối thấp. Sulphamid ở trong máu duy trì ở dạng di chuyển đ−ợc nh−ng ở trong gan có một bộ phận thuốc bị axetyl hoá biến thành sulphamid axetyl không có hiệu nghiệm. Tỷ lệ axetyl hoá của các loại sulphamid có khác nhau nh− sulphadiazine khoảng 20%. Độ tan của sulphathiazolum rất thấp ở trong ống thận nhỏ dễ tách ra kết tinh tạo thành sỏi thận, làm tắc đ−ờng tiết niệu, độ hoà tan của sulphadiazine axetyl cao hơn nh−ng bản thân sulphadiazine độ hoà tan lại rất thấp nên cũng nguy hiểm với cơ thể, có thể kết tinh sản sinh ra sỏi thận tuy nhiên so với sulphathiazolum độ an toàn cao hơn Dùng Sulphamid ở những ng−ời bị yếu thận dễ xảy ra hiện t−ợng bệnh lý. ở tôm đã sử dụng một số sulphamid để chữa bệnh có hiệu quả trị liệu nh−ng về phản ứng độc với tôm ch−a có tài liệu đề cập đến. 5.3.4. Các loại sulphamid Sulphamid gồm có một số dẫn xuất: Sulfadiazine; Sulfamethoxazole; Sulfamethizole; Sulfisoxazole. Thuốc sulphamid dùng để chữa bệnh cho động vật thuỷ sản có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh tr−ởng, sinh sản, tác dụng của mỗi loại thuốc có khác nhau, tuỳ theo loại bệnh mà chọn loại thuốc sulphamid thích hợp vữa đảm bảo trị liệu cao lại an toàn cho động vật thuỷ sản và giá thành hạ. Sulphadiazine (SD Tên hóa học: Benzensulfonamid, 4-amino-N-2-pyridazinyl Tên khác: Solfadiazina; Sulfadiazilum; Sulphadiazin Công thức hoá học NH H2N SO2NH-C NH2
- Bùi Quang Tề 41 Sulphadiazine dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng, khó tan trong n−ớc. Hơi tan trong axeton và cồn. Trong không khí không thay đổi nh−ng dễ bị ánh sáng làm đổi màu nên bảo quản trong các chai màu có nắp kín. SD hấp thu vào trong cơ thể, tôm bài tiết chậm nên dễ duy trì nồng độ hiệu nghiệm trong máu với thời gian dài 2 - 15 mg/100ml. Do đó hiệu nghiệm trị bệnh cao, tác dụng phụ và độc lực t−ơng đối nhỏ. Tác dụng: Kìm hãm vi khuẩn, có hoạt tính với liên cầu khuẩn A. Dùng Sulphadiazine để trị các bệnh của tôm bị bệnh đỏ thân, ăn mòn vỏ kitin với liều dùng 150-200 mg SD cho 1 kg trọng l−ợng tôm ăn trong ngày, dùng liên tục trong 6 ngày, qua ngày thứ 2 giảm đi 1/2. Sulfamethizole (ST) Tên hóa học: Benzensulfonamid, 4-amino-N-(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl); Tên khác: Sulfamethizolum; Sulfamethythiadiazol Công thức hoá học: S H2N SO2NH-C N Sulphathiazolum là thuốc dạng bột hay kết tinh màu trắng, màu vàng nhạt không mùi vị , khó tan trong n−ớc, hơi tan trong cồn để ngoài ánh sáng dễ bị biến chất nên cần bảo quản trong dụng cụ có màu sẫm, đóng kín. Sulphathiazolum vào ruột hấp thu dễ, nồng độ hiệu nghiệm trong máu 1 -7 mg/100ml. So với SD thì bài tiết chậm hơn nh−ng độc lực lớn hơn tuy vậy dễ sản xuất số l−ợng lớn, giá thành hai nên th−ờng dùng rộng rãi. Tác dụng: ở tôm dùng ST để trị bệnh do trùng hai tế bào Gregarine ký sinh trong ruột một số tôm nuôi và bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp, Pseudomonas sp, liều dùng nh− SD Sulfamethoxazole Tên hóa học: Benzensulfonamid, 4-amino-N-(5-methyl-3-isoxazolyl); Tên khác: Sulfamethoxazol; Sulfamethoxazolum Tác dụng: ngăn cản tổng hợp ARN, AND ở vi khuẩn Co-Trimoxazol (Bactrim) Trimoxazol là chất phối hợp Sulfonamethoxazol và Trimethoprim theo tỷ lệ 5/1 có hiệu lực ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Bactrim dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng, khó tan trong n−ớc. Hơi tan trong axeton và cồn. Trong không khí không thay đổi nh−ng dễ bị ánh sáng làm đổi màu nên bảo quản trong các chai màu có nắp kín. SD hấp thu vào trong cơ thể, cá bài tiết chậm nên dễ duy trì nồng đọ hiệu nghiệm trong máu với thời gian dài 2 - 15 mg/100ml. Do đó hiệu nghiệm trị bệnh cao, tác dụng phụ và độc lực t−ơng đối nhỏ. Kháng sinh tổng hợp Sulfonamide và Trimethoprim dùng để trị bệnh vùng tiết liệu Kháng sinh vi khuẩn: Sulfadiazine và Trimethoprim; Sulfamethoxazole và Trimethoprim Kháng sinh ký sinh đơn bào: Sulfamethoxazole và Trimethoprim ắ Kết quả thử kháng sinh đồ: kháng sinh Bactrim mẫn cảm cao với Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio anguillarum, Vibrio salmonicida, Vibrio sp, Pseudomonas sp. (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2002) Tác dụng: Dùng Bactrim để trị các bệnh của tôm bị bệnh đỏ thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin. Liều dùng: Liều dùng cho tôm ăn từ 2-5g/100kg tôm/ngày (20-50mg/kg tôm/ngày), dùng liên tục trong 6 ngày, qua ngày thứ 2 giảm đi 1/2.
- 42 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Thay thế kháng sinh cấm: Chloramphenicol, Nitrofuran, Furazon, Metrodidazole 5.4. Vitamin và khoáng vi l−ợng Vitamin C. Tên khác và biệt d−ợc: Acid ascorbic; ascorvit; Cebione; Celaskon; Laroscorbine; Redoxon; Vitascorbol. Vitamin C tổng hợp là tinh thể màu trắng, dễ tan trong n−ớc, dễ hấp thụ qua niêm mạc ruột, không tích luỹ trong cơ thể, thải trừ qua n−ớc tiểu. Vitamin C rất cần cho hoạt động cơ thể, tham gia vào quá trình oxy hoá khử, cần thiết để chuyển acid Folic thành acid Folinic. Tham gia vào quá trình chuyển hoá Glucid, ảnh h−ởng đến sự thẩm thấu mao mạch và đông máu. Vitamin C phòng trị bị hội chứng đen mang của tôm he. Liều dùng cho tôm 2 -3 g Vitamin C/1kg thức ăn cơ bản có thể phòng đ−ợc bệnh chết đen của tôm he. Khoáng vi l−ợng Gồm các chất sắt (Fe), đồng (Cu), măng gan (Mn), kẽm (Zn), cobal (Co), natri (Na), kali (K), Canxi (Ca), manhê (Mg), clo (Cl ) là các chất khoáng vi l−ợng cần bổ xung th−ờng xuyên và theo từng giai đoạn cho tôm nuôi. Giúp cho tôm lột xác nhanh và tạo vỏ cứng mới, kích sinh tr−ởng. Hiện nay có nhiều công ty cung các chất khoáng vi l−ợng, cần theo liều chỉ dẫn. Ví dụ: Mineral seađ là khoáng tổng hợp đ−ợc phối chế theo công nghệ cao, có tác dụng làm cân bằng các khoáng chất trong quá trình nuôi và giúp săn chắc, nhanh lớn, sắc đầy đủ và vỏ cứng. Sản phẩm của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. 5.5. Các chế phẩm sinh học- probiotic. Fuller (1989) và G. W. Tannock (2002) định nghĩa probiotic là: “cung cấp các chủng vi khuẩn sống mà chúng tác động có lợi cho sự cân bằng vi sinh vật đ−ờng ruột của động vật”. Chế phẩm sinh học là các nhóm vi sinh vật trong môi tr−ờng ao nuôi và trong cơ quan tiêu hóa của tôm. Có nhóm vi khuẩn hoạt động khắp nơi trong ao và có thể c− trú trong ruột, dạ dày của tôm nuôi. Một số dòng vi khuẩn đề kháng đ−ợc một số bệnh cho tôm nuôi. Vi khuẩn có tác dụng sinh học là phân hủy các chất thải gây ô nhiễm trong ao. Một số enzyme giúp cho sự tiêu hóa của tôm, giảm hệ số thức ăn. Kích thích hệ miễn dịch hoặc cung cấp kháng thể thụ động cho tôm làm tăng sức đề kháng. Tác dụng của Probiotic: - Cải thiện chất n−ớc, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao. - Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho động vật thủy sản. Sau đó chúng đ−ợc chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các động vật thủy sản. - Giảm bớt bùn ở đáy ao. - Giảm các vi khuẩn gây bệnh nh−: Vibrio spp, Aeromonas spp và các loại virus khác nh− gây bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng - Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho tôm nuôi. Nhiều mùn bã trong ao nuôi sẽ tích tụ nhiều nitrogen, một số vi khuẩn gram âm tiết ra chất nhầy để lấy thức ăn. Lớp chất nhầy ở đáy ao ngăn sự khuyếch tán oxy vào lớp bùn đáy. Dó đó lớp chất thải ở đáy ao không bị phân hủy, Probiotic giúp phân hủy làm sạch chất thải ở đáy ao, nhóm vi khuẩn này đã lấn át nhóm vi khuẩn gây bệnh nh− Vibrio spp, Aeromonas spp Nhóm vi khuẩn có lợi trong probiotic có khả năng loại bỏ chất thải chứa nitrogen nhờ enzyme ngoại bào do chúng chuyển hóa. Cho nên nhóm vi khuẩn này giải phóng enzyme trong ao có tác dụng đề kháng (làm giảm) vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao. Ngoài ra nhóm vi khuẩn còn làm giảm các dạng ammonia, nitrite và nitrát.
- Bùi Quang Tề 43 Hiện nay trên thị tr−ờng có nhiều loại chế phẩm sinh học để cải thiện môi tr−ờng nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh. Những sản phẩm này t−ơng đối đắt không nên dùng trong các hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Bảng 6: Thành phần và tác dụng của chế phẩn sinh học Các loài vi khuẩn Chức năng - Nitrosomonas spp Vi khuẩn tự d−ỡng, phân hủy ammonia thành nitrite - Nitrobacter spp Vi khuẩn tự d−ỡng, phân hủy nitrite thành nitrate - Bacillus criculans Vi khuẩn kị khí không bắt buộc, chúng cạnh tranh sinh - B. cereus học, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nh− - B. laterosporus Vibrio, Aeromonas; ký sinh trùng đơn bào - B. licheniformis - B. polymyxa - B. subtilus - B. mesentericus - B. megaterium - Lactobacillus lacts Vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc, chúng tiết enzyme có - L. helveticus thể phẩn hủy các chất hữu cơ (đạm, mỡ, đ−ờng), khống - Saccharomyces crevisiae chế thực vật phù du phát triển, ổn định pH, cả thiện - Bacterides sp chất l−ợng môi tr−ờng. - Streptocoocus sp - Cellulomonas sp - Entrobacter sp - Rhodopseudomonas - Marinobacter spp - Thiobacillus spp - Bifdobacterium spp - Enzyme: lipase, protease, amylase Kích thích hệ tiêu hóa - Hemi- cellulase, Pecnase - Chiết xuất thực vật ức chế hoặc tiêu diệt các mầm bênh, diệt cá tạp - Bêta Glucan Kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm - Kháng thể Tạo miễn dịch thụ động, tăng sức đề kháng cho tôm 5.5.1. Các loại chế phẩm vi sinh vật: Sanabee Plus, Protexin, Pond-Clear, BRF-2, Bacta-Pur N3000+, Pro-1 (PP-Probiotic), Envi Bacillusđ Men vi sinh FASC: tăng c−ờng nguồn thức ăn tự nhiên, bổ sung hệ men và vitamin, cải thiện môi tr−ờng n−ớc tăng sức đề kháng cho tôm. BRF-2-PP99: phòng chống vi khuẩn, giảm độ đục của môi tr−ờng n−ớc, giảm tổng l−ợng cặn hoà tan và tổng l−ợng cặn không hoà tan. Power Pack: ổn định màu n−ớc, giảm l−ợng vi khuẩn gram âm, chuyển đổi các chất thải hữu cơ. Bio Waste: phân huỷ các chất thải hữu cơ, thức ăn thừa, xác vi sinh vật thối rữa ở đáy ao, ngăn chặn quá trình sinh khí độc. Envi Bacillusđ: Là một chế phẩm vi sinh đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh nh− bệnh phát sáng. Thành chủ yếu là nhóm vi khuẩn Bacillus subtilis, B. licheniformis, B. cereus, B. mesentericus, B. megaterium có số l−ợng trên 5.1012 khuẩn lạc/kg. Sản phẩm của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. BZTđ Aquaculture: là hỗn hợp các vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và enzyme đ−ợc lựa chọn và khả năng phân hủy và tiêu hóa khối l−ợng lớn hợp chất hữu cơ có trong nuôi trồng thủy sản, có hại cho
- 44 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị sức khỏe của tôm. BZTđ Aquaculture phân hủy hầu hết l−ợng phân tôm thức ăn d− thừa và các chất hữu cơ khác ở bùn đáy ao, làm giảm sự hình thành NH3, H2S, CH4, ổn định môi tr−ờng; BZTđ Waste Digester: là hỗn hợp các vi khuẩn và enzyme tự nhiên, phân hủy hoàn toàn các chất thải còn lại sau một chu kỳ nuôi tôm. BZTđ Waste Digester làm cho đáy ao mau khô hơn và loại bỏ các chất hữu cơ sau khi thu hoạch, không gây ô nhiễm các vùng n−ớc xung quanh. ARO-ZYMEđ: là một dạng vi sinh vật có lợi (Bacillus subtilis- 1010 khuẩn lạc/kg) trong môi tr−ờng n−ớc, đặc biệt có enzyme tổng hợp tác dụng cao trong việc phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ d− thừa tích tụ ở đáy ao, ổn định môi tr−ờng, ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Chế phẩm sinh học xử lý đáy ao. Sản phẩm của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. 5.5.2. Men vi sinh Tổng hợp từ các men vi sinh và vi khuẩn hữu ích, đặc biệt chuyên bài tiết các loại kháng sinh tự nhiên dùng để ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu gây bệnh, khử mùi hôi, làm sạch n−ớc, tăng sức đề kháng cho tôm cá. Các loại chế phẩm: Compozyme, Bio Nutrin, Enzymax 5.5.3. Chiết xuất thực vật Các thảo d−ợc có kháng sinh tự nhiên: tỏi, sài đất, nhọ nồi dùng để ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Các thảo d−ợc có chất hoạt tính gây chết cá: cây thuốc cá, hạt thàn mát, hạt chè dại, khô dầu sở để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm. Các chế phẩm: Saponin, Rotenon, DE-Best 100, Mal-Zal Retanon, Saponin Là hợp chất chế biến từ rễ dây thuốc cá, hạt chè dại dùng để trị cá tạp. Hiện nay trên thị tr−ờng có nhiều cơ sản xuất Retanon, nên khi dùng xem h−ớng dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ: Saponinđ của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB, liều ding 80-100kg/ha 5.5.4. Beta 1,3 Glucan β 1,3-glucan đ−ợc tìm thấy trong chân khớp. Năm 1988, Sửderhọll et al đã xác định β 1,3-glucan (βGBP) có trọng l−ợng phân tử là 90 kDa từ tế bào chất của con gián (Blaberus craniffer), β 1,3- glucan (βGBP) của tôm n−ớc ngọt (Pacifastacus leniusculus) có trọng l−ợng phân tử là 100 kDa, β 1,3-glucan kết tủa thành lớp. β 1,3-glucan là một chất dinh d−ỡng ở dạng tinh khiết cao. Cấu tạo phân tử hóa học là một polysaccharide của nhiều đ−ờng glucose. Glucose là một đ−ờng đơn có năng l−ợng nh− ATP đ−ợc đ−ợc chứa trong cơ, gan và các mô khác ở dạng glycogen (đ−ờng động vật). β 1,3-glucan khác với các đ−ờng kép (polysaccharide) chứa năng l−ợng bình th−ờng vì chúng có mối kiên lết giữa các đ−ờng đơn glucose ở vị trí đặc biệt là β 1,3. Chúng đ−ợc thừa nhận là chất an toàn không gây độc hoặc gây tác động. β 1,3-glucan có tác động nh− tất cả ở cá, chim và động vật có vú. Khi trộn và thức ăn chúng có thể ngăn cản đ−ợc bệnh Vibriosis, bệnh Yersinosis và bệnh viêm ở giáp xác. Trong thời gian qua một số bệnh virus ở tôm nh− bệnh đốm trắng, bệnh Taura gây cho cho tôm nuôi chết trên 80%. Khi cho tôm nuôi ăn thức ăn trộn thêm β 1,3-glucan thì tỷ lệ sống đạt trên 90%. Tóm lại, β 1,3-glucan là một chất an toàn và là chất dinh d−ỡng bổ sung hiệu lực cao, tác động của nhúng nh− là một chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Khả năng kích thích sinh học thể hiện nh− sau: • Hoạt động của những đại thực bào đ−ợc nhanh chóng kích thích khả năng thực bào không đặc hiệu, cho phép đại thực bào tiêu diệt tác nhân gây bệnh hiệu cao hơn, th−ờng xuyên ngăn cản đ−ợc bệnh.
- Bùi Quang Tề 45 • Liên quan đến sự phân bào, nh− tế bào IL-1, IL-2 và tế bào khác, khởi đầu miễn dịch đ−ợc thể hiện ở tế bào T. Sự xuất hiện các yếu tố kích thích làm gia tăng các sản phẩm có đực hiệu. • Giảm bớt cholesterol thông qua hoạt động của tế bào và chống lại sự oxy hóa. Macrogard (TĐK-100đ)- Sản phẩm của Công ty TNHH&TM Văn Minh AB. Thành phần: bêta 1,3/1,6 Glucan > 98% Công dụng: TĐK-100đ là chất kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm chống lại các bệnh truyền nhiễm, phục hồi nhanh chóng các mô bị hoại tử, nh− bệnh đỏ thân, đốm trắng. Làm tăng sức khỏe cho tôm bố me và tôm giống, tăng tỷ lệ sống. Liều dùng: tắm nồng độ 200 ppm (200 ml/m3) thời gian 30 phút cho tôm bố mẹ; tắm nồng độ 50- 80ppm (50-80ml/m3) thời gian 1-2giờ cho tôm giống tr−ớc khi thả. Vận chuyển tôm giống cho thêm TĐK-100, nồng độ 500ppm (500ml/m3). Phun (ngâm) vào bể 30-50ppm (30-50ml/m3) −ơng ấu trùng tôm. Trộn vào thức ăn cho tôm giống, liều l−ợng 1ml/kg thức ăn viên. 5.5.5. Kháng thể Cơ thể động vật bậc thấp nh− tôm ít có khả năng tự cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch, cho nên tạo ra miễn dịch thụ động do nhận đ−ợc kháng thể hoặc lympho bào từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chuyển qua. Miễn dịch thụ động đ−ợc hình thành dựa vào sự có mặt của kháng thể đặc hiệu (đơn dòng hoặc đa dòng) đ−ợc hấp thụ vào máu hoặc qua đ−ờng tiêu hóa và làm bất hoạt tác nhân gây bệnh. Chủ động tạo miễn dịch thụ động ở tôm sú là cung cấp cho tôm loại kháng thể đa dòng đặc hiệu chống lại các tác nhân virus gây bệnh. Trên cơ sở sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào in vitro. Thu nhận nguồn virus tự nhiên, tách chiết và phân lập virus, nhân qua tế bào nuối cấy in vitro. Sử dụng virus nhân qua tế bào làm kháng nguyên gây tạo kháng thể ở động vật. Thu nhận kháng thể đặc hiệu, tạo chế phẩm ức chế virus. Kháng thể đơn dòng: dùng kháng nguyên là một dòng virus Kháng thể đa dòng: dùng nguồn kháng nguyên nhiều dòng virus khác nhau. 5.6. Cây thuốc thảo mộc 5.6.1. Cây sở (hình 28) Tên khác: trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè Tên khoa học: Camellia sasanqua Thumb. [Thea sasanqua (Thumb.) Nois], thuộc họ chè (Theaceae) Cây sở là một cây nhỏ, cao chừng 5-7m. Lá không rụng, hầu nh− không cuống, hình mác thuôn hay hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống hơi hẹp lại, phiến lá dai, nhẵn mép có răng c−a, dài 3-6cm, rộng 1,5-3cm. Hoa mọc ở nách hay ở ngọn, tụ từ 1-4 cái, màu trắng, đ−ờng kính 3,5cm. Quả nang, đ−ờng kính 2,5-3cm, hơi có lông đỉnh, tròn hay hơi nhọn, thành dày, có 3 ngăn, mở dọc theo ngăn có 1-3 hạt có vỏ ngoài cứng, lá mầm dày, chứa nhiều dầu. Hình 28: cây sở- Camellia sasanqua Sở đ−ợc trồng nhiều ở Phú Thọ, Hoà Bình, các tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị sở đều mọc tự nhiên. Sở phân bố ở Trung quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Miến Điện. Hạt sở ép lấy dầu sở (dầu chè) làm thực phẩm hoặc làm xà phòng. Khô sở trong có chứa nhiều saponozit làm thuốc trừ sâu, duốc cá. F Guichard và Bùi Đình Sang đã chiết đ−ợc 28% saponozit từ khô sở.
- 46 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Trung Quốc có cây cùng giống với sở và loài khác gọi là cây du trà (hay trà dại ?) tên khoa học Camellia oleosa (Lour Rehd.) hay Thea oleosa Lour, Camellia drupifera Lour. Trong khô hạt du trà ép dầu có chứa Saponin. Hợp chất Saponozit chiết từ khô sở, khô hạt chè dại, dùng để diệt khuẩn, diệt cá tạp. Hiện nay trên thị tr−ờng có nhiều cơ sản xuất Saponin, nên khi dùng xem h−ớng dẫn của nhà sản xuất, th−ờng liều dùng 15g/m3 n−ớc. 5.6.2. Dây thuốc cá (Derris spp) (hình 29) Tên khác: Dây duốc cá, dày mật, dày có, dày cát, lầu tín, Tubaroot (Anh), Derris (Pháp). Tên khoa học: Derris elliptica Benth, Derris tonkinensis Gagnep Dây thuốc cá là một loại dây leo khoẻ, thân dài 7-10m, lá kép gần 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng sau da dày, hình mác nhọn , phía d−ới tròn. Hoa nhỏ trắng hoặc hồng. Quả loại cả đậu, dẹt dài 4- 8cm. Cây mọc hoang dại ở Indonexia, Malayxia, ấn Độ, Việt Nam. Có thể trồng bằng dâm cành Dây thuốc cá có chất hoạt kích chính là Rotenon (hay Tubotoxin; Derris). Hình 29: cây thuốc cá Rotenon là những tinh thể hình lăng trụ, không màu. Dây thuốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Các chất hoạt tính chỉ độc với động vật máu lạnh, không độc với ng−ời, rất độc với cá. Nghiền rễ dây thuốc cá với n−ớc với liều luợng 1ppm làm cá bị say, nếu liều cao hơn làm cá chết. Rễ dây thuốc cá không độc với giáp xác. ở n−ớc ta dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao −ơng nuôi tôm giống, tôm th−ơng phẩm. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để n−ớc trong ao sâu 15-20cm, té n−ớc ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5-10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều l−ợng dùng th−ờng 3-5kg rễ/ 1000m2 n−ớc 5.6.3. Bồ hòn (Sapindus mukorossii Gaertn) (hình 30) Tên khác: Bòn hòn, Vò hoạn thụ, Lai patt, Savonnier (Pháp) Tên khoa học: Sapindus mukorossii Gaertn. Họ bồ hòn: Sapindaceae Bồ hòn cây cao to có thể đạt tới 20-30m, lá kép lông chim gồm 4-5 đôi, lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn. Hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành. Đài 5, hàng 5, nhị 8. Quả gồm 3 quả hạch nh−ng 2 tiêu giảm đi chỉ còn 1, hình tròn. Vỏ quả màu vàng nâu, hạt da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu. Cây đ−ợc trồng khắp miền Bắc Việt Nam - Thành phần hoá học ch−a nghiên cứu. - Công dụng t−ơng tự nh− dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1kg hạt/ 1000m2 n−ớc. Hình 30: cây bồ hòn 5.6.4. Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake) (hình 31) Tên khác: Mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học: Milletia ichthyochtona Drake. Họ cánh b−ớm Fabaceae Thàn mát là cây to, cao chừng 5-10m có lá kép 1 lần chim lông lẻ, sớm rụng lá non dài 12cm, cuống chung dài 7-8cm gầy, cuống lá chét dài 3-4cm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25cm. Hoa trắng mọc thành chùm, th−ờng mọc tr−ớc lá làm cm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía tr−ớc hẹp lại trông giống con dao mã tấu l−ỡi rộng, trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng nhạt nâu, đ−ờng kính 20mm. Cây mọc hoang dã ở các tỉnh Tây Bắc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Thái.
- Bùi Quang Tề 47 Trong hạt thàn mát có chứa 38-40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá nh− Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Công dụng t−ơng tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1,0kg hạt/1000m2 Hình 31: Cây thàn mát
- 48 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Ch−ơng 4 Một số bệnh th−ờng gặp ở tôm nuôi 1. Bệnh virút 1.1. Bệnh MBV (Monodon Baculovirus) ở tôm sú. 1.1.1. Tác nhân gây bệnh. Tác nhân gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon, cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ds ADN, có lớp vỏ bao, dạng hình que (hình 32). Theo J.Mari và CTV, 1993 thì chủng MBV của tôm sú từ ấn Độ Thái Bình D−ơng có kích th−ớc nhân 42 ± 3 x 246 ± 15 nm, kích th−ớc vỏ bao 75 ± 4 x 324 ± 33 nm. Chủng PMV của tôm (P.plebejus, P. monodon, P. merguiensis) từ úc có kích th−ớc nhân 45-52 x 260-300 nm, kích th−ớc vỏ bao 60 x 420 nm. Hình 32: Thể virus gây bệnh MBV (nhuộm âm, ảnh KHVĐT): a-b- thể virus không có vỏ bao và vỏ bao ở phía trên (a); vỏ bao ở phía d−ới (b); (vạch kẻ = 100nm); c-f- thể virus không có vỏ bao (vạch kẻ = 150; 150; 60; 80nm) (theo Graindorge & Flegel, 1999) Virus ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống gan tuỵ (Hepatopancreas) và tế bào biểu bì phía tr−ớc ruột giữa, virus tái sản xuất bên trong nhân tế bào vật nuôi, bao gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn O (tiềm ẩn): Sau khi tế bào nhiễm MBV là giai đoạn sớm của tế bào chất biến đổi. - Giai đoạn 1: Nhân tế bào s−ng nhẹ, các nhiễm sắc thể tan ra và di chuyển ra sát màng nhân. Tế bào chất mất dần chức năng của chúng và hình thành giọt mỡ. Virus bắt đầu gây ảnh h−ởng.
- Bùi Quang Tề 49 - Giai đoạn 2: Nhân s−ng nhanh, số l−ợng virus tăng nhanh, xuất hiện thể ẩn (Occlusion bodies) trong nhân (hình 33-37). - Giai đoạn 3: tế bào bị bệnh, nhân tăng lên gấp 2 lần, đ−ờng kính bình th−ờng và tăng 6 lần về thể tích. bên trong nhân có 1 đến nhiều thể ẩn (hình 33,37), trong thể ẩn chứa đầy các virus. Các virus phá huỷ các tế bào ký chủ, tiếp tục di chuyển sang tế bào khác hoặc theo chất bài tiết ra ngoài môi tr−ờng, tạo thành virus tự do tồn tại trong bùn và n−ớc. 1.1.2. Dấu hiệu bệnh lý. Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh th−ờng có biểu hiện một số dấu hiệu sau: - Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh tr−ởng chậm (chậm lớn) (hình 38). - Các phần phụ và vỏ kitin có hiện t−ợng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi). - Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh. - Tỷ lệ chết dồn tích, cao tới 70% hoặc có thể tôm chết hầu hết trong ao. ẻ ẻ é ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ Hình 33: Các thể ẩn (ẻ) trong nhân tế bào gan tuỵ tôm sú. nhuộm xanh malachite 0,5%, X400 Í é ễ é é é ẻ é Í é é ẻ Hình 35: thể ẩn của bệnh MBV- ảnh KHVĐT Hình 34: gan tuỵ tôm sú nhiễm MBV, xuất hiện các thể ẩn (ẻ) nhuộm xanh malachite 0,5%, (X200)
- 50 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị ẻ ẻ ẻ Í ẻ ẹ ẻ Í ẻ Í Í Í ẻ Hình 36: gan tuỵ tôm sú nhiễm bệnh MBV, các thể ẩn (ẻ) màu đỏ, nhân màu xanh tím, nhuộm màu H&E (X400). Mẫu thu ở Sóc Trăng, tháng 11/1994. Í Í ẻ ẻ Í ẻ ẻ Í Í ẻ Hình 37: gan tuỵ tôm sú nhiễm bệnh MBV, các thể ẩn (ẻ) màu đỏ, nhân màu xanh tím, nhuộm màu H&E. Mẫu thu ở Hà Tĩnh, 4/2003.
- Bùi Quang Tề 51 Hình 38: tôm sú nhiễm bệnh MBV chậm lớn, màu xanh xẫm 1.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh. Bệnh MBV đ−ợc phát hiện đầu tiên năm 1980 ỏ đàn tôm sú (Penaues monodon) đ−a từ Đài Loan đến nuôi ở Mehico (Lightner và CTV, 1981, 1983). Tiếp theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện bệnh MBV có xuất phát từ Đài Loan, Philippines, Malaysia, Polynesia thuộc Pháp, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc ở Đài Loan bệnh MBV có liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm sú năm 1987 và 1988 (Chen và CTV, 1989). Cho đến nay ng−ời ta biết bệnh MBV phân bố rất rộng rãi: châu á, Thái Bình D−ơng, châu Phi, miền Nam châu Âu, châu Mỹ. Tôm sú (P. monodon) th−ờng xuyên nhiễm bệnh MBV và một số tôm khác cũng nhiễm bệnh MBV: P. merguiensis, P. semisulcatus, P. kerathurus, P. plebejus, P. indicus, P. penicillatus, P. esculentus, P. vannamei (có khả năng). Virus MBV nhiễm từ Post-larvae đến tôm tr−ởng thành. Bệnh MBV lan truyền theo ph−ơng nằm ngang, không truyền bệnh theo ph−ơng thẳng đứng. ở Việt Nam tháng 10-11/1994 Bùi Quang Tề lần đầu tiên đã nghiên cứu về mức độ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú nuôi các tỉnh ven biển phía nam: Tôm sú nuôi nhiễm virus MBV khá cao: Tôm thịt ở Minh hải: 50-85,7%, ở Sóc Trăng 92,8%; Tôm giống ở Bà Rịa-Vũng Tàu 5,5-31,6%, tôm giống Nha Trang 70-100%. Bệnh MBV là một trong những nguyên nhân gây chết tôm ở các Tỉnh phía nam năm 1993-1994. Tiếp theo Đỗ Thị Hoà từ tháng 11/1994-7/1995 cũng đã nghiên cứu bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm virus MBV ở ấu trùng tôm sú là 33,8%, tôm giống là 52,5%, tôm thịt là 66,5%. Năm 1995 sơ bộ điều tra bệnh tôm sú nuôi ở các tỉnh phía Bắc đã nhiễm mầm bệnh MBV ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng. Vì những tỉnh này đều lấy tôm giống từ Nha Trang ra nuôi (Bùi Quang tề và CTV, 1997). Đến nay kiểm tra tôm post sản xuất từ miền Bắc ở Quảng Ninh đến các tỉnh phía Nam ở Cà Mau hầu hết chúng đều nhiễm mầm bệnh MBV, ở mức độ khác nhau. Bệnh MBV không làm tôm chết hàng loạt, nh−ng làm tôm chậm lớn và chết rải rác. Khi thu hoạch tỷ lệ tôm sống rất thấp đây là vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm biển ở các tỉnh ven biển. 1.1.4. Chẩn đoán bệnh. Để chẩn đoán bệnh MBV và bệnh virus ở tôm he nói chung, chúng ta phải kiểm tra nhiều yếu tố: Quá trình nuôi tôm, dấu hiệu bệnh lý, mô bệnh học, dựa trên nguyên tắc sau: -Thu mẫu bệnh soi qua kính hiển vi bằng mẫu nhuộm t−ơi và mẫu cắt mô bệnh học (Bài 1 phần phụ lục) hoặc soi qua kính hiển vi điện tử.
- 52 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị -Làm tăng sự nhiễm bệnh để kiểm tra mô bệnh học và soi qua kính hiển vi hoặc qua kính hiển vi điện tử. -Thực nghiệm sinh học gây cảm nhiễm bệnh nhân tạo bằng các mẫu tôm đã nhiễm bệnh cho đàn tôm khoẻ mạnh. Sau đó theo dõi các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra mẫu nhuộm t−ơi và mô bệnh học. 1.1.5. Phòng bệnh. Phòng bệnh là chính: + Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh MBV. + Tẩy dọn ao, bể nuôi nh− ph−ơng pháp phòng chung. + Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và l−ợng. Không để tôm sốc trong quá trình nuôi. + Kiểm dịch đàn tôm bố mẹ tr−ớc khi cho đẻ. + Xử lý n−ớc bằng tầng ôzôn và các chất sát trùng Bezalkon clorua tr−ớc khi ấp trứng thì có thể sản xuất đ−ợc đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV. 1.2. Bệnh hội chứng đốm trắng ở giáp xác (White spot syndrome virus-WSSV). 1.2.1. Tác nhân gây bệnh. Tr−ớc năm 2002, có 3 chủng Baculovirus gây bệnh đốm trắng hoặc còn gọi là virus Trung Quốc. Tuỳ từng n−ớc nghiên cứu chúng có tên gọi và kích th−ớc nh− sau: Tên virus Kích th−ớc virus Kích th−ớc nhân Virus Trung Quốc (HHNBV) 120 x 360 nm Virus tôm Nhật 1(RVPJ-1) 84 x 226 nm Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2) 83 x 275 nm 54 x 216 nm Virus bệnh đốm trắng Thái lan (SEMBV) 121 x 276 nm 89 x 201 nm Virus bệnh đốm trắng (WSBV) 70-150x350-380nm 58-67x330-350nm Hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (Paris, 2002) các tác giả: Just M. Vlak, Jean-Robert Bonami, Tim W. Flegel, Guang-Hsiung Kou, Donald V. Lightner, Chu-Fang Lo, Philip C. Loh and Peter J. Walker đã phân loại virus gây hội chứng đốm trắng là một giống mới Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae - Virus dạng hình trứng, kích th−ớc 120x275nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích th−ớc 70x300nm (hình 39-42). - Virus có ít nhất 5 lớp protein, trong l−ợng phân tử từ 15- 28 kilodalton. Vỏ bao có hai lớp protein VP28 và VP19; Nucleocapsid có 3 lớp VP26, VP24, VP15 (hình 39-40) - Nhân cấu trúc dsADN: Không có thể ẩn (Occlusion body). Vỏ lipid 19 kDa 28 kDa 75 kDa Capsid 24 kDa Nhân Nucleoprotein Hình 39: mô hình cấu tạo Whispovirus Hình 40: A- Bản gel điện di protein của WSSV (1- marker; 2- protein của tôm sông không nhiễm bệnh; 3- virus WSSV; 4- Nucleocapsid của WSSV); B- mô hình cấu tạo Whispovirus (theo Just M. và CTV, 2002)
- Bùi Quang Tề 53 A B Hình 41: Virus đốm trắng (WSSV) hình que d−ới kính hiển vi điện tử A- Nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV; B- Thể virus có vỏ bao ở nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV (theo Bùi Quang Tề, 2002-2003) Hình 42: Virus nhuộm âm ở trong huyết t−ơng của tôm sú nhiễm bệnh WSSV, một số thể virus có đuôi, ảnh KHVĐT (vạch kẻ a = 240, b= 150, c= 100nm) (theo Graindorge & Flegel, 1999) - Khi tôm xuất hiện các đốm trắng, quan sát thấy rất nhiều các thể vuì (inclusion body). ở trong nhân của tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày và tế bào biểu bì d−ới vỏ, cơ quan lympho, các nhân hoại tử và s−ng to. -Khi môi tr−ờng nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. 1.2.2. Dấu hiệu bệnh lý: - Dấu hiệu đặc tr−ng của bệnh có những đốm trắng ở d−ới vỏ. Những đốm trắng th−ờng có đ−ờng kính từ 0,5-2,0 mm (hình 50-53). - Th−ờng liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân. - Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ (hình 45), bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn th−ơng, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám. - Khi có dấu hiệu sức khoẻ tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm phát bệnh trong vòng từ 3-10 ngày lên đến 100% và tôm chết hầu hết trong ao nuôi.
- 54 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị ặ ặ ẻ A B Hình 43: A- Mang tôm sú bố bẹ bị bệnh đỏ mang có các thể vùi chứa các thể virus hình que (ẻ) (ảnh KHVĐT, Bùi Quang Tề, 2002); B- Tôm bị bệnh đốm trắng, nhân tế bào biểu bì dạ dày tr−ơng to có thể vùi (ặ) màu hồng, mẫu mô nhuộm H&E Hình 45: Tôm sú bị bệnh đốm trắng dạt vào bờ và chết (ảnh chụp tại Hải Phòng 2001-2003) Hình 46: Tôm sú bị bệnh đốm trắng, có các đốm trắng d−ới vỏ (ảnh chụp tại Quảng Ninh- 2001 và Hải Phòng- 2003)
- Bùi Quang Tề 55 Hình 47: Tôm sú bị bệnh đốm trắng, bóc vỏ đầu ngực thấy rõ các đốm trắng d−ới vỏ Hình 48: Vỏ đầu ngực tôm bị bệnh đốm trắng (ảnh chụp tại Hải Phòng, Thanh Hoá 5/2001 và Quảng Trị 4/2002) Hình 49: Tôm sú bố mẹ bị đỏ mang test PCR d−ơng tính bệnh đốm trắng (mẫu thu tại Huế, 5/2002) Hình 50: Tôm rảo, tôm gai, tôm đất, cua bị bệnh chết ở ao nuôi tôm sú
- 56 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 1.2.3. Phân bố và lan truyền bệnh. Bệnh đốm trắng đ−ợc thông báo đầu tiên ở Trung Quốc trong các đầm nuôi tôm sú nuôi tỷ lệ chết rất cao (Chen, 1989). ở Thái lan các trại tôm ở vùng Samut Sakhorn năm 1989 đã có báo cáo bệnh đỏ thân ở tôm sú. Năm 1992 - 1993 ở Thái Lan, tôm nuôi đã bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu đôla (Flegel T.W, 1996). Năm 1993 Nhật Bản nhập tôm của Trung Quốc về nuôi đã xuất hiện bệnh đốm trắng. Năm 1994 đã có các báo cáo từ ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan tìm ra nguyên nhân gây bệnh đốm trắng. Bảng 7: Một số giáp xác nhiễm bệnh đốm trắng (theo V. A. Graindorge & T.W. Flegel) Nhiễm tự nhiên Ph−ơng pháp kiểm tra Truyền bệnh Vật nuôi (N) hoặc nhiễm H& Kính In PCR cho Penaeus thực nghiệm (E) E HVĐT situ monodon Họ tôm he Penaeus chinensis- tôm n−ơng N + + + Penaeus duorarum E + Penaeus indicus-tôm thẻ trắng N + Penaeus japonicus- tôm he Nhật bản N + + + + + Penaeus merguiensis- tôm bạc, lớt, thẻ N + + + Penaeus monodon- tôm sú N + + + + + Penaeus penicillatus- tôm he lông dài N + + Penaeus semisulcatus- tôm vằn, tôm thẻ N + + Penaeus setiferus E + Penaeus stylirostris E + Penaeus vannamei- tôm chân trắng N + + Tôm khác Exopalaemon orientalis N + + + Macrobrachium rosenbergii- tôm càng xanh N +/- + + Metapenaeus ensis - tôm rảo, chì N + + + Palaemon styliferus N + + + Alpbeus brevieristatus N + Alpbeus lobidens N + Palaemon serrifer N + Cua Calappa lophos E + Charybdis feriata N + + + Charybdis natotor N + Charybdis japonica N + Hemigrapsus sanguineus N + Helice tridens N + Mantura sp. N + Petrolistbes japonicus N + Potunus trituberculatus N + Portumus pelagicus-ghẹ xanh N + + + + + Scylla serrata- cua bể N + + + + Sesarma sp. N + + + + + Somannia-tbelpusa sp. E + + + Mangrove crab N + + Thalamita sp. N + + + + Tôm hùm Panulirus longipes- tôm hùm đỏ E + Panulirus ornatus- tôm hùm bông E + Động vật thuỷ sinh khác Copepoda N + ấu trùng côn trùng N +
- Bùi Quang Tề 57 Hiện t−ợng tôm bệnh th−ờng xảy ra ở tôm giống đến tôm tr−ởng thành, của các khu vực nuôi thâm canh và quảng canh. Khi môi tr−ờng nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự nhiên, nh− các loài tôm he, tôm n−ớc ngọt, cua, tôm hùm, chân chèo và ấu trùng côn trùng (xem bảng 7) do đó bệnh lây lan rất nhanh chóng trong các đầm nuôi tôm. Bệnh đốm trắng lây truyền qua đ−ờng nằm ngang là chính. Virus lây từ các giáp xác khác (tôm cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi tr−ờng bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm. Khi các loài tôm bị bệnh đốm trắng trong ao sức khoẻ chúng yếu hoặc chết các con tôm khoẻ đã ăn chúng dẫn đến bệnh lây lan càng nhanh hơn. Có thể một số loài chim n−ớc đã ăn tôm bị bệnh đốm trắng từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi. Bệnh đốm trắng không có khả năng lây truyền qua đ−ờng thẳng đứng vì các noãn bào (trứng) phát hiện chúng nhiễm virus đốm trắng thì chúng không chín (thành thục) đ−ợc. Nh−ng trong quá trình đẻ trứng của tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng của chúng, do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm. Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng th−ờng xuyên xuất hiện trong các khu vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh khi bị nhiễm bệnh đốm trắng đã làm tôm chết hàng loạt và gây tổn thất lớn cho nghề nuôi tôm. Mùa xuất hiện bệnh là mùa xuân và đầu hè khi thời tiết biến đổi nhiều nh− biên độ nhiệt độ trong ngày biến thiên quá lớn (> 50C) gây sốc cho tôm. Bệnh đốm trắng th−ờng gây chết tôm rảo, tôm n−ơng, cua, ghẹ, sau đó tôm sú nuôi khoảng 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và gây chết tôm. Năm 2001, Bùi Quang Tề và cộng sự đã điều tra 483 hộ nuôi tôm sú thuộc 23 huyện của 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có 166 hộ (34,37%) đã mang mầm bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và tôm cua tự nhiên và có 169 hộ (34,99%) bệnh đốm trắng đã gây tôm chết. Tôm sú nuôi sau 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và gây tôm chết hàng loạt. Tôm sú bố mẹ khi đánh bắt ở biển khơi hoặc trong các đầm phá có hiện t−ợng bị bệnh đỏ mang (hình 49) sau khi đánh bắt từ 3-4 ngày, tỷ lệ chết tới 80-100%, thời gian tôm bị bệnh chết nhiều vào tháng 3-4 (sau tết). Kiểm tra d−ới kính hiển vi điện tử có xuất hiện các thể virus hình que (hình 43A) và test PCR d−ơng tính với bệnh đốm trắng. 1.2.4. Chẩn đoán bệnh. - Dựa trên dấu hiệu bệnh đặc tr−ng là xuất hiện các đốm trắng d−ới vỏ và phân lập vi khuẩn gây bệnh khi tôm đỏ thân. - Chẩn đoán bằng ph−ơng pháp mô bệnh học: Quan sát các nhân của tế bào biểu bì d−ới vỏ, tế bào biểu bì tuyến Anten, tế bào cơ quan bạch huyết (Lymphoid), cơ quan tạo máu (hematopoietc), tổ chức liên kết của vỏ Khi nhuộm Hematoxylin và eosin các nhân tế bào có một thể vùi (Inclusion body) lớn, bắt màu đỏ đồng đều. - Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR, Enzyme miễn dịch 1.2.5. Phòng bệnh. - Chọn tôm bố mẹ có chất l−ợng tốt (chiều dài từ 26-30cm, đánh ở độ sâu 60-120m) không nhiễm WSSV. - Không vận chuyển tôm giống mật độ cao. - Thức ăn t−ơi sống không h− thối và dùng nhiệt nấu chín. - Hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục. - Nguồn n−ớc cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng. - Vớt tôm chết ra khỏi ao - Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi. - N−ớc ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng độ cao (30-50g/m3), không đ−ợc xả ra ngoài. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay.
- 58 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 1.3. Bệnh đầu vàng ở tôm sú (Yellow Head Disease-YHD) 1.3.1. Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở tôm sú là virus hình que kích th−ớc 44±6x173±13nm. Nhân của virus có đ−ờng kính gần bằng 15 nm, chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã cho virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de Graindorge & T.W. Flegel, 1999) 1.3.2. Dấu hiệu bệnh lý. - Biểu hiện đầu tiên tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn mức bình th−ờng. Đột ngột tôm dừng ăn, sau một hai ngày tôm dạt vào gần bờ và chết. - Mang và gan tuỵ có màu vàng nhạt, toàn thân có màu nhợt nhạt (hình 58). - Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết nghiêm trọng đến 100% trong vòng 3-5 ngày. - Khi tôm nhiễm bệnh đầu vàng kiểm tra tiêu bản máu thấy có dấu hiệu bất th−ờng: Nhân tế bào hồng cầu thoái hoá kết đặc lại (hình 53) hoặc bị phá huỷ phân mảnh. - Kiểm tra mô bệnh học tế bào có hiện t−ợng hoại tử ở nhiều cơ quan và xuất hiện các thể vùi trong tế bào chất, nhân thoái hoá kết đặc và phân mảnh của nhiều tế bào khác nhau: hệ bạch huyết (Lymphoid), tế bào mang, tế bào kẽ gan tuỵ, tế bào biểu bì ruột (hình 51,57). 1.3.3. Phân bố và lan truyền bệnh. Boonyaratpalin và CTV, 1992 lần đầu tiên mô tả bệnh đầu vàng gây chết tôm sú nuôi ở miền Trung và miền nam Thái lan, đặc biệt nguy hiểm cho các vùng nuôi thâm canh qua 1 số năm. Virus đầu vàng có thể liên quan đến đợt dịch bệnh của tôm sú nuôi ở Đài loan năm 1987-1988. Những nơi khác thuộc Đông Nam á: Indonesia, Malaysia, Trung quốc, Philippine gặp ít nh−ng nguy hiểm cho tôm sú nuôi (Lightner, 1996). Bệnh th−ờng xảy ra ở các ao nuôi có điều kiện môi tr−ờng xấu và những vùng có mật độ trại cao. Bệnh có thể xuất hiện sau khi thả giống 20 ngày th−ờng gặp nhất 50- 70 ngày ở các ao nuôi tôm sú thâm canh. Ngoài ra bệnh còn gặp ở một số loài tôm tự nhiên khác: tôm thẻ, tôm bạc (lớt), tôm rảo (xem bảng 8). ở Việt nam các vùng nuôi tôm sú của các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Nam Bộ đã có tôm bị bệnh đầu vàng gây tôm chết (Theo Bùi Quang Tề, 1994- 2001 và Đỗ Thị Hoà, 1995). Bệnh đầu vàng lây truyền theo đ−ờng nằm ngang, virus trừ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi tr−ờng hoặc một số tôm tự nhiên cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền cho các tôm trong ao nuôi. Có thể một số loài chim n−ớc đã ăn tôm bị bệnh đầu vàng từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi. 1.3.4. Chẩn đoán bệnh Dựa vào dấu hiệu bệnh lý đặc tr−ng và mô bệnh học, kính hiển vi điện tử để chẩn bệnh cho tôm. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR. 1.3.5. Phòng bệnh. áp dụng theo ph−ơng pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi ch−a phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận. Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn sống trong vôi nung hoặc đốt. N−ớc từ ao tôm bệnh không thải ra ngoài xử lý bằng vôi nung hoặc bằng clorua vôi (theo ph−ơng pháp tẩy ao). Xem xét tôm th−ờng xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. nếu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý n−ớc ao tr−ớc khi tháo bỏ.
- Bùi Quang Tề 59 Hình 52: Thể túi (thể vùi) trong tế bào lympho Hình 51: Tôm sú bị bệnh đầu vàng, trong hệ của tôm sú bố mẹ ch−a có dấu hiệu bệnh đã thu bạch huyết, thấy rõ các thể virus dạng sợi trong đ−ợc vỏ bao virus đầu vàng trên mạng l−ới nội tế bào chất của tế bào lympho, ảnh KHVĐT chất của tế bào vật chủ. Trong thể túi đã đ−ợc tích luỹ các thể virus dạng sợi ngắn hơn. Hình 53: Tôm sú bị bệnh đầu vàng, trong tế Hình 54: Thể virus đầu vàng trong tế bào bào kẽ gan tuỵ có các thể virus có vỏ bao và lympho của tôm sú nhiễm bệnh, nhuộm âm, không có vỏ bao. Thể virus hình que ngắn, kích ảnh KHVĐT. th−ớc 44x173nm, ảnh KHVĐT.
- 60 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ Hình 55: Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng. Tế bào Hình 56: Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng. Cơ mang tôm nhân tế bào thoái hóa kết đặc (ẻ) quan tạo máu (haemolymphoid) có nhiều nhân bắt màu đậm (X40). tế bào thoái hóa kết đặc bắt màu đỏ đậm, kích th−ớc khác nhau (X40). ẻ ẻ ẻ Hình 57: Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng. Biểu bì dạ dày nhân tế bào thoái hóa kết đặc (ẻ) bắt màu đậm (X40)
- Bùi Quang Tề 61 A B C D Hình 58: Tôm sú bị bệnh đầu vàng ( A-C- mẫu thu ở Phú Yên , 1995; D- mẫu thu ở Quảng Ngãi, 7/2002)
- 62 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Bảng 8: Một số giáp xác nhiễm bệnh đầu vàng (theo V. Alday de Graindorge & T.W. Flegel, 1999) Nhiễm tự nhiên Ph−ơng pháp kiểm tra Truyền bệnh Vật nuôi (N) hoặc nhiễm H&E Kính In PCR cho thực nghiệm (E) HVĐT situ Penaeus monodon Họ tôm he Penaeus duorarum E + Penaeus merguiensis- tôm bạc, lớt N + + Penaeus monodon- tôm sú N + + Penaeus setiferus E + Penaeus stylirostris E + Penaeus vannamei- tôm chân trắng E + Penaeus aztecus E + Tôm khác Metapenaeus ensis- tôm rảo, chì N + + Palaemon styliferus N + + Eupbaria superba N + 1.4. Bệnh nhiễm trùng virus d−ới da và hoại tử (Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus- IHHNV) 4.1. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh nhiễm trùng virus d−ới da và hoại tử là giống Parvovirus, cấu trúc acid nhân là ADN, đ−ờng kính 22 nm (hình 59). Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và s−ng to nhân vật chủ. 1.4.2. Dấu hiệu bệnh lý - Tôm nhiễm bệnh IHHNV th−ờng hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng (hình 60). Tôm sú (P. Hình 59: tiểu phần virus đ−ờng kính 22nm ở trong hệ monodon) bị bệnh lúc sắp chết bạch huyết của tôm sú nuôi trong ao −ơng (ảnh th−ờng chuyển màu xanh, cơ phần KHVĐT) bùng màu đục. Tôm chân trắng (P. vannamei) thể hiện hội chứng dị hình còi cọc, tôm giống (Juvenil) chủy biến dạng, sợi anten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV th−ờng từ 10-30%, khi bị bệnh nặng hệ số còi cọc lớn 30% có khi tới 50%. Tôm P. stylirostris bị bệnh dạng cấp tính, tỷ lệ chết rất cao, virus bệnh lây từ mẹ sang ấu trùng (ph−ơng thẳng đứng) nh−ng không phát bệnh, th−ờng đến postlarvae 35 dấu hiệu bệnh quan sát là tỷ lệ chết cao, virus lây lan theo chiều ngang ở tôm giống ảnh h−ởng rất mãnh liệt, tôm tr−ởng thành đôi khi có dấu hiệu bệnh hoặc chết.
- Bùi Quang Tề 63 - Kiểm tra mô bệnh học tế bào tuyến anten, tế bào dây thần kinh và tế bào mang của tôm nhiễm bệnh IHHNV, có thể vùi trong nhân tế bào. Thời kỳ đầu th−ờng nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ xẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều virus (hình 60-75). Hình 60: A,B, Tôm chân trắng bị bệnh IHHNV chủy biến dạng; C- tôm chân trắng bị bệnh anten bị quăn queo; ẻ A B C ẻ ẻ ẻ Hình 61: Các thể vùi (ẻ) trong nhân tế bào tuyến anten của tôm sú nhiễm bệnh IHHNV 1.4.3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh IHNNV đ−ợc phát hiện ở Mỹ trong đàn tôm chân trắng (Penaeus vannamei), còn gọi là hội chứng dị hình còi cọc của tôm chân trắng Nam Mỹ. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn postlarvae đến tôm tr−ởng thành. Tỷ lệ chết của tôm P. stylirostris rất cao. Bệnh xuất hiện cả ở Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang, virus có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm ở giai đoạn sớm của ấu trùng tôm.
- 64 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Bảng 9: Những loài tôm nhiễm bệnh INHNV: (theo V. A. Graindorge & T.W. Flegel, 1999 Nhiễm tự nhiên Nhiễm thực nghiệm Khó nhiễm P. vannamei- tôm chân trắng P. setiferus P. indicus- tôm he ấn độ P. monodon- tôm sú P. duodarun P. merguiensis- tôm thẻ P. stylirostris P. occidentalis P. californiensis P. semisalcatus- thẻ rằn P. japonicus- tôm he Nhật bản ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh học gan tuỵ của tôm sú P.monodon Minh Hải, Sóc Trăng xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào tuyến anten của tôm sú (Bùi Quang Tề, 1994). Hiện nay chúng ta nhập tôm chân trắng (P. vannamei) vào nuôi ở Việt Nam, tỷ lệ tôm nhiễm bệnh khá cao. Bằng xét nghiệm kỹ thuật PCR cho thấy những ao nuôi tôm chân trắng và tôm sú chậm lớn (Quảng Ninh, 2004) đều d−ơng tính với bệnh IHHNV. 1.4.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý. - Quan sát mô bệnh học tế bào tuyến anten, tế bào mang của tôm trên tiêu bản cắt mô, nhuộm màu Hematoxilin và Eosin. Thể vùi trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào mang bắt màu đỏ hoặc đỏ xẫm gần kín nhân tế bào. - Xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR 1.4.5. Phòng bệnh T−ơng tự nh− bệnh MBV, Đầu vàng. 1.5. Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he (Hepatopancreatic Parvovirus- HPV) 1.5.1. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh gan tuỵ ở tôm he là nhóm Parvovirus, cấu trúc acid nhân là ADN, đ−ờng kính 22-24 nm (hình 62). Virus ký sinh trong nhân tế bào gan tuỵ, biểu bì ruột tr−ớc, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và s−ng to nhân ký chủ. 1.5.2. Dấu hiệu bệnh lý - Tôm nhiễm virus HPV th−ờng bỏ ăn, hoặc ít ăn, hoạt động yếu, dễ bị nhiễm các sinh vật bám trên mang, vỏ và các phần phụ. Gan tôm bị teo lại hoặc hoại tử, hệ cơ bụng đục mờ, hiện t−ợng chết th−ờng xảy ra ở tôm ấu trùng, tỷ lệ chết từ 50-100%. - Kiểm tra mô bệnh học tế bào gan tuỵ của tôm nhiễm bệnh HPV, có thể vùi nằm trong tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ. Thời kỳ đầu th−ờng nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ xẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều virus (hình 63). 1.5.3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh HPV lần đầu tiên đ−ợc phát hiện ở Mỹ trong đàn tôm nhập nội. Tiếp theo đó là tôm nuôi ở Malaysia đã nhiễm virus HPV (Lightner và Redman, 1985 ). Bệnh HPV cùng với MBV gây tác hại trong đợt dịch tôm chết ở Đài Loan 1987-1988. Những tôm th−ờng hay nhiễm virus HPV là tôm P. merguiensis, P. monodon, P. chinensis, P. japonicus, P. indicus, P. penicillatus, P. vanname, và Macrobrranchium rosenbergin. Bệnh phân bố rộng rãi ở các châu á, châu úc, châu Phi và lan sang châu Mỹ. Bệnh HPV lan truyền theo ph−ơng nằm ngang, không truyền bệnh theo ph−ơng thẳng đứng.
- Bùi Quang Tề 65 ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh học gan tuỵ của tôm thẻ P. merguiensis Minh Hải, Sóc Trăng (Bùi Quang Tề, 1994), tôm sú nuôi rất chậm lớn trong 1 một số ao nuôi ở Nghệ An (2002), kiểm tra mô gan tụy đã xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào biểu bì mô hình ống. Tháng 7/2002 kiểm tra một lô tôm post 25-30 ở Quảng Ngãi, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm 100% bệnh HPV, tôm có hiện t−ợng đen thân và chết nhiều (Bùi Quang Tề, 2002) Hình 62: các tiểu phần Parvovirus phân lập từ gan tụy tôm sú nhiễm bệnh HPV (ảnh KHVĐT- 80.000 lần) ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ Hình 63: Các thể vùi (ẻ) trong nhân tế bào gan tụy tôm sú nhiễm bệnh HPV, nhuộm H&E
- 66 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 1.5.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý. - Quan sát mô bệnh học tế bào gan tuỵ của tôm trên tiêu bản cắt mô, nhuộm màu Hematoxilin và Eosin. Thể ẩn trong nhân tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ bắt màu đỏ hoặc đỏ xẫm gần kín nhân tế bào. 1.5.5. Phòng bệnh T−ơng tự nh− bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. 1.6. Bệnh hoại tử mắt của tôm 1.6.1. Tác nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn Vibrio spp (V. harveyi, V. vulnificus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. parahaemolyticus ); virus hình que (giống nh− virus của cơ quan Lympho, virus ở mang và virus đầu vàng). Nhìn qua kính hiển vi điện tử, cho thấy tế bào thần kinh trong vùng hội tụ (gần màng đáy) chứa các túi tế bào chất (đ−ờng kính 1-3μm) có các hạt (đ−ờng kính nhân 15-26nm) và vỏ (Nucleocapsid) hình que. Virus hình que có chiều dài 130-260nm, đ−ờng kính 10-16nm (hình 65-66). Hình 64: Túi rỗng bên trong những tế bào thần kinh ở vùng hội tụ của mắt tôm lúc sắp chết. Các tế bào có túi rỗng (VES) ở sát màng vùng hội tụ. Các tế bào chứa các hạt sắc tố (PG), những sợi thần kinh mắt nguyên thủy này phù hợp cho vùng sắc tố. Túi rỗng có đ−ờng kính 3μm chứa các tiểu phần virus (PAR) có đ−ờng kính 20nm. Một số tiểu phần virus xuất hiện trong tế bào chất. ảnh KHVĐT, 14.520 lần, th−ớc đo= 100nm. (theo Paul T. Smith, 2000) 1.6.2. Dấu hiệu bệnh lý Tôm hôn mê, lờ đờ, kém ăn, ruột không có thức ăn, thân tôm chuyển màu đen, mang có màu nâu, cơ đuôi trắng, đuôi và vỏ kitin hoại tử. Tôm lúc sắp chết mắt có dấu hiệu nhiễm trùng viêm (hoại tử), u hạt và mềm nhũn, thấy rõ trong lát cắt mô học. Hoại tử của mắt là chứng phù và thâm nhiễm của tế bào máu ở những địa điểm áp xe. Ví dụ th−ờng ở lớp giữa hạch thần kinh mỏng (LG) và vùng hội tụ hẹp (20μm) có các tế bào máu tự do. Nếu mắt bị bệnh thì lớp giữa rộng 50-100μm có dịch màu hồng của tế bào bị viêm. Mạch máu và kẽ hở của hạch thần kinh mỏng đã mở rộng đáng kể và các tế bào máu tạo thành đ−ờng nhăn. Vùng khúc xạ và các vùng khác trong mắt (hình 67) tìm thấy các tế bào hoại tử và thoái hóa ở những chỗ áp xe. Hoại tử mắt th−ờng gặp ở các ao nuôi tôm từ 10-50%. U hạt của mắt th−ờng xuất trong các ao nuôi tôm khi mắt có hiện t−ợng nhiễm melanin trên tầng biểu bì. Tỷ lệ u hạt của mắt xuất hiện từ 2-5% ở những tôm sắp chết. Nó có đặc điểm là đ−ợc thay thế bởi mắt con, u hạt và cấu trúc bên trong của mắt với những mô sợi bắt màu eosin chứa các hạt nhỏ nhiễm melanin của tế bào máu, tế bào thoái hóa, hoại tử, lớp nhiễm melanin của các tế bào máu bên d−ới lớp biểu bì.
- Bùi Quang Tề 67 Hình 65: Túi rỗng chứa các tiểu phần virus hình que. Virus hình cầu (PAR), virus hình que (ROD) bên trong túi rống của các sợi thần kinh mắt nguyên thủy. Virus Hình 66: Các tiểu phần virus vỏ bao (EP) hình que xoắn đối xứng của nucleocapsid. Đ−ờng kính trong phần đầu của vùng hội tụ. Virus vỏ bao của virus hình cầu 15-26nm, chiều dài virus hình que trong vùng hội tụ gần các tế bào có virus 155-207 nm và đ−ờng kính 15nm. ảnh KHVĐT, hình que. Virus vỏ bao có đ−ờng kính 52- 110.000 lần, th−ớc đo= 40nm (theo Paul T. Smith, 78nm, ảnh KHVĐT, 40.480 lần, th−ớc đo = 2000). 100nm (theo Paul T. Smith, 2000). Hình 67: Thâm nhiễm của tế bào máu và một điểm áp xe trong vùng điều tiết của mắt. Liên quan của vùng thủy tinh thể (CT) bình th−ờng, thủy tinh thể hình nón, tế bào hình nón (CC), có thể nhìn thấy rõ bao quanh vùng áp xe (A) là sự thoái hóa và hoại tử tế bào máu. Không có lớp nhiễm melanin của tế bào máu bên d−ới biểu bì (C). Nhuộm H&E, 86 lần, th−ớc đo = 10 μm (theo Paul T. Smith, 2000).
- 68 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Hình 68: Vi khuẩn gram âm (GNB) trong mắt của tôm sắp chết. Vi khuẩn gram âm có trong huyết t−ơng, kẽ lỏng và không bào (V). Nhân tế bào tr−ơng to và kết đặc. Nhuộm gram, 340 lần, th−ớc đo = 10 μm (theo Paul T. Smith, 2000). Hình 69: Dấu hiệu trong vùng màng đáy (BM). Có 3 vị trí màng đáy bị vỡ (t). Trong vùng hội tụ (FZ) có vùng giữa các nhân tế bào kết đặc (P) và nhân tế bào tr−ơng to (H), tế bào máu bắt màu eosin (E), tế bào máu bắt màu đỏ (B). Gây hại cho các thể que (R) bắt đầu xảy ra. Nhuộm H&E, 340 lần, th−ớc đo = 10 μm (theo Paul T. Smith, 2000). Mắt phồng (rộp) chiếm 1-2% ở tôm sắp chết có đặc điểm là hoại tử ở mô thần kinh, khoang nhỏ, mạch phát triển rộng trong hạch lõi. Nghiên cứu cẩn thận mô thần kinh hoại tử phát hiện thấy các tế bào đa nhân khổng lồ. Những dấu vết còn lại của tế bào cho thấy, chúng bao quanh và để lộ ra các hạt chất nhiễm sắc mà chúng là các đại thực bào chết của hệ thống thần kinh (hình 88). Kiểm tra thần kinh mắt thấy rõ tế bào thần kinh đệm tr−ơng to. Rải rác khắp nơi ở cuối ngoại biên của thần kinh mắt có khoảng trống chứa các tế bào hình tròn nhân nhỏ, nh− sự thoái hóa của sợi thần kinh. Trong một số lát cắt mô mắt có một số vi khuẩn hình que bắt màu hồng, Vi khuẩn gram âm có trong huyết t−ơng, kẽ lỏng và không bào, nhân tế bào tr−ơng to và kết đặc(hình 68). Kiểm tra mô học của mang, gan tụy có thấy u hạt, biểu bì nhiễm melanin và các vi khuẩn ở trong các kẽ hở của mang. Mức độ nhiễm vi khuẩn Vibrio spp ở trong các mô của tôm sắp chết tăng từ 10-100 lần so với tôm khỏe. Mang của tôm sắp chết mức độ nhiễm Vibrio spp cũng rất cao, kết quả chúng bám bên ngoài cũng gia tăng. Mức độ nhiễm trung bình 2,2. 105 khuẩn lạc/g đuôi tôm; 2,1. 103 khuẩn lạc/ml huyết t−ơng; 3,6. 103 khuẩn lạc/g mắt tôm. Phân lập ở trong mắt tôm sắp chết có các loài vi khuẩn: Vibrio harveyi chiếm 29,6% và các loài khác V. vulnificus 21,6%, V. alginolyticus 10,2%, V. anguillarum 10,2%, V. parahaemolyticus 4,2% (theo Paul T. Smith, 2000).
- Bùi Quang Tề 69 Bảng 10: so sánh l−ợng vi khuẩn Vibrio spp ở tôm bị bệnh và tôm khỏe (theo Paul T. Smith, 2000) Tổ chức và cơ quan Tôm sắp chết Tôm khỏe Gan tụy 8. 106 khuẩn lạc/g 5. 105 khuẩn lạc/g Mang 3. 105 khuẩn lạc/g < 101 khuẩn lạc/g Cơ 5. 104 khuẩn lạc/g 5.102 khuẩn lạc/g Những đặc điểm bệnh virus ở mắt đ−ợc thể hiện nh−: mô bệnh của mắt tôm sắp chết thấy rõ sự phồng rộp và chứng phù trong hạch mỏng và các vùng hội tụ. Dấu hiệu quan sát ở vùng hội tụ, tế bào võng mạc, dải trong suốt. ở giai sớm những tế bào dễ nhiễm đã xâm nhập vùng hội tụ và di chuyển qua màng đáy, hình dạng bình th−ờng làm hàng rào chắn huyết t−ơng và tế bào máu. Kiểm tra vùng xung quanh thấy rõ tế bào thoái hóa, suy thoái và hoại tử (hình 69). Một số tế bào máu bị kích thích bắt màu eosin, một số khác bắt màu hồng. Một số nhân tế bào vùng hội tụ tr−ơng to, màu xanh tái hoặc bắt màu eosin nhẹ. Thấy rõ sự phá vỡ cấu trúc hình que và các tế bào bị kích thích có trong dải trong suốt . 1.6.3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh ở mắt th−ờng gặp ở vùng nuôi tôm ở khu vực châu á Thái Bình D−ơng và úc. Hiện nay mới có thông báo gặp ở tôm sú nuôi. Việt Nam chúng đã xuất hiện bệnh mắt (còn gọi là bệnh đui mắt) tôm sú nuôi từ tháng thứ hai. Bệnh xuất hiện nhiều vùng Nam Trung bộ và Nam bộ là chính, ở miền Bắc ít gặp hơn. 1.6.4. Chẩn đoán bệnh Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán bệnh. Dùng ph−ơng pháp mô bệnh học, phân lập Vibrio 1.6.4. Phòng và trị bệnh áp dụng ph−ơng pháp phòng bệnh tổng hợp. T−ơng tự nh− bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. 1.7. Bệnh đuôi đỏ (Hội chứng virus Taura- Taura syndrom virus- TSV) 1.7.1. Tác nhân gây bệnh Gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đ−ờng kính 30-32nm (hình 70). Hệ thống gen (genome) là một mạch RNA, chiều dài 10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40 và 24 kD) và một đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và d−ới biểu mô đuôi. Hình 70: các tiêu phần virus bệnh TSV 1.7.2. Dấu hiệu bệnh lý Dấu hiệu bệnh lý t−ơng tự nh− bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp tính đuôi tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm nhiễm melani do biều bì hoại tử. Tỷ lệ chết xuất hiện liên quan đến quá trình
- 70 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị lột vỏ. Tuy nhiên nếu tôm sống lột vỏ đ−ợc, chúng th−ờng hồi phục sinh tr−ởng bình th−ờng, mặc dù chúng có nhiễm liên tục virus. Bệnh TSV có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính đ−ợc phân biệt rõ. Dấu hiệu lâm sàng thấy rõ nhất, khi tôm L. vannamei bị bệnh ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu lờ đờ (hấp hối), đuôi phồng chuyển màu đỏ và hoại tử, nên ng− dân nuôi tôm ở Ecuador gọi là bệnh “đỏ đuôi”. Khi quan sát kỹ ở biểu bì phần đuôi (telson, chân bơi, ) d−ới kính hiển vi X10 thấy có dấu hiệu biểu bì hoại tử. Tôm ở giai đoạn cấp tính còn thấy dấu hiệu mềm vỏ, ruột không có thức ăn. Giai đoạn cấp tính ảnh h−ởng đến sự lột vỏ của tôm. Nếu tôm lớn > 1 g/con khi bị bệnh chim có thể nhìn thấy tôm hôn mê ở ven bờ hoặc trên tầng mặt ao. Do đó có hàng trăm con chim biển kiếm ăn ở những ao tôm bị bệnh. Mặc dù bệnh chỉ xảy ra ít ngày, dấu hiệu bệnh của tôm ở giai đoạn chuyển tiếp có thể chẩn đoán đ−ợc. Trong giai đoạn chuyển tiếp có các đốm đen trên biểu bì, tôm có thể có hoặc không có dấu hiệu phồng đuôi và chuyển màu đỏ. Tiếp theo tôm chuyển sang giai đoạn mạn tính, virus ký sinh trong tổ chức lympho. Bệnh TSV có thể lan truyền bệnh theo chiều ngang hoặc có khả năng chuyền bệnh theo chiều đứng. Bệnh TSV th−ờng nhiễm ở các tổ chức ngoại bì và trung bì. Bệnh TSV nhiễm ở tôm L. vannamei và P. stylirostris có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính. Biểu mô biểu bì hầu hết bị ảnh h−ởng ở giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn mạn tính của bệnh chỉ có tổ chức lympho nhiễm virus. Tôm L. vannamei ở giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao, hầu hết tôm P. stylirostris bị nhiễm bệnh nh−ng chúng có khả năng chống không cho bệnh TSV phát triển. ẻ ẻ A B C D Hình 71: A, B- tôm chân trắng (L. vannamei) nhiễm bệnh TSV cấp tính, hôn mê, vỏ mềm và đuôi đỏ; B- đuôi phóng to ở hình A thấy rõ mép đuôi hoại tử (ẻ) (thu mẫu ở Hải Phòng, 12/2002); C- tôm chân trắng thân chuyển màu hồng và đuôi có màu trắng đục (con phía trên- mẫu thu Hải Phòng 11/2003); D- tôm chân trắng bị bệnh thân chuyển màu trắng đục. (mẫu thu Nam Định, 9/2003)
- Bùi Quang Tề 71 ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ Hình 72: Lớp biểu mô đuôi tôm chân trắng thấy rõ các nhân thoái hóa kết đặc (ẻ) bắt màu xanh đen (X100) mẫu thu 7/2002 Hình 73: Lớp biểu mô đuôi tôm chân trắng thấy rõ các nhân tế bào thoái hóa kết đặc bắt màu xanh đen (X40), mẫu thu 7/2002
- 72 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Hình 74: Lớp biểu mô đuôi tôm chân trắng thấy rõ các thể vùi bắt màu xanh đen và vi khuẩn hình que (X100), mẫu thu 7/2002 Mô biểu bì hoặc d−ới biểu mô các tế bào nhiễm virus bị hoại tử, tế bào chất bắt màu hồng trong có chứa nhân kết đặc hoặc phân mảnh. Đặc điểm quan trọng là tế bào chất của biểu bì chuyển màu hồng hoặc màu xanh nhạt. Điều cần phải phân biệt với bệnh đầu vàng cũng có tế bào chất bắt màu hồng. Tuy nhiên phân biệt bệnh đầu vàng các mô ngoại bì và trung bì có thể vùi và luôn luôn có màu xanh đậm. Bệnh TSV ở những tôm bình phục hoặc bệnh mạn tính, vùng nhiễm melanin tìm thấy địa điểm bình phục và lành lại của tôm bệnh cấp tính. 1.7.3. Phân bố và lan truyền bệnh Hôi chứng bệnh Taura là bệnh th−ờng gặp ở tôm he chân trắng (L. vannamei = Penaeus vannamei) ở giai đoạn nuôi từ 14-40 ngày nuôi ở ao hoặc trong các bể −ơng. Bệnh TSV th−ờng gặp ở tôm giống nhỏ cỡ 0,05-5,0g, tôm lơn hơn có thể xuất hiện nếu giai đoạn đầu bệnh ch−a xuất hiện thì giai đoạn giống lớn hoặc tôm th−ơng phẩm có thể xảy ra. Dịch bệnh TSV gây chết từ 40- 90% ở tôm nuôi từ post, tôm giống, tôm giống lớn. Bệnh TSV cũng có thể nhiễm ở tôm Tây bán cầu (P. stylirostris, P. setiferus và P. schmitti) th−ờng bệnh gây chết ở giai đoạn post hoặc giai đoạn giống nhỏ. Ngoài ra một số tôm Tây bán cầu (P. aztecus và P. duorarum) và Đông bán cầu (P. chinensis, P. monodon và P. japonicus) có thể gây nhiễm bệnh TSV bằng thực nghiệm. Năm 1992 bệnh đã xuất hiện ở tôm L. vannamei nuôi ở Ecuador (6/1992), bệnh TSV phát triển rất nhanh toàn bộ vùng nuôi tôm ở châu Mỹ bệnh nhiễm từ post đến tôm bố mẹ. Trong thời gian ngắn có các báo cáo bệnh TSV gặp ở các loài tôm he nuôi ở Tây bán cầu, châu Mỹ và Hawaii. Dịch bệnh TSV đã xuất hiện ở tôm nuôi của ven biển Thái Bình D−ơng châu Mỹ từ Peru đến Mexico và bệnh còn tìm thấy ở tôm he chân trắng (L. vannamei) tự nhiên. Bệnh TSV cũng đã báo cáo ở vùng nuôi tôm he từ Atlantic, Caribe và vịnh Mexico châu Mỹ. Đài Loan đã có báo cáo đầu tiên về tôm he chân trắng (L. vannamei) nhập từ Trung Mỹ đã bị bệnh TSV tới 90%(Chien Tu và CTV, 1999). Đến nay bệnh TSV đã lây sang tôm sú tự nhiên ở Trung Quốc và một số n−ớc châu á khác.
- Bùi Quang Tề 73 Bảng 11: Các loài tôm nhiễm bệnh TSV (theo V. A. Graindorge & T.W. Flegel, 1999) Tôm nhiễm tự nhhiên Tôm nhiễm bệnh thực nghiệm Tôm khó bị nhiễm Penaeus vannamei- tôm chân trắng P. azticus P. duodarum P. setiferus P. orientalis- tôm n−ơng P. azticus P. stylirostris Việt Nam chúng ta nhập tôm chân trắng vào từ năm 1999, nh− ông Tô Ngọc Tùng ở Quảng Điền, Quảng Hà- Quảng Ninh nhập tôm trắng (Nam Mỹ) của Trung Quốc từ năm 1999 đến nay nuôi 7 vụ, nh−ng ch−a thành công. Riêng vụ đầu năm 2001 thả tôm sau 45 ngày có hiện t−ợng tôm lao vào bờ chết. Một số tôm chân trắng nhập từ Mỹ vào làm tôm bố mẹ hậu bị (7/2002), khi kiểm tra mô học đã thấy xuất hiện bệnh TSV. Khu vực nuôi tôm ở Hải Phòng, trong ao nuôi chân trắng xuất hiện bệnh “đỏ đuôi” (hình 71A,B,C) vào tháng 11-12/2002 và tháng 5/2003, bệnh đã gây cho tôm chết. Khi thu mẫu phân tích mô học (hình 72-74) có biểu hiện mô bệnh học bệnh TSV. Phân tích RT- PCR kết quả d−ơng tính bệnh TSV, nh− vậy bệnh TSV đã xuất hiện ở vùng nuôi tôm Hải Phòng, Nam Định (theo Bùi Quang Tề, 9/2003). 1.7.4. Chẩn đoán bệnh Các ph−ơng pháp chẩn đoán hội chứng Taura (TS- Taura symdrom) và virus gây bệnh TS (TSV) bao gồm các ph−ơng pháp truyền thống dấu hiệu lâm sàng, tác nhân thô, mô học và xét nghiệm sinh học. Ph−ơng pháp kháng thể cơ bản đ−ợc dùng là kháng thể đơn dòng (MAbs- monoclonal antibodies) trong xét nghiệm enzyme miễn dịch (ELISA) và ph−ơng pháp phân tử đ−ợc dùng là đầu dò gen đánh dấu bằng ph−ơng pháp hóa học (chất phát huỳnh quang) thay cho việc đánh dấu bằng phóng xạ; tái tổ hợp đảo chuỗi phản ứng tổng hợp (RT-PCR); những ph−ơng pháp này đ−ợc coi nh− có giá trị nhất cho việc chẩn đoán đoán bệnh TSV. Chẩn đoán bệnh TSV ở giai đoạn cấp tính bằng ph−ơng pháp mô bệnh học (các tiêu bản mô nhuộm màu H&E) đ−ợc biểu hiện ở nhiều vùng hoại tử trong biểu mô biểu bì của lớp ngoài cơ thể, các phần phụ, mang, ruột sau, thực quản và dạ dày. Đôi khi chúng ảnh h−ởng đến các tế bào d−ới lớp biểu bì và trong sợi cơ. Hiếm khi gặp ở biểu bì tuyến hình ống anten. Các dấu hiệu trong biểu bì rõ nhất là các ổ bệnh ảnh h−ởng trong các tế bào, nh− tế bào chất −a eosin và nhân kết đặc, phân mảnh. Những ổ bệnh của tế bào hoại tử th−ờng gặp ở tôm đang hấp hối của giai đoạn cấp tính và chúng có dạng thể hình cầu (đ−ờng kính 1-20μm) bắt màu hồng. Những thể này cùng với nhân kết đặc, phân mảnh của bệnh TSV ở giai đoạn cấp tính có đặc điểm nh− những “hạt tiêu” hay nh− “viện đạn ghém”, đó là dấu hiệu đặc tr−ng của bệnh. Trong giai đoạn chuyển tiếp của bệnh TSV, những dấu hiệu ở biểu bì giai đoạn cấp tính mất dần trong tôm hấp hối và đ−ợc thay bằng sự thâm nhiễm và tích tụ của các tế bào máu. Sự tích tụ tế bào máu có thể bắt đầu từ sự melalin hóa thành các đốm đen đó là đặc tr−ng của giai đoạn chuyển tiếp của bệnh. Những dấu hiệu ăn mòn của vỏ kitin, khuẩn lạc trên bề mặt vỏ kitin they rõ là do sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio spp. Tôm ở giai đoạn mạn tính không có dấu hiệu bên ngoài, mô bệnh chỉ có dấu hiệu nhiễm thấy rõ trong tổ chức lympho, đó là những tích tụ hình cầu của tế bào, không có ống trung tâm của tổ chức hình ống lympho. 1.7.5. Phòng bệnh áp dụng ph−ơng pháp phòng bệnh tổng hợp. T−ơng tự nh− bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng.
- 74 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 1.8. Bệnh Virus hoại tử tuyến ruột giữa của tôm he (Baculovirus Migut gland Necrcosis - BMN) 1.8.1. Tác nhân gây bệnh Gây bệnh là Baculovirus type C nhân AND, không có thể ẩn (occlusion body), kích th−ớc virus 72 x 310 nm, nhân virus 36 x 250 nm. 1.8.2. Dấu hiệu bệnh lý. Dấu hiệu đầu tiên ấu trùng tôm hôn mê hoạt động chậm chạp, nổi trên tầng mặt, gan tuỵ của tôm màu trắng đục và ruột dọc theo phần bụng cũng có màu trắng đục. Th−ờng bệnh xuất hiện ở postlarvae có chiều dài từ 6 - 9 mm. Tế bào biểu bì mô hình ống gan tụy nhiễm bệnh BMN, nhân tr−ơng to, hạch nhân bắt màu đỏ, các chất nhiễm sắc di chuyển ra mép màng nhân (hình 75-76) 1.8.3. Phân bố và lan truyền bệnh. Bệnh BMN gặp đầu tiên ở tôm he Nhật bản (P.japonicus) nuôi ở Nhật bản và Hàn quốc. Sau đó quan sát thấy ở tôm sú (P. monodon) P. chinesis, P. plebejus và Metapenaeus ensis. Bệnh BMN gây tỷ lệ tử vong cao ở các trại sản xuất tôm giống và th−ờng gây bệnh từ giai đoạn Mysis 2 đến postlarvae và tôm giống. Có tr−ờng hợp postlarvae 9 - 10 đã nhiễm virus BMN tới 98% và gây chết hàng loạt ở postlarvae 20. ở việt nam ch−a điều tra nghiên cứu virus BMN nh−ng một số tr−ờng hợp các trại −ơng giống tôm chết hàng loạt ch−a tìm rõ nguyên nhân và khi tôm chết có dấu hiệu bệnh lý nh− bệnh BMN, trong sản xuất giống tôm he Nhật bản cần chú ý đến bệnh này. 1.8.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán bệnh. -Dựa vào các dấu hiệu mô bệnh học, thử bằng kháng thể huỳnh quang, soi kính hiển vi nền đen, soi kính hiển vi điện tử để chẩn đoán bệnh. Đặc điểm của mô bệnh học: Các tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ bị hoại tử, nhân tr−ơng to bắt màu đỏ đến tím nhạt. Thể vùi không có hình dạng nhất định, nhiễm sắc thể giảm bớt và di chuyển ra màng nhân, không hình thành thể ẩn (occlusion body). (xem hình 74,75) Kiểm tra bằng kính hiển vi nền đen: Chuẩn bị mẫu t−ơi gan tuỵ, quan sát nhân tế bào gan tuỵ tr−ơng to (không nhuộm màu hoặc nhuộm màu) cho thấy có màu trắng d−ới nền đen, ở giữa có nhiều thể hình que, chiều dài gần 1μm và hầu hết chúng sắp xếp bên trong màng nhân. 1.8.5. Phòng bệnh. - áp dụng ph−ơng pháp phòng của MBV