Bài giảng Các giá trị của rừng Việt Nam

ppt 39 trang huongle 4370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các giá trị của rừng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_gia_tri_cua_rung_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các giá trị của rừng Việt Nam

  1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA RỪNG VIỆT NAM I. Hiểu biết chung về rừng 1. Khái niệm về rừng •Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu thủy văn Trong đó thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác.
  2. Đặc trưng của rừng: •Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. •Rừng luôn có sự cân bằng, có tính ổn định, tự điều hòa, tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
  3. •Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. •Rừng có phân bố địa lí. •Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung và thêm vào đó một số hệ sinh thái khác
  4. •Đặc trưng riêng của rừng Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng cũng phát triển theo hướng phù hợp với đặc trưng riêng của điều kiện khí hậu thời tiết, phân bố và phát triển theo điều kiện: độ cao, phân hóa khí hậu, đặc điểm môi trường đất => Hình thành hệ sinh thái rừng vô cùng đa dạng và phong phú.
  5. 2) Phân loại rừng: a) Theo chức năng: - Rừng sản xuất - Rừng đặc dụng - Rừng phòng hộ
  6. b) Theo trữ lượng: - Rừng giàu - Rừng trung bình - Rừng nghèo - Rừng kiệt
  7. c) Theo sinh thái - Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới - Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới - kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim á nhiệt đới núi thấp - Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới. - Kiểu Truông bụi gai hạn nhiệt đới - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp - Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp - Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa - Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao - Kiểu quần hệ lạnh vùng cao Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới
  8. d ) Dựa vào tác động của con người - Rừng tự nhiên - Rừng nhân tạo e) Dựa vào nguồn gốc - Rừng chồi - Rừng hạt f) Theo tuổi - Rừng non - Rừng sào - Rừng trung niên - Rừng già
  9. II) Tầm quan trọng của rừng 1) Lý do chọn đề tài: Hiện trạng phát triển rừng ở Việt Nam: Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái trong khi diện tích nước ta có đến ¾ là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thất thường => Rừng rất quan trọng trong điều hòa cân bằng sinh thái.
  10. - Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta đã đạt đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản để làm nương rẫy, phá rừng để tìm kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ làm hủy hoại lá phổi xanh của đất nước đồng thời gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường, xã hội, làm thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật khác Theo thống kê của cục kiểm lâm vào ngày 12/9/2009 cả nước có hơn 4125,74 ha rừng bị tàn phá
  11. - Đặt trong bối cảnh trái đất đang đối mặt với những diễn biến phức tạp, hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu: bão lụt, sóng thần và hệ quả từ hiệu ứng nhà kính . Trong khi đó những giá trị và vai trò của rừng mang đến là vô cùng to lớn nhưng lại chưa được xem trọng, chưa được quan tâm khai thác đúng cách.
  12. => Nghiên cứu và làm rõ chủ đề nhằm làm rõ vai trò, giá trị của rừng giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, quan tâm, chú trọng đến việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí hơn
  13. 2) Vai trò, giá trị của rừng 2.1 Về môi trường a) Khí hậu - Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do độ che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình đất sử dụng khác.
  14. - Rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì chu trình cacbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác động trực tiếp, làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
  15. Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn cácbon trong khí quyển, vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kẻ trong việc chống lại hiện tượng ẩm lên toàn cầu và do đó góp phần ổn định khí hậu Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Giga tấn cacbon trong sinh khối và trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Giga tấn (gồm cả trữ lượng cacbon trong đất tính đến độ sâu 30cm). lượng cacbon này lớn hơn nhiều so với lượng cacbon trong khí quyển.
  16. b) Đối với đất đai - Rừng giúp bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, do đó ngăn được sự bào mòn đất, nhất là trên các vùng đồi núi dốc. Nhờ tác dụng này của thảm thực vật rừng mà lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lí hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì.
  17. -Rừng còn tạo, cung cấp chất hữu cơ cho đất nhờ hoạt động phân hủy xác động thực vật của vi sinh vật trong đất => Thể hiện quy luật tác động qua lại: rừng tốt tạo ra đất tốt, đất tốt nuôi lại rừng.
  18. Nếu rừng bị tàn phá, đất sẽ bị xói mòn, quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ diễn ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết vón, tạo đá ong lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lí, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, đôi khi dẫn đến trơ cằn sỏi đá, trở thành hoang mạc. VD: Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% so với lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
  19. c) Đối với các tài nguyên khác: Tác dụng bảo vệ, phòng hộ - Rừng tham gia vào điều tiết khí hậu, giảm tình trạng nóng lên toàn cầu: nhiệt độ không khí trong rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ.
  20. Rừng điều tiết nước, chống lũ lụt, xói mòn: • Rừng có tác dụng điều hòa nguồn nước, làm giảm dòng chảy bề mặt đồng thời chuyển nó vào đất và vào tầng nước ngầm. • Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế tình trạng lắng đọng ở các lòng sông, hồ thủy điện, do đó điều hòa được dòng chảy của các con sông, suối (tăng lượng nước sông, suối vào mùa khô, giảm lượng nước vào mùa mưa).
  21. Rừng có tác dụng rất tốt cho việc: •Chống cát lấn vùng ven biển, che chở cho vùng đất nội địa •Rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn.
  22. •Là nơi cư trú cho rất nhiều các loài sinh vật khác: động vật rừng cung cấp thực phẩm, da, lông thực vật rừng cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài ra còn có giá trị cung cấp dược liệu những sản phẩm có giá trị cao.
  23. •Tạo ra sản phẩm vô hình có vai trò quan trọng trong cuộc sống: oxi: một ha rừng hằng năm tạo ra khoảng 16 tấn oxi, trong khi mỗi người một năm cần 4000 kg oxi- tương ứng với lượng oxi do 1000-3000 m2 cây xanh tạo ra trong 1 năm
  24. d) Đa dạng sinh học - Với đặc trưng về khí hậu: nóng ẩm mưa nhiều, có gió mùa đông nam thổi tới, gió lạnh đông bắc, gió từ cao nguyên Tây Tạng và sườn đông dãy Hymalaya, gió tây nam từ Ấn Độ Dương đi qua đã đem lại cho nước ta hạt giống của các loài cây khác, tạo cho chúng ta một thảm thực vật vô cùng phong phú.
  25. -Một số loại cây hiện đã trở nên khan hiếm cũng đã có mặt ở núi rừng Việt Nam: Cây bao báp ở châu Phi, cây tây rế cuốn ở châu Mỹ. - Ngoài ra, với đặc điểm sông ngòi, địa hình, rừng Việt Nam cũng đã hình thành nên các loại cây đặc hữu riêng cho từng vùng: có loại cây chỉ sống trong bùn lầy, có loại chỉ sống trong vùng nước mặt có khu rừng ôn đới, rừng nhiệt đới với cây tán rộng phù hợp với điều kiện thời tiết và độ cao của từng vùng, qua đó cũng hình thành các loại lâm sản đặc trưng
  26. VD: Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là một quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu và có tính đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối cùng tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu, trong đó có những loại động thực vật độc đáo vào loại bậc nhất mà không một quốc gia nào có: gà lôi lam đuôi trắng, voọc mũi hếch bắc bộ
  27. - Môi trường sống đa dạng và phong phú cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại động vật sinh sôi và phát triển tạo ra sự đa dạng về chủng loại động vật rừng, trong đó có một số loài động vật quý hiểm đang trên đà tuyệt chủng: voi, tê giác, hổ Ví dụ: Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, ước tính trên thế giới có khoảng 24% các loài động vật có vú trên trái đất và khoảng 12 % các loài chim đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ đó là chúng bị mất đi môi trường sống quen thuộc mà chủ yếu là môi trường sinh thái rừng.
  28. 2.2 Về kinh tế a) Cung cấp lâm sản - Rừng cung cấp một lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng: •Từ các loại gỗ, tre, nứa sẽ được các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra các mặt hàng trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, công cụ lao động: từ thuyền bè truyền thống cho đến các đồ nội thất hiện đại
  29. •Một số loại gỗ có tính bền thiên niên: lim, sếu, được sử dụng cho xây dựng đền đình, cung điện có giá trị về mặt thời gian, lịch sử và kiến tạo kiến trúc xưa: công trình tam quan- chùa Nôm, kiến trúc nhà sàn, các nhạc cụ dân gian: đàn tranh, sáo
  30. b) Dược liệu Rừng là nguồn cung cấp dược liệu vô cùng quý giá, từ ngàn xưa con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học: dược liệu rừng nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bện nan y: cây kim giao có khả năng khử độc
  31. c) Du lịch sinh thái Đây là một hoạt động dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Đã có rất nhiều chương trình, dự án được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có quan cảnh đặc biệt. Du lich sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn gia tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, thông qua đó giúp họ gắn bó với rừng tham gia tích cực và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ xây dựng rừng: Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch Cần Giờ, Vườn quốc gia U Minh Hạ
  32. 2.3) Về xã hội a) Ổn định dân cư Với tầm quan trọng cảu rừng, hoạt động lâm nghiệp đưa việc quản lí sử dụng và bảo vệ rừng gắn liền với lợi ích của người dân, đặc biệt là người dân vùng núi có điều kiện sống khó khăn đã giúp họ có phương tiện canh tác sản xuất: sản xuất rừng, tạo được nguồn thu nhập cho người dân vùng núi, giúp họ thấy được tầm quan trọng và lợi ích của rừng, để họ gắn bó với rừng hơn, từ đó cố định sản xuất sinh sống, giảm thiểu tình trạng du canh du cư đốt rừng làm rẫy.
  33. b) Tạo nguồn thu nhập Rừng và các sản phẩm từ rừng giúp mang lại thu nhập cho người nông dân: •Cây rừng được khai thác làm các nguyên vật liệu: thông qua hoạt động mua bán trao đổi giừa người dân và các doanh nghiệp, các sản phẩm này không chỉ nhằm phục vị trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài nhờ đó giá trị sản phẩm tăng lên, thu nhập của người dân cũng được cải thiện.
  34. •Hoạt động du lịch được mở rộng cũng tạo nguồn thu nhập mới cho người dân, đồng thời nâng cao tinh thần học hỏi, tri thức xã hội •Rừng cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn, cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên có giá trị, là môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất tạo ra giá trị kinh tế cao với lượng vốn và công sức đầu tư hạn chế: nuôi ong, nuôi cá
  35. 2.4) Về quốc phòng an ninh Nước ta có đường biên giới kéo dài giáp với cả 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, những khu vực biên giới này thường rất nhạy cảm về chính trị, quốc phòng do đó, việc triển khai phát triển rừng và quản lí rừng khu vực biên giới là một vấn đề đặc biệt cần được ưu tiên quan tâm.
  36. III) Định hướng phát triển và quản lí rừng bền vững Thế nào là quản lí rừng bền vững? Quản lí rừng bền vững được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là việc quản lí tài nguyên rừng và đất có liên quan để đáp ứng nhu cầu về các mặt xã hội, kinh tế, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại và tương lai.
  37. Các định hướng căn bản Một số quy định và điều luật: •Nhà nước cần có các chính sách đầu tư cho việc phát triển rừng gắn liền với các hoạt động kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định và cải thiện đời sống cho người dân miền núi. •Đầu tư và phát triển bảo vệ rừng phòng hộ, rừng quốc gia, động thực vật quý hiếm, nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ để bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm các hoạt đông trang bị phòng cháy chữa cháy. •Có chính sách hỗ trợ, phát triển và bảo vệ hoạt động làm giàu rừng sản xuất, trồng các cây có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vốn, giống và đầu ra cho sản phảm lâm sản. •Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lí và xử phạt đối với các hành vi sai phạm trong quản lí, khai thác rừng trái phép
  38. Quyền lợi sở hữu: •Trao quyền sở hữu rừng cho các cá nhân hộ gia định, cấp phép sử dụng dài hạn về sử dụng và hoàn trả theo quy định của nhà nước. •Thành quả kinh tế gắn liền với thành quả lao động từ đất rừng được trao. •Triển khai công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò và tầm quan trọng của rừng đi đôi với đào tạo kĩ năng sản xuất canh tác rừng. - Nâng cao giá trị các sản phẩm rừng, đặc biệt là các sản phẩm vô hình vốn chưa được xem trọng: giá trị oxi và giá trị môi trường, phòng hộ của rừng.