Bài giảng Các khái niệm cơ bản về Công nghệ Thông tin

ppt 47 trang huongle 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các khái niệm cơ bản về Công nghệ Thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_khai_niem_co_ban_ve_cong_nghe_thong_tin.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các khái niệm cơ bản về Công nghệ Thông tin

  1. Các khái niệm cơ bản về Công nghệ Thông tin gi¸o tr×nh tin häc ch¬ng tr×nh A B¶n quyÒn:blog.hoµnghµ@yahoo.com
  2. Nội dung chính ▪ Các khái niệm chung về thông tin ▪ Phần cứng ▪ Phần mềm ▪ Mạng máy tính ▪ Máy tính trong cuộc sống hàng ngày ▪ Làm việc với máy tính đúng cách ▪ An toàn thông tin ▪ Bản quyền và luật pháp
  3. Thông tin và dữ liệu 1. Thông tin (Information) + Là khái niệm trừu tượng + Hiểu biết, nhận thức thế giới + Tồn tại khách quan, có thể ghi lại, truyền đi 2. Dữ liệu (data) + Là cái mang thông tin +Các dấu hiệu: kí hiệu, văn bản chữ số chữ viết + Các tín hiệu: điện, từ, quang, nhiệt độ, áp suất + Các cử chỉ, hành vi
  4. Thông tin và dữ liệu 1. Lượng tin và đơn vị đo lượng tin ▪ Lượng tin bằng không: đó chính là những điều hiển nhiên, chắc chắn, ai cũng biết. ▪ Điều càng bất ngờ, khó xảy ra thì lượng tin càng cao. →Lượng tin tỷ lệ nghịch với xác suất của sự kiện
  5. Thông tin và dữ liệu ▪ Đơn vị đo lượng tin: trong hệ thống máy tính, đơn vị đo lượng tin là bit (b), tương ứng với tin trong hệ thống chỉ có 2 trạng thái đồng khả năng là 0 hoặc 1. ▪ Các bội số của bit: Byte (B), KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte (GB), TeraByte (TB) 1 Byte = 8 bit 1 Kilobyte = 210 B = 1024 B 1 Megabyte = 1024 KB 1 Gigabyte = 1024 MB 1 TeraByte = 1024 GB
  6. Các khái niệm phần cứng, phần mềm 1. Phần cứng (Hardware): là các thành phần vật lý của máy tính (điện tử và cơ khí). 2. Phần mềm (Software): là tập hợp các chỉ thị cho máy tính làm việc.
  7. Các thành phần chính của máy vi tính ▪ Bộ xử lí trung tâm (CPU) ▪ Bộ nhớ (trong - ngoài) ▪ Thiết bị vào/ra
  8. Các thành phần chính của máy vi tính Hộp máy chính: ▪ Chứa bảng mạch chính (Mainboard), trên đó có gắn bộ vi xử lý trung tâm - CPU, bộ nhớ trong – RAM ▪ Cũng là nơi chứa ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD), ổ đĩa compact (CD-ROM), ổ đĩa DVD, ổ ghi và đọc băng từ. Đó là bộ nhớ ngoài để lưu trữ dữ liệu lâu dài hơn. ▪ chứa nhiều thành phần khác nữa: Card điều khiển màn hình, card điều khiển âm thanh, card giao tiếp mạng
  9. Các thành phần chính của máy vi tính Bộ nhớ - RAM Chíp xử lý - CPU Ổ cứng - HDD Bản mạch chính - Mainboard
  10. Các thiết bị ngoại vi Màn hình Máy in Chuột Bàn phím
  11. Khối xử lí trung tâm – CPU Hay còn gọi là con chip, hay còn được coi là bộ não của máy tính. Gồm hai thành phần chính: 1. Khối điều khiển (Control Unit - CU). 2. Khối tính toán số học Logic (Arithmetic Logical Unit – ALU). Ngoài ra, CPU còn có một bộ phận tạo nhịp (Clock), tạo ra các xung nhịp để điều khiển hoạt động của CPU theo trình tự cũng như đồng bộ sự hoạt động của các khối trong toàn hệ thống máy tính. Tốc độ CPU dựa trên nhịp đồng hồ này và có đơn vị đo là MHz.
  12. Bộ nhớ trong Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM): 1. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM - random access memory) là nơi mà HĐH đựpc tải vào khi PC khởi động, các chương trình hay các ứng dụng được tải vào và lưu trữ tạm thời trong quá trình vận hành → Dữ liệu trong RAM chỉ tồn tại khi máy tính có điện và chương trình đang hoạt động. 2. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM - read-only memory). ▪ Dữ liệu được ghi sẵn một lần khi sản xuất. ▪ Không bị mất nội dung khi mất nguồn điện hay khi tắt máy. ▪ Không sửa đổi được. ▪ Ví dụ, ROM-BIOS: Basic I/O System Flash ROM
  13. Bộ nhớ ngoài ▪ Đĩa cứng, đĩa mềm. ▪ Đĩa quang CD-ROM, DVD và đĩa Zip ▪ Băng từ ▪ Thẻ nhớ PCMCIA, RAM stick
  14. Các tham số chính quyết định năng lực (và giá) của máy vi tính ▪ Tốc độ của bộ vi xử lý (CPU) ▪ Dung lượng của bộ nhớ RAM ▪ Tốc độ và dung lượng của ổ đĩa cứng (Hard Disk - HDD) Ví dụ: Máy Pentium IV: 3GHz, Ram 512 MB, HDD 40GB
  15. Khả năng vận hành của máy tính. 1. Tốc độ đồng hộ bộ vi xử lý. 2. Dung lượng bộ nhớ RAM. 3. Tốc độ và dung lượng của ổ cứng. 4. Không gian trống trong đĩa cứng. 5. Hiện tượng phân mảnh các tệp tin. 6. Đa nhiệm.
  16. Các loại máy tính ▪ MicroComputer hay Personnal Computer - PC : máy tính cá nhân. ▪ Máy tính xách tay (laptop). ▪ Máy trạm (Workstation): tốc độ cao hơn; tính toán khoa học- kĩ thuật, các ứng dụng đồ hoạ như CAD, CAM, dịch vụ mạng ▪ Mini Computer: dùng cho các doanh nghiệp cỡ trung bình: ngân hàng, hàng không ▪ Máy tính lớn (Mainframe): (Cray, NEC ): dùng cho các doanh nghiệp cỡ lớn và rất lớn ▪ Siêu máy tính (SuperComputer): quân sự, nghiên cứu khoa học, giải mã gen, ▪ Thiết bị trợ giúp cá nhân PDA.
  17. Phần mềm ▪ Phần mềm (software): gồm toàn bộ các chương trình chạy trên máy tính. ▪ Có 2 loại phần mềm: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
  18. Phần mềm hệ thống 1. Hệ điều hành (Operating System) - không thể thiếu trên mọi máy vi tính. - Bật điện → ROM → nạp hệ điều hàn 2. Các Phần mềm hệ thống khác
  19. Các ví dụ về phần mềm hệ thống Hệ điều hành ▪ DOS (Microsoft) ▪ Windows, Win2000, WinXP(Microsoft) ▪ Linux – của cộng đồng mã nguồn mở - miễn phí ▪ .
  20. Phần mềm ứng dụng Là chương trình được thực thi nhằm giải quyết một công việc nào đó theo nhu cầu của người dùng. Ví dụ: ▪ Phần mềm soạn thảo văn bản MS Word ▪ Phần mềm bảng tính điện tử: MS Excel ▪ Phần mềm cơ sở dữ liệu: MS Access ▪ Phần mềm trình diễn: MS PowerPoint ▪ Phần mềm truy cập Internet: MS Internet Explorer
  21. Cơ bản về mạng máy tính
  22. Mạng máy tính là gì ▪ Tập hợp các máy tính được kết nối với nhau qua các đường truyền vật lý (cáp đồng, cáp quang, sóng vô tuyến ), tuân theo các quy ước – giao thức truyền thông.
  23. Mạng máy tính đơn giản Thiết bị đấu dây chung Đường truyền tín hiệu vật lý Hub Cùng quy ước (hữu tuyến hoặc vô tuyến) truyền thông Các máy tính độc lập
  24. Lợi ích của mạng máy tính ▪ Trao đổi thông tin giữa các máy xa nhau rất nhanh chóng ▪ chia sẻ tài nguyên, sử dụng chung: các thiết bị, dữ liệu, chương trình
  25. Chia sẻ đường kết nối Internet trong cơ quan Đường điện thoại Internet Proxy Mạng nội bộ trong cơ Hub Chia sẻ máy in quan Printer trong cơ quan
  26. Phân biệt LAN - WAN ▪ Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN) ▪ Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN) ▪ Mạng toàn cầu Internet
  27. Mạng cục bộ - LAN ▪ Quy mô nhỏ, có bán kính dưới vài trăm mét. ▪ Tốc độ truyền cao, ▪ Độ tin cậy cao (truyên tin ít lỗi)
  28. Mạng vùng rộng - WAN ▪ Vùng rộng, khoảng cách hàng trăm km, hàng nghìn km ▪ Tốc độ chậm, kém tin cậy hơn ▪ Phải qua các đường truyền điện thoại, đường mạng tích hợp dịch vụ số ISDN (Integrated Services Digital Network), đường vô tuyến, vệ tính ▪ Mạng WAN thường là kết nối của các mạng LAN với nhau.
  29. Mạng Internet ▪ Internet là liên mạng máy tính toàn cầu. ▪ Nhiều mạng LAN và WAN được kết nối với nhau theo một chuẩn chung - giao thức TCP/IP để trở thành một mạng máy tính toàn cầu. ▪ Hay lầm lẫn với các dịch vụ: trang tin toàn cầu (World Wide Web), thư điện tử (Email), truyền tệp tin (FTP) ▪ đã trở thành nhu cầu của hàng trăm triệu người hiện nay.
  30. Internet – liên mạng máy tính toàn cầu U N I V E R S I T Y
  31. Máy tính trong cuộc sống hàng ngày
  32. Máy tính trong gia đình ▪ Giải trí: nghe nhạc, xem phim, chơi Games ▪ Thông tin liên lạc: kết nối Internet, dùng thư điện tử, chat, ▪ Học tập: xem báo điện tử, tra cứu Web ▪ Soạn thảo văn bản
  33. Những việc máy tính làm tốt hơn con người ▪ Những việc lặp lại nhàm chán ▪ Máy móc, dễ tự động hoá ▪ Tính toán số học (bảng tính excel !) ▪ Môi trường nguy hiểm
  34. Những việc con người làm tốt hơn máy tính ▪ Tự thích nghi, phản ứng linh hoạt với thay đổi bất ngờ ▪ Nhận dạng, hiểu hình vẽ ▪ Sáng tạo, nghệ thuật
  35. Một thế giới điện tử Những lĩnh vực sử dụng máy tính: ▪ Quản trị kinh doanh: doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử (e-bussines, e-commerce). ▪ Hàng không : đặt vé, kiểm soát bay ▪ Bảo hiểm: hồ sơ, thanh toán . ▪ Tài chính-ngân hàng: ngân hàng trực tuyến, ví tiền điện tử (e-banking, e-money). ▪ Giáo dục : CBT, e-learning, đào tạo từ xa (e-University). ▪ Tele-working / home-working: làm việc từ xa / làm việc tại nhà. ▪ Hành chính, dịch vụ công (e-governement). ▪ Mua bán trực tuyến.
  36. Làm việc với máy tính đúng cách Giữ gìn sức khoẻ ▪ Ghế ngồi: có thể nâng lên hạ xuống, có tựa lưng, có thể ngả đầu nghỉ ▪ Màn hình: Không bị phản xạ ánh sáng, không được đặt gần mắt quá (> 50cm). Nên sử dụng kính chắn ▪ Bàn phím: đúng quy cách, sẽ không mỏi tay ▪ Chuột: không gian đủ rộng cho chuột di chuyển. cần thỉnh thoảng vệ sinh viên bi. Nên sử dụng bàn di chuột. ▪ Nghỉ giải lao đều đặn, khoảng 30-45 phút 1 lần ▪ Làm việc với máy tính không đúng cách sẽ hại sức khoẻ !!! ▪ Mở mắt, mỏi mắt ▪ Đau lưng, nhức đầu ▪ Bức xạ từ màn hình
  37. Giữ gìn máy tính Máy tính thích ▪ Môi trường sáng sủa, sạch sẽ, thoáng gió ▪ Cáp điện, ổ cắm gọn gàng, chắc chắn Máy tính không thích ▪ Bụi, ẩm, nóng ▪ Nhiễu điện từ ▪ Đồ ăn uống đặt lên bàn phím.
  38. An ninh và an toàn dữ liệu Nhiều khía cạnh ▪ Chống vi rút, tin tặc (phá hoại, ăn cắp dữ liệu) ▪ Chống truy cập trái phép: xác thực bằng mật khẩu, thẻ thông minh, sinh trắc ▪ Sao lưu dự phòng (back up) hỏng phần cứng, hỏng phần mềm, thao tác nhầm ▪ Nguyên tắc: phòng bệnh hơn chữa bệnh vì hậu quả có thể rất lớn
  39. Biện pháp – thao tác đúng ▪ Bảo vệ mật khẩu: không quá đơn giản, dễ đoán, không cho ngươì khác, không ghi ra giấy ▪ Tắt máy đúng cách: dùng lệnh shutdown, không ngắt điện ▪ Dùng UPS: mất điện đột ngột có thể làm hỏng hệ thống tệp file. ▪ Dùng ổn áp: điện áp lên xuống đột ngột làm hỏng phần cứng, mất dữ liệu dữ liệu.
  40. Sao lưu dự phòng ▪ Dữ liệu đắt hơn thiết bị nhiều lần ! ▪ Lịch sao lưu thường kì: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ▪ Giờ sao lưu nên vào ban đêm: các tệp đang làm việc sẽ không sao lưu được ▪ Tổ chức thư mục riêng chứa dữ liệu cần sao lưu ▪ Sao lưu toàn phần hay chỉ phần mới thêm, mới thay đổi (incremental) ▪ Lưu trữ dữ liệu sao lưu ở chỗ khác
  41. Virus máy tính ▪ Virus máy tính là gì: ▪ Là một chương trình thâm nhập bất hợp pháp vào máy tính của bạn. ▪ Đặc điểm: khả năng tự sao chép bản thân nó. ▪ Lây lan đến các máy tính khác qua sao chép bằng đĩa mềm, ổ USB, qua mạng máy tính ▪ Một virus máy tính có hai phần: phần lây nhiễm và phần ngòi nổ. ▪ Phần ngòi nổ thực hiện công việc phá hoại,có thể xoá toàn bộ ổ đĩa cứng hoặc một phần
  42. Phòng chống virus máy tính Dùng phần mềm phòng chống virus: ▪ Chức năng phát hiện và tiêu diệt virus. ▪ Có thể cho chạy khi phát hiện máy bị nhiễm. ▪ Có thể định giờ tự động chạy ▪ Có thể thường trực kiểm tra khi sao chép các tệp vào máy tính, báo động ngay ▪ BKAV, ▪ NORTON ANTIVIRUS
  43. Phòng chống virus máy tính ▪ Hạn chế của phần mềm chống virus. ▪ Chỉ phát hiện và diệt được những virus mà người viết phần mềm đã biết. ▪ Luôn có virus mới →phải cập nhật thường xuyên.
  44. Phòng ngừa virus ▪ Cảnh giác khi sao chép. ▪ Cảnh giác khi mở email, nhất là mở các tệp đính kèm. ▪ Cảnh giác khi download. ▪ Không vi phạm luật bản quyền: những phần mềm trò chơi bẻ khoá vi phạm bản quyền thường chứa những hiểm hoạ không lường trước
  45. Bản quyền và pháp luật 1. Các loại phần mềm ▪ Phần mềm thương mại – commercial software: có đăng ký bản quyền : không cho phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. ▪ Phần mềm chia sẻ - Shareware: có bản quyền, dùng thử trước khi mua. Nếu muốn tiếp tục sử dụng chương trình thì được khuyến khích trả tiền cho tác giả. ▪ Phần mềm miễn phí - Freeware: cho phép người khác tự do sử dụng hoàn toàn hoặc theo một số yêu cầu bắt buộc. Ví dụ phải kèm tên tác giả ▪ Phần mềm nguồn mở - Open source software: công bố cả mã nguồn để mọi người tham gia phát triển ▪ Phần mềm mã nguồn tự do - Free source software: đảm bảo thêm quyền tư do, người phát triển nâng cấp không được thêm các hạn chế của mình
  46. Vấn đề bản quyền ▪ Site licence: bản quyền dùng cho một đơn vị - số người dùng: không hạn chế, có hạn chế ▪ User licence agreement: bảo vệ nhà sản xuất, chống ăn cắp. Phải chọn “accept” khi cài đặt. Khá dài (15 trang !) ▪ Phần mềm tải về từ Internet: có thể là không hợp pháp. Cần xem kĩ.
  47. Luật bảo vệ thông tin riêng tư ▪ Những người nắm giữ các thông tin riêng tư của người khác có trách nhiêm đạo đức và luật pháp bảo vệ nó, không được lạm dụng. ▪ Ông chủ, quan chức chính phủ ▪ Ngân hàng, bảo hiểm, ▪ Bác sĩ ▪ ▪ Tuỳ theo từng quốc gia !