Bài giảng Chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ x đến cuối thế kỷ XVIII - Phạm Quốc Văn

pdf 41 trang huongle 2541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ x đến cuối thế kỷ XVIII - Phạm Quốc Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chien_tranh_va_nghe_thuat_quan_su_viet_nam_tu_the.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ x đến cuối thế kỷ XVIII - Phạm Quốc Văn

  1. CHIẾN TRANH VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ViỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII Giảng viên chính Đại tá TS. Phạm Quốc Văn
  2. CHIẾN TRANH VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ViỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII NỘI DUNG I. Các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XVIII II. Nghệ thuật quân sự Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ X đến thế kỷ XVIII Trọng tâm: Mục II
  3. CHIẾN TRANH VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ViỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII I. Các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XVIII a.Cuộc chiến tranh chống Tống lần 1 (981) Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Sau khi Ngô Quyền mất xảy ra loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng dẹp loạn thống nhất đất nước và đóng đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt
  4. a.Cuộc chiến tranh chống Tống lần 1 (981) Sau thắng lợi của Ngô Quyền, đất nước ta được hoà bình 36 năm. Năm 965 xẩy ra loạn 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Nhà Đinh tổ chức thập đạo quân, cả nước có 10 đạo, mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Đồng thời thay phiên nhau làm quân thường trực. Sau khi thống trị toàn Trung Quốc, tháng 4 năm 981 quân Tống chia làm 3 đường thuỷ, bộ sang đánh nước ta, quân bộ tiến theo đường Cao Bằng và Lạng Sơn, quân thuỷ tiến vào sông Bạch Đằng.
  5. Quân, dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã chặn đánh quân địch ở Hoa Bộ (Lạng Giang), sau đó tổ chức mai phục tiêu diệt gọn đạo quân của Hầu Nhân Bảo tại Đồ Lỗ (Sóc Sơn). Đạo thuỷ binh của địch bị chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng lại được tin thất trận của Hầu Nhân Bảo nên đã phải rút lui. Đạo quân của Tôn Toàn Hưng hoảng sợ rút chạy về nước. Quân ta truy kích tiêu diệt hơn nửa quân địch. Kết thúc thắng lợi chiến tranh. Về nghệ thuật, triều đình nhà Đinh và Tiền Lê đã có sự chuẩn bị đất nước, xây dựng quân đội. Đã xác định đúng chiến lược cuộc kháng chiến là đánh địch ngay trên tuyến đầu, biết dựa vào địa hình chọn thế có lợi, vận dụng hình thức đánh địch sở trường để diệt địch (phục kích, truy kích)
  6. b.Cuộc kháng chiến chống Tống lần2(1075-1077) Sau khi giành thắng lợi, Nhà Lê lên ngôi được gần 30 năm. Năm 1009, vương triều chuyển sang họ Lý. Nhà lý có nhiều chính sách tiến bộ xây dựng và phòng thủ đất nước như “ngụ binh ư nông”. Vào những năm bảy mươi, biết được âm mưu xâm lược của Nhà Tống, Lý Thường Kiệt đề ra kế hoạch “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước sang đất giặc, đánh phá các căn cứ xuất phát xâm lược của chúng. Tháng 10.1075- 3.1076) Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ, bộ tiến công Châu Ung, châu Khâm và Châu Liêm
  7. Tháng 8.1076, 30 vạn quân Tống, tiến công thuỷ, bộ xâm lược nước ta. Đạo quân chủ lực do Quách Quỳ chỉ huy bị chặn đứng trước phòng tuyến nam sông Như Nguyệt, thuỷ binh địch bị ta chặn đánh tại Đông Kênh. Cuối 2.1077 quân ta tổ chức hai trận tiến công lớn vào các cụm quân địch ở bắc sông Như Nguyệt tiêu diệt hơn nửa quân địch. Tháng 3.1077 hai bên bàn hoà, quân địch phải rút về nước. Trong cuộc chiến tranh này, Nhà Lý giành quyền chủ động ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh. Mở đầu là chủ động tiến công phá thế chuẩn bị của địch, chủ động rút về tổ chức tuyến phòng thủ nam sông Như Nguyệt, chủ động tiến công cụm quân địch, chủ động bàn hoà, buộc địch rút về nước
  8. c. Chiến tranh chống Mông Cổ Xâm lược lần 1 (1258) Năm 1226 triều Trần thay triều Lý và có nhiều chủ trương tiến bộ xây dựng và bảo vệ đất nước, như “ngụ binh ư nông”, tổ chức quân Triều đình, quân địa phương, quân của các vương hầu, dân binh. Thực hiện phương châm “binh cốt tinh không cốt nhiều”. Tới năm 1246 quân đội được tổ chức rất chặt chẽ, gồm BB và thuỷ binh. Đầu năm 1258, ba vạn quân kỵ binh Mông Cổ, theo lưu vực sông Hồng tiến vào nước ta
  9. Quân ta chặn đánh địch từng chặng, trận thứ nhất ở Bạch Hạc (Phú Thọ) gây tổn thất cho địch, trận thứ hai ở Bình Lệ Nguyên (Hương Canh, Vĩnh Phúc), trận thứ ba ở Phù Lỗ (Sóc Sơn) rồi bỏ Thăng Long rút về Thiên Mạc (Khoái Châu). Chỉ sau 9 ngày địch vào Thăng Long. Ngày 29.1.1258, quân ta tập kích quân địch ở Đông Bộ Đầu. Quân địch bị tổn thất nặng phải tháo chạy về nước. Sau trận giao chiến đầu tiên, NHà Trần đã kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, rút lui từng bước bảo toàn lực lượng, thực hiện vườn không nhà trống, đẩy địch vào thế bất lợi. Mặt khác gấp rút chuẩn bị, nắm thời cơ phản công địch ở Đông Bộ Đầu, kết thúc chiến tranh
  10. d. Cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ 2 (1285) Sau khi thôn tính toàn bộ lãnh thổ TQ, lập nên triều Nguyên. Quân Mông-Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta, chúng chủ trương đánh chiếm Chiêm Thành rồi vu hồi từ phía nam vào nước ta. Cuối 1.1285, sáu mươi vạn quân Nguyên chia làm 3 cánh tiến vào nước ta. Hướng thứ nhất từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, hướng thứ hai từ Vân Nam tiến theo lưu vực sông Lô, đạo quân thứ ba của Toa Đô từ phía Nam đánh ra
  11. Trên mặt trận phía bắc, ta từng bước chặn địch, sau đó chủ động rút về Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Định). Ở hướng Nam, địch chiếm được Nghệ An, Thanh Hoá và hợp vây đại quân ta. Trần Quốc Tuấn cho một bộ phận cơ động ra vùng biển Đông Bắc nghi binh địch, đại quân rút về tây Thanh hoá củng cố lực lượng, chuẩn bị phảncông. Quân và dân ta ở vùng sau lưng địch nổi dậy đánh chúng khắp nơi làm cho địch khốn đốn. Nắm thời cơ thuận lợi, tháng 4.1285, quân ta tiến công địch ở A lỗ (bên bờ sông Luộc), Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương (Thường Tín) sau đó tiến vào Thăng Long. Tướng địch, Thoát Hoan chui ống đồng cùng tàn quân rút chạy về nước. Quân Toa Đô bị tiêu diệt tại Tây Kết (24.6.1285). Cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn.
  12. Nhà Trần đã đánh giá đúng so sánh tương quan lực lượng, có phương thức tác chiến phù hợp bảo toàn lực lượng; Sự phối hợp có hiệu quả hoạt động của quân dân vùng sau lưng địch; Nắm thời cơ phản công bằng những trận đánh lớn tiêu diệt địch; khi địch rút chạy ta đã chặn đánh và truy kích địch để giành thắng lợi triệt để. e. Cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần 3 (1287-1288) Tháng 12.1287, khoảng 50 vạn quân nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta lần ba, địch tiến vào nước ta theo ba đường: Lạng Sơn, lưu vực sông Hồng và sông Bạch Đằng
  13. Dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, quân ta vừa đánh kiềm chế, tiêu hao địch vừa rút về hạ lưu sông Hồng. Trên hướng ven biển Đông Bắc, đạo quân của Trần Khánh Dư đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tại Vân Đồn. Phần vì thiếu lương thảo, phần vì lo sợ bị tiến công bất ngờ, Thoát Hoan lệnh cho quân rút về nước bằng đường bộ qua Lạng Sơn và đường thuỷ theo sông Bạch Đằng. Bằng một trận phục kích tài tình, với trận địa cọc ngầm, ngày 9.4.1288 ta đã tiêu diệt gọn đạo quân thuỷ của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng. Đạo quân bộ cũng bị chặn đánh gây nhiều thiệt hại. Chiến tranh kết thúc ta đại thắng.
  14. Trong cuộc kháng chiến này, Nhà Trần thực hiện kế hoạch tác chiến đã định sẵn, làm cho địch không phát huy được sở trường, bị động đối phó và phải lui quân; Ta đã đánh tan đoàn thuyền vận chuyển hậu cần làm đảo lộn kế họach của địch; Trần Hưng Đạo rất tài tình lựa chọn đoạn phục kích hiểm yếu trên sông, xây dựng trận địa cọc ngầm kết hợp bố trí quân mai phục tiêu diệt lớn quân địch kết thúc chiến tranh. d. Cuộc kháng chiến của Nhà Hồ chống quân Minh xâm lược (1406-1407) Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất Nhà trần, lập triều Nhà Hồ. Hồ Quý Ly tăng cường phòng thủ đất nước, tăng thêm nhiều quân, xây dựng tuyến phòng thủ, đóng thuyền chiến lớn, sáng chế súng thần cơ trang bị cho quân đội.
  15. Tháng 11.1406, năm mươi vạn quân Minh theo hai đường đánh vào nước ta. Một từ Quảng Tây vào Lạng Sơn, hai theo sông Lô đánh xuống. Các tuyến phòng ngự của Nhà Hồ lần lượt bị phá vỡ. Hồ Quý ly cũng tổ chức phản công nhưng thất bại và phải rút lui về Thanh hoá, sau về Nghệ An và sa vào tay giặc. Trong cuộc chiến chống quân Minh, Nhà Hồ đã sớm phòng thủ đất nước, nhưng Nhà hồ chỉ chú trọng về mặt quân sự đơn thuần, chưa cố kết lòng dân. Khi quân Minh tràn sang thì chỉ lo tác chiến chính quy mà không động viên được toàn dân đánh giặc nên thất bại. Lần thứ hai trong lịch sử dân tộc ta lại bị mất nước.
  16. e. Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427) Dưới ách thống trị của Nhà Minh, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống quân xâm lược, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Từ năm 1418-1423 nghĩa quân dựa vào rừng núi đánh du kích, xây dựng lực lượng, mở rộng địa bàn. Từ tháng 10.1424-8.1426 nghĩa quân tiến công vào phía nam, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh hoá, Tân Bình, Thuận hoá. Nghĩa quân phát triển về lực lượng, trang bị vũ khí, huấn luyện về quân sự, chính trị tinh thần. Tháng 9.1426 ta phục kích diệt 6 vạn quân địch ở Tốt Động, Chúc Động (Chương Mỹ). Quân của Vương Thông trong thành Đông Quan hoảng loạn.
  17. Tháng .1427, nghĩa quân tiêu diệt 10 vạn viện binh của Liễu Thăng ở Chi Lăng-Xương Giang. Đánh tan 5 vạn viện binh của Mộc Thạnh sát biên giới Vân Nam. Một mặt ta vừa chuẩn bị tiến công Đông Quan, mặt khác ta tiến hành địch vận, đánh vào lòng người, buộc Vương Thông phải đầu hàng dưới hình thức “hội thề” cam kết rút quân về nước ngày 10.12.1427. Thời gian đầu chọn rừng núi làm căn cứ, đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, yếu chống mạnh . Với chọn hướng chiến lược đúng đắn ta đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn, thay đổi cục diện chiến trường. Ta nắm thời cơ tiến công Đông Đô, vây thành diệt viện. Kết hợp tiến công quân sự với địch vận. Buộc địch đầu hàng.
  18. h. Cuộc chiến tranh chống quân Xiêm (1784- 1785) Thế kỷ XVIII chế độ phong kiến nước ta khủng hoảng, nông dân nổi dậy khắp nơi, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo phát triển mạnh về mọi mặt. Sau lần tiến công thứ 5 vào Gia Định, quân Nguyễn bị đánh bại hoàn toàn. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu cứu. Tháng 7.1784, năm vạn quân Xiêm chia làm hai đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta. Quân ta vừa đánh tiêu hao địch vừa rút về Mỹ Tho tổ chức trận địa phòng thủ. Chờ đại quân từ Quy Nhơn.
  19. Tháng 12.1784 Nguyễn Huệ xuất quân từ Quy Nhơn. Đêm 18 rạng 19.1.1785, bằng một trận phục kích lớn đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút trên sông Mỹ Tho, quân ta đã tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, số tàn quân tháo chạy về nước. Giai đoạn đầu CT, do lực lượng ta ít hơn địch, ta đã tổ chức nhiều trận đánh nhỏ, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho đại quân cơ động. Nguyễn Huệ đã tạo được thế trận có lợi , tiêu diệt gần 4 vạn quân địch trong thời gian ngắn
  20. i.Chiến tranh chống quân Thanh xâm lược (1788- 1789) Mượn cớ cầu cứu của Lê Chiêu Thống. 11.1788, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo 4 đường thuỷ, bộ: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Quảng Ninh tiến vào nước ta Quân ta do Ngô Văn Sở chỉ huy từng bước chặn địch, sau đó rút khỏi Thăng Long lui về Tam Điệp, Biện Sơn phòng thủ. Ngày 22.12.1788 Nguyễn Huệ nên ngôi Hoàng Đế, thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc. 26.12 đến Nghệ An dừng 10 ngày tuyển thêm quân. Ngày 15.1.1789 Quang trung hội quân với Ngô Văn Sở tại Tam Điệp.
  21. Quang Trung thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo các vị trí xung yếu ở nam Thăng Long. Các đạo quân khác đánh địch ở Đại Áng, Khương Thượng, Hải Dương, chặn địch ở Lạng Giang. Ngày 30 tết ta bắt đầu công thành Thăng Long. Trong vòng 5 ngày đêm ta đã toàn thắng, tiêu diệt và quét sạch quân Thanh ra ngoài bờ cõi. Thời gian đầu do thế giặc mạnh, ta tạm thời rút bỏ Thăng Long, tạo chuyển hoá chiến lược có lợi cho ta. Nguyễn Huệ hành quân thần tốc, thực hiện tác chiến táo bạo, chọn hướng tiến công chiến lược chính xác, tiến công nhiều hướng, tiến công kiên quyết, táo bạo.
  22. 4. Một số đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm trong lịch sử. a. Trong lịch sử dân tộc, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm diễn ra liên tục. Nước ta có tài nguyên phong phú, ở vị trí địa lý quan trọng của vùng Đông Nam Á, vì thế nhiều nước âm mưu thôn tính nước ta để vơ vét tài nguyên và còn là bàn đạp bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Ngay buổi đầu dựng nước, nhân dân ta đã phải chống Tần và chống Triệu. Trong hơn 1 000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã liên tục khởi nghĩa chống kẻ thù.
  23. Trong giai đoạn hình thành và phát triển của phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ X-XV nhân dân ta phải 2 lần chống Tống; 3 lần chống Mông-Nguyên, 2 lần chống Minh, nhiều lần chống xâm phạm biên giới, xâm lược của Chiêm Thành; nửa cuối thế kỷ XVIII nhân dân ta chống Xiêm và chống quân Thanh. Tính từ thế kỷ III tr.CN đến thế kỷ XVIII nhân dân ta đã tiến hành 15 cuộc CT bảo vệ Tổ quốc và hàng trăm cuộc khởi nghĩa và CT giải phóng, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ lên tới 12 thế kỷ. Độ dài thời gian và số lượng cuộc khởi nghĩa, kháng chiến và chiến tranh giải phóng quá lớn so với các nước khác trên thế giới. Vì vậy dựng nước gắn jiền với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
  24. 2. Phần lớn trong các cuộc CT, kẻ thù thường có thế lực lớn, có quân đông gấp nhiều lần quân ta, dân tộc ta luôn phải “lấy nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh”. Trong lịch sử dân tộc, kẻ thù của chúng ta là phong kiến phương Bắc và biên giới phía nam. Điểm chung xuyên suốt của các cuộc chiến là; một nước nhỏ, dân ít phải thường xuyên đương đầu và đánh thắng các thế lực xâm lược đất rộng, dân đông, quân nhiều, từng trinh phục nhiều quốc gia lại ở liền kề biên giới nước ta. Nhà Tống cuộc xâm lược lần 2, quân số hơn 30 vạn, dân số Đại Việt 4 triệu, quân số 5-7 vạn
  25. Nguyên-Mông xâm lược lần 2 (1285) quân số 60 vạn, dân ta khoảng 5-6 triệu, quân thường trực khoảng 30 vạn; Quân Thanh sử dụng 29 vạn quân, Nguyễn Huệ chừng 10 vạn. Đặc điểm nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh trở thành quy luật của CT chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam. 3. Lịch sử chống ngoại xâm có thể phân thành hai loại đó là: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng; các cuộc CT bảo vệ Tổ quốc. Hai loại hình trên có tính chất khác nhau:CT bảo vệ Tổ quốc diễn ra khi ta có chính quyền, chống quân XL từ ngoài vào; CT giải phóng tiến hành khi nước ta đang bị đô hộ, phải đi từ không đến có, từ yếu đến mạnh, phải đánh thắng kẻ thù từng bước.
  26. 4. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, quyết chiến quyết thắng và tài thao lược kiệt xuất. Trong tiến trình lịch sử của mình, dân tộc ta thường xuyên chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù cường bạo, đã tôi luyện truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, đó là tư tưởng tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc. Dân tộc ta chiến thắng kẻ thù bằng ý chí và trí tuệ VN, tài dùng binh, mưu cao mẹo giỏi dám đánh, biết đánh và biết thắng là nội dung bao quát của nghệ thuật quân sự VN, nền nghệ thuật truyền thống nhỏ thắng lớn, yếu chống mạnh
  27. B. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời cổ-trung đại. I.Một số đặc điểm của đặc điểm quân sự. 1.Chiến tranh chính nghĩa, tự vệ chống ngoại xâm a. Mục đích CT của nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” hay: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
  28. Mục đích đó còn được thể hiện trong hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo hoặc tư tưởng của Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đối với Quang Trung là: “ đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà tri hữu chủ” vv b. Nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta hoàn toàn đối lập với nghệ thuật quân sự của phong kiến phương bắc. Do mục đích chi phối, nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật quân sự CT giải phóng, giữ nước Nghệ thuật quân sự của phong kiến phương bắc là nghệ thuật của CT xâm lược, “Bình thiên hạ”
  29. 2. Nghệ thuật quân sự “cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc. a. Trước hoạ xâm lăng, tổ tiên ta biết đoàn kết để giữ nước, gắn quyền lợi gia đình và bản thân với quyền lợi tổ quốc. Trong CT tổ tiên ta đã nhận thức được “nước mất thì nhà tan; “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”; từ đó xác định “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” . Thời Trần sau kháng chiến chống Mông-Nguyên, cả nước chỉ có 2 thôn giặc đến không đánh, còn tất cả mọi nơi nhân dân đều chủ động đứng lên đánh giặc bằng mọi lực lượng, mọi hình thức, mọi vũ khí có trong tay.
  30. b.Tổ tiên ta sớm nhận thức được sức mạnh của toàn dân và biết dựa vào dân đánh giặc. Tổ tiên ta nhân thức được vai trò của nhân dân, biết dựa vào dân để đánh giặc như Trần Hưng Đạo tổng kết: Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua các thời đại là do “ vua tôi đồng lòng , anh em hoà mục, cả nước chung sức, giặc tự bị bắt” và “ khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước”. Nguyễn Trãi thì coi sức dân mạnh như nước “phúc chu thuỷ, tín dân do thuỷ” vv Thời Nhà Hồ tuy có quân đông, thành quách kiên cố nhưng bị thất bại. Hồ Nguyên Trừng đã thấy: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”
  31. c. Tổ tiên ta giương cao ngọn cờ đại nghĩa để phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của toàn dân đánh giặc. Tổ tiên ta hiểu sâu sắc của chiến tranh chính nghĩa, đánh giặc để cứu mình, cứu người, đó là cơ sở tập họp toàn dân chống ngoại xâm : “làm cho địch thế lớn mà rỗng, quân nhiều mà tản, lúc ta đánh chỗ này, lúc ta đánh chỗ khác, làm cho địch hợp thì khó tụ được, chia thì khó giữ được”, quân địch luôn bị động đối phó và thất bại. 3. Nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
  32. a. Trong chiến tranh tổ tiên ta luôn chủ động đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc CT ta thường phải lấy ít đánh nhiều, nhỏ đánh lớn. Trong CT chống Mông-Nguyên cách đánh của ta là “dĩ đoản chế trường”. Khi quân địch mạnh, ta không dàn trận để quyết chiến với địch, khi địch đã bị dàn mỏng, phân tán, khó ứng cứu được cho nhau là lúc ta phản công. Trong kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã tổng kết cách đánh “ Lấy yếu chống mạnh thường đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều thường dùng mai phục”
  33. b. Tổ tiên ta đã biết kết hợp chặt chẽ các phương thức và thủ đoạn tác chiến. Trong CT chống Tống lần 2, Lý Thường Kiệt kết hợp các phương thức, cách đánh: thuỷ chiến, công thành, rút lui, phòng ngự, phản công và tiến công để đánh bại quân địch. Ba lần đánh Mông-Nguyên ta đều rút lui, sau đó phản công, tiến công. Trong chống quân Thanh, Quang Trung đề ra phương châm: “đánh nhanh, thắng nhanh, giải quyết nhanh”, ông đã chỉ huy bí mật, thần tốc táo bạo, bất ngờ, tiến công trên nhiều hướng, thực hiện bao vây chia cắt, tiến công chính diện với vu hồi bên sườn tiêu diệt địch.
  34. c. Tổ tiên ta giỏi tạo thời cơ và lập thế trận. Ông cha ta đã giải quyết xuất sắc hai vấn đề là mưu lừa địch và kế điều địch, dụ địch vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt. Trần Hưng Đạo chỉ rõ: phải xem xét quyền biến như đánh vờ, tuỳ thời mà làm”. Nguyễn Trãi thì: “Biết địch, biết ta, biết mạnh, biết yếu” phải lấy xưa mà nghiệm nay, phải tạo thời, lập thế để vận dụng đúng chỗ. Quang Trung xác định: “Người khéo thắng là ở chổ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh để đè yếu, lấy nhiều mà hiếp ít vv
  35. 4. Nghệ thuật quân sự của ta luôn mang tư tưởng tiến công, giành thế chủ động trong phản công và tiến công tiêu diệt địch. a. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của tổ tiên ta là tích cực tiến công tiêu diệt địch. Trong các cuộc CT ta luôn chủ động tiến công, tiến công liên tục, dồn dập, tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn cục trong suốt quá trình chiến tranh. Trong giai đoạn đầu các cuộc chiến tranh, mặc dù quân địch rất mạnh, ta vẫn tích cực TC nhỏ và vừa, nhằm tiêu hao địch làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta, tạo thời cơ phản công, tiến công quét sạch quân địch.
  36. b. Vận dụng sáng tạo nghệ thuật phản công và tiến công. Phản công và tiến công là phương châm chỉ đạo tác chiến của tổ tiên ta. Tuy vậy phải căn cứ vào từng đối tượng, điều kiện cụ thể vận dụng cho phù hợp. Ngô Quyền, Lê hoàn phản công, tiến công lớn ngay từ đầu giành thắng lợi. Trong chiến tranh chống Tống lần thứ 2, Lý Thường Kiệt tiến công phá thế chuẩn bị của địch, sau đó phản công, tiến công địch ở Bắc sông Như Nguyệt giành thắng lợi. Trong cuộc CT chống quân Minh, ta đã TC từ nhỏ đến lớn, khi có thời cơ, TC lớn giành thắng lợi. Đặc biệt, Quang Trung đã TC liên tục, tốc chiến, tốc thắng, diệt 4 vạn quân Xiêm, 29 vạn quânThanh
  37. II. Sự hình thành và phát triển chiến thuật. 1. Tập kích và phục kích Tập kích và phục kích là cách đánh sở trường của quân sự VN từ xưa đến nay và trở thành nguyên tắc tác chiến của nghĩa quân Lam Sơn “Lấy ít địch nhiều thường dùng mai phục, lấy yếu chống mạnh thường đánh bất ngờ” Cách đánh tập kích, phục kích diễn ra ở mọi quy mô: nhỏ, vừa, lớn. Tiêu biểu là phục kích trên sông Bạch Đằng, diệt quân Nam Hán (938), diệt thuỷ binh của Ô Mã Nhi (1288); kết hợp tập ích với phục kích diệt địch ở Tốt Động, Chúc Động (1426), Chi Lăng-Xương Giang (1427); phục kích diệt 4 vạn quân Xiêm (1785)
  38. 2.Thuỷ chiến Tác chiến trên sông biển trở thành cách đánh truyền thống của quân sự VN, tiêu biểu: Trận Bạch Đằng (938), trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư diệt đoàn thuyền lương của địch, trận Bạch Đằng diệt đạo quân thuỷ của Ô mã Nhi 91288), trận Rạch Gầm-Xoài Mút (1785) Trong thuỷ chiến, ông cha ta đã biết chọn địa bàn có nhiều lợi thế, tận dụng thiên nhiên, quy luật thuỷ văn để thiết lập thế trận, cơ động và thực hành tác chiến nhanh tiêu diệt quân địch, đã kết hợp các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà giành thắng lợi; hiệp đồng giữa BB với thuỷ binh trong chiến đấu
  39. 3. Công thành Trong chiến tranh ông cha ta không chủ trương công thành và cho rằng “đánh thành là hạ sách” nhưng do yêu cầu và khi có điều kiện chúng ta cũng vận dụng như trận công thành Ung Châu-một thành kiên cố có 6 vạn quân địch. Ta đã dùng nhiều biện pháp như thang mây nối dài, dùng tên độc, máy bắn đá, đào đường hầm, chất hàng vạn bao đất thành bậc cao sát tường sau 42 ngày đêm hãm thành đến 1.3.1076 ta hạ thành. Chiến thuật đánh thành thời Quang Trung đã được hoàn thiện một bước, tiêu biểu như trận Ngọc Hồi, ta đã tập trung ưu thế lực lượng, đột kích chính diện, kết hợp đánh bên sườn phía sau điệt địch
  40. 4. Phòng ngự Mục đích PN của ta làm chậm bước tiến của địch, tiêu hao địch, tạo điều kiện tiến công, phản công. Phòng ngự trên sông Như nguyệt là trận PN có quy mô lớn, dài gần 100km từ chân núi Tam Đảo đến Vạn Xuân, trọng điểm từ bến đò Như Nguyệt (Yên Phong) đến bến đò Thị Cầu (Tiên Sơn) khoảng 30km, được xây dựng chiến luỹ kiên cố. Phía sau có đại quân của Lý thường Kiệt sẵn sàng đánh bại các mũi đột nhập của địch, ngoài ra còn có 2 vạn quân và 400 chiến thuyền bố trí ở sông Lục Đầu sẵn sàng tiếp ứng
  41. KẾT LUẬN Nghiên cứu về chiến tranh và nghệ thuật quân sự VN từ thế kỷ III tr.CN đến thế kỷ XVIII. Dân tộc ta luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần. Ông cha ta đã dám đánh, biết đánh và biết thắng. Truyền thống và những kinh nghiệm quí của tổ tiên ta là những bài học được dân tộc ta vận dụng, kế thừa, phát triển trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những bài học đó ngày nay vẫn được Đảng ta vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh