Bài giảng Chủ nghĩa tự do mới (Bản đẹp)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chủ nghĩa tự do mới (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_chu_nghia_tu_do_moi_ban_dep.ppt
Nội dung text: Bài giảng Chủ nghĩa tự do mới (Bản đẹp)
- Chương 11 CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI 1 Lịch sử học thuyết kinh tế
- Nội dung chính 1. Tổng quan về chủ nghĩa tự do mới 2. Phái trọng tiền 3. Chủ nghĩa thị trường xã hội Đức 4. Phái trọng cung 2 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.1. Tổng quan 11.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ⚫ Từ những năm 1930s, CNTB độc quyền nhà nước, học thuyết Keynes làm cho CNTD cũ (cổ điển) mất chỗ đứng. ⚫ Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp vẫn tồn tại dù nhiều nước đã áp dụng học thuyết Keynes. → Trào lưu sửa đổi hệ thống lý thuyết tự do kinh tế cho phù hợp tình hình mới, Chủ nghĩa tự do mới xuất hiện. 3 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.1. Tổng quan 11.1.2. Đặc điểm Hình thành: những năm 20 -30 của thế kỷ XX ⚫ Tư tưởng cơ bản: cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất định. ⚫ Kết hợp quan điểm của các trường phái: tự do cũ, trọng thương mới, Keynes. ⚫ Phương pháp: phân tích vi mô truyền thống ⚫ Nhiều khuynh hướng: phái trọng tiền (Chicago) Mỹ, chủ nghĩa thị trường xã hội Đức, phái trọng cung Mỹ 4 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.2. Phái trọng tiền 11.2.1. Giới thiệu sơ lược - Lý thuyết tự do mới ở Mỹ (chủ nghĩa bảo thủ mới), có trường phái Trọng tiền hiền đại (hay trường phái Chicago). - Xuất hiện do yêu cầu cấp bách của chống lạm phát. - Đại biểu: Milton Friedman, Henry Simons, George Stigler - Quan tâm đến phương pháp luận, sự tiêu dùng, tiền tệ, thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. 5 Lịch sử học thuyết kinh tế
- Milton Friedman 1912 – 2006 Giải Nobel kinh tế năm 1976 Lịch sử học thuyết kinh tế 6
- 11.2. Phái trọng tiền 11.2.2. Lý thuyết ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập ❖ Tiêu dùng của một năm phụ thuộc: thu nhập của năm đó (Keynes), thu nhập của năm trước, tỷ suất lợi tức và một phần thu nhập từ tài nguyên vật chất. ❖ Giả thuyết về thu nhập thường xuyên ❖ Thu nhập và thu nhập tương đối 7 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.2. Phái trọng tiền 11.2.2. Lý thuyết ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập ❖ Thu nhập thường xuyên và tiêu dùng thường xuyên có quan hệ với nhau. ❖ Tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc: ❖ thu nhập thường xuyên ❖ Tỉ suất lợi tức, ❖ Tương quan giữa tài nguyên vật chất và thu nhập thường xuyên, ❖ Tỉ lệ phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm 8 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.2. Phái trọng tiền 11.2.3. LT chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân: Ủng hộ tự do kinh doanh, chống lại sự can thiệp của NN. * Mức cung tiền tệ quyết định việc tăng sản lượng quốc gia M.V = P.Q (Fisher): V ổn định; M↑ → P.Q↑. + Nếu SL thực tế SL tiềm năng: SL tăng chậm, giá tăng nhanh, đẩy lạm phát lên cao. → Các biến số kinh tế vĩ mô phụ thuộc mức cung tiền tệ, không chỉ phụ thuộc chính sách tài khóa theo Keynes. 9 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.2. Phái trọng tiền 11.2.3. LT chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân: * Mức cầu tiền tệ là nhân tố ngoại sinh của nền KT. +Cầu tiền thay đổi do thu nhập thay đổi, không phụ thuộc nhiều vào biến động của lãi suất. +Mức cầu tiền có tính ổn định cao, mức cung tiền không ổn định do phụ thuộc vào quyết định chủ quan của các cơ quan quản lý tiền tệ. Friedman khuyến nghị: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ. 10 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức 11.3.1. Giới thiệu sơ lược - Xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Phê phán chủ nghĩa độc tài dân tộc, KT chỉ huy và CNTB có điều tiết; ủng hộ mạnh mẽ quan điểm tự do. - Nhiều tư tưởng KT nhằm khôi phục lại chủ nghĩa tự do, ( lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của Mullef-Armach) 11 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức 11.3.2. Hệ thống các quan điểm - Nguyên tắc: kết hợp tự do với công bằng xã hội trên thị trường. - 6 tiêu chuẩn: - Tự do cá nhân; - Công bằng xã hội; - Quá trình kinh doanh theo chu kỳ; - Chính sách tăng trưởng dựa trên khuôn khổ pháp lý và kết cấu hạ tầng cần thiết; - Chính sách cơ cấu thích hợp; 12 - Bảo đảm tính tương hợp của thị trường. Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức * Cạnh tranh: cạnh tranh hiệu quả là một nhân tố trung tâm trong hệ thống kinh tế. ⚫ Chức năng: – sử dụng tối ưu tài nguyên, – khuyến khích tiến bộ kỹ thuật, – phân phối thu nhập lần đầu, – thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, – điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực, – kiểm soát sức mạnh kinh tế, – kiểm soát sức mạnh chính trị, – duy trì quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân. 13 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức * Cạnh tranh: ⚫ Nguy cơ đe dọa cạnh tranh: – do chính phủ (hoạt động thương mại của nhà nước bóp méo cạnh tranh), – do tư nhân (các tổ chức độc quyền tư nhân). ⚫ Bảo vệ cạnh tranh (chủ yếu dựa vào nhà nước): luật chống độc quyền, tòa án. 14 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức * Các yếu tố xã hội - Mục tiêu: nâng cao mức sống các nhóm dân cư thu nhập thấp nhất; Bảo vệ mọi thành viên trước rủi ro của KT thị trường. - Công cụ: Tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, các biện pháp khác của chính phủ, phân phối lại. 15 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.3. Chủ nghĩa thị trường xã hội ở Đức * Vai trò của chính phủ: - Can thiệp những nơi cạnh tranh không hiệu quả, bảo vệ cạnh tranh, kích thích nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường XH. - Chỉ can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lý, theo nguyên tắc tương hợp với thị trường. - Giữ ổn định tiền tệ, tôn trọng sở hữu tư nhân, đảm bảo an ninh xã hội và công bằng xã hội. 16 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.4. Phái Trọng cung 11.4.1. Giới thiệu sơ lược - Xuất hiện năm 1980 ở Mỹ - Đại biểu: Laffer, Winniski, Ture, Roberto - Tìm kiếm con đường giải quyết nhịp điệu tăng trưởng và duy trì năng suất lao động. - Đối lập với trường phái trọng cầu, phái Keynes 17 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.4. Phái Trọng cung 11.4.2. Các quan điểm của phái trọng cung - Phê phán những thiếu sót của hệ thống thuế khóa và chính sách điều chỉnh cầu của trường phái Keynes. - Khối lượng SX là kết quả của chi phí, chi phí lại mang tính KT. NN cần tạo điều kiện kích thích KT. Giảm chi phí → tăng cung → tạo ra cầu mới → trạng thái lý tưởng của nền KT. 18 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.4. Phái Trọng cung 11.4.2. Các quan điểm của phái trọng cung ➢ Laffer: T = t.Y; - t = 0 thì T = 0; t = 100% thì T = 0 vì không ai đi làm; - t > 0 thì T tăng dần và đạt cực đại ở t = 50%; - t > 50% thì T giảm dần. ➢ Cải cách thuế để tăng sản lượng quốc gia, tăng thu ngân sách từ thuế. 19 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.4. Phái Trọng cung 11.4.2. Các quan điểm của phái trọng cung ➢ Phủ nhận quan điểm Keynes coi tiết kiệm là nguồn gốc sinh ra sản xuất thừa, làm giảm việc làm và qui mô nền kinh tế, phủ nhận giả thuyết kích thích cầu. ➢ Vấn đề là ở chỗ tăng năng suất thông qua kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. 20 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.5. Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý 11.5.1. Giới thiệu sơ lược ⚫ Xuất hiện ở Mỹ ⚫ Đại biểu: Robert Lucas, Thomas Sangent ⚫ Giả định xuất phát: – Mọi người đều sử dụng thông tin một cách tốt nhất (hiểu biết tốt về chính sách kinh tế) – Giá cả, tiền lương có tính linh hoạt để cung, cầu bằng nhau ở các thị trường 21 Lịch sử học thuyết kinh tế
- 11.5. Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý 11.5.2. Nội dung cơ bản ⚫ Phân tích thị trường lao động – Trình độ hiểu biết của người lao động ảnh hưởng tới tình hình thất nghiệp – Đó là nguyên nhân biến động của chu kỳ kinh tế – Chính phủ không ngăn được nạn thất nghiệp không tự nguyện ⚫ Phê phán quan điểm trọng tiền về tính ổn định của tốc độ tiền tệ 22 Lịch sử học thuyết kinh tế
- Thảo luận Phân tích ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Chủ nghĩa tự do mới? 23 Lịch sử học thuyết kinh tế