Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Bài 6: Xuất nhập (input/output)

pdf 18 trang huongle 9231
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Bài 6: Xuất nhập (input/output)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_du_lieu_bai_6_xuat_nhap_inputoutput.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Bài 6: Xuất nhập (input/output)

  1. Bài 6: Xuất nhập (input/output) 1 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  2. Khái niệm  Người lập trình thường xuyên phải làm việc với một số thiết bị vào ra như màn hình, bàn phím, file, máy in,  Với mỗi chương trình, có:  Đầu ra chuẩn stdout: mặc định là màn hình console, nhưng có thể được coi như một file ảo chỉ ghi, và có thể định nghĩa lại là một file trên đĩa hoặc máy in  Đầu ra chuẩn cho lỗi stderr: tương tự stdout, nhưng thường dùng để ghi các dòng lỗi gặp phải trong chương trình  Đầu vào chuẩn stdin: mặc định là bàn phím, nhưng có thể được coi như một file ảo chỉ đọc, và có thể định nghĩa lại là một file trên đĩa 2 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  3. Mở đầu  Xuất ra stdout  Xuất một ký tự: int putchar(int c);  Xuất một dòng ký tự: int puts(const char* s);  Xuất một chuỗi theo định dạng: int printf(const char* format, );  Nhập từ stdin  Đọc một ký tự: int getchar();  Đọc một dòng ký tự: char* gets(char* s);  Đọc một chuỗi theo định dạng: int scanf(const char* format, ); 3 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  4. Xuất nhập từ file  Kiểu file:  typedef struct { } FILE;  Trình tự thao tác với file: Mở/tạo file Đọc/ghi dữ liệu Đóng  Trong kiểu FILE có trường lưu thông tin vị trí đang đọc/ghi của file, gọi là con trỏ file  Mở file:  FILE* fopen(const char* fname, const char* mode); mode Ý nghĩa mode Ý nghĩa "r" Chỉ cho phép đọc "r+" Cho phép đọc và ghi "w" Chỉ cho phép ghi, xoá nội dung "w+" Cho phép đọc và ghi, xoá nội file cũ nếu có hoặc tạo file mới dung file cũ nếu có hoặc tạo file nếu chưa có mới nếu chưa có "a" Chỉ cho phép ghi, trỏ con trỏ "a+" Cho phép đọc và ghi, trỏ con đến cuối file để ghi tiếp hoặc trỏ tới cuối file để ghi tiếp hoặc tạo file mới nếu chưa có tạo file mới nếu chưa có "t" Đọc/ghi dạng văn bản (text) "b" Đọc/ghi dạng nhị phân (binary) 4 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  5. Chú ý với việc mở file  Việc mở file có thể không thành công và trả về NULL cần kiểm tra giá trị trả về của fopen() để biết đã mở file thành công không  Các lý do có thể khiến mở file không thành công:  Mở file để đọc mà file đó không tồn tại  Người dùng hiện tại không có quyền  File đang được mở với chế độ hạn chế bởi một chương trình nào đó  Có quá nhiều file đang mở (hệ điều hành có giới hạn số file được mở đồng thời)  Các file được mở với hàm fopen() không hạn chế được mở lại 5 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  6. Mở file và hạn chế mở lại  Đôi khi ta không muốn chương trình khác can thiệp vào một file ta đang mở để đọc/ghi  FILE* _fsopen(const char* fname, const char* mode, int shflag);  shflag: cờ cho phép file được mở lại hay không  #include shflag Ý nghĩa _SH_DENYNO Không hạn chế _SH_DENYRD Hạn chế được mở lại với chế độ đọc _SH_DENYWR Hạn chế được mở lại với chế độ ghi _SH_DENYRW Hạn chế được mở lại với cả chế độ đọc và ghi  Lưu ý: Hàm này chỉ có trong MS Visual C 6 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  7. Ghi vào file  File văn bản (text) và nhị phân (binary)  File văn bản: một số ký tự đặc biệt như chuyển đổi giữa '\n' và "\r\n", xử lý ký tự hết file thích hợp file dạng văn bản  File nhị phân: không thay đổi dữ liệu ghi vào thích hợp với việc lưu dữ liệu dạng nhị phân  Ghi dữ liệu text:  int fputc(int c, FILE* file);  int fputs(const char* s, FILE* file);  int fprintf(FILE* file, const char* format, );  Dùng tương tự các hàm putchar(), puts(), printf()  Ghi dữ liệu nhị phân:  int fwrite(const void* buf, int size, int count, FILE* file);  Ghi một mảng với count phần tử, kích thước mỗi phần tử là size 7 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  8. Đọc từ file  Đọc dữ liệu text:  int fgetc(FILE* file);  int fgets(char* s, int n, FILE* file);  int fscanf(FILE* file, const char* format, );  Dùng tương tự các hàm getchar(), gets(), scanf() nhưng trả về EOF nếu đã kết thúc file.  Đọc dữ liệu nhị phân:  int fread(void* buf, int size, int count, FILE* file);  Đọc một mảng với count phần tử, kích thước mỗi phần tử là size  Kiểm tra kết thúc file hay chưa:  int feof(FILE* file);  Vì việc đọc/ghi file có sử dụng bộ đệm, nên thường phải dùng hàm fflush() để làm sạch bộ đệm trước khi chuyển từ ghi sang đọc, hoặc từ đọc sang ghi nếu mở file ở chế độ đọc và ghi đồng thời  int fflush(FILE* file); 8 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  9. Các hàm khác về đọc/ghi file  Đóng file:  int fclose(FILE* file);  Chuyển con trỏ file:  void rewind(FILE* file);  int fseek(FILE* file, long offs, int org); org = SEEK_CUR: tính từ vị trí hiện tại org = SEEK_END: tính từ cuối file org = SEEK_SET: giá trị tuyệt đối (tính từ đầu file)  Ví trí hiện tại của con trỏ:  long ftell(FILE* file);  Xoá file:  int remove(const char* path);  Đổi tên và chuyển file:  int rename(const char* old, const char* new); 9 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  10. Ví dụ: hàm copy file int copy_file(const char* src, const char* dst) { FILE *fs = NULL, *fd = NULL; char buf[1024]; int num; if ((fs = fopen(src,"rb")) == NULL) return -1; if ((fd = fopen(dst,"wb")) == NULL) { fclose(fs); return -1; } while(!feof(fs)) { num = fread(buf, 1, sizeof(buf), fs); fwrite(buf, 1, num, fd); } fclose(fs); fclose(fd); return 0; } 10 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  11. stdin, stdout, stderr  Đầu vào/ra chuẩn thực chất là các biến kiểu FILE* được định nghĩa sẵn, nên việc đọc/ghi với các hàm printf( ), scanf( ) tương đương với việc dùng fprintf(stdout, ) và fscanf(stdin, )  Tương tự với các hàm putchar(), puts(), getchar(), gets() cũng thực hiện việc đọc/ghi trên stdin và stdout  Định hướng lại đầu vào/ra chuẩn: Ký hiệu Ý nghĩa command > file Đổi stdout ra file, tạo file mới hoặc xoá file cũ nếu đã có command 1> file command 2> file Đổi stderr ra file, tạo file mới hoặc xoá file cũ nếu đã có command >> file Đổi stdout ra file và nối tiếp vào file đó command 1>> file command 2>> file Đổi stderr ra file và nối tiếp vào file đó command < file Đổi stdin từ file command1 | command2 Đổi stdout của command1 thành stdin của command2 11 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  12. stdin, stdout, stderr (tiếp)  Một số file đặc biệt Tên file Ý nghĩa Tên file Ý nghĩa &0 stdin nul Bỏ qua &1 stdout prn, lpt1-9 Máy in &2 stderr con Màn hình aux AUX port com1-9 COM ports  Ví dụ:  Dẫn hướng cả stdout và stderr vào file result.txt C:\>dir *.dat >result.txt 2>&1  Dẫn hướng cả stdout ra máy in và stderr vào file error.log C:\>stuff >prn 2>error.log  Dẫn hướng đầu vào từ file input.txt và đầu ra là file output.txt C:\>process output.txt  Tạo pipe (output của lệnh nọ là input của lệnh kia) C:\>type source.c | more 12 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  13. Đọc/ghi trên bộ nhớ  Ghi:  sprintf(char* buffer, const char* format, );  Đọc:  sscanf(const char* buffer, const char* format, );  Dùng tương tự như fprintf() và fscanf() nhưng dữ liệu được lưu vào một vùng nhớ xác định trong tham số buffer  Ví dụ:  char s[50]; sprintf(s, "sin(pi/3) = %.3f", sin(3.14/3));  Kết quả: s sẽ chứa chuỗi "sin(pi/3) = 0.866" 13 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  14. Đọc/ghi an toàn 14 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  15. Lỗi tràn bộ đệm  Xảy ra khi chương trình ghi dữ liệu vào một biến nhiều hơn kích thước của nó  Ví dụ: copy một chuỗi 10 ký tự vào biến chỉ dài 5 ký tự char s[5]; strcpy(s, "0123456789"); /* lỗi */  Lỗi tràn bộ đệm rất nguy hiểm vì gây ra những lỗi không dự đoán trước, đặc biệt có thể khiến người sử dụng kiểm soát máy tính và làm bất cứ gì  Cần kiểm soát chiều dài của dữ liệu nhập so với vùng nhớ được cấp phát cho các biến  Các hàm chuẩn của C không kiểm tra lỗi tràn bộ đệm sử dụng các hàm mở rộng trong Visual C từ 2005 15 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  16. Các hàm về chuỗi và bộ nhớ  memcpy_s(void* dest, int size, const void* src, int count);  memmove_s(void* dest, int size, const void* src, int count);  strcpy_s(char* dest, int size, const char* src);  strcat_s(char* dest, int size, const char* src);  _strlwr_s(char* str, int size);  _strupr_s(char* str, int size); 16 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  17. Các hàm đọc dữ liệu  gets_s(char* str, int size);  scanf_s(const char* format, );  Thêm các tham số kiểm tra kích thước biến với chuỗi và ký tự  int i; float f; char c; char s[10]; scanf_s("%d %f %c %s", &i, &f, &c, 1, s, 10);  Tương tự với các hàm fscanf_s(), sscanf_s() 17 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội
  18. Bài tập 1. Viết chương trình đổi các ký tự trong một file sang chữ hoa (tên file từ tham số dòng lệnh) 2. Viết chương trình đếm số từ và số dòng trong một file (quy ước từ cách nhau bởi một trong các ký tự: cách, tab, xuống dòng) 3. Viết chương trình nối một file vào một file khác 4. Viết chương trình in ra dòng thứ 10 của một file 5. Viết chương trình chèn một dòng vào dòng thứ 10 của một file 6. Viết chương trình nhập dữ liệu cho cấu trúc SinhVien từ bàn phím, sau đó thử thay đổi stdin và stdout từ file và xem kết quả 7. Viết một hàm trả về kích thước của một file 18 EE3490: Kỹ thuật lập trình – HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên – ĐH Bách khoa Hà Nội