Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Chương 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu - Phạm Văn Tho

ppt 66 trang huongle 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Chương 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu - Phạm Văn Tho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_co_so_du_lieu_chuong_1_xay_dung_co_so_du_lieu_pham.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Chương 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu - Phạm Văn Tho

  1. Chương 1 : Xây dựng CSDL Giảng viên: Phạm Văn Tho
  2. Nội dung ⚫ Mục tiêu ⚫ Nội dung trình bày ⚫ Bảng, Trường, Bản ghi, Khóa ⚫ Tạo cấu trúc bảng; ⚫ Chỉnh sửa cấu trúc của bảng ⚫ Thiết lập thuộc tính LookUp ⚫ Thiết lập quan hệ và các thuộc tính đảm bảo toàn vèn dữ liệu; ⚫ Nhập dữ liệu cho CSDL
  3. Giới thiệu ⚫ CSDL Access là một đối tượng bao gồm ⚫ Các bảng dữ liệu ⚫ Các quan hệ giữa các bảng
  4. Bảng Tên bảng Field Record
  5. Bảng dữ liệu (2) ⚫ Bảng dữ liệu (Tables) ⚫ Nơi lưu trữ dữ liệu tác nghiệp cho ứng dụng ⚫ Mỗi cột lưu giữ một loại thông tin ⚫ Mỗi dòng lưu trữ thông tin của một đối tượng bao gồm tất cả các cột ⚫ Một CSDL ⚫ Có thể có nhiều bảng ⚫ Các bảng phải được thiết kế ⚫ Có thể lưu trữ được đầy đủ dữ liệu cần thiết ⚫ Giảm tối đa tình trạng gây dư thừa dữ liệu ⚫ Dễ dàng bảo trì CSDL (Thuận tiện trong cập nhật, tìm kiếm, truy vấn)
  6. Bảng dữ liệu (3) ⚫ Bảng bao gồm: ⚫ Tên bảng ⚫ Các trường (tên trường, kiểu dữ liệu, kích thước trường, thuộc tính cần thiết cho mỗi trường ) ⚫ Trường khoá ⚫ Các bản ghi.
  7. Bảng dữ liệu (4)
  8. Bảng dữ liệu (5) ⚫ Bảng ở trạng thái thiết kế cấu trúc - Design view
  9. Các thành phần của Bảng ⚫ Tên bảng: ⚫ Mỗi bảng có một tên gọi. ⚫ Tên bảng thường được đặt sau khi tạo xong cấu trúc của bảng, ⚫ Có thể đổi lại tên bảng ⚫ Lưu ý: Không nên sử dụng dấu cách (Space), các ký tự đặc biệt hoặc chữ tiếng Việt có dấu trong tên bảng
  10. Các thành phần của Bảng ⚫ Trường (Field – cột) ⚫ Lưu trữ thông tin liên quan đến một thuộc tính của đối tượng ⚫ Mỗi cột chỉ chứa duy nhất một loại dữ liệu ⚫ Mỗi cột trong bảng là duy nhất
  11. Các thành phần của Bảng ⚫ Trường (Field – cột) ⚫ Mỗi trường có một tên gọi, tên này duy nhất trong bảng (tránh !@#$%^&*()?><) ⚫ Tên trường phải ngắn gọn, nhưng giàu tính mô tả ⚫ Mỗi trường có một tập hợp các thuộc tính miêu tả trường dữ liệu đó: ⚫ Ví dụ: kiểu dữ liệu, trường khoá, độ lớn, định dạng, ⚫ Trường phải được xác định kiểu dữ liệu.
  12. Tiến trình thiết kế CSDL ⚫ Xác định Thông tin cần lưu trữ ⚫ Xây dựng các bảng, có hai cách tiếp cận ⚫ Tìm ra các kiểu thực thể (đối tượng, chủ thể, khái niệm, sự kiện) ⚫ Mỗi kiểu thực thể Một bảng ⚫ Sau đó, với mỗi kiểu thực thể tìm ra các trường mô tả chúng ⚫ Phát hiện các trường cần lưu trữ, sau đó gom các trường liên quan vào các bảng
  13. Ví dụ: ⚫ “Một công ty cần lưu trữ các thông tin về khác hàng và các cuộc gọi đến công ty của khách hàng và được nhân viên công ty tiếp nhận” ⚫ Khách hàng ⚫ Cuộc gọi ⚫ Nhân viên
  14. Các thành phần của Bảng ⚫ Bản ghi (Record) ⚫ Là một thể hiện dữ liệu của các cột trong bảng ⚫ Mỗi dòng lưu trữ thông tin của một đối tượng ⚫ Con trỏ bản ghi đang nằm ở bản ghi nào, người dùng có thể sửa được dữ liệu bản ghi đó. ⚫ Bản ghi trắng cuối cùng của mỗi bảng được gọi EOF.
  15. Các thành phần của Bảng ⚫ Khoá chính (Primary key) ⚫ Tập hợp của một hoặc nhiều cột mà dữ liệu trên đó là duy nhất không trùng lắp ⚫ Dữ liệu trên cột khóa chính trong bảng không được rỗng ⚫ Khoá chính có tác dụng phân biệt giá trị các bản ghi trong cùng một bảng với nhau. ⚫ Khoá có thể chỉ 01 trường, cũng có thể được tạo từ tập hợp nhiều trường (gọi bộ trường khoá).
  16. Tạo bảng bằng Design View Kiểu dữ liệu Trường khóa Các thuộc tính của trường
  17. Tạo bảng bằng Design View ⚫ Gõ tên trường ở ô trong cột Fieldname ⚫ Chọn kiểu dữ liệu của trường trong cột Data Type ⚫ Mô tả (Description): Để giải thích cho rõ hơn một trường nào đó. Văn bản mô tả sẽ được hiển thị khi nhập số liệu cho các trường. Phần này có thể có hoặc không. ⚫ Xác định các thuộc tính của trường trong bảng Properties ⚫ Lưu bảng : Mở Menu File, chọn Save, đặt tên bảng, chọn OK
  18. Các kiểu dữ liệu TT Kiểu dữ liệu Mô tả Độ lớn 1 Text Xâu ký tự dài tối đa 255 ký tự 2 Memo Xâu ký tự có độ dài tối đa 65.535 ký tự 3 Number Số nguyên, thực dài : 1 , 2, 4 hoặc 8 Byte 4 Date/time Ngày tháng/giờ dài 8 Byte 5 Currency Tiền tệ dài 8 Byte 6 AutoNumber Số nguyên tự động được đánh 4 bytes số. 7 Yes/No Kiểu Logic Dữ liệu chỉ nhận một trong 2 giá trị true/false 8 OLE Object Đối tượng Hình ảnh, âm thanh, đồ họa 9 Lookup Wizard Cho phép chọn giá trị từ một danh sách các giá trị của một trường ở bảng khác
  19. Tổng quan về các thuộc tính của trường Field Size Số ký tự của trường Text, hoặc kiểu của trường number. Format Dạng hiển thị dữ liệu kiểu ngày và số Decimal Places Số chữ số thập phân trong kiểu number và cunency. InputMask (Mặt lạ nhập) Quy định khuôn dạng nhập liệu Caption Đặt nhãn cho trường. Nhãn sẽ được hiển thị khi nhập liệu thay vì tên trường (nhãn mặc định). Default Value Xác định giá trị mặc định của trường Validation Rule Quy tắc dữ liệu hơp lệ. Dữ liệu phải thoả mãn quy tắc này mới được nhập Required Không chấp nhận giá trị rỗng. Cần phải nhập một dữ liệu cho trường. AllowZeroLength Chấp nhận chuỗi rỗng trong trường Text, Memo. Indexed Tạo chỉ mục để tăng tốc độ tìm kiếm trên trường này
  20. Thuộc tính của trường ⚫ Thuộc tính Field Size ⚫ Với trường Text Độ dài mặc định là 50 Độ dài hợp lệ có thể đặt là từ 1→255 ⚫ Với trường Number: Mặc định là Double (8 byte), có thể chọn các kiểu sau từ Combo Box: ⚫ FieldSize Miền giá trị Số byte lưu trữ Byte 0→255 1 Integer -32768→32767 2 Long Integer -2147483648→2147483647 4 Single -3.4*1038 →3.4*1038 4 Double - 1.797*10308 → 1.797 * 10308 8
  21. Thuộc tính của trường ⚫ Thuộc tính Format. ⚫ Nếu bỏ qua Format, Access sẽ trình bày dữ liệu theo dạng General. ⚫ Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường Number ⚫ Giả sử Decimal Places = 2 - Hai chữ số phần thập phân
  22. Thuộc tính của trường ⚫ Giá trị Format Số Được trình bày ⚫ General Number 1234.5 1234.5 ⚫ Fixed 1234.5 1234.50 1234.568 1234.58 ⚫ Standard 1234.5 1,234.50 ⚫ Percent 0.824 82.40 % ⚫ Scientific 1234.5 1.23E+03 ⚫ Currency 1234.5 1,234.50
  23. Thuộc tính của trường ⚫ Ghi chú: ⚫ 1. General Number: Không phụ thuộc vào Decimal Places, hiện số chữ số thập phân cần thiết nhất ⚫ 2. Decimal Places = n : Mọi dạng (trừ General Number) hiện đúng n chữ số thập phân. ⚫ 3. Decimal Places = Auto : Khi đó: ⚫ Dạng Fixed: 0 số lẻ ⚫ Dạng khác (trừ General): 2 số lẻ
  24. Thuộc tính của trường ⚫ Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường DATE/TIME. ⚫ Giá trị Format Ngày/giờ được trình bày ⚫ General Date 1/31/92 4:30:00 PM (U.S) 31/01/92 16:30:00 (U.K) ⚫ Long Date Friday, January 31 , 1992 (U.S) 31 January 1992 (U.K) ⚫ Medium Date 31-Jan- 1992 ⚫ Short Date 1/31/92 (U.S) 31/01/92(U.K) ⚫ Long Time 4:30:00 PM ⚫ Medium Time 04:30 PM ⚫ Short Time 16:30
  25. Thuộc tính của trường ⚫ Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường YES/NO ⚫ Giá trị Format ý nghĩa ⚫ Yes/No Giá trị logic là Yes và No ⚫ True/Falsse Giá trị logic là True và False ⚫ On/Off Giá trị logic là On và Off
  26. Thuộc tính của trường ⚫ Thuộc tính Default Value ⚫ Dùng thuộc tính này để đặt giá trị mặc định cho trường. Giá trị mặc định có thể là một hằng hay một hàm của Access. ⚫ Thuộc tính Required (trường bắt buộc phải có số liệu) ⚫ Muốn bắt buộc trường phải có số liệu ta đặt thuộc tính Required thành Yes. ⚫ Thuộc tính AllowZerolength ⚫ Nếu đặt là Yes sẽ cho phép các trường Text và memo nhận các chuỗi rỗng.
  27. Thuộc tính của trường ⚫ Thuộc tính Validation Rule ⚫ Dùng thuộc tính này để kiểm tra sự hợp lệ của dữ liệu nhập vào. Muốn vậy trong thuộc tính ValidationRule ta đặt một biểu thức (điều kiện) hơp lệ. ⚫ Ví dụ: ⚫ l00 giá trị nhập vào phải bằng 0 hoặc lớn hơn 100 ⚫ Like "K???" phải nhập 4 ký tự, ký tự đầu phải là K ⚫ Like "CTY*" ba ký tự đầu phải là CTY
  28. Thuộc tính của trường ⚫ =#1/1/1980# ngày nhập sau năm 1980 ⚫ >=#1/1/91# and <#1/1/92# ngày nhập phải trong năm 1991 ⚫ Thuộc tính Indexed ⚫ Thuộc tính này có thể nhận các giá trị: ⚫ No Không tạo chỉ mục hoặc xoá chỉ mục đã lập ⚫ Yes (Dupticates Ok) Tạo chỉ mục ⚫ Yes (No Duplicates) Tạo chỉ mục kiểu Unique (các giá trị cần khác nhau như thể khoá chính).
  29. KHOÁ CHÍNH ⚫ Khoá chính là một hoặc nhiều trường xác định duy nhất một bản ghi. ⚫ Lợi ích. ⚫ Access tự động tạo chỉ mục (Index) trên khoá nhằm tăng tốc độ truy vấn và các thao tác khác. ⚫ Khi xem mẫu tin (dạng bảng hay mẫu biểu), các mẫu tin sẽ được trình bầy theo thứ tự khoá chính. ⚫ Khi nhập số liệu, Access kiểm tra sự trùng nhau trên khoá chính. ⚫ Access dùng khoá chính để tạo sự liên kết giữa các bảng.
  30. KHOÁ CHÍNH ⚫ Đặt khóa chính ⚫ Chon Field hoặc tổ hợp Field làm khóa chính (nhấn Ctrl khi chọn nhiều Field) ⚫ Ấn nút lệnh Primary Key (hoặc chọn Edit –> Primary Key) ⚫ Xoá khoá chính: Khoá chính là không bắt buộc. Khi đã thiết lập khoá chính, mà ta lại muốn xoá đi thì cách làm như sau: Chọn View →Indexes. Kết quả nhận được cửa sổ Indexes trong đó chứa các trường của khoá chính như sau:
  31. KHOÁ CHÍNH ⚫ Chọn các trường (của khoá chính, mỗi trường trên một dòng) cần xoá rồi bấm phím Delete.
  32. LƯU CẤU TRÚC BẢNG VÀ ĐẶT TÊN BẢNG ⚫ Sau khi hoàn chỉnh việc thiết kế, ta cần ghi cấu trúc bảng. Cách làm như sau: ⚫ Chọn File, Save hoặc bấm chuột tại biểu tượng save trên thanh công cụ. Khi ghi lần đầu thì Access sẽ hiện cửa sổ Save as: ⚫ Trong hộp Table Name ta đưa vào tên bảng, rồi bấm OK. ⚫ Tên bảng không nên chứa dấu cách, các ký tự đặc biệt khác hoặc chữ Việt có dấu.
  33. LƯU CẤU TRÚC BẢNG VÀ ĐẶT TÊN BẢNG ⚫ Với những bảng không thiết lập trường khoá, trong quá trình ghi lại cấu trúc bảng, máy tính sẽ hỏi: ⚫ Nhấn Yes- máy tính sẽ tạo thêm một trường mới có tên ID và thiết lập trường này làm khoá. Nếu không muốn như vậy hãy nhấn No; nhấn Cancel để huỷ lệnh lưu.
  34. Thay đổi thiết kế, chỉnh sửa cấu trúc bảng ⚫ Khi thiết kế bảng, thường có các yêu cầu sau: ⚫ Xoá một hoặc nhiều trường ⚫ Thay đổi tên, kiểu, mô tả và thuộc tính của trường ⚫ Thay đổi vị trí của trường ⚫ Thêm trường mới
  35. Thay đổi thiết kế, chỉnh sửa cấu trúc bảng ⚫ Xoá trường: Chọn trường, bấm phím Delete hoặc chọn Delete Row từ Menu Edit. Chú ý: Để xoá đồng thời nhiều trường, ta có thể dùng các phím Shift và Ctrl để chọn các trường cần xoá, rồi bấm phím Delete hoặc chọn Edit, Delete Row. ⚫ Để thay đổi nội dung (tên, kiểu, ) của một trường, ta chỉ việc dùng bàn phím để thực hiện các thay đổi cần thiết. ⚫ Để chèn thêm một trường mới ta làm như sau: Chọn trường mà trường mới sẽ được chèn vào trước, rồi chọn Edit, Insert Row. ⚫ Di chuyển trường: Chọn trường cần di chuyển, rồi kéo trường tới vị trí mới.
  36. Thay đổi cấu trúc bảng ⚫ Trong cửa sổ Tables ⚫ chọn bảng cần thay đổi cấu trúc, rồi bấm nút Design. ⚫ Nhận được cửa sổ thiết kế của bảng được chọn. ⚫ Thay đổi cấu trúc bảng. ⚫ Cuối cùng ghi lại các thay đổi.
  37. Nhập dữ liệu vào bảng ⚫ Để nhập dữ liệu vào bảng đã tồn tại, ta làm như sau: ⚫ Từ cửa sổ Database chọn mục Table đề mở cửa sổ Tables. ⚫ Trong cửa sổ Tables chọn bảng cần nhập dữ liệu, rồi bấm nút Open (hoặc nhấn đúp chuột lên tên bảng) cần nhập dữ liệu. ⚫ Kết quả nhận được cửa sổ nhập liệu chứa các bản ghi đã nhập. ⚫ Ta có thể xem, sửa và bổ sung các bản ghi mới trong cửa sổ nhập liệu. ⚫ Chú ý: Để chọn Font chữ thích hơp, ta dùng chức năng Font của menu Format.
  38. Chuyến đổi giữa hai chế độ nhập dữ liệu và thiết kế bảng ⚫ Khi đang ở cửa sổ thiết kế, ta có thể chuyển sang cửa sổ nhập liệu và ngược lại, bằng cách dùng menu View. ⚫ Chọn menu View sẽ nhận được các chức năng sau: ⚫ Datasheet View – Hiện cửa sổ nhập dữ liệu, ⚫ Design View – Hiện cửa sổ thiết kế
  39. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Mối quan hệ giữa các bảng là sự gom nhóm các bảng, trong đó mỗi bảng giữ một vai trò nhất định ⚫ Access dùng quan hệ để đảm bảo những ràng buộc toàn vẹn giữa các bảng liên quan trong các phép thêm, sửa xoá bản ghi, cũng như truy vấn dư liệu ⚫ Nguyên tắc đặt quan hệ là chỉ định một hoặc một nhóm trường chứa cùng giá trị trong các mẫu tin có liên quan. ⚫ Thông thường đăt quan hệ giữa khoá chính của một bảng với trường nào đó của bảng khác (bảng này gọi là bảng quan hệ), các trường này thường cùng tên, cùng kiểu.
  40. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ K/N Khóa ngoại (foreign key): Một (một số) trường được gọi là khóa ngoại của một bảng nếu nó là khóa chính của bảng khác ⚫ Các loại quan hệ trong Access: Trong Access tồn tại 2 kiểu liên kết: liên kết 1-1 và liên kết 1-n (một-nhiều) ⚫ Quan hệ 1-1: Các trường sử dụng để tạo quan hệ trong hai bảng đều là khoá chính. Khi đó, mỗi bản ghi trong bảng quan hệ phải có một bản ghi tương ứng trong bảng khoá chính, ngược lại, với mỗi giá trị khóa trong bảng chính thì chỉ có duy nhất một bản ghi tương ứng trong bảng quan hệ
  41. Thiết lập quan hệ giữa các bảng
  42. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Quan hệ 1-n: trường liên kết dùng trong bảng chính phải là khoá chính, còn trường trong bảng quan hệ là khoá khoá ngoại . ⚫ Có nghĩa: mỗi trường của bảng 1 sẽ có thể liên kết với một hoặc nhiều bản ghi của bảng nhiều (n). Ngược lại, mỗi bản ghi của bảng nhiều sẽ liên kết tới duy nhất 1 bản ghi của bảng 1 ⚫ Để thiết lập mối quan hệ 1-n, chúng ta lấy khóa chính của bảng bên 1, thêm làm khóa ngoại của bảng bên n
  43. Thiết lập quan hệ giữa các bảng
  44. Thiết lập quan hệ giữa các bảng Cách tạo quan hệ ⚫ Bước 1: Mở cửa sổ thiết lập quan hệ bởi thực đơn: Tools | Relationship ⚫ Bước 2: Đưa các bảng (Tables) tham gia thiết lập quan hệ thông qua hộp thoại Show Tables (nếu chưa thấy hộp thoại này dùng thực đơn Relationship | Show table): ⚫ Cách đưa các bảng lên cửa sổ thiết lập quan hệ (Database) như sau: ⚫ Chọn bảng cần tham gia thiết lập quan hệ (thường thì chọn tất cả) ; ⚫ Nhấn nút Add; ⚫ Chọn xong toàn bộ nhấn Close để đóng cửa sổ.
  45. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Bước 3: Thực hiện tạo như sau: ⚫ Dùng chuột kéo (Drag) trường cần liên kết của bảng này thả (Drop) lên trường cần liên kết đến của bảng kia. Khi đó hộp thoại Edit Relationships xuất hiện:
  46. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Trong trường hợp muốn thiết lập các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu (Enforce Referential Integrity) cho quan hệ hãy thực hiện chọn (checked) 3 mục chọn sau: Để đồng ý thiết lập các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu; đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi xoá dữ liệu giữa 2 bảng liên quan. Khi đó, nếu một bản ghi ở bảng có quan hệ 1 bị xoá, toàn bộ các bản ghi có quan hệ với bản ghi hiện tại sẽ được tự động xoá ở bảng có quan hệ nhiều (nếu xoá 1 bản ghi ở CHA, toàn bộ các con của cha đó sẽ tự động bị xoá khỏi bảng CON);
  47. Thiết lập quan hệ giữa các bảng đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi cập nhật dữ liệu giữa 2 bảng liên quan. Khi đó, nếu giá trị trường khoá liên kết ở bảng 1 bị thay đổi, toàn bộ giá trị trường khoá liên kết ở bảng nhiều cũng bị thay đổi theo. ⚫ Hộp Relationship Type: cho biết kiểu quan hệ giữa 2 bảng đang thiết lập: ⚫ One – To – One Kiểu 1-1 ⚫ One – To – Many Kiểu 1-n ⚫ Indeterminate Không xác định được kiểu liên kết
  48. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Tuỳ thuộc vào kiểu khoá của các trường tham gia liên kết mà Access tự xác định ra được kiểu liên kết giữa 2 bảng. Dưới đây là một số kiểu liên kết được Access tự động xác định:
  49. Thiết lập quan hệ giữa các bảng ⚫ Chỉnh sửa quan hệ ⚫ Có thể kéo bảng tới các vị trí khác để nhận được các đường quan hệ dễ xem và đẹp hơn. ⚫ Để xoá một quan hệ vừa lập, ta kích chuột tại đường quan hệ (sẽ thấy đường đậm hơn), rồi bấm phím Delete.
  50. Xem và điều chỉnh các quan hệ đã có trong CSDL ⚫ Xem các quan hệ đã có ⚫ Từ menu Tools chọn RelationShips ⚫ Từ RelationShips chọn Show All để xem tất cả quan hệ ⚫ Muốn xem các quan hệ của một bảng, chọn bảng đó, chọn Show Direct từ RelationShips. ⚫ Chỉnh sửa ⚫ Chọn quan hệ cần sửa →Bấm nút phải chuột →Chọn mục Edit Relationship để mở cửa sổ Relationships ⚫ Tiến hành chỉnh sửa trong cửa sổ này (như chọn kiểu quan hệ, chọn tính toàn vẹn tham chiếu, ) ⚫ Xoá ⚫ Cho hiện các quan hệ, Chọn quan hệ cần xoá (di chuột đến và bấm), Bấm phím Delete hoặc chọn Delete từ menu Edit
  51. Ví dụ về CSDL trong trường học
  52. Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng ⚫ Xoá bản ghi ⚫ Xoá bản ghi là thao tác xoá bỏ một số bản ghi ra khỏi bảng. Với bảng dữ liệu đang mở có thể thực hiện 2 bước sau để xoá các bản ghi: ⚫ Bước 1: Chọn những bản ghi cần xoá. Có thể chọn một hoặc nhiều bản ghi bằng cách dùng chuột đánh dấu đầu dòng những bản ghi cần chọn; ⚫ Bước 2: Ra lệnh xoá bằng cách: mở thực đơn Edit | Delete Record
  53. Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng ⚫ Sắp xếp dữ liệu ⚫ Cách sắp xếp dữ liệu trên bảng đang mở như sau:
  54. Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng ⚫ Lọc dữ liệu: Lọc dữ liệu trên một bảng đang mở như sau: ⚫ Bước 1: Nhấn phải chuột lên trường cần lọc dữ liệu. Một menu xuất hiện: ⚫ Bước 2: Thiết lập điều kiện lọc trên trường đang chọn. Có rất nhiều cách để xác định điều kiện lọc: ⚫ Nếu muốn lọc những bản ghi có cùng giá trị của bản ghi đang chọn hãy chọn mục ⚫ Muốn lọc những bản ghi thoả mãn điều kiện nào đó, hãy gõ điều kiện lên mục: ⚫ Ví dụ: ⚫ Gõ >=10 - để lọc ra những bản ghi có giá trị trường đang thiết lập lọc lớn hơn hoặc bằng 10;
  55. Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng ⚫ Gõ <>3 - lọc ra những bản ghi có giá trị trường đang lọc khác 3, ⚫ Đặc biệt: giá trị trống, rỗng được miêu tả là Null; ⚫ Lọc ra những người tên Nam gõ như sau Like '*Nam'; ⚫ Lọc ra giá trị trong khoảng 10 đến 15 gõ như sau: Between 10 And 15 ( ⚫ Muốn huỷ chế độ đặt lọc, nhấn phải chuột lên bảng dữ liệu và chọn mục:
  56. Thuộc tính LOOKUP ⚫ Thuộc tính LOOKUP được thiết lập tại trường tham gia liên kết trên bảng có quan hệ nhiều sang trường tham gia liên kết của bảng có quan hệ 1.
  57. Thuộc tính LOOKUP ⚫ VD: thiết lập thuộc tính LOOKUP cho trường khachID của bảng HOADON sang trường khachID của bảng KHACH trong CSDL quản lý bán hàng: ⚫ Bước 1: Mở bảng có trường cần thiết lập LOOKUP ra (bảng HOADON) ở chế độ Design View bằng cách: chọn tên bảng, nhấn nút Design; ⚫ Bước 2: Kích hoạt trình LookUp Wizard bằng cách: Tại cột Data Type của trường cần thiết lập thuộc tính LOOKUP (trường khachID), chọn mục Lookup Wizard từ danh sách thả xuống:
  58. Thuộc tính LOOKUP
  59. Thuộc tính LOOKUP Hộp thoại Lookup Wizard xuất hiện:
  60. Thuộc tính LOOKUP ⚫ Nhấn Next để tiếp túc: ⚫ Bước 3: Chọn dữ liệu cho danh sách:
  61. Thuộc tính LOOKUP ⚫ Chọn xong nhấn Next, hộp thoại sau xuất hiện:
  62. Thuộc tính LOOKUP ⚫ Về nguyên tắc chỉ cần đưa trường khachID của bảng khác vào danh sách Selected Fields: là đủ, tuy nhiên nên đưa thêm trường tenkhach để thuận tiện hơn khi chọn lựa dữ liệu khi nhập sau này. ⚫ Chọn xong nhấn Next để tiếp tục: Xuất hiện hộp thoại
  63. Thuộc tính LOOKUP
  64. Thuộc tính LOOKUP ⚫ Nhấn Finish để kết thúc
  65. Qui trình xây dựng CSDL Access ⚫ Bước 1 : Lần lượt xây dựng cấu trúc từng bảng dữ liệu trong CSDL. Với mỗi bảng dữ liệu khi khai báo cấu trúc cần giải quyết các công việc sau : ⚫ Khai báo danh sách các trường của bảng ở cột Field Name; ⚫ Chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho các trường ở cột Data Type; ⚫ Thiết lập trường khoá cho bảng; ⚫ Thiết lập một số khác cần thiết cho các trường như : Field Size, Format, Input Mark, Requried, Validate Rule, ⚫ Ghi tên bảng
  66. Qui trình xây dựng CSDL Access ⚫ Bước 2 : Lần lượt thiết lập thuộc tính LOOKUP cho các trường một cách phù hợp. Mỗi quan hệ trên bảng thiết kế sẽ cần một thao tác thiết lập thuộc tính LOOKUP (sử dụng trình LookUp Wizard) từ trường trên bảng quan hệ nhiều sang trường bảng quan hệ một; ⚫ Bước 3 : Thiết lập các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cần thiết cho các quan hệ tại cửa sổ Relationships (menu Tool | Relationships ); ⚫ Bước 4 : Thực hiện nhập dữ liệu cho các bảng nếu cần. Chú ý : bảng có quan hệ 1 phải được nhập dữ liệu trước bảng có quan hệ nhiều.