Bài giảng Công nghệ Phần mềm - Chương 1: Giới thiệu về Hệ điều hành Linux
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Phần mềm - Chương 1: Giới thiệu về Hệ điều hành Linux", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_phan_mem_chuong_1_gioi_thieu_ve_he_dieu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Phần mềm - Chương 1: Giới thiệu về Hệ điều hành Linux
- CHƯƠNG I GiỚI THIỆU VỀ HĐH LINUX Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 1
- Nội dung • Khái niệm về hệ điều hành • Lịch sử HĐH Linux • Các đặc điểm của HĐH Linux • Cấu trúc HĐH Linux • Các phiên bản HĐH Linux • So sánh Linux và DOS • Khởi động, đăng nhập, thoát khỏi Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 2
- Khái niệm về Hệ điều hành • Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. • Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 3
- Lịch sử HĐH Linux • Linux bắt nguồn từ hệ điều hành Unix - một hệ điều hành đa nhiệm cho các máy mini và các máy tính lớn (mainframe) trong những năm 70 của thế kỷ 20. • Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991 • Phiên bản Linux 1.0 ra đời vào năm 1994 dưới bản quyền GNU General Public License . • Linux được phát triển và bảo trì bởi một cộng đồng người sử dụng. • Nhiều công ty cung cấp Linux dưới dạng gói phần mềm dễ cài đặt, hoặc cung cấp các máy tính đã cài đặt sẵn Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 4
- Lịch sử HĐH Linux • Linux là một hệ điều hành đầy đủ và độc lập. • Nó có thể chạy X Window, TCP/IP, Emacs, Web, thư điện tử và các phần mềm khác. Hầu hết các phần mềm miễn phí và thương mại đều được chuyển lên Linux. • Linux là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể đăng nhập và cùng lúc sử dụng một hệ thống. Với ưu điểm này, chúng ta có thể giảm thiểu chi phí đầu tư máy móc và thiết bị. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 5
- Lịch sử HĐH Linux • Hệ điều hành Berkley Unix (BSD) cũng đóng một vai trò quan trọng đối với Linux trong việc làm cho hệ điều hành này trở nên phổ biến như hiện nay. Hầu hết các tiện ích đi kèm với Linux được chuyển sang từ BSD, đặc biệt là các công cụ về mạng và các tiện ích. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 6
- Các đặc điểm của Linux l Linux là hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng l Linux tương thích với các bản Unix chuẩn như IEEE, POSIX.1, System V và BSD l Linux có thể được cài đặt cùng với các hệ điều hành khác như thông qua chương trình tải hệ thống Linux gồm GRUB và LILO l Linux hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin khác nhau như: ext2fs, ext3fs, ntfs, fat, l Linux cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giao thức mạng TCP/IP • Driver cho card Ethernet, PPP, SLIP, PLIP, NFS. • Hỗ trợ các dịch vụ như FTP, Telnet, NNTP và SMTP, Firewall. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 7
- Cấu trúc HĐH Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 8
- Cấu trúc HĐH Linux l Kernel • Dùng để quản lý phần cứng và các ứng dụng thực thi • Linux xem mỗi thiết bị phần cứng tương đương với một tập tin • Khi khởi động máy tính, Kernel được nạp vào trong bộ nhớ chính, và nó hoạt động cho đến khi tắt máy. Thực hiện chức năng mức thấp và chức năng mức hệ thống. • Kernel chịu trách nhiệm thông dịch và gửi các chỉ thị tới bộ vi xử lý máy tính. • Kernel cũng chịu trách nhiệm về các tiến trình và cung cấp các đầu vào và ra cho các tiến trình. Ø Kernel là trái tim của hệ điều hành Linux. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 9
- Cấu trúc HĐH Linux l Hoạt động của Kernel • Khi người sử dụng đăng nhập vào hệ thống và đưa ra yêu cầu, kernel gọi chạy hai chương trình đặc biệt là getty và login. • Getty hiển thị dấu nhắc và yêu cầu người sử dụng nhập vào. • Khi nhận được thông tin đầu vào, getty gọi chương trình login để thiết lập định danh cho user và xác định quyền của user login. Chương trình login kiểm tra mật khẩu trong tập tin mật khẩu. Nếu mật khẩu không đúng, cổng vào sẽ không được thiết lập và bị trả lại điều khiển cho getty. Nếu user nhập đúng mật khẩu chương trình login gửi điều khiển tới chương trình mà có tên nằm trong tập tin password. Thông thường chương trình này là shell. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 10
- Cấu trúc HĐH Linux l Shell • Việc thao tác trực tiếp tới kernel là rất phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Để tránh sự phức tạp cho người sử dụng và để bảo vệ kernel từ những sai sót của người sử dụng, shell được xây dựng thành lớp bao quanh kernel. Người sử dụng gửi yêu cầu tới shell, shell biên dịch chúng và sau đó gửi tới kernel. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 11
- Cấu trúc HĐH Linux l Chức năng của Shell • Thông dịch lệnh. • Khởi tạo chương trình. • Định hướng vào ra. • Kết nối đường ống. • Thao tác trên tập tin. • Duy trì các biến. • Điều khiển môi trường. • Lập trình shell. l Hiện nay trên hệ điều hành Linux người ta đang sử dụng chủ yếu ba loại shell sau: Bourne shell, Korn shell, C shell. Bảng sau so sánh giữa 3 loại shell (Theo tài liệu Linux UNLEASHED - Sams Development Team - SAMS Publishibng). Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 12
- Cấu trúc HĐH Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 13
- Cấu trúc HĐH Linux l User • Lớp này gồm các tiện tích, các ứng dụng giao tiếp với người sử dụng. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 14
- Các phiên bản Linux l Debian • Phiên bản này do dự án Debian xây dựng, là bản phân phối phần mềm tự do được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyên viên trên khắp thế giới. • Chính thức phát hành dưới tên gọi Debian GNU/Linux, được xây dựng dựa trên nhân Linux với nhiều công cụ cơ bản của hệ điều hành lấy từ dự án GNU. • Debian sử dụng hệ thống quản lý gói phần mềm APT (Advanced Packaging Tool). Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 15
- Các phiên bản Linux l Redhat • Red Hat Enterprise Linux là một bản phân phối Linux mang tính thương mại của Red Hat. Mỗi phiên bản Red Hat Enterprise Linux sẽ được Red Hat hỗ trợ trong vòng 7 năm kể từ ngày phát hành đầu tiên. • Các phiên bản của Red Hat Enterprise Linux: • Red Hat Enterprise Linux Advance Server (RHEL AS): Dành cho các hệ thống lớn. • Red Hat Enterprise Linux Edge Server hoặc Entry-Level Server (RHEL ES): Dành cho các hệ thống trung bình. • Red Hat Enterprise Linux Workstation (RHEL WS): Dành cho người dùng cá nhân có nhu cầu cao. • Red Hat Desktop: Dành cho người dùng cá nhân có nhu cầu thấp. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 16
- Các phiên bản Linux l Fedora Core • Fedora Core là một bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo dự án Fedora (Fedora Project) và được bảo trợ bởi Red Hat. • Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh. • Fedora được thiết kế thân thiện với giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách với công cụ yum. • Tên gọi Fedora Core là nhằm mục đích phân biệt giữa gói phần mềm chính của Fedora với các gói phần mềm phụ trội, bổ sung cho Fedora. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 17
- Các phiên bản Linux l Ubuntu • Ubuntu là một bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Được phát hành khoảng 6 tháng một lần. • “ubuntu” tiếng Nam Phi có nghĩa là “con người hướng đến con người”. • Dễ sử dụng hơn Debian • Sử dụng phần mềm miễn phí, chạy ổn định và được cập nhật dành cho người dùng trung bình. • Các phiên bản: Ubuntu 6.06 (Dapper Drake), 7.10 (Gutsy Gibbon), 8.04 (Hardy), • Phiên bản Kubuntu và Xubuntu là các dự án con của dự án Ubuntu: kết hợp giao diện KDE và Xfce với phần lõi của Ubuntu. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 18
- Các phiên bản Linux l Hacao • Hacao là một bản phân phối Linux dùng cho người dùng tiếng Việt có khả năng khởi động để chạy Linux trực tiếp từ ổ CD-ROM mà không cần ổ cứng. Đây là bản Linux có thể tuỳ biến thay đổi để phù hợp với mọi người tại công sở, trường học hay tại nhà. • Phiên bản Hacao Linux này được xây dựng dựa trên Puppy Linux nên có hầu hết các tính năng đặc biệt của Puppy. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 19
- Các phiên bản Linux l Suse • Suse là một bản phân phối lớn của Linux được phát triển bởi công ty Novell, Inc của Đức. Suse là bản phân phối mã nguồn mở, với giao diện đồ họa GNOME và KDE. • Các phiên bản mới hơn của Suse có thể được phát hành khoảng từ 6 đến 8 tháng một lần. Một trong những phiên bản mới nhất hiện nay của Suse là Suse 10.1 ra đời vào ngày 11 tháng 5 năm 2006. • Ngoài ra, còn các phiên bản khác như Mandriva, Centos, gentoo, slackware, Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 20
- So sánh Linux và DOS l Quản lý tiến trình • DOS: xếp chồng các chương trình trong bộ nhớ. • Ví dụ, nếu ta nạp vào DOS các chương trình A, B và C thì DOS sẽ đặt các chương trình đó theo thứ tự C, B và A nằm dưới cùng. Để gỡ bỏ chương trình A, ta phải gỡ bỏ các chương trình C và B. • Linux đã khắc phục được nhược điểm này, tức là gỡ bỏ chương trình A nhưng không ảnh hưởng đến chương trình B và C. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 21
- So sánh Linux và DOS l Quản lý tiến trình (tt) • Linux còn có khả năng tạo ra các vùng tráo đổi (swap space) còn gọi là bộ nhớ ảo • Các tiến trình không hoạt động/đang đợi có thể được tráo đổi trong một quảng thời gian ngắn bằng cách phân trang (paging). Tiến trình này được xoá khỏi bộ nhớ RAM rồi được lưu trữ trong bộ nhớ ảo, giải phóng không gian cho một tiến trình khác. • Khi tiến trình này cần sử dụng lại CPU, nó sẽ được tráo đổi trở lại RAM. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 22
- So sánh Linux và DOS l Quản lý tiến trình (tt) • Tuy nhiên, nếu có quá nhiều phân trang cùng một lúc -> CPU nhiều thời gian của nó cho việc tráo đổi bộ nhớ với ổ đĩa cứng mà không còn thời gian dành cho các tiến trình. • Khi ta cài đặt hệ điều hành Linux: khai báo bộ nhớ vùng tráo đổi gấp đôi bộ nhớ RAM có trên máy tính Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 23
- So sánh Linux và DOS l Các kênh vào ra chuẩn STDIN, STDOUT và STDERR • Khác với DOS, Linux đưa ra khái niệm các kênh vào ra chuẩn như STDIN, STDOUT, STDERR. • STDIN (standard input): kênh vào chuẩn của một chương trình. • STDOUT là kênh xuất chuẩn của một chương trình. • STDERR là kênh lỗi chuẩn: làm cho chương trình không bị kẹt trong một tuyến dẫn (pipe) hoặc tuyến điều hướng (redirection). Theo cách này, nếu máy tính gặp một lỗi bất ngờ nào đó, nó sẽ không làm hỏng dữ liệu mà chương trình kế tiếp đang nhận. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 24
- So sánh Linux và DOS l Các tuyến dẫn và tuyến điều hướng • Các tuyến dẫn và tuyến điều hướng cũng tồn tại trong DOS. • Tuyến dẫn cho phép trực tiếp gửi kết quả của một chương trình thành đầu vào của một chương trình khác. • Tuyến điều hướng cho phép sử dụng một tập tin thay cho STDIN, STDOUT hoặc STDERR. Ví dụ: Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 25
- So sánh Linux và DOS Thư viện liên kết động (DLL: Data Link Library) - Hệ điều hành DOS, các chương trình được biên dịch và liên kết với tất các hàm bên trong thành một tập tin thi hành duy nhất gọi là tập tin kết nối tĩnh. Các thư viện của tập tin kết nối tĩnh sẽ không thay đổi trừ khi ta biên dịch lại chương trình. - Hệ điều hành MS Windows/Linux: sử dụng thư viện liên kết động (DLL). Có nghĩa là ta có thể tạo một tập tin thi hành nhỏ hơn bằng cách lưu trữ các hàm C chung (VD như printf()) tại một vị trí tập trung nơi nhiều tiến trình có thể dùng hàm đó. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 26
- So sánh Linux và DOS l Thư viện liên kết động (tt) • Ưu điểm • Các thư viện của chương trình có thể thay đổi dễ dàng mà không cần biên dịch lại toàn bộ phần mềm. Chỉ việc cài đặt các hàm thư viện mới và tiếp tục chạy các chương trình này. • Dung lượng các tập tin thi hành sẽ ít hơn Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 27
- So sánh Linux và DOS l Thư viện liên kết động (tt) • Nhược điểm • Các tập tin thi hành khởi động chậm hơn. Do hệ lõi phải nạp thêm các tập tin để khởi động chương trình, một chương trình liên kết động sẽ nạp lâu hơn so với một chương trình kết nối tĩnh. • Nếu vô tình, ta xoá các thư viện mà Linux sử dụng thì nhiều chương trình sẽ không làm việc được. Để khắc phục trường hợp này, Linux đưa các thư viện quan trọng vào trong /sbin hoặc /usr/sbin để ta có thể phục hồi các thư viện này lại cho các chương trình. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 28
- So sánh Linux và DOS l Cấu trúc ổ đĩa • Trong Linux, người dùng chỉ làm việc với một ổ đĩa và mọi thư mục, tập tin được ráp nối vào ổ đĩa này gọi là thư mục gốc hay root (ký hiệu: / ) • Khi Linux khởi động, thư mục gốc (/) được nối vào (mount) hệ thống đầu tiên. Sau đó, tất cả các hệ thống tập tin khác đều được nối vào từ thư mục gốc này Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 29
- So sánh Linux và DOS l Cấu trúc ổ đĩa • Linux hiểu các ổ đĩa vật lý như ổ đĩa mềm 3.5”, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, là những tập tin đặc biệt nằm trong thư mục /dev. • Ví dụ • Ổ đĩa mềm (ổ A: trong DOS): /dev/fd0. • Các ổ đĩa cứng: • hd: ổ đĩa cứng chuẩn IDE • sd: ổ đĩa cứng chuẩn SATA. • Dùng ký tự a và b sau 2 ký tự trên (ví dụ: hda, sda, hdb, sdb) để đặt tên cho ổ đĩa cứng vật lý thứ nhất và thứ 2. • Dùng ký số 1, 2, 3, sau 3 ký tự trên (ví dụ: hda1, hda2, sda1, sda2, ) để đặt tên cho ổ đĩa cứng logic thứ 1, 2, 3, của một ổ đĩa cứng vật lý. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 30
- So sánh Linux và DOS l Cấu trúc thư mục • /etc: Cấu hình hệ thống. Tương ứng với thư mục Config trong Windows. • /usr/bin: Chứa các lệnh của người dùng. • /usr/local: Chứa các thư mục của các chương trình khi được cài đặt lên hệ thống. Tương tự như thư mục Program Files trong Windows. • /usr/lib: Chứa các thư viện của các chương trình người dùng. • /usr/include: Các tập tin include chuẩn của C. • /usr/man: Chứa các tài liệu trực tuyến. • /usr/src: Chứa các vị trí mã nguồn, kể cả mã nguồn Linux. • /usr/log: Chứa các tập tin nhật ký người sử dụng quản lí đăng nhập hệ thống. • /dev: Chứa các tập tin thiết bị. Tương tự thư mục drivers trong Windows. • /home: Chứa các thư mục người sử dụng. Tương tự thư mục My Documents trong Windows. • /root: Thư mục của tài khoản root. Tương tự thư mục My Documents của tài khoản Administrator trong Windows. • /boot: Chứa các Tập tin khi khởi động. • /usr/sbin: Chứa các lệnh quản trị hệ thống người dùng Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 31
- So sánh Linux và DOS l Đặt tên tập tin và thư mục • Độ dài tối đa 255 ký tự, không chứa ký tự đặc biệt / vì ký hiệu này trùng với ký hiệu đường dẫn trong Linux. • Phân biệt chữ hoa, chữ thường và tuân thủ quy ước dành cho phần mở rộng trong tên của tập tin và thư mục. Cụ thể: • .c: Tập tin chương trình C. • .f: Tập tin chương trình Fortran. • .pl: Tập tin chương trình Perl. • .h: Tập tin include. • .d, .dir: Dành cho thư mục. • .gz: Tập tin nén GNV. • .Z, .zip: Tập tin nén thông thường. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 32
- So sánh Linux và DOS l Đường dẫn • Khác với Dos hoặc Windows, để biểu diễn đường dẫn trong Linux ta dùng ký hiệu / thay vì \ như trong DOS hoặc Windows. • Ví dụ: • Trong DOS hoặc Windows: Viethan\khmt\mangmaytinh • Trong Linux: Viethan/khmt/mangmaytinh. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 33
- So sánh Linux và DOS l Các loại tập tin trong Linux: • Tập tin dữ liệu • Tập tin liên kết: Linux cho phép một tập tin xuất hiện trong một thư mục trong khi bản thân nó thực sự tồn tại trong một thư mục khác • Tập tin tuyến dẫn • Tập tin thiết bị: Linux quản lý các thiết bị ngoại vi qua các tập tin thiết bị, nó mã hoá các thiết bị ngoại vi qua các tập tin thiết bị. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 34
- So sánh Linux và DOS l Shell • Chương trình Shell của Linux cung cấp các chức năng giao tiếp giữa người sử dụng và hệ thống. Nó có nhiều điểm giống với COMMAND.COM trên DOS • Các biến môi trường: Là các biến tham số hệ thống. Các biến này có thể thay đổi theo từng người sử dụng hoặc theo từng phiên làm việc của người sử dụng. • Các chương trình chạy khi khởi động. • Dấu nhắc hệ thống. • Shell trong Linux mạnh hơn COMMAND.COM rất nhiều, nó cung cấp rất nhiều khả năng khác mà DOS không có Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 35
- So sánh Linux và DOS l X-Windows • Hệ thống cửa sổ X cung cấp giao diện người dùng đồ họa cho Linux. Nó gần giống với MS Windows, hệ thống cửa sổ X trong Linux hơi khó dùng hơn trong MS Windows. Tuy nhiên, nó cho phép người sử dụng có quyền điều khiển và khả năng cấu hình nhiều hơn l TCP/IP và mạng • Linux là một hệ điều hành mạng, do đó nó tương thích với giao thức TCP/IP và các giao thức trên mạng khác. Hệ thống NFS và NIS cho phép người sử dụng có thể đăng nhập và làm việc từ bất kỳ máy nào trên mạng như là trên một máy duy nhất. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 36
- Khởi động và đăng nhập Linux l Khởi động/đăng nhập • Bật công tắc nguồn. • Chương trình sẽ khởi động hệ điều hành và hiện các thông tin về hệ điều hành. Cuối cùng, chương trình sẽ hiển thị dấu nhắc đăng nhập hệ thống: • Linux login: • Password: • user profile và được Linux tạo ra dưới dạng tên của người sử dùng đó trong thư mục /home/ Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 37
- Khởi động và đăng nhập Linux l Làm việc với Console ảo • Linux là hệ điều hành đa nhiệm, đa người dùng. Linux cho phép nhiều người dùng cùng truy nhập và làm nhiều việc khác nhau trên hệ thống cùng thời điểm. Để thực hiện điều đó, Linux sử dụng nhiều Console ảo. • Linux cho phép sử dụng tối đa 7 console ảo. Để làm việc với các console ảo, ta nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl + Alt đồng thời nhấn 1 trong 7 phím F1 đến F7. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 38
- Thoát khỏi Linux l Thoát khỏi Linux (cách 1) • Để khởi động lại máy (restart) hoặc tắt máy (shutdown), ta phải đăng nhập hệ thống với quyền root và dùng lệnh sau: • shutdown -[Option][Time][Message] • [Option]: các tùy chọn, –h (halt) shutdown; –r restart • [Time]: quy định thời gian (phút) trước khi shutdown. Nếu tham số là now thì hệ thống shutdown ngay lập tức. • [Message]: Thông báo được gửi cho mọi người đang truy nhập hệ thống. Thông báo được đặt trong dấu “ ”. l Ngoài ra, có thể dùng các lệnh sau để thay thế cho lệnh shutdown: • Init 6 or Reboot: khởi động lại máy ngay lập tức. • Init 0 or halt: Tắt hệ thống ngay lập tức Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 39
- Thoát khỏi Linux l Thoát khỏi Linux (cách 2) • Hoặc ta vào menu System/Shut down Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 40
- Tổng kết l Lịch sử Hệ điều hành Linux • Linux bắt nguồn từ hệ điều hành Unix • Phiên bản Linux 1.0 ra đời vào năm 1994 • Linux là một hệ điều hành đầy đủ và độc lập • Linux được phát triển và bảo trì bởi một cộng đồng người sử dụng l Đặc điểm • Linux là hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng • Linux tương thích với các bản Unix chuẩn • Linux có thể được cài đặt cùng với các hệ điều hành khác • Linux hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin khác nhau • Linux cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giao thức mạng TCP/IP Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 41
- Tổng kết l Cấu trúc hệ điều hành Linux • Hardware • Kernel • Shell • User l Các phiên bản của hệ điều hành Linux • Debian • Redhat • Fedora • Ubuntu • Hacao • Suse Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 42
- Tổng kết l So sánh Linux và DOS • Quản lý tiến trình • Kênh vào ra chuẩn • Tuyến dẫn/tuyến điều hướng • Thư viện liên kết động DLL • Cấu trúc ổ đĩa • Cấu trúc thư mục • Shell • X-Window, l Khởi động, đăng nhập và thoát khỏi Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 43
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 1. Trình bày khái niệm hệ điều hành? • Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính • Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 44
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 2. Trình bày lịch sử hệ điều hành Linux? Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 45
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 3. Hãy nêu các đặc điểm của hệ điều hành Linux? • Linux là hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng • Linux tương thích với các bản Unix chuẩn như IEEE, POSIX.1, System V và BSD • Linux có thể được cài đặt cùng với các hệ điều hành khác như Windows hoặc các phiên bản khác của Linux. • Linux cho phép hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin khác nhau như • Linux cung cấp đầy đủ các dịch vụ giao thức mạng TCP/IP Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 46
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 4. Nêu cấu trúc của hệ điều hành Linux? • User • Shell • Kernel • Hardware Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 47
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 5. Trình bày các phiên bản chính của hệ điều hành Linux và các đặc điểm của chúng? • Debian • Red hat • Fedora core • Ubuntu • Hacao • Suse • Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 48
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 6. So sánh Linux và DOS? • Quản lý tiến trình • Các kênh vào ra chuẩn (STDIN, OUT, ERR) • Tuyến dẫn, tuyến điều hướng • Thư viện liên kết động • Cấu trúc ổ đĩa • Cấu trúc thư mục • Đặt tên tập tin và thư mục • Đường dẫn • Các tập tin đặc biệt • Shell • Hệ thống cửa sổ X Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 49
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 7. Trình bày cách khởi động, đăng nhập và thoát khỏi Linux? • Khởi động • Đăng nhập • Thoát khỏi Linux Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 50
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 8. Hệ điều hành Linux hỗ trợ những hệ thống tập tin nào? Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 51
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 9. Hệ thống tập tin NTFS bao gồm những phiên bản nào? • v1.0 with NT 3.1 • v1.1 with NT 3.5 • v1.2 written by NT 3.51 • v3.0 from Windows 2000 • v3.1 from Windows XP Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 52
- Câu hỏi lý thuyết l Câu 10. Thế nào là phần mềm mã nguồn mở? • Phần mềm nguồn mở là phần mềm có nguồn mở và miễn phí. Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 53
- Bài tập thực hành l Câu hỏi lý thuyết l Bài tập thực hành Updated 25.08.2008 Computer Sciences Div. @ 2008 54