Bài giảng Công tác xã hội trường học (Phần 2) - Tạ Thị Thanh Thủy

ppt 59 trang huongle 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội trường học (Phần 2) - Tạ Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc_phan_2_ta_thi_thanh_thu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội trường học (Phần 2) - Tạ Thị Thanh Thủy

  1. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC GV: TẠ THỊ THANH THUỶ LOGOCTXH
  2. NỘI DUNG Những luận điểm cơ bản của CTXH trường học Vai trò của nhân viên xã hội trường học www.themegallery.com Company Logo
  3. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CTXH TRƯỜNG HỌC ❖Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm ❖Công tác xã hội trường học xem trường học như là một hệ thống ❖Vai trò người nhân viên xã hội trường học như là người tư vấn, tham vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ❖Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động xây dựng nhà trường www.themegallery.com Company Logo
  4. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CTXH TRƯỜNG HỌC 2.1. Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm www.themegallery.com Company Logo
  5. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc gìn giữ, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính cho sự phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình www.themegallery.com Company Logo
  6. Chính vì mục tiêu cao quý như trên, cho nên chúng ta cần phải tập trung hình thành môi trường học tập tốt và thay đổi mô thức giáo dục phù hợp. Mô thức “giáo dục lấy người học làm trung tâm” bắt đầu xuất hiện từ chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2000- 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo. www.themegallery.com Company Logo
  7. ❖Chương trình và sách giáo khoa thời kỳ này sẽ đảm bảo sự phát triển hài hòa về đức, trí, thể mỹ và các kỹ năng cơ bản, chú ý tới định hướng nghề nghiệp, hình thức và phát triển những cơ sở ban đầu về phẩm chất và năng lực cần thiết cho một người lao động tương lai. Về hình thức dạy học, chuyển từ mô thức “người dạy làm trung tâm” sang mô thức “người học làm trung tâm” trong việc lĩnh hội kiến thức, xoá bỏ kiểu giáo dục “thầy đọc trò chép” và phát triển tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. www.themegallery.com Company Logo
  8. ❖Người học ở đây chính là những học sinh (từ 5-18 tuổi). Học sinh là những người đang theo học tại nhà trường. Khái niệm này có sự phân biệt về trình độ học vấn của học sinh theo từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), độ tuổi đến trường, đặc điểm tâm sinh lý và sự trưởng thành về nhân cách www.themegallery.com Company Logo
  9. Đặc điểm học sinh Đặc tính sinh lý thứ hai là Đặc điểm sinh lý thể hiện năng lực trí tuệ và phát triển rõ nhất ở đây chính là cơ thể tâm sinh. hoạt động học tập là Trẻ em tiếp thu nhanh hoạt động chủ đạo tính linh hoạt gắn liền với nó là các ở những người xung quanh hoạt động văn thể mỹ để tự xác định mình để tăng cường sức khỏe đồng thời đòi hỏi và trang bị những thỏa mãn nhu cầu kỹ năng sống cơ bản làm bùng nổ môi trường. www.themegallery.com Company Logo
  10. ❖Do đó, cần tập trung hình thành môi trường học tập mới thích ứng với hoàn cảnh hiện đại. ❖Có bốn khía cạnh chính của môi trường học tập mới đang hình thành: ➢Người học ➢Trí thức ➢Đánh giá ➢Cộng đồng www.themegallery.com Company Logo
  11. ❖Vai trò người học đã trở thành trung tâm cho quá trình học tập cả đời, việc học không chỉ tiến hành dưới sự chỉ dẫn của thầy mà chủ yếu là tự học, dù ngay trong trường học. Người học cần nắm chắc những cách thức đánh giá hiệu quả việc học của mình, không chỉ dựa vào những đánh giá của giáo viên. www.themegallery.com Company Logo
  12. ❖Sau đây là 13 nguyên tắc của lý luận dạy học lấy học sinh làm trung tâm : www.themegallery.com Company Logo
  13. ❖Như vậy CTXH dựa trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập thông qua cách nói thế nào là học thành công chứ không phải dạy thành công. Điều đó cho thấy vai trò người học được xem trọng và là chủ thể trong dạy và học. www.themegallery.com Company Logo
  14. 2.2. Công tác xã hội trường học xem trường học như là một hệ thống www.themegallery.com Company Logo
  15. Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ bởi xã hội cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng chính yếu của quá trình xã hội hoá , nó được cấu trúc và tổ chức chặt chẽ nhằm giáo dục, đào tạo ra những nhân cách mà xã hội mong đợi. www.themegallery.com Company Logo
  16. Trường học được thiết kế sao cho kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học của các môn học mà còn cả những quy tắc và cách ứng xử không chỉ môn học văn hoá mà còn cả đạo đức và cách thức làm người. Ngoài ra, nhà trường là nhân tố cốt lõi của thiết chế giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội, truyền bá chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ và giúp các em làm quen dần với vai trò phù hợp với mong đợi của xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  17. Quan điểm của CTXH trường học xem trường học như một hệ thống nhằm xác định tầm quan trọng của môi trường xã hội hoá thứ hai sau gia đình đối với sự phát triển quá trình học tập của học sinh. Trường học là một hệ thống xã hôị. www.themegallery.com Company Logo
  18. Hệ thống giáo dục cấp trường là một hệ thống xã hội gồm các thành phần khác nhau tạo thành (lớp học, các bộ môn, các phòng chức năng, đội ngũ giáo viên, công nhân viên ). Các bộ phận của hệ thống giáo dục cấp trường tồn tại một cách tương đối độc lập với nhau đồng thời có sự gắn bó mật thiết tạo thành một chỉnh thể có quan hệ hữu cơ với môi trường xung quanh. Đối với các yếu tố của môi trường, hệ thống giáo dục liên tụctrao đổi đầu vào - đầu ra với các cá nhân, các tổ chức xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2006). www.themegallery.com Company Logo
  19. Các nhà xã hội học tiền bối như Marx, Durkheim, Weber đều coi giáo dục là một hệ thống xã hội có tính độc lập tương đối. Hệ thống giáo dục vừa có cấu trúc tổ chức và các chức năng nhất định, vừa có mối liên hệ và tương tác phức tạp với các hệ thống khác và với toàn bộ xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  20. Hệ thống giáo dục bao gồm hai thành phần : Thành phần vật chất ( phần cứng) của hệ thống giáo dục có cấu trúc gồm các bộ phận có thể quan sát được với biểu hiện rõ nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh, trường lớp, các phương tiện, thiết bị dạy học Thành phần tinh thần (phần mềm) là các thiết chế của giáo dục được biểu hiện dưới hình thức các hệ giá trị, các quy tắc, các chuẩn mực chính thức, quy định thành văn và bất thành văn trong giảng dạy và học tập [Lê Ngọc Hùng, 2006]. www.themegallery.com Company Logo
  21. Với chương trình cải cách giáo dục như hiện nay thì nhà trường cần được hiểu vừa là cơ sở phúc lợi, vừa là một cơ sở kinh doanh cho tương lai. Giáo dục nhà trường – đòi hỏi phải thống nhất từ hình thức đến nội dung giảng dạy, giữa dạy tốt và học tốt- thể hiện chiến lược con người là vốn quý nhất. Do vậy hệ thống giáo dục cũng thường xuyên phải cập nhật những đổi thay của xã hội để kịp thời thay đổi cho phù hợp www.themegallery.com Company Logo
  22. “Bất kỳ hệ thống trường học nào cũng gồm hai loại thành phần. Loại thứ nhất là toàn bộ những cơ cấu ổn định và phương pháp giảng dạy đã được xác lập, hay nói gọn hơn là thể chế. Đồng thời trong bộ máy đó tồn tại tiềm tàng những tư tưởng tác động và đòi hỏi phải có sự thay đổi đối với bộ máy. Nhìn bên ngoài, giáo dục phổ thông giống như một loạt những cơ sở có tổ chức về vật chất và tinh thần cố định. Nhưng nhìn từ góc độ khác, tổ chức đó ẩn chứa những nhu cầu cần phải được thoả mãn. Ẩn sau sự tồn tại cố định và chắc chắn này là một cuộc sống khác đang tiếp diễn, cho dù mơ hồ, nhưng vẫn không kém phần quan trọng”. [E. Durkheim, ‘L’évolution et le rôle de l’enseignement secondaire en France’, Education et sociologie, 1905, trang 122 ] www.themegallery.com Company Logo
  23. Durkheim đã dùng phương pháp phân tích, chỉ ra lịch sử phát triển của nền giáo dục trung học và tiểu học từ thời Trung Cổ được đánh dấu bởi một loạt những thay đổi tạo ra do những thay đổi về khuynh hướng chính trị và kinh tế, từ sự xuất hiện của những nhu cầu mới và tác động của những thay đổi này đến việc giảng dạy. Những thay đổi đó còn xuất phát từ những khát vọng sư phạm độc lập mới mẻ. ➔ Hệ thống trường học phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  24. 2.3. Vai trò người nhân viên xã hội trường học như là người tư vấn, tham vấn, thành viên của trường học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh www.themegallery.com Company Logo
  25. Nếu nhiệm vụ của nhà truờng chỉ là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh thì nhiệm vụ đó khá dễ dàng. Thế nhưng ngoài việc học tập, các em học sinh của chúng ta còn gặp rất nhiều điều của cuộc sống thực tế như: đói nghèo, thuốc lá hay ma tuý, bị bắt nạt, lạm dụng tình dục, xáo trộn của gia đình .những điều gây trở ngại không nhỏ cho việc học tập của các em. Vì thế mà trong nhà trường cần phải có nhân viên xã hội(NVXH) chuyên nghiệp để giúp nhà trường và thầy cô giải quyết phần “phụ” nhưng không kém phần quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. www.themegallery.com Company Logo
  26. NVXH học đường sẽ giải quyết những công việc mà thầy cô bỏ sót do quá bận bịu với công tác giảng dạy. Đặc biệt là ở những truờng quá tải với những lớp học hơn 50 -60 học sinh. Họ là những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp nên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết những rắc rối về tâm lý xã hội mà học sinh đang trải qua thông qua tư vấn,tham vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từng bước giúp các em gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập tốt hơn. www.themegallery.com Company Logo
  27. TƯ VẤN Tư vấn (Consultation) được xem như là một quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi tới quyết định . Tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa ra sự trợ gíup cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn (A.M.Dauherty, 1990). Hay là “Tư vấn chính là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi”(M.Fall, 1995). www.themegallery.com Company Logo
  28. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Tư vấn học đường là một bộ phận của tư vấn tâm lý giáo dục được xem là tham vấn trong môi trường học đường và kết quả của quá trình tham vấn này không chỉ có trên cơ sở một sự kiện hay một tình huống ổn định mà còn xuất phát từ những đặc điểm tâm lý cá biệt của chủ thể hoặc hoàn cảnh xuất hiện các sự kiện ấy. Tư vấn học đường là một công tác mang đậm tính nghề nghiệp, khoa học, nghệ thuật www.themegallery.com Company Logo
  29. Thầy cô giáo không phải lúc nào cũng cảm thấy dễ dàng khi phải chọn một quyết định, nhất là đối với nhữngtrường hợp xảy ra không đúng “Quy cách sư phạm” hay không phù hợp với các chuẩn mực giáo dục bình thường. Trong nhiều trường hợp, NVXH học đường có thể cung cấp cho cho các nhà quản lý giáo dục, cho các giáo viên và phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết về những trường hợp học sinh có hành vi sai lệch để kịp thời điều chỉnh. www.themegallery.com Company Logo
  30. THAM VẤN Tham vấn (Conseling) là một kỹ thuật trợ giúp trong CTXH cá nhân và việc cho lời khuyên là một kỹ thuật của tham vấn (Grace M , 1998). Lời khuyên đó không nên mang tính áp đặt mà cần khách quan, phù hợp với nhu cầu của đối tượng được xác định trên cơ sở thảo luận và dựa vào kiến thức chuyên môn. Ngoài ra,tham vấn còn được hiểu là một quá trình tương tác giữa một bên là nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất của nghề tham vấn) và một bên là thân chủ (người đang có khó khăn về vấn đề tâm lý cần giải quyết) www.themegallery.com Company Logo
  31. THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Tham vấn học đường được hiểu là một quá trình tương tác giữa người làm công tác tham vấn và những học sinh đang có những khó khăn, thắc mắc về tâm lý, về đời sống, về học tập, giao tiếp xã hội cần được giúp đỡ nhằm khơi gợi tiềm năng của họ tự giải quyết những vấn đề của mình, ổn định cuộc sống, phát triển nhân cách đúng mức. Những NVXH học đường này có mặt trong trường học để nghe trẻ nói, trẻ giãi bày, trẻ tự chất vấn những khó khăn của mình theo một cách mà trẻ tự tìm ra cách thay đổi hoàn cảnh, thay đổi bản thân. Từ đó huy động năng lực học tập vào những hoạt động tích cực. www.themegallery.com Company Logo
  32. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG www.themegallery.com Company Logo
  33. Sự xuất hiện của NVXH học đường bắt nguồn từ những nhu cầu được tư vấn chủ yếu là của học sinh bởi đặc điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi, biến động của tình hình xã hội phức tạp và có nhiều vấn đề nảy sinh trong học tập và rèn luyện. www.themegallery.com Company Logo
  34. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Định hướng nghề là việc xác định những nghề mà học sinh có thể tham gia,lựachọn, phù hợp với hứng thú và sở truờng của mình, đồng thời hứa hẹn có thể làm việc lâu dài và đạt thành tích trong nghề. Muốn định hướng đúng, người chọn nghề phải có những thông tin cần thiết về yêu cầu của nghề đặt ra với người lao động cũng như những thông tin về thị trường lao động www.themegallery.com Company Logo
  35. Như vậy, với những học sinh cuối cấp Trung học phổ thông , NVXH học đường còn có nhiệm vụ phát triển những chương trình chuyển giai đoạn giúp các em chuẩn bị tốt cho việc bước vào một môi trường sống lớn hơn với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn như vào Đại học, học nghề hoặc đi làm kiếm sống. www.themegallery.com Company Logo
  36. THÀNH VIÊN CỦA TRƯỜNG HỌC Bên cạnh vai trò là người tham vấn, tư vấn và định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh thì NVXH học đường còn là một trong những thành viên của trường học, còn có thể giúp thầy cô giải quyết những vấn đề tâm lý cá nhân, điều ảnh hưởng không ít đến chất lượng giảng dạy và cách ứng xử của họ với học sinh của mình www.themegallery.com Company Logo
  37. Câu chuyện của em Huỳnh Thị Ngọc Trâm ở Đồng Tháp là một chứng minh khác cho sự cần thiết của NVXH học đường. Em Trâm sẽ không ở tình trạng chấn động và hoảng loạn tâm thần như hiện giờ nếu như trường của em có một NVXH . Người NVXH này sẽ nhẹ nhàng và kiên nhẫn lắng nghe em và các bạn( chứ không vội vàng nóng nảy như ông hiệu trường hay thầy tổng phụ trách đội) để giúp các em tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc mất cắp và từ đó giúp học sinh giải quyết được những vấn đề của mình (ví dụ như gia đình khó khăn) hay giúp em chỉnh đổi hành vi (do suy nghĩ lệch lạc) mà lớn dần lên. www.themegallery.com Company Logo
  38. Tuy nhiên nếu vai trò của NVXH chỉ dừng lại ở cầu nối không thôi thì tính chuyên biệt của NVXH học đường vẫn chưa được thể hiện rõ. Vì thế, điều thật sự cần thiết ở đây chính là người NVXH học đường phải là thành viên của học đường, cùng chịu tác động của hệ thống trường học mà mình cộng tác và cólà thành viên của trường học thì NVXH học đường mới hiểu được thật rõ ràng và chính xác những vấn đề xã hội nảy sinh trong học đường. www.themegallery.com Company Logo
  39. 2.4. Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động xây dựng nhà trường www.themegallery.com Company Logo
  40. Khi đề cập đến sự tham gia của cha mẹ học sinh trong các hoạt động xây dựng nhà trường, người ta cứ nghĩ rằng đó chỉ là việc hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí và các hoạt động công ích của nhà truờng. Gửi con đến trường là xong trách nhiệm của mình, tất cả việc giáo dục giao cho truờng học vì đã “mua” sự dạy dỗ rồi www.themegallery.com Company Logo
  41. Tuy nhiên, quan điểm đó đã dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho việc giáo dục con trẻ. Giáo dục nền tảng là giáo dục gia đình. Nhà giáo dục Mỹ Rogan đã nói “Nhà trường đầu tiên là gia đình và ngưởi Thầy đầu tiên là mẹ. Người mẹ rất quan trọng đối với trẻ vì vốn dĩ nữ tính là hiền từ và dịu dàng. Phụ nữ nào hay nóng nảy, gắt gỏng, nhỏ mọn là thiếu tố chất cần thiết trong thiên chức làm mẹ và làm bà (nội, ngoại)” www.themegallery.com Company Logo
  42. Giáo dục tốt, cha mẹ sẽ hãnh diện và hạnh phúc thấy con cái ích nước, lợi nhà, hiếu thảo. Vâng! Giáo dục là một thiên chức, một trọng trách khó khăn nhưng cao cả. Song song đó có một sự ảnh hưởng quan trọng khác nữa là nền giáo dục của xã hội, của người Thầy. Cùng lúc trẻ nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường, cả hai đều hỗ trợ toàn diện cho nhau. Nhờ đó, sau khi xa gia đình, xa trừơng lớp, con người đủ sức đảm đương vai trò một con người bản lĩnh. www.themegallery.com Company Logo
  43. Từ đó có thể thấy sự gắn kết mật thiết giữa gia đình và nhà trường theo phương châm “thành công trong học vấn – gia đình và nhà trường cùng hợp tác”. Vì thế sự tham gia của cha mẹ vào hoạt động xây dựng nhà trường rất quan trọng chứ không chỉ đơn thuần đóng học phí rồi gửi con vào học là thôi www.themegallery.com Company Logo
  44. Ở đây sự tham gia của cha mẹ học sinh vào hoạt động xây dựng nhà trường thể hiện ở một số khía cạnh sau: ❖Tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi hội thảo hay chương trình tư vấn gia đình, tư vấn sức khoẻ - tâm lý - giới tính do nhà trường tổ chức. ❖Tích cực chủ động trong việc giáo dục con cái ❖Hiểu và áp dụng đúng phương pháp giáo dục tổng hợp : gia đình và nhà trường cùng kết hợp www.themegallery.com Company Logo
  45. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC ❖ Tiêu chuẩn của một nhân viên xã hội trường học chuyên nghiệp ❖Kiến thức và khả năng thực hiện công việc của NVXH trường học ❖Các công việc của nhân viên xã hội trường học ❖Các kỹ năng cần có của nhân viên xã hội trường học ❖Vai trò cán sự xã hội trường học của giáo viên, của cha mẹ và bạn bè đồng trang lứa www.themegallery.com Company Logo
  46. NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC Theo liên đoàn lao động Mỹ (2004) định nghĩa cán bộ xã hội làm việc với gia đình, trẻ em và trường học là: “Những người cung cấp dịch vụ xã hội và trợ giúp để cải thiện chức năng tâm lý và xã hội của trẻ em và gia đình các em, để làm cho gia đình và việc học của các em trở nên tốt đẹp nhất. cán sự xã hội có thể phục vụ những người làm cha mẹ đơn côi, sắp xếp việc cho con nuôi, tìm ra những cơ sở chăm sóc thay thế cho trẻ bị bỏ rơi hoặc bịxâm hại. ở trường học họ giải quyết những vấn đề như trẻ vị thành niên mang thai, trẻ bỏ học hay có những hành vi không phùhợp. họ có thể tư vấn cho giáo viên cách giải quyết những vấn đề của trẻ em.[1] ❖ [1] National centre for education statistic(2004). The nation’s report card (reading and mathematics) report card www.themegallery.com Company Logo
  47. Quy chuẩn đạo đức của nhân viên xã hội trường học ❖Nhân viên xã hội cam kết với các quy tắc đạo đức của công tác xã hội chuyên nghiệp, pháp luật nhà nước và các quy định hiện hành khi họ tham gia vào các hoạt động liên quan đến khía cạnh đạo đức trong thực tế thực tế; nguyên tắc pháp lý và đạo đức của bảo mật, và nguyên tắc pháp lý, bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương khác. ❖Những nguyên tắc phục vụ phải theo một quy chuẩn đạo đức bao gồm www.themegallery.com Company Logo
  48. Quy chuẩn đạo đức của nhân viên xã hội trường học ❖Dịch vụ: Nhân viên xã hội giúp đỡ những người cần giúp đỡ và hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội. ❖Công bằng xã hội: Họ phản đối bất bình đẳng và bất công xã hội và theo đuổi sự thay đổi xã hội ❖Nhân phẩm và giá trị của người: Họ đối xử với mỗi người trong sự chăm sóc và đầy sự tôn trọng ❖Mối quan hệ: Họ sử dụng các mối quan hệ của con người như là công cụ quan trọng trong tiến trình thay đổi www.themegallery.com Company Logo
  49. Quy chuẩn đạo đức của nhân viên xã hội trường học ❖Liêm khiết: nhận thức được sứ mệnh giá trị, sự chuyên nghiệp của nhiệm vụ, đạo đức, giá trị tiêu chuẩn và thực hành, và vận hành một cách nhất quán với những điều trên ❖Bảo mật: Họ đã quen thuộc và thực hiện theo các địa phương khác nhau liên quan đến sự bảo mật ❖Biện hộ: Họ tạo điều kiện cho sự thay đổi đó có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của học sinh, gia đình, và các hệ thống trường học www.themegallery.com Company Logo
  50. TIÊU CHUẨN NVXH TRƯỜNG HỌC ❖ Tiêu chuẩn 1: NVXH trường học thể hiện khả năng lãnh đạo ❖ Tiêu chuẩn 2: NVXH trường học xây dựng môi trường đầy sự tôn trọng dành cho các đối tượng khác nhau ❖ Tiêu chuẩn 3: NVXH trường học áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào môi trường giáo dục ❖ Tiêu chuẩn 4: NVXH học đường giúp đỡ sinh viên học tập ❖ Tiêu chuẩn 5: NVXH trường học đưa ra những phản ánh tích cực về hoạt động thực tiễn www.themegallery.com Company Logo
  51. KIẾN THỨC ❖ Các đặc điểm và những ảnh hưởng đối ứng của nhà, trường học và cộng đồng có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và quá trình học tập của học sinh ❖ Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển con người trong môi trường xã hội, bao gồm cả khả năng phục hồi lý thuyết, học lý thuyết, các hệ thống lý thuyết, thông tin liên lạc, các lý thuyết về hành vi, con người và môi trường xã hội ❖ Văn hóa, chủng tộc và sắc tộc đa dạng, các hình nền và phạm vi rộng, những kinh nghiệm mà các hình ảnh sinh viên tiếp cận để học tập ❖ Các nhu cầu của trẻ em có nguy cơ và trẻ em khuyết tật và phản ứng của cộng đồng nhà trường trong các hình thức hoạt động trong các khu vực, pháp luật hiện hành và quy định www.themegallery.com Company Logo
  52. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ❖ Chuyển từ các nguyên tắc pháp lý thành hành động thiết thực. Đó là các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và hướng dẫn thực hiện, các quyết định liên quan đến đạo đức, pháp lý, nguyên tắc bảo mật, bảo vệ quyền lợi cá nhân . ❖ Giải quyết tình huống đạo đức khó xử mà nổi lên trong việc thực hành của công tác xã hội trường học ❖ Đảm bảo rằng trẻ em và gia đình họ được cung cấp dịch vụ trong bối cảnh của sự hiểu biết đa văn hóa và nhạy cảm tăng cường các gia đình và trường hỗ trợ trẻ em kinh nghiệm học tập ❖ Làm việc với gia đình, những nhà giáo dục và những thành viên khác để tăng tính hiệu quả của trường học và trao quyền cho học sinh ❖ Duy trì một mối quan hệ hiệu quả với các sinh viên và gia đình, trong quan hệ đối tác với hệ thống trường học và cộng đồng ❖ Phối hợp với hệ thống trường học và các cơ quan cộng đồng để đáp ứng nhu cầu dự kiến của học sinh, gia đình và nhà trường, phát triển mới nguồn lực, để tích hợp dịch vụ (ví dụ, trường học hay trường học dựa trên các dịch vụ liên quan và lượng giá chương trình www.themegallery.com Company Logo
  53. Các công việc của nhân viên xã hội trường học www.themegallery.com Company Logo
  54. Các kỹ năng cần có của nhân viên xã hội trường học www.themegallery.com Company Logo
  55. THE ROLES OF SCHOOL SOCIAL WORKERS ❖ Social Workers address the social and psychological issues that can block academic progress. ❖ They help young people overcome the difficulties in their lives, through ▪ counseling, ▪ crisis intervention ▪ prevention programmes, ❖ As a result, they give young people a better chance at succeeding in school. ❖ School social workers serve ▪ students, ▪ school administrators, ▪ teachers, ▪ families ❖ They foster a safe school environment ❖ They address issues that interfere with students’ academic achievement www.themegallery.com Company Logo
  56. THE ROLES OF SCHOOL SOCIAL WORKERS ❖ School social workers use their understanding of the various interacting influences of home, school, and the community to ▪ assess student needs, ▪ provide training and educational programmes, ▪ serve as advocates for students and their families, ▪ empower students to use community resources. ❖ They use training programs for students, teachers, and administrators. ❖ They promote sensitivity about different cultures and sexual orientations in creating a school environment in which differences are accepted. ❖ Social workers are called upon to ensure that students with special needa such as disabilities receive adequate educational services. ❖ This role can involve referrals to other professionals in the community. www.themegallery.com Company Logo
  57. Tiêu chuẩn Công việc Kỹ năng NVXH TRƯỜNG HỌC NVXH TRƯỜNG HỌC NVXH TRƯỜNG HỌC www.themegallery.com Company Logo
  58. Kiến thức B Đạo đức nghề A C Kỹ năng nghiệp NVXH trường học Tiêu chuẩn E D Khả năng thực hiện www.themegallery.com Company Logo
  59. CTXH KHOA HỌC – KỸ NĂNG – NHÂN VĂN – PHÁT TRIỂN LOGOCTXH