Bài giảng CorelDraw - Chương 2: Bắt đầu với CorelDraw

ppt 71 trang huongle 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng CorelDraw - Chương 2: Bắt đầu với CorelDraw", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_coreldraw_chuong_2_bat_dau_voi_coreldraw.ppt

Nội dung text: Bài giảng CorelDraw - Chương 2: Bắt đầu với CorelDraw

  1. KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRƯỜNG TC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC THĂNG LONG BÀI GIẢNG MÔN: CORELDRAW CHƯƠNG 2: BẮT ĐẦU VỚI CORELDRAW
  2. NỘI DUNG I. Những thao tác cơ bản II. Công cụ hỗ trợ đo đạc và vẽ III. Xem trên màn hình IV. Thao tác cơ bản trong đối tượng Bài giảng CorelDraw
  3. I. Những thao tác cơ bản 1. Các lệnh làm việc với tệp 2. Các lệnh liên quan đến clipboard 3. Thiết lập trang Bài giảng CorelDraw
  4. 1. Các lệnh làm việc với tệp • Mở 1 tệp tin mới • Mở 1 tệp tin đã có • Lưu một tệp tin trong Corel Draw • Đóng tệp tin và thoát khỏi chương trình CorelDraw • Nhập tệp tin (Import ) • Xuất một tệp tin(Export) Bài giảng CorelDraw
  5. 1.1. Mở một tệp tin mới • Cách 1: Vào Menu File / New. • Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + N. • Cách 3: Nháy chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn Standard . • Cách 4: Sau khi khởi động Corel Draw xuất hiện hộp thoại Welcome to Corel Draw: Nếu chọn New graphic: Tạo một tệp tin mới Nếu chọn Template: Sử dụng các mẫu có sẵn. Ngoài ra để sử dụng các mẫu có sẵn ta có thể vào File / New from Template Bài giảng CorelDraw
  6. 1.2. Mở 1 tệp tin đã có • Cách 1: Vào File / Open ( hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+O hoặc nháy chuột vào biểu tượng Open trên thanh công cụ chuẩn Standard). Xuất hiện hộp thoại Open. Chọn tệp tin cần mở rồi nháy chuột vào nút Open. • Cách 2: Sau khi khởi động Corel, trên hộp thoại Welcome to Corel Draw: ▪ Chọn Open last Edited: mở bản vẽ được chỉnh sửa gần nhất. ▪ Chọn Open Graphic: mở một bản vẽ bất kỳ. Bài giảng CorelDraw
  7. 1.3. Lưu một tệp tin trong Corel Draw • Chọn menu File / Save( Ctrl+S hoặc nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn Standard). • Sau khi thực hiện một trong các cách trên sẽ xuất hiện hộp thoại Save Drawing: ▪ Tìm và chọn thư mục chứa tệp tin cần lưu trong hộp Save in . ▪ Nhập tên tệp cho file sẽ lưu ở hộp nhập File name. ▪ Chọn các kiểu của tệp trong hộp Save as type. ▪ Thông thường các tệp được lưu với phần mở rộng là .CDR Bài giảng CorelDraw
  8. 1.4. Đóng tệp tin và thoát khỏi chương trình CorelDraw a. Đóng tệp tin • Để đóng tệp tin đang được mở: Click chọn lệnh File/ Close • Nếu ta chưa lưu lại các thayđổi sau vùng thì CorelDraw sẽ nhắc ta lưu Bài giảng CorelDraw
  9. 1.4. Đóng tệp tin và thoát khỏi chương trình CorelDraw b. Thoát khỏi chương trình CorelDraw • Click chọn File/ Exit • Nếu chưa lưu các File đang được mở thì CorelDraw sẽ xuất hiện hộp thoại nhắc ta lưu lại: + Chọn Yes để lưu những thay đổi tổng tập tin đang mở và sau đoa thoát khỏi chương trình ứng dụng. + Chọn No để thoát khỏi chương trình mà không lưu các thay đổi. + Chọn Cancel để đóng hộp thoại và tiếp tục làm việc với bản vẽ của mình. Bài giảng CorelDraw
  10. 1.5. Nhập tệp tin (Import ) • Trong Corel Draw ta có thể nhập vào bản vẽ hiện hành các clip art, các hình ảnh đồ hoạ, các ảnh Bitmap, văn bản để xử lý. Muốn thực hiện được điều đó ta làm như sau: • Vào Menu File / Import (Ctrl+I hoặc nháy chuột vào biểu tượng Import trên thanh công cụ chuẩn Standard), khi đó hộp thoại Import sẽ xuất hiện . • Chọn File muốn nhập (kết hợp nhấn Shift hoặc Ctrl để có thể chọn được nhiều tệp). • Nháy chuột vào nút Preview để xem trước nội dung của tệp cần nhập. • Xác lập kiểu của File trong hộp File of Type. • Nháy chuột vào nút Import Bài giảng CorelDraw
  11. 1.6. Xuất một tệp tin(Export) • Mở bản vẽ cần xuất • Vào File / Export (Ctrl+E hoặc nháy chuột vào biểu tượng Export trên thanh công cụ chuẩn Standard), khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Export. ▪ Chọn thư mục chứa File xuất trong hộp thoại Save in. ▪ Đặt tên File xuất trong hộp thoại File name. ▪ Chọn 1 định dạng cho File xuất trong hộp thoại Save as Type • Nháy chuột vào Export Bài giảng CorelDraw
  12. 2. Các lệnh liên quan đến clipboard • Clipboard là vùng tạm có khả năng lưu giữ những đối tượng được sao chép bằng lệnh Copy và Cut. Từ clipboard, ta có thể sử dụng thao tác Paste để dán các đối tượng trong clipboard ra trang hình vẽ. 2.1. Lệnh Copy và lệnh Cut 2.2. Lệnh Paste và lệnh Paste Special Bài giảng CorelDraw
  13. 2.1. Lệnh Copy và lệnh Cut • Lệnh Copy: • Khi một đối tượng được sao chép vào Clipboard, nội dung cũ của clipboard được hủy bỏ. Để thực hiện lệnh copy, bạn chọn một hoặc nhiều đối tượng cần copy, sau đó thực hiện 1 trong 3 thao tác sau: ▪ Chọn menu edit -> copy ▪ Nhấn vào nút Copy trên toolbar ▪ Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C • Sau khi thao tác, đối tượng vẫn còn nguyên trên hình vẽ, một phiên bản của nó được lưu lại trong Clipboard. Bài giảng CorelDraw
  14. 2.1. Lệnh Copy và lệnh Cut • Lệnh Cut: • Đối với lệnh Cut, ta thực hiện 1 trong 3 thao tác sau: • Chọn menu Edit -> Cut • Nhấn vào nút Cut trên Toolbar • Sử dụng tổ hợp phím Ctrl +X • Sau khi thao tác, đối tượng được chuyển vào Clipboard (có nghĩa là nó đã bị xóa đi khỏi bản vẽ) Bài giảng CorelDraw
  15. 2.2. Lệnh Paste và lệnh Paste Special Lệnh Paste: • Khi Clipboard có chứa các hình vẽ, để đưa chúng vào bản vẽ ta phải sử dụng lệnh Paste bằng 1 trong 3 thao tác : • Chọn menu Edit -> Paste/hoặc nhấn nút Paste trên Toolbar/hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + V • Sau khi thực hiện thao tác này bạn Click chuột để chọn vị trí đặt hình vẽ, các hình vẽ từ clipboard được dán ra bản vẽ (nội dung của clipboard vẫn giữ nguyên). Bài giảng CorelDraw
  16. 2.2. Lệnh Paste và lệnh Paste Special Lệnh Paste Speccial: • Với CorelDraw bạn có thể nhập dữ liệu từ Excel, Word hay bất kỳ ứng dụng khác. • Để thực hiện chức năng này, bạn sử dụng lệnh Paste Special (chọn menu Edit -> Paste Specical). Sau khi thực hiện thao tác này, một cửa sổ hiện lên cho phép bạn lựa chọn dạng dữ liệu được dán vào trong bản vẽ. Một dạng dữ liệu rất hay dùng là dạng Metafile đó là dạng ảnh vectơ ( thích hợp với CorelDraw) và hầu hết dữ liệu lưu bằng định dạng này. Bài giảng CorelDraw
  17. 3. Thiết lập trang Để xem thuộc tính và thiết lập thể hiện của trang vẽ, chọn File -> Document Setup -> Page Setup, hộp thoại Options mở ra. • Mục Page với 3 tùy chọn: • Show page border: đánh dấu tùy chọn này để thể hiện khung trang • Show printable area: đánh dấu tùy chọn này để vùng thông báo phạm vi máy in được và kích thước trang giấy in • Show bleed area: vùng giúp tránh lỗi do có những chi tiết tràn ra ngoài biên của thành phẩm Bài giảng CorelDraw
  18. 3. Thiết lập trang Mục Size: • Biểu tượng Portrait và Landscape cho phép chọn hướng của trang đứng hay ngang • Paper: khổ của trang vẽ • Width và Height: cho biết chiều dài và rộng của trang vẽ, ứng với kiểu chọn khổ giấy của trang vẽ Mục Layout: có 6 kiểu trình bày trang vẽ, tùy vào mục đích sử dụng mà ta chọn kiểu trình bày tương ứng. • Full Page: kiểu bố trí trang mặc định Bài giảng CorelDraw
  19. 3. Thiết lập trang • Book: chia trang thành hai phần bằng nhau theo chiều dọc. Mỗi phần là một trang riêng biệt được in thành hai trang • Booklet: tương tự như kiểu Book nhưng khi in các trang được ghép gáy lại với nhau để có thể đóng thành cuốn sách • Tent Card: chia thành hai phần bằng nhau theo chiều ngang. • Side Fold Card: chia trang thành bốn phần theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Sau khi in sẽ được gấp theo chiều ngang trước rồi đến chiều dọc • Top Fold Card: giống như kiểu Side Fold Card nhưng gấp theo chiều dọc trước rồi đến chiều ngang Bài giảng CorelDraw
  20. 3. Thiết lập trang Mục Background: có 3 tùy chọn • No Background: không hiển thị màu nền • Solid Background: Hiển thị màu nền là màu đồng nhất cho trang vẽ • Bitmap: sử dụng ảnh Bitmap làm nền cho trang vẽ Bài giảng CorelDraw
  21. II. Công cụ hỗ trợ đo đạc và vẽ 1. Sử dụng thước (Ruler) 2. Sử dụng lưới (Grid) 3. Làm việc với đường gióng (Guideline) Bài giảng CorelDraw
  22. 1. Sử dụng thước (Ruler) • Hệ thống thước trong Corel Draw gồm 2 thanh thước: thước dọc và thước ngang. Mặc định thước dọc được neo ở bên trái, thước ngang được neo ở phía trên. Gốc toạ độ (0,0) của thước được đặt ở góc dưới bên trái trang vẽ hiện hành Bài giảng CorelDraw
  23. 1. Sử dụng thước (Ruler) Bật, tắt sự hiển thị thước : • Để tắt hoặc mở sự hiện thị của thước ta có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau: • Chọn menu View / Rulers. • Trong của sổ vẽ, nháy chuột phải vào vùng trống, xuất hiện một menu trên đó ta chọn View / Rulers Bài giảng CorelDraw
  24. 1. Sử dụng thước (Ruler) Di chuyển thước (thay đổi vị trí của thước): • Để thay đổi vị trí của từng thước ta đưa trỏ chuột vào thanh thước, nhấn Shift và rê chuột đến vị trí mới của thước. • Để thay đổi đồng thời vị trí của cả 2 thước ta đưa trỏ chuột vào điểm giao của 2 thanh thước, nhấn Shift và rê chuột đến vị trí mới của 2 thước. Bài giảng CorelDraw
  25. 1. Sử dụng thước (Ruler) Tạo tuỳ biến cho thước • Để tạo tuỳ biến cho thước ta thực hiện như sau: • Vào View / Grid and Ruler Setup, xuất hiện hộp thoại Options. • Chọn Rulers trong cấu trúc cây bên trái. • Trong hộp thoại Option: • Xác lập đơn vị đo cho thước dọc, thước ngang trong phần Units. • Thay đổi gốc toạ độ của thước trong phần origin. • Xác định số vạch chia trên thước trong hộp Tick Division Bài giảng CorelDraw
  26. 2. Sử dụng lưới (Grid) • Lưới (Grid) là những đường kẻ ngang và dọc không thể hiện khi in. Lưới thực hiện việc canh hàng cho những đối tượng theo độ chia của thước Bài giảng CorelDraw
  27. 2. Sử dụng lưới (Grid) Để, bật sự tắt hiển thị lưới: • Chọn menu lệnh View / Grids • Hoặc bạn cũng có thể click chuột phải lên vùng trống trên trang vẽ, chọn View / Grid Bài giảng CorelDraw
  28. 2. Sử dụng lưới (Grid) Thiết lập thuộc tính cho lưới: • Chọn menu lệnh View / Grid and Ruler Setup. • Hộp thoại Options hiển thị, bạn click chọn mục Grid và thiết lập lại các thuộc tính sau theo công việc của bạn: • Frequency: thiết lập số lượng đường lưới xuất hiện theo chiều ngang trong ô Horizontal và theo chiều dọc trong ô Vertical theo một khoảng cách cho trước. • Spacing: thiết lập khoảng cách giữa hai đường lưới theo chiều ngang và chiều dọc. Bài giảng CorelDraw
  29. 2. Sử dụng lưới (Grid) Thiết lập thuộc tính cho lưới: • Show Grid: hiển thị hay không hiển thị lưới. • Show Grid as lines: chọn lưới là những đường kẻ. • Show Grid as dots: chọn lưới là những điểm liên tiếp nhau. • Snap to Grids: bật hay tắt chế độ bắt dính vào lưới. Bạn có thể chọn tùy chọn này bằng menu lệnh View / Snap to Grids • Hoặc chọn biểu tượng Snap To Grids trên thanh thuộc tính (Property Bar) • Hoặc nhấn tổ hộp phím Ctrl + Y. Khi tùy chọn này được chọn, di chuyển đối tượng sẽ bắt dính vào đường lưới hay những nút giao nhau của lưới. Bài giảng CorelDraw
  30. 3. Làm việc với đường gióng • Trong CorelDRAW những đường gióng (Guidelines) sẽ giúp bạn định chính xác vị trí của những đối tượng trong lúc vẽ. Để thể hiện những đường gióng bạn thực hiện: Chọn menu lệnh View / Guidelines. Bài giảng CorelDraw
  31. 3. Làm việc với đường gióng Thực hiện tạo đường gióng: • Chọn menu lệnh View / Guidelines để hiển thị hay không hiển thị đường gióng. Bạn cần phải chọn hiển thị luôn thước đo. • Chọn công cụ Pick Tool trên thanh ToolBox. • Di chuyển chuột lên thanh thước đo ngang và nhấn giữ chuột đồng thời kéo xuống. Một đường thẳng nét đứt xuất hiện kèm theo con trỏ chuột, kéo đến vị trí cần đặt đường gióng và thả chuột ra. Đường gióng ngang được xác định tại vị trí bạn thả chuột. Bài giảng CorelDraw
  32. 3. Làm việc với đường gióng • Tương tự như vậy, bạn đặt đường gióng dọc bằng cách click chuột lên thước đo dọc và nhấn giữ kéo chuột. Di chuyển đường gióng: • Để di chuyển đường gióng, bạn click chuột lên đường gióng và đồng thời nhấn giữ chuột kéo để di chuyển đường gióng đến vị trí mới. Bài giảng CorelDraw
  33. 3. Làm việc với đường gióng Xóa đường gióng: • Để xoá đường gióng, bạn thực hiện: • Click chọn đường gióng, lúc này đường gióng sẽ thể hiện màu đỏ. • Bạn nhấn phím Delete trên bàn phím để xoá. • Để chọn nhiều đường gióng, bạn nhấn phím Shift và click chuột lên từng đường gióng để chọn. Bài giảng CorelDraw
  34. 3. Làm việc với đường gióng Xoay đường gióng: • Click chọn vào đường gióng cần xoay, lúc này đường gióng sẽ hiển thị màu đỏ. • Click tiếp chuột vào đường gióng này lần nữa, đường gióng sẽ hiển thị trạng thái quay như sau: • Bạn click chuột lên biểu tượng hoặc biểu tượng trên đường gióng và kéo theo hướng muốn xoay rồi thả chuột ra hoặc bạn cũng có thể nhập chính xác góc quay trong ô Angle of Rotation trên thanh thuộc tính (Property Bar). Bài giảng CorelDraw
  35. 3. Làm việc với đường gióng Thiết lập những thuộc tính cho đường gióng: • Chọn menu lệnh Tool / Options hoặc click chuột phải lên thước đo, chọn Guidelines Setup • Hộp thoại Options hiển thị, bạn click chọn mục Guidelines với các tùy chọn: • Show Guidelines: tùy chọn hiển thị hay không hiển thị đường gióng. • Snap To Guidelines: tùy chọn đặc tính bắt dính vào đường gióng khi di chuyển hay hiệu chỉnh những đối tượng • Default Guideline Color: lựa chọn màu mặc định của đường gióng. • Default Preset Guideline Color: màu mặc định của những đường gióng định sẵn. Bài giảng CorelDraw
  36. 3. Làm việc với đường gióng Thiết lập những thuộc tính cho đường gióng: • Horizontal thực hiện việc đặt những đường gióng ngang. • Vertical thực hiện việc đặt những đường gióng dọc, bạn thực hiện tương tự như Horizontal. • Guides thể hiện toàn bộ những đường gióng có trong vùng trang vẽ. Bạn thực hiện tương tự như các tùy chọn Horizontal và Vertical. • Để loại bỏ khóa đường gióng: • Click chọn đường gióng. • Click chuột phải lên đường gióng và chọn Unlock Object để mở khoá cho đường gióng Bài giảng CorelDraw
  37. III. Xem trên màn hình • Zoom & Pan • Sử dụng View Navigator • Sử dụng view Manager • Chọn chế độ xem (View mode) Bài giảng CorelDraw
  38. 1. Zoom và Pan 1.1. Sử dụng công cụ Zoom: • Zoom Tool thực hiện phóng to hay thu nhỏ những đối tượng để thao tác trên những đối tượng dễ dàng hơn. • Để phóng to đối tượng, bạn thực hiện: • Chọn công cụ Zoom Tool trên thanh ToolBox. Bài giảng CorelDraw
  39. 1.1. Sử dụng công cụ Zoom Trên thanh thuộc tính: • Biểu tượng Zoom In thực hiện phóng lớn đối tượng. • Biểu tượng Zoom Out thực hiện thu nhỏ đối tượng. • Biểu tượng Zoom To Selected (Shift + F2) thực hiện phóng to một vùng được chọn bằng công cụ Pick Tool. • Công cụ này chỉ hiện khi bạn chọn trước đối tượng cần phóng to. Bạn thực hiện như sau: Bài giảng CorelDraw
  40. 1.1. Sử dụng công cụ Zoom • Chọn công cụ chọn Pick Tool. • Chọn vùng đối tượng cần phóng to. • Chọn công cụ Zoom Tool. • Trên thanh thuộc tính sẽ hiển thị biểu tượng Zoom To Selected , nếu bạn không thực hiện việc chọn trước đối tượng thì biểu tượng này sẽ ẩn • Biểu tượng Zoom To All Object (F4) thực hiện phóng lớn những đối tượng trong vùng làm việc của CorelDRAW Bài giảng CorelDraw
  41. 1.1. Sử dụng công cụ Zoom • Biểu tượng Zoom To Pages (Shift + F4) thực hiện phóng lớn những đối tượng trong vùng trang vẽ. • Biểu tượng Zoom To Page Width thực hiện phóng lớn đối tượng theo chiều rộng trang vẽ. • Biểu tượng Zoom To Page Hight thực hiện phóng lớn đối tượng theo chiều cao trang vẽ. Bài giảng CorelDraw
  42. 1.2. Sử dụng công cụ Pan (hay gọi là Hand) • Công cụ Hand Tool phím tắt H, nằm cùng nhóm với công cụ Zoom có chức năng dùng để thực hiện di chuyển trang vẽ chứa đối tượng nhanh chóng. • Chọn công cụ Hand Tool trên thanh ToolBox hoặc nhấn phím H Bài giảng CorelDraw
  43. 1.2. Sử dụng công cụ Pan (hay gọi là Hand) • Con trỏ chuột trên trang vẽ sẽ hiển thị hình dạng • Bạn nhấn giữ chuột lên trang vẽ và kéo chuột để di chuyển. • Công cụ này có tác dụng thực sự khi bạn phóng lớn một đối tượng muốn di chuyển đến phần nào của đối tượng do bạn phóng lớn thì trang vẽ và đối tượng sẽ quá lớn. Bài giảng CorelDraw
  44. 2. Sử dụng View Navigator • View Navigator giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn, bạn sẽ thấy được quan hệ giữa toàn bộ bản vẽ với vùng nhìn hiện tại. • Để sử dụng View Navigator, bạn di chuyển con trỏ chuột đến vùng giao của hai thanh cuôn ở góc phải dưới của cửa sổ vẽ, khi đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình chữ thập, click và giữ chuột để hiện cửa sổ View Navigator. Bài giảng CorelDraw
  45. 3. Sử dụng view Manager • Để quản lý được các vùng nhìn một cách có hệ thống, hãy sử dụng cửa sổ docker View Manager. Với View Manager (Hình 2.23), bạn có thể đặt tên các vùng nhìn cần thiết và lưu vào trong một danh sách. Bài giảng CorelDraw
  46. 4. Chọn chế độ xem (View mode) • Vào thực đơn View, chọn: ▪ Simple Wireframe: Đối tượng được thể hiện bằng màu đen và các ánh của nó được thể hiện bằng 2 màu đen trắng. ở chế độ này giúp bạn xem được các đối tượng bị che khuất. ▪ Wire Frame: Tương tự như chế độ trên chỉ khác là nó cho phép thể hiện các đối tượng trung gian Bài giảng CorelDraw
  47. 4. Chọn chế độ xem (View mode) ▪ Draft: Thể hiện chi tiết hơn so với 2 chế độ trên, thể hiện màu và hình ảnh bitmap ở độ phân giải thấp ▪ Normal: Thể hiện đầy đủ mà màu ở độ phân giải cao ▪ Enhanced: Thể hiện đầy đủ chi tiết và đẹp nhất ▪ Full Screen preview: Xem toàn bộ màn hình Bài giảng CorelDraw
  48. IV. Thao tác cơ bản trong đối tượng 1. Công cụ chọn đối tượng 2. Sao chép, nhân bản và xóa đối tượng 3. Định vị đối tượng 4. Gióng hàng, rải đều (Distributing) và bắt dính (snaping) đối tượng 5. Thay đổi thứ tự giữa các đối tượng 6. Co dãn kích thước các đối tượng 7. Quay và lật các đối xứng (mirro) các đối tượng 8. Nhóm các đối tượng Bài giảng CorelDraw
  49. 1. Công cụ chọn đối tượng 1.1. Chọn 1 đối tượng 1.2. Chọn nhiều đối tượng 1.3. Chọn toàn bộ các đối tượng Bài giảng CorelDraw
  50. 1.1 Chọn một đối tượng • Chọn công cụ Pick trên hộp công cụ Tool Box. • Nháy chuột vào đối tượng, xuất hiện 8 handles, điểm tâm và 4 nút điều khiển của đối tượng. Bài giảng CorelDraw
  51. 1.2. Chọn nhiều đối tượng • Cách 1: • Chọn công cụ Pick • Nhấn Shift trong khi dùng chuột chọn các đối tượng. • Nhả chuột và nhả phím Shift khi kết thúc. • Cách 2: • Chọn công cụ pick, nháy và rê chuột để chọn đối tượng bằng đường bao. Kết thúc thì nhả chuột. • Như vậy chỉ các đối tượng nằm trong đường bao sẽ được chọn. Nếu muốn chọn cả các đối tượng nằm trên đường bao ta phải kết hợp với phím Alt trong quá trình rê chuột. Bài giảng CorelDraw
  52. 1.3. Chọn toàn bộ các đối tượng • Cách 1: Ấn tổ hợp phím Ctrl+A. • Cách 2: Vào thực đơn Edit / Select All. • Cách 3: Nháy đúp chuột vào công cụ Pick Bài giảng CorelDraw
  53. 2. Sao chép, nhân bản và xóa đối tượng 2.1. Sao chép, nhân bản 2.2. Xóa đối tượng Bài giảng CorelDraw
  54. 2.1. Sao chép, nhân bản đối tượng • Chọn đối tượng cần sao chép • Cách 1: - Nhắp nút phải chuột chọn Copy - Chọn trang khác rồi Nhắp nút phải chuột vào vị trí bất kỳ trong vùng vẽ rồi chọn Paste (nếu sao chéo trong cùng 1 trang thì khi Paste nó sẽ nằm đè lên nhau). • Cách 2: - Bấm giữ và rê chuột đến vị trí khác rồi bấm thêm nút phải chuột trong khi chưa thả nút trái chuột. Bài giảng CorelDraw
  55. 2.1. Sao chép, nhân bản đối tượng • Cách 3: - Ấn giữ và rê chuột đến vị trí khác rồi ấn thêm phím Space bar (phím dấu cách) trong khi chưa thả nút trái chuột. Cách 4: - Ấn phím dấu cộng (+) ở bàn phím rồi ấn giữ và rê chuột chuyển đối tượng đến vị trí mới. • Cách 5: - Vào Edit -> Duplicate (Ctrl + D) - Để định vị trí cần sao chép đến ta không chọn đối tượng nào, trên thanh thuộc tính chọn mục Duplicate Distance để thay đổi lại vị trí, nếu âm thì sao chép xuống dưới Bài giảng CorelDraw
  56. 2.2. Xóa đối tượng • Để xóa một hay nhiều đối tượng, chọn một hay nhiều đối tượng và nhấn phím Delete để xóa. Bài giảng CorelDraw
  57. 3. Định vị đối tượng Cách 1: • Muốn di chuyển đối tượng, nhấn giữ chuột kéo và di chuyển đến vị trí muốn đặt đối tượng rồi thả. Cách 2: • Vào menu Arrange -> Transformation -> Position (Atl + F7), xuất hiện hộp thoại Transformation: Bài giảng CorelDraw
  58. 3. Định vị đối tượng ▪ H (Horizontal) nhập giá trị dịch chuyển theo chiều ngang ▪ V (Vertical) nhập giá trị dịch chuyển theo chiều đứng ▪ Nếu chọn mục Relative Position thì độ dịch chuyển của đối tượng so với chính đối tượng đó. ▪ Nếu không chọn mục Relative Position thì độ dịch chuyển của đối tượng theo chiều ngang và dọc là khoảng cách của đối tượng so với gốc của trang (phía trái, bên dưới). ▪ Chọn Apply to Duplicate: Nếu áp dụng tới đối tượng mới ▪ Chọn Apply: Nếu áo dụng tới chính đối tượng đó Bài giảng CorelDraw
  59. 4. Gióng hàng, rải đều và bắt dính đối tượng 4.1. Để gióng đối tượng vào giữa trang: 4.2. Để gióng đối tượng theo biên của trang: 4.3. Để định vị chính xác tọa độ của đối tượng: Bài giảng CorelDraw
  60. 4.1. Để gióng đối tượng vào giữa trang • Chọn một đối tượng • Chọn menu Arrange -> Align and distribute, sau đó chọn các menu con. • Centerto page – gióng đối tượng vào giữa trang • Center to page vertically – Gióng đối tượng vào giữa trang theo trục dọc. • Center to page horizontally – gióng đối tượng vào giữa trang theo trục ngang. Bài giảng CorelDraw
  61. 4.2. Để gióng đối tượng theo biên của trang: • Chọn đối tượng. • Chọn menu Arrange -> Align and distribute -> Align and distribute. • Chọn mục Align. • Bật các lựa chọn: • Left, Center, hoặc Right – nếu bạn muốn gióng theo phương dọc. • Top,Center, hoặc Bottom – nếu bạn muốn gióng theo phương ngang • Trong mục Align to, bận lựa chọn Edge of page Bài giảng CorelDraw
  62. 4.3. Để định vị chính xác tọa độ của đối tượng: • Chọn đối tượng • Trên thanh thuộc tính, gõ vào các giá trị tại các hộp sau: • x-xác định vị trí trên trục x của đối tượng • y-xác định vị trí trên trục y của đối tượng Bài giảng CorelDraw
  63. 5. Thay đổi thứ tự giữa các đối tượng 5.1. Để thay đổi thứ tự của một đối tượng: • Chọn một đối tượng • Chọn menu Arrange -> Order, sau đó chọn một trong các menu con sau: • To font – Đưa đối tượng lên trên cùng. • To back – Đưa đối tượng xuống dưới cùng Bài giảng CorelDraw
  64. 5.1. Để thay đổi thứ tự của một đối tượng: • Forward one – chuyển đối tượng lên trên một vị trí • Back one - chuyển đối tượng xuống dưới một vị trí • In front of – chuyển đối tượng lên trên một đối tượng xác định. • Behind – chuyển đối tượng xuống dưới một đối tượng xác định. Bài giảng CorelDraw
  65. 5.2. Để đảo ngược thứ tự của nhiều đối tượng • Chọn một đối tượng • Chọn menu Arrange -> Order -> Reverse order Bài giảng CorelDraw
  66. 6. Co dãn kích thước các đối tượng 6.1. Co dãn đối tượng bằng chuột: • Chọn đối tượng, click vào một trong 8 handle màu đen xung quanh đối tượng, kéo chuột về gần tâm hay xa tâm rồi thả để thu nhỏ hay phóng to đối tượng. Bài giảng CorelDraw
  67. 6.2. Co dãn đối tượng bằng ô nhập trên thanh thuộc tính: • Vào menu Arrange ->Transformation -> Size (Atl + F10): • H (Horizontal) nhập giá trị chiều ngang của đối tượng • V (Vertical) nhập giá trị chiều cao (đứng) của đối tượng • Non-Proportional chọn ô để xác định vị trí cố định của đối tượng Bài giảng CorelDraw
  68. 7. Quay và lật các đối xứng (mirro) các đối tượng 7.1. Quay đối tượng Quay đối tượng bằng chuột: • Click chuột lên đối tượng cần quay • Click chuột hai lần vào một trong bốn điểm xoay của đối tượng, các điểm điều khiển chuyển từ hình vuông thành hình mũi tên quay. • Đưa chuột vào các điểm điều khiển tại góc của đối tượng, con trỏ chuột đổi thành mũi tên quay • Click chuột và giữ, kéo theo hướng muốn quay rồi thả chuột. Bài giảng CorelDraw
  69. 7. Quay đối tượng Quay đối tượng bằng ô nhập trên thanh thuộc tính: • Vào menu Arrange -> Transformation -> Rotate (Atl + F8) : • Tại Angle nhập giá trị góc xoay • H (Horizontal) nhập giá trị chiều ngang của đối tượng • V (Vertical) nhập giá trị chiều cao (đứng) của đối tượng • Relative Center lựa chọn tâm của đối tượng Bài giảng CorelDraw
  70. 7.2 Lập đối tượng Vào menu Arrange - > Transformation - >Scale (Atl + F9) : • H (Horizontal) nhập giá trị chiều ngang của đối tượng • V (Vertical) nhập giá trị chiều cao (đứng) của đối tượng • Mirror lựa chọn lật ngang hoặc dọc (có thể chọn trực tiếp trên biểu tượng ) Bài giảng CorelDraw
  71. 8. Nhóm các đối tượng • Chọn các đối tượng cần nhóm • Vào Arrange -> Group (các đối tượng được nhóm kết hợp thành một đối tượng) (Ctrl + G) Chú ý: • Muốn gỡ nhóm ta vào Arrange -> Ungroup hoặc Ungroup All (Ctrl + U) Bài giảng CorelDraw