Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản-Ngành truyền thông đa phương tiện

pdf 72 trang huongle 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản-Ngành truyền thông đa phương tiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dung_hinh_3d_co_ban_nganh_truyen_thong_da_phuong_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản-Ngành truyền thông đa phương tiện

  1. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Chƣơng 3: Chất liệu Bài 1 :Chất liệu cơ bản Vật liệu: vật liệu là các thuộc tính bề mặt áp lên vật thể hoặc các nhóm bề mặt của vật thể trong khung cảnh. Nó bao gồm màu sắc, độ sáng bóng, độ phản chiếu, độ gồ ghề và độ trong suốt trong số nhiều thuộc tính khác nữa. Ảnh map: các ảnh map được sử dụng để định nghĩa các mẫu hoa văn bên trong vật liệu, ví dụ như hoa văn màu sắc hoặc hoa văn gồ ghề. Các ảnh map không thể được áp trực tiếp lên vật thể trong khung cảnh. Nhưng nó có thể được sử dụng như hình ảnh hậu cảnh cho khung cảnh hoặc là ảnh chiếu cho các nguồn sáng. I. Các chức năng cơ bản của cửa sổ Material Editor Nút biên tập chất liệu Material Editor cho phép mở ra hộp thoại biên tập chất liệu, đây là một hộp thoại mà thông qua nó bạn có thể tạo ra, hiệu chỉnh và gán chất liệu. Có ba cách cơ bản để truy cập bản chất liệu: - Cách 1: Bấm phím “M” - Cách 2: Kích biểu tượng “Material Editor” trên hộp công cụ chính. - Cách 3: Menu Rendering/ Material Editor 72 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  2. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Hộp thoại Material Editor chia làm hai phần chính: phần cửa sổ xem trước và phần điều chỉnh chất liệu. Lưu ý: Bảng Material Editor chỉ là nơi để biên tập vật liệu, không phải là nơi lưu giữ chất liệu. (3D Max lưu giữ chất liệu ngay trong scene). I.1 Hiển thị số lƣợng các ô chất liệu trong cửa sổ xem trƣớc: I.2 Chức năng các nút lệnh xung quanh khu vực cửa sổ xem trƣớc: 73 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  3. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - 1: Get material: Lấy vật liệu từ thư viện - 2: Put material to scene: Đưa chất liệu vào cảnh - 3: Assign material to selection: Gán chất liệu hiện hành cho đối tượng đang được chọn - 4: Reset Map/Mlt to default settings: Xóa chất liệu hiện hành trong bảng Material, nhưng trong cảnh vẫn còn lưu nếu như có một đối tượng nào đó (ví dụ đối tượng đó tên A) đang được gán chất liệu này. Và do đó, nếu muốn biên tập lại chất liệu này, ta chọn một ô chất liệu mới và dùng công cụ (Pick material from object) kích lên đối tượng A trong khung cảnh để “nhặt lại” và tiếp tục biên tập bình thường. - 5: Make Material Copy: Nhân bản/ copy chất liệu (nên đổi tên trước khi biên tập lại chất liệu copy này nếu không muốn ảnh hưởng đến đối tượng gốc). - 6: Make Unique: - 7: Put to Library: Đưa chất liệu đang chọn vào thư viện hiện hành - 8: Material Effects Chanels: Gán ID (1 số hiệu) cho một loại chất liệu đặc biệt muốn áp dụng hiệu ứng Video Post, - 9: Show Map in ViewPort: Hiển thị họa đồ trong vùng nhìn - 10: Show end result: Hiển thị kết quả cuối cùng của ô vật liệu (cho dù đang đứng ở cấp độ nào). - 11: Go to parent: Đi lên cấp cao hơn - 12: Go forward to sibling: Đi qua cấp song song ngang bằng cấp hiện hành trong cùng một ô chất liệu. 74 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  4. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện I.3 Bảng con Shader Basic Parameters I.3.1 Blinn và Phong Hai bộ tô bóng này có các công cụ điều chỉnh và ứng dụng khá giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu ở cách thức chúng phản ứng trong trường hợp được chiếu sáng ngược từ phía sau. Bộ tô bóng Blinn sử dụng công thức toán học mới hơn. Các bộ tô bóng và Blinn và Phong phù hợp với các loại vật liệu nhân tạo như nhựa dẽo và sơn, có cấu tạo phân tử phân bố đều. Ánh sáng chiếu lên loại vật liệu này sẽ phát tán trở lại bằng phần bóng sáng phản chiếu có dạng tròn với mép biên chuyển tiếp mềm mại. I.3.2 Anisotropic Bộ tô bóng này được sử dụng cho vật liệu nhựa có dạng sợi hoặc kim loại cuốn tròn (có phân tử phân bố rất giống với thớ gỗ) có thêm hai tùy chọn điều chỉnh hình dạng của phần bóng sáng phản chiếu là Anisotropy (tính không đẳng hướng) và Orientation phương hướng). Xác lập Anisotropy xác định lượng kéo dài của phần phản chiếu. Giá trị 50 làm cho nó có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Giá trị bằng 0 là cho vùng bóng sáng phản chiếu có dạng tròn. Giá trị Orientation được xác lập theo độ để làm xoay phần phản chiếu quanh trục của tia nhìn. Bộ tô bóng này cũng có các xác lập Diffuse Level (mức độ khuyếch tán) và Roughness (độ thô ráp) tác động đến phần ảnh hưởng của màu sắc bản thân (Diffuse) vật liệu. Với giá trị bằng 100, màu sắc bản thân vật liệu có ảnh hưởng như bình thường đến bề mặt. Các xác lập thấp hơn sẽ làm gỉa ảnh hưởng của màu sắc bản thân vật liệu. Đồng thời gia tăng ảnh hưởng của màu môi trường (Ambient) của nó. I.3.3 Multi-Layer Bộ tô bóng này có hai thành phần Anisotropic cho phép bạn tạo hai phần bóng sáng phản chiếu như trong vật liệu thép không rỉ. Một thành phần bóng sáng phản chiếu là do ánh sáng phát tán bởi cấu tạo phân tử và thành phần kia được phát tán bởi các vết trầy xước trên bề mặt. I.3.4 Oren-Nayer-Blinn Bộ tô bóng này được sử dụng cho loại vật liệu xốp như cao su, vải sợi hoặc da người. Vùng bóng sáng phản chiếu của nó lớn và mềm mại. Tùy chọn điều chỉnh Roughness dùng để làm giảm ảnh hưởng của phần bóng sáng phản chiếu lên vùng màu sắc bản thân (Diffuse) nằm bên ngoài mép biên của nó, làm vật liệu tối đi một chút. Nó cũng làm sáng lên một chút các cạnh cong ngoài của vật thể như thể ánh sáng được phát tán theo góc nghiêng đến bề mặt thô ráp của vật liệu. I.3.5 Strauss và Metal Giống như hai bộ tô bóng Blinn và Phong, hai bộ tô bóng Strauss là phiên bản mới hơn. Chúng là các bộ tô bóng khác biệt bởi vì phần màu sắc phản chiếu Specular Level không được phép thay đổi. Phần màu sắc này được lấy từ ô chọn màu của kênh màu sắc bản thân (Diffuse). Bộ 75 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  5. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện tô bóng Metal có ô chọn màu Ambient trong khi bộ tô bóng Trauss lại sử dụng màu sắc Diffuse cho kênh thành phần Ambient. Bảng so sánh hai bộ tô bóng này với bộ tô bóng Phong để làm rõ các phần khác biệt. Hai bộ tô bóng này bắt chước phần bóng sáng phản chiếu của các loại vật liệu thuần kim loại hoặc nhôm mạ kim loại, trong đó màu sắc thật sự là một thuộc tính vật lý ở cấp độ phân tử và ảnh hưởng đến màu sắc của phần bóng sáng phản chiếu. Bảng so sánh các bộ tô bóng Ambient Diffuse Specular Bộ tô bóng (màu phần tối) (màu bản thân) (màu phản chiêu) Có thể điều Có thể điều chỉnh Có thể điều Phong chỉnh màu sắc màu sắc chỉnh màu sắc Có thể điều Có thể điều chỉnh Lấy màu sắc từ Metal chỉnh màu sắc màu sắc kênh Difuse Lấy màu sắc từ Có thể điều chỉnh Lấy màu sắc từ Strauss kênh Difusse màu sắc kênh Difusse - Wire: Hiển thị chất liệu dạng khung dây 76 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  6. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - 2-Sided: Gán chất liệu cho cả hai phía trong và ngoài của đối tượng - Face Map: Gán họa đồ lên từng mặt của đối tượng 77 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  7. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Faceted: Gán chất liệu lên đối tượng với các mặt phẳng và sắc cạnh. I.4 Bảng con Blinn Basic Parameters - Ambient: Màu của vùng tối - Diffuse: Màu chính đối tượng - Specular: Màu của vùng chói - Self Illumination: độ tự phát sáng của chất liệu - Opacity: Độ trong suốt 78 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  8. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Specular Highights: + Specular level: Độ chói sáng + Glossiness: Vùng chói sáng + Soften: Độ chuyển tiếp mềm mại từ vùng sáng sang vùng tối Các dấu hiệu nhận biết tình trạng của ô chất liệu đang đƣợc chọn: Ô chất liệu đang được chọn (hiện hành), nhưng chưa sử dụng trongcảnh (chưa được gán cho đốitượng nào) Dấu hiệu: Một khung trắng đang bao xung quanh ô chất liệu Ô chất liệu đã được sử dụng trong cảnh (có một hoặc một số đối tượng nào đó trong cảnh đang sử dụng chất liệu này) Dấu hiệu: Bốn góc bo màu xám Ô chất liệu đã được sử dụng trong cảnh (đối tượng đang được chọn đang sử dụng chất liệu này) Dấu hiệu: Bốn góc bo màu trắng 79 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  9. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II. Một số vật liệu cơ bản: II.1 Sử dụng một chất liệu có sẵn trong thƣ viện 3D Max: - Chọn đối tượng - Bấm “M” - Kích nút lệnh (Get material Editor) - Xuất hiện bảng Material/ Map Browser 80 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  10. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Khu vực Browse from chọn - Khu vực Show chọn - Chọn tùy chọn “View List+Icon” - Double Click chọn kiểu chất liệu cần lấy (chỉ chọn những ô chất liệu có biểu tượng tròn phía trước Ví dụ: - Kích lệnh gán chất liệu (Assign material to selection) Trường hợp trong máy có cài hai version trở lên, muốn sử dụng chất liệu của một version khác của 3DS Max, trong bảng Material/ Map Browser, ta kích lệnh Open 81 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  11. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Chọn tên thư viện (Ví dụ: 3dsmax. mat là thư viện tổng hợp đầy đủ nhất) trong thư mục Mablibs của thư mục 3ds max muốn sử dụng, sau đó sử dụng bình thường. Hoặc ta có thể dùng lệnh “Merge” để “cộng dồn” thư viện chất liệu mới bên dưới hư viện chất liệu hiện hành. Nếu chỉ sử dụng lệnh open thì thư viện chất liệu mới sẽ chồng lắp thư viện chất liệu hiện hành. II.2 Chất liệu sơn bóng láng: Các thành phần cơ bản của vật liệu thường được điều chỉnh trước tiên. Bạn sẽ tập trung vào hai thuộc tính cơ bản để bắt đầu: màu sắc bản thân và vùng bóng sáng phản chiếu. Trong bộ biên tập vật liệu Material Editor, bảng cuộn Blinn Basic Parameters, click vào ô chọn màu nằm bên phải mục Diffuse (màu khuyếch tán bản thân) để mở bộ chọn màu Color Selector. Trong các ô giá trị, nhập 175 cho Red, 50 cho Green và 25 cho Blue để có được một màu cam sẫm. Trong phần Specular Highlight của bảng cuộn Blinn Basic Parameter, xác lập giá trị Specular Level (độ sáng) là 60 và Glossiness (độ bóng) là 50. Vùng bóng sáng phản chiếu rất quan trọng trong việc tạo được các vật liệu thuyết phục. Trong thế giới thực, vùng bóng sáng phản chiếu là vùng ánh sáng phản chiếu ra khỏi bề mặt, dựa vào cấu tạo phân tử của vật liệu và điều kiện bề mặt. Trong thế giới máy tính 3D, nó là đầu mối quan trọng duy nhất giúp người xem cảm nhận được loại vật liệu cần thể hiện. Bóng sáng phản chiếu Speccular Highlight trong 3d max 6 có bốn thuộc tính quan trọng mà bạn có thể xác lập được: Specular Color (màu của vùng phản chiếu) là màu sắc của ánh sáng phản chiếu (thường có màu trắng); Specular Level (cấp độ phản chiếu) là độ sáng của vùng bóng sáng phản chiếu; Glossiness (độ bóng) là kích thướt của vùng bóng sáng và loại tô bóng (như bộ tô bóng Blinn chẳng hạn) xác lập hình dạng của vùng bóng sáng phản chiếu. II.3 Gán họa đồ bitmap cho các thành phần chất liệu: (Thành phần đại diện được chọn trong bài này là thành phần Diffuse) - Chọn một ô chất liệu mới - Kích biểu tượng Map bên phải ô màu Diffuse 82 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  12. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Chọn kiểu Bitmap - Chọn file Bitmap cần gán - Chỉnh sửa một số tùy chọn cho chất liệu Bitmap: 83 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  13. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Kích lệnh gán chất liệu (Assign material to selection) Ví dụ: Gán chất liệu cho một bức tranh hoặc một nền gạch hoa (plane hoặc box): II.4 Họa đồ Checker Tạo chất liệu sọc caro - Chọn một ô chất liệu mới - Kích biểu tượng Map bên phải ô màu Diffuse 84 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  14. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Chọn kiểu “Checker” - Xác lập một số tùy chọn trong bảng Coordinates tương tự như gán một ảnh Bitmap. Ngoài ra, ta còn có thể chọn màu trong bàng Checker parameters - Gán cho đối tượng - Chọn một ô chất liệu mới - Kích biểu tượng Map bên phải ô màu Diffuse - Chọn kiểu “Gradient” trong danh sách -> Ok - Xác lập một số tùy chọn trong bảng Coordinates tương tự như gán một ảnh Bitmap. Ngoài ra, ta còn có thể xác lập một số thông số khác trong bàng Gradient Parameters: - Gán cho đối tượng 85 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  15. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II.5 Họa đồ Gradient - Chọn một ô chất liệu mới - Kích biểu tượng Map bên phải ô màu Diffuse - Chọn kiểu “Gradient” trong danh sách -> Ok - Xác lập một số tùy chọn trong bảng Coordinates tương tự như gán một ảnh Bitmap. Ngoài ra, ta còn có thể xác lập một số thông số khác trong bàng Gradient Parameters: 86 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  16. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II.6 Hậu cảnh môi trƣờng Có tác dụng như một tấm phông trong khung cảnh trong khi chiếm dụng rất ít tài nguyên của máy tính.Menu Rendering/ Environment 87 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  17. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Để hiển thị ảnh Map trong vùng nhìn, ta cần thêm một thao tác nữa: - Kích chọn nút “Files” - > Chọn ảnh Map cần hiển thị trong vùng nhìn - Kiểm nhận mục “Display Background” Lưu ý: khu vực “Aspect Ratio”: 88 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  18. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Match ViewPort: Ảnh Map sẽ tự scale đầy vùng nhìn (không đúng tỉ lệ) - Match Bimap: Giữ đúng tỉ lệ ảnh Bitmap Bài 2: Chất liệu nâng cao I. Thành phần Reflection Tạo hiệu ứng phản chiếu trên mặt phẳng - Chọn 1 ô chất liệu mới - Bảng con “ Map” - Thành phần Reffection -> Chọn Flat mirror - Kiểm nhận tùy chọn “Apply to faces with ID” Với tùy chọn này cho phép ta xác định mặt áp dụng hiệu ứng (mặt nhận sự phản chiếu của 89 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  19. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện các đối tuợng). Và do đó, trước khi gán chất liệu Flat Mirror cho đối tượng, ta phải xác định rõ số ID cho các mặt của đối tượng. Ví dụ: Amount = 100 Gán chất liệu phản chiếu cho Box(nền xanh) TeaPot chỉ là đối tượng được phản chiếu Amount = 50 (Giảm bớt cường độ phản chiếu) 90 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  20. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II. Thành phần Opacity II.1 Chuẩn bị Map Khởi động chương trình Photoshop (hoặc một chương trình bất kỳ có thể đáp ứng được yêu cầu) Chuẩn bị hai file: - Một file hình màu - Một file hình đen trắng (phần đối tượng chính màu trắng và nền màu đen) Cũng giống như mặt nạ của Photoshop: Màu trắng là phần được hiển thị, màu đen là phần sẽ bị che phủ. Ảnh màu Ảnh trắng đen 91 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  21. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II.2 Biên tập và gán chất liệu trong 3D - ”M” - Chọn một ô Chất liệu mới - Mở bảng con “Map” - Thành Phần “ Diffuse” -> Chọn file ảnh màu - Thành phần “ Opacity” -> Chọn file “trắng đen” - Áp cho đối tượng (thông thường là 1 plane) - Đổi màu nền Render (Background) - Render & kiểm tra kết quả. II.2.1 Đổ bóng cho chất liệu trong suốt: Muốn có bóng đổ nhất thiết ta phải tạo ra 1 nguồn sáng (light): - Create /Lights /Omni (bóng dèn tròn) vẽ tại vùng nhìn top 92 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  22. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bố trí vị trí đèn thích hợp trong hai vùng nhìn Top & front Ví dụ: - Chọn đèn - Bảng Modify, kiểm nhận Shadow (On) và chọn chức năng Ray Traced Shadows trong hộp xổ. 93 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  23. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Để giảm nhẹ độ đậm đặc của bóng, ta giảm giá trị Dens ở bảng con “Shadow Parameters” 94 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  24. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tương tự, ta có thể ứng dụng tạo nhiều vật thể trong thực tế, ví dụ vẽ 1 chiếc rổ trong nhà bếp: Kết quả: 95 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  25. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện III. Thành phần Bump Chất liệu Bump tạo hiệu ứng chạm nổi/ khắc chìm Chuẩn bị sẵn chất liệu bằng chương trình Photoshop (hoặc lấy một chất liệu bất kỳ có độ tương phản cao về màu sắc). - Màu trắng: Chạm nổi - Màu đen: Khắc chìm III.1.1 Gán chất liệu: Chọn 1 ô chất liệu mới, biên tập tự do (gán ảnh bitmap vào thành phần Diffuse hoặc lấy một chất liệu có sẵn trong thư viện, ví dụ lấy chất liệu vàng “Metal Dark Gold”) Mở bảng con Map: Thành phần Bump -> Lấy ảnh map đã được chuẩn bị trước, tăng thông số Amount để tăng cường độ chạm nổi hay khắc chìm. - Gán cho đối tượng hoặc một phần của đối tượng (Bổ sung UVW Map để dễ chỉnh sửa vị trí). Ví dụ: - Lấy chất liệu vàng từ thư viện -> gán cho cả Teapot - Duplicate chất liệu vàng, đổi tên - Áp Edit Mesh cho ấm trà, với cấp Polygon, rê chọn một số mặt phía trước ấm trà (kiểm nhận chức năng “Ignore Backfacing”) 96 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  26. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Sử dụng ảnh Map cho thành phần Bump là hình trắng và nền đen, Amount = 400 -> Gán cho các mặt được chọn. - Vơi các mặt vẫn đang được chọn -> Gán thêm 1 tọa độ họa đồ UVW Map, kiểu Planar và chế độ Fit (trục Y). 97 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  27. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tương tự, chỉ cần tạo một chất liệu pattern như nhau là ta có thể gán cho tấm nệm muose giống như thật! Vẽ và áp chất liệu Bump cho chiếc đồng hồ cổ 98 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  28. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bevel Profile cho hai đối tượng Circle và Line như sau Chọn Circle, Tăng giá trị Step = 15 cho đường tròn được Smooth hơn Vẽ 1 Cylinder và gióng giữa mặt đồng hồ, cho cylinder lấn vào đồng hồ một chút. 99 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  29. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Boolean Áp chất liệu vàng cho đồng hồ 100 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  30. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Áp Edit Mesh, chọn cấp Polygon và rê chọn các mặt như sau trong vùng nhìn Front hoặc Left Chuẩn bị chất liệu bằng chương trình Photoshop, save thành file JPG hoặc TGA (một dãy màu chuyển sắc trắng đen liên tục nhau). Áp cho thành phần Bump của cấp Map Hiệu chỉnh các thông số sau Áp UVW Map -> Chọn kiểu Cylindrical 101 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  31. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Vẽ các vạch bằng lệnh Array Vẽ các kim đồng hồ Vẽ thêm chiếc nắp và tay cầm hoặc dây treo cho chiếc đồng hồ 102 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  32. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện IV. Chất liệu đa hợp Bình thường, mỗi đối tượng chỉ có thể nhận được một chất liệu mà thôi, ví dụ: Khi gán chất liệu vàng cho một khối cầu, sau đó gán tiếp một chất liệu khác là đá cẩm thạch chẳn hạn, thì ta thấy kết quả cuối cùng là khối cầu chỉ mang chất liệu đá cẩm thạch mà thôi! Tuy nhiên, muốn gán nhiều chất liệu khác nhau cho từng bộ phận của đối tượng, ta phải “tìm cách” truy cập được cấp độ thứ cấp (những thành phần cấu tạo nên một đối tượng) của đối tượng đó. Thao tác: Ví dụ, ta cần gán sáu hình phong cảnh cho sáu mặt của một hình hộp (Box) - Chọn đối tượng Box - Bảng lệnh Modify/ Edit Mesh Trong danh sách Modify List/ chọn lệnh Edit Mesh Một đối tượng 3D sẽ có những cấp độ thứ cấp như sau: - Chọn cấp Polygon - Kích chọn mặt cần gán (mặt được chọn sẽ có màu đỏ) 103 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  33. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Bấm “M” - Lặp lại thao tác như mục số 2 (gán chất liệu bitmap cho một đối tượng) - Thế là ta đã gán được 1 chất liệu cho một mặt của đối tượng. Tiếp tục chọn mặt tiếp theo, chọn một ô chất liệu mới, vẫn cứ lặp lại thao tác như mục số 2 (gán chất liệu bitmap cho 1 đối tượng) - Và tiếp tục như thế đến hết Như thế, để gán sáu chất liệu cho sáu mặt của một đối tượng, ta cần dùng đến sáu ô (slot) chất liệu. Ta có một cách để có thể làm việc này chỉ cần 1 ô chất liệu: - Chọn đối tượng Box - Bảng lệnh Modify/ Edit Mesh - Chọn cấp Polygon - Trượt bảng lên, tại bảng con “Surface Properties” 104 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  34. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Đối với ví dụ trên thì ta không cần xác lập lại ID của các mặt, vì tương ứng với mỗi mặt đã có ID riêng, và tương ứng với mỗi ID là một “chất liệu con”. - Bấm M - Kích nút Standard - Chọn kiểu - Ok - Xuất hiện câu thông báo - Discard old material: Xóa chất liệu cũ trong ô chất liệu hiện hành để tạo nên một chất liệu đa hợp mới hoàn toàn. - Keep old material as sub-material: Giữ chất liệu hiện hành lại làm một “chất liệu con” cho chất liệu đa hợp. Chọn một trong hai tùy chọn trên (Tùy trường hợp sử dụng), xuất hiện bảng chất liệu sau: Mặc định thì sẽ có 10 ô “chất liệu con” bên trong, nhưng nếu cần, ta có thể cộng thêm số lượng “chất liệu con” bằng cách kích nút “Add” hoặc xóa bớt bằng nút “Delete”. 105 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  35. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - On/Off: Bật/ Tắt các chất liệu con - Name: Đặt tên cho các chất liệu con - Set Number: Xác định số chất liệu con cần gán Như ví dụ, thì ta cần có sáu chất liệu con cho đối tượng khối cầu (Set Number = 6) Kích vào ô chất liệu con thứ nhất, bảng chất liệu trả về cửa sổ như một chất liệu đơn. Ta có thể biên tập chất liệu này như một chất liệu bình thường. 106 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  36. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Với cách làm như thế, lần lượt biên tập các chất liệu con còn lại cho đến hết và gán cho đối tượng. Mặc dù khi biên tập những chất liệu con, ta đã kiểm nhận mục “Show map in viewport”, nhưng ta vẫn không thấy chất liệu được hiển thị trong vùng nhìn, ngay cả khi render cũng không thấy được họa đồ (Map). Hoặc là trong vùng nhìn, trong bảng Render vẫn thấy xuất hiện họa đồ Map nhưng không được như ý (ảnh Map bị áp sai vị trí) Đối với những đối tượng được chỉnh sửa phức tạp, không phải là đối tượng nguyên sinh, máy rất khó xác định tọa độ họa đồ, thế nên ta phải gán cho nó một tọa độ họa đồ mới. Thao tác: - Bảng Modify, trong danh sách Modifier List/ UVW Map - Chọn một trong các kiểu tọa độ sau: a. Planar Đặt ảnh theo hình 2D phẳng lên bề mặt của đối tượng, tùy theo trục nào được kiểm nhận tại khu vực Alignment mà ảnh sẽ map theo hướng tương ứng. Loại mapping này thường chỉ dùng cho các đối tượng chỉ có một bề mặt cần được thể hiện chất liệu mà thôi. b. Spherical Gizmo sẽ được thay đổi theo dạng khối cầu bao lấy đối tượng và ảnh sẽ được map theo như vậy. Kiểu mapping này tốt cho các đối tượng có hình dạng tròn tròn như quả bóng, hòn đá. Nó có một nhược điểm là sẽ để lộ ra phần lưng phía sau đường ráp nối của hai mép của hoạ đồ. c. Cylindrical Bao bọc lấy đối tượng là một gizmo có dạng khối trụ, và ảnh thì được map theo như vậy. Rất tốt trong việc thể hiện các nhãn hiệu lên các loại chai, lọ, lon. Nói chung các đối tượng có dạng gần với khối trụ thì nên mapping theo kiểu này. Kiểm nhận Cap, hoạ đồ sẽ được cắt xén vừa tròn với hai mặt đáy trên dưới của khối trụ. d. Box Lý tưởng cho các dạng đối tượng có hình dạng khối hộp, ví dụ như hộp thuốc, ghế salon, bức tường, tất cả các mặt của đối tượng sẽ được map cùng loại chất liệu. e. Shrink Warps Loại đặc biệt được thiết kế cho các dạng đối tượng có hình dạng hữu cơ, khi mà Cylindrical và Spherical không đáp ứng được, nó giống như là bạn lấy ảnh map căng ra bao bọc lấy đối tượng và túm lại ở trên đầu (quả bóng bóng). Loại mapping này tốt cho các hình người, thú vật hoặc các dạng phức tạp tương tự. 107 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  37. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện f. Face Áp từng bản sao hoạ đồ lên từng mặt một của đối tượng hiện hành. + XYZ to UVW Chuyển đổi hai hệ toạ độ này với nhau, chỉ sử dụng chúng cho các ảnh map thủ tục. Ta có thể kích vào dấu “+” phía trước tên UVWMap trong stack để truy cập biểu tượng Gizmo, di chuyển, xoay, scale biểu tượng đó và ảnh sẽ thay đổi tương ứng trên đối tượng đang được áp chất liệu. Ta cũng có thể thay đổi kích thước của Gizmo với các giá trị L, W, H hoặc Tile (lát) chất liệu theo cả ba trục U, V và W Ngoài ra tại khu vực Alignment gióng hàng, phép hiệu chỉnh UVW Maps còn cho phép gióng ảnh họa đồ theo các kiểu sau đây: - Fit: Canh cho ảnh map vừa khít với kích thước khối hình học hiện hành. - Center: Canh vào trung tâm hình học của đối tượng hiện hành. - Bitmap Fit: Khi dùng lệnh này Max sẽ yêu cầu bạn chọn lại ảnh đang map cho khối hình học 108 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  38. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hiện hành, và canh theo tỷ lệ của ảnh gốc trên đối tượng. - Normal Align: Gióng với pháp tuyến, nếu mapping là loại planar thì trong 1 lúc, chi thể hiện hình ở một trục X, Y, Z nào đó thôi, khi bật Sub-Object, với lệnh Normal Align, và di chuyển gizmo, khi gizmo song song với pháp tuyến trục nào thì ảnh sẽ được map theo trục đó. - View Align: gióng với khung nhìn - Region fit: Khi rê chọn một khu vực nào đó trên đối tuợng thì ảnh sẽ map theo đúng trong khu vực được rê chọn đó. - Acquire: Lấy một gizmo ảnh map từ một đối tượng khác đã có sẵn tọa độ họa đồ, nó làm cho các tỷ lệ chất liệu khớp với nhau giữa các đối tượng. - Reset: Trả lại tình trạng ban đầu. Đối với ví dụ này, ta phải chọn kiểu “Box” Mặt khác, nếu ta không xác định lại tọa độ họa đồ thì khi Render, một số trường hợp sẽ xuất hiện 1 bảng thông báo: 109 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  39. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Thông báo cho biết các đối tượng có tên trong danh sách cần phải có tọa độ hoạ đồ, và nếu vẫn tiếp tục render (continue) thì chúng sẽ không thể hiển thị đúng như đã được mapping. V. RayTrace Ảnh map Raytrace bắn các tia dò quanh khung cảnh để tính tóa hình ảnh phản xạ nên cho kết quả chính xác hơn so với ảnh map Reflect/Refract. Nó cũng có thể được sử dụng để mô phỏng nhiều gương phản xạqua lại với nhiều lớp cấp độ. Ảnh map Flat Mirror và Reflect/Refract chỉ phản xạ được một cấp mà thôi. Dĩ nhiên, thời gian render sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, với năng lực của thiết bị phần cứng thế hệ mới cộng với thời gian xác lập cho nó ngắn hơn, việc sử dụng ảnh map Raytrace vẫn có thể được coi là một phương pháp hiệu quả xét về phương diện thời gian. Ảnh map Raytrace chính xác hơn và chiếm nhiều thời gian tính toán hơn so với ảnh map Flat Mirror hoặc Reflect/Refract. Tuy nhiên, chúng có kết quả ổn định hơn bởi vì nó làm việc tốt như nhau trên các bề mặt cong và phẳng của cùng vật thể. Vật liệu Raytrace Material có thể được sử dụng với tùy chọn Reflection được tắt đi – có ý nghĩa là nó có màu đen. Các ảnh map bên trong vật liệu Raytrace Material hoà trộn với nhau nên có thể tạo được nhiều hiệu quả tinh tế. Ví dụ: Tạo chất liệu Raytrace cho hai chiếc ly nước ngọt bằng thủy tinh với hai màu đỏ và vàng như sau: V.1 Tạo đối tƣợng - Tạo ly nước tròn màu vàng (bên trái): Dùng phương pháp Loft từ 1 đường Line với hai vòng tròn Circle. Copy thêm 1 đối tượng, scale nhỏ 1 chút, Boolean khoét thủng. - Tương tự, ta cũng tạo 1 chiếc ly lục giác màu đỏ (bên phải) - Tạo ruột ly (phần nước trong ly): Loft một đối tượng khác với kích thước thích hợp đặt vào bên trong hai chiếc ly. - Vẽ hai cái ống hút bằng công cụ Tube, áp Modifier/Bend -> áp chất liệu Checker để tạo sọc cho các ống hút. V.2 Áp chất liệu a. Bấm “M” để truy cập bảng Material Editor - Chọn 1 ô chất liệu mới 110 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  40. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Type: RayTrace b. Chất liệu thủy tinh cho cả hai chiếc ly: - Raytrace Basic Parameters + Shading: Phong + Ambient: 0, 0, 0 + Diffuse: 128, 128, 128 + Reflect: 0, 0, 0 + Luminosity: 0, 0, 0 + Transparency: 248, 248, 248 + Index of Refr: 1. 5 - Specular Highlight + Specular Color: 255, 255, 255 + Specular Lavel: 200 + Glossiness: 80 + Soften: 0. 1 c. Chất liệu nƣớc màu đỏ - Raytrace Basic Parameters + Shading: Phong + Ambient: 0, 0, 0 + Diffuse: 0, 0, 0 + Reflect: 0, 0, 0 + Luminosity: 255, 18, 0 + Transparency: 252, 0, 0 + Index of Refr: 1. 275 - Specular Highlight + Specular Color: 255, 255, 255 111 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  41. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện + Specular Lavel: 200 + Glossiness: 80 + Soften: 0. 1 d. Chất liệu nƣớc màu vàng - Copy chất liệu mà đỏ này đổi tên thành màu vàng và thay đổi hai thông số sau: - Luminosity:246, 255, 0 - Transparency: 246, 255, 0 e. Chất liệu cho các cục nƣớc đá: - Raytrace Basic Parameters + Shading: Phong + Ambient: 0, 0, 0 + Diffuse: 0, 0, 0 + Reflect: 0, 0, 0 + Luminosita: 255, 255, 255 + Transparency: 255, 255, 255 + Index of Refr: 1. 5 - Specular Highlight + Specular Color: 255, 255, 255 + Specular Lavel: 200 + Glossiness: 80 + Soften: 0. 1 f. Render Có lẽ các bạn thấy nó chưa được đẹp lắm phải không?! Đó là do chưa được đặt đèn đó thôi. Bổ sung ba ngọn đèn Omni ở xung quanh để làm sáng khung cảnh. VI. Các họa đồ thủ tục (procedural maps) Các hoạ đồ thủ tục phát sinh theo công thức tóan học, nó có nhiều ưu điểm hơn hoạ đồ bitmap. Trước hết nó sử dụng ít bộ nhớ hơn nhiều, trong một vài trường hợp nó còn làm tăng tốc 112 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  42. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện độ render. Có thể sử dụng ảnh thủ tục tại bất kỳ thuộc tính nào của chất liệu, thâm chí còn cho phép pha trộn, phối hợp với các loại họa đồ khác tạo nên một hiệu quả tuyệt vời. Các loại hoạ đồ thủ tục được liệt kê và diễn giải sơ lược như sau: - Standard loại chất liệu thường dùng nhất - Blend (hòa trộn) Trộn hai chất liệu lại với nhau, tùy theo tỷ lệ % được xác lập. - Composite (hỗn hợp) Gần giống với blend, nhưng cho nhiều hơn hai chất liệu trộn nhau. - Doubled-sided (2 phía) được dùng khi tùy chọn two sided được bật. Lúc này cả hai phía của một mặt đều được render - Matte/ Shadow (mờ đục, đổ bóng) khi được gán cho đối tượng, sẽ render cho đối tượng trở nên vô hình trong khung cảnh, nhưng vẫn tiếp nhận và thể hiện bóng đổ của các đối tượng khác trong cảnh. - Morpher material cho phép biến đổi từ chất liệu này sang chất liệu kia, nó được thiết kế để dùng chung với phép hiệu chỉnh Morpher. - Multi/Sub-Object chất liệu đa hợp, sử dụng hầu như là thường xuyên, cho phép áp nhiều ảnh lên một đối tượng. - Raytraced chất liệu dò tia trên cơ sở từng đối tượng một, nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho việc render so với các chất liệu khác. Đem lại một hiệu qủa chất liệu phản xạ, khúc xạ chính xác. (thủy tinh, kim cương ) - Shellac (nhựa cánh kiến) tạo ra một bề ngoài trong giống như màu cánh kiến lên đối tượng. Rất tốt cho các loại bàn ghế gỗ được đánh bóng kỹ - Top/bottom Cho phép áp hai chất liệu lên một đối tượng, dựa vào phần trăm tính từ trên xuống. - Flat- mirror (phản chiếu phẳng) khi áp loại hoạ đồ này lên đối tượng, bạn phải xác định mặt nào của đối tượng sẽ phản chiếu bằng cách nhập vào số ID (nhận dạng) của mặt đó, vì Flat-mirror chỉ làm duy nhất một mặt của đối tượng phản chiếu mà thôi. - Reflect / Refract gần giống với hoạ đồ Raytraced nghĩa là sẽ đem lại hiệu quả phản chiếu và khúc xạ cho đối tượng được áp, nhưng không phải là vật liệu dò tia. - Gradient map lên đối tượng với nhiều màu, tùy theo cách chuyển màu là thẳng_linear, tròn_radial, hay các loại khác mà hoạ đồ sẽ thể hiện các màu theo cách thức tương ứng - Wood Cho phép bạn biên tập các loại màu gỗ, còn cách thức thể hiện các vân gỗ để map cho đối tượng. 113 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  43. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện VII. Lƣu giữ một chất liệu mới Sau khi bạn đã biên tập được một chất liệu mới của mình, đôi khi nó là một sự phối hợp nhiều loại hoạ đồ, cùng với các thông số riêng đã được xác lập, và bạn muốn lưu giữ nó để khi cần thì lấy ra dùng, mà không cần phải mất công biên tập lại. Thao tác như sau: VII.1.1 Kiểm tra thƣ viện hiện hành Mở Material Editor, click nút Get Material, chọn Mtl-Library, thanh tiêu đề của Materials / Maps browser sẽ thể hiện tên của thư viện hiện hành, có nhiều loại thư viện chất liệu, được lưu dưới dạng thức *. mat, trong thư mục Matlib của 3Dstudio Max Ví dụ như 3dstudio max, fablic, wood, stone, brick . mỗi thư viện là một bộ sưu tập lưu giữ các chất liệu theo một chủ đề nào đó, chỉ riêng 3dstudio max. mat là phối hợp nhiều loại không theo chủ đề, và được xác lập mặc định. Do vậy thư viện này rất nhiều chất liệu, nếu cất vào thêm sẽ làm cho sự truy cập của bạn hơi khó khăn, do vậy có hai điều cần lưu ý như sau: - Click nút Open tại Material/Map Browser để mở một trong các loại chất liệu theo chủ đề của ô chất liệu bạn đã biên tập. Tại thanh công cụ của Material Editor click nút Put to Library, đặt tên cho chất liệu, rồi OK. Chất liệu đã được đưa vào thư viện, và bạn phải lưu lại thay đổi cho tập tin. mat hiện hành, kẻo khi đóng file mà bạn chưa Save lại những thay đổi đó thì coi như các lưu giữ của bạn không thành. Click Save ở dưới nút Open của Material/Map Browse để lưu lại chất liệu của bạn. - Đôi khi bạn muốn tạo các bộ sưu tập chất liệu riêng ngoài các bộ sưu tập có sẵn của Max. Sau khi đã mở một thư viện có ít chất liệu thôi, click nút save as tại Material/Map Browser và đặt tên mới cho bộ sưu tập ví dụ “cl_riêng. mat”, sau đó click nút clear material from library trên thanh công cụ của Material/Map Browser, xoá bỏ hết các chất liệu đang có, vì đã sang tên của bạn rồi các chất liệu này không cần giữ nữa cuối cùng Put chất liệu của bạn vào Library này rồi save lại. Chƣơng 4: Đèn và Camera Bài 1: Đèn (nguồn sáng) I. Các loại nguồn sáng 114 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  44. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Các loại nguồn sáng chính trong 3D Max: - Omni_nguồn sáng điểm: lan tỏa theo mọi hướng, rất tốt trong việc mô phỏng các loại ánh sáng không định hướng, như ánh sáng của mặt trời, của bóng đèn không chóa trên tường. . vv - Target Spot & Free Spot: nguồn sáng theo chùm, chiếu sáng từ một điểm theo hình nón, giống như nguồn sáng từ đèn pin, soi trong đêm tối, hoặc nguồn chùm sáng trên sân khấu, chiếu sáng từ một điểm và rọi sáng tập trung vào ca sĩ v. v rất thường được sử dụng để tạo các hiệu ứng ánh sáng trong Max. Loại nguồn sáng này chia làm hai loại, một là loại có đích (target), hai là loại tự do, không đích, nhưng hiệu quả thì giống nhau. - Target Direct & Free Direct: nguồn sáng xa, chỉ chiếu sáng dọc theo một trục và các tia sáng thì song song với nhau, có thể dùng tạo ra hiệu quả của ánh sáng tia laser cũng giống như nguồn chùm sáng, chúng cũng có hai loại có đích và không đích. - SkyLight: Nguồn sáng bầu trời cho phép bao trùm khung cảnh bằng ánh sáng. Nó tính toán các tia phát ra từ các Pixel và nảy bật từ các bề mặt gần kề. Thường được sử dụng cho các khung cảnh ngoài trời. Các khung cảnh ngoại cảnh với bộ render Light Tracer có thể sử dụng hệ thống ánh sáng bầu trời Skylight chuẩnhoặc ánh sáng ban ngày DayLight. - Mr Area Omni và mr Area Spot: Tương tự như đèn Omni và Target Spot, nhưng hiệu quả mang lại sẽ cao hơn vì được tính toán chi tiết hơn II. Các điều chỉnh và hiệu ứng ánh sáng Tại bảng lệnh Modify, các điều chỉnh về ánh sáng cho phép thiết lập cường độ, màu sắc, bóng đổ và hay hơn nữa là khả năng bao gộp (include) hay ngoại trừ (exclude) các đối tượng trong khung cảnh để chiếu sáng hay không chiếu sáng chúng Các điều chỉnh về màu sắc còn cho phép thay đổi màu cho ánh sáng hay khả năng chiếu đèn (projector) bằng bitmap là ảnh hoặc film thay thế cho màu sắc Max còn cho phép thay thế bóng đổ bằng một map nào đó, thay vì là một màu đen thuần tuý ở một cách khác nó còn cho phép chọn lựa loại bóng đổ thường (shadow map) hay là bóng đổ trong suốt (raytrace). Cuối cùng Max còn cho phép điều chỉnh độ thuyên giảm (Attenuation), ứng dụng cho việc điều chỉnh các hiệu ứng ánh sáng (Atmospheres & Effect. ) II.1 Nguồn sáng Omni: 115 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  45. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Ngược lại, nếu chọn kiểu Include II.1.2 Bảng con Intensity/Color/ Attenuation 116 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  46. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II.1.3 Bảng con Advanced Effects II.1.4 Bảng con Shadow Parameters II.1.5 Bảng con Atmosphere & Effects 117 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  47. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Kích chọn nút Add, xuất hiện hộp thoại cho phép lựa chọn hiệu ứng muốn sử dụng Bố trí nguồn sáng: Để chiếu sáng được khung cảnh, nguồn sáng Omni thường được bố trí ở trên cao và đằng trước các đối tượng (Vì ta đang nhìn vào mặt trước). Và nếu như cảm thấy chưa quen, đặt đèn vào rồi mà khung cảnh còn tối hơn lúc chưa đặt đèn nữa! Nếu vậy, ta hãy nghĩ đến một công cụ hỗ trợ, đó là công cụ Place Hightlight (Là công cụ con bên trong công cụ Align). 118 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  48. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Thao tác: Chọn nguồn sáng, chọn công cụ Place Highlight và drag mouse trực tiếp lên các đối tượng trong vùng nhìn Perspective cho đến khi nào vừa ý thì nhả mouse. II.2 Nguồn sáng Target Spot Là một loại nguồn sáng có mục tiêu (có định hướng) Target Spot có các thuộc tính tương tự như Omni, chỉ khác thuộc tính sau: 119 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  49. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 120 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  50. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 121 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  51. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện III. Ánh sáng nâng cao III.1 Radiosity III.1.1 Khái Niệm Radiosity là một giải thuật tính toán cường độ phản xạ/tán xạ của mọi bề mặt có trong khung cảnh bằng cách chia tập hợp các bề mặt thành nhiều nhóm bề mặt nhỏ hơn (Divide and Conquer). Ta có thể thay đổi kích cỡ của những thành phần này. Kích cỡ càng nhỏ, kết quả cho ra càng chính xác. Radiosity Engine sẽ tiếp tục tính toán lượng ánh sáng phân bổ từ thành phần này sang thành phần khác. Kết quả cuối cùng sẽ lưu cho mỗi thành phần trong Mesh. Giải pháp này rất tốt và chính xác khi tính toán có lượng phản xạ lớn và ánh sáng thấp. Nó có thể được xem trước khá chính xác trong khung nhìn. Là một giải pháp thường được sử dụng cho light-map của các game engine. Engine ánh sáng này phù hợp nhất cho những cảnh tĩnh và sẽ rất chậm khi tính toán những cảnh động. Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ đối tượng động ra khỏi tính toán Radiosity để giảm bớt gánh nặng cho CPU. Hộp thoại Radiosity cung cấp phần Light Painting cho phép bạn retouch ánh sáng của khung cảnh bằng cách vẽ lên những vùng mà bạn cần tăng hay giảm độ sáng. III.1.2 Sử dụng Quan sát khung cảnh chợ Bến Thành với đèn Omni bình thường Xóa bỏ đèn Omni. Bổ sung ngọn đèn DayLight: Create/ System/ DayLight. Ta thấy khung cảnh quá sáng, ta cần phải chỉnh sửa một số thông số chức năng sau: - Chọn nguốn sáng - Modify/ Setup 122 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  52. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Chỉnh các thông số về thời gian như sau: Chỉnh các thông số về thời gian như sau: 123 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  53. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Kích nút Get Location và chọn vị trí địa lý: Chọn “Asia” trong danh sách Map, chọn “Ho Chi Minh (Sai Gon) VietNam” trong danh sách City. Chúng ta chưa hề sử dụng Radiosity. Hệ thống Daylight sử dụng cả Sunlight, cung cấp sự chiếu sáng trực tiếp (giống như một nguồn sáng trực tiếp) và skylight, sẽ cung cấp ánh sáng xung quanh cho nhũng khu vực bị bóng đổ. Lúc này: cường độ của hệ thống Daylight bị đặt quá cao. Menu Rendering/ Advanced Lighting/ Light Tracer 124 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  54. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Thiết đặt các thông số sau: - Giữ giá trị Initial Quality tại 85%. Đây là trị số chính xác của tính toán Radiosity. Giá trị 85% là phù hợp cho mọi khung cảnh. - Trong vùng Interactive Tools, bật tùy chọn “Display Radiosity in Viewport” để xem kết quả trực tiếp trong khung nhìn. - Mở rộng bảng tham số Radiosity Meshing Parameters, kích hoạt tuỳ chọn “Enabled” và đặt cỡ Meshing Size là 20. Việc này sẽ chia nhỏ khung cảnh thành những bề mặt để tiện cho việc tính toán Radiosity. 125 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  55. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Nhấn Start để bắt đầu tính toán. Khi đã xong, render khung nhìn Camera để xem kết quả Để xem trước kết quả mà không cần rander toàn cảnh, bạn có thể xem kết quả radiosity ngay trong khung nhìn nhưng tất nhiên, xem kiểu này không đầy đủ chi tiết. Chúng ta sẽ sử dụng một tuỳ chọn khác mang lại kết quả sát thực hơn dưới đây. Chọn Setup trong vùng Interactive Tools, hộp thoại Environment sẽ được mở, cho phép bạn điều chỉnh tham số Exposure Control. Bạn có thể chọn loại thông số Exposure Control từ một menu kéo xuống, tất cả có thể được xem trước ở dạng thumbnail. Nhớ rằng chỉ số Logarithmic Exposure là sát nhất với thông số của mắt người. Chọn Render Preview để xem trong thumbnail. 126 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  56. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bật tuỳ chọn Exterior Daylight. Quan sát thay đổi trong ảnh thumbnail. Chú ý: Mỗi khi bạn tính toán ánh sáng radiosity cho một cảnh ngoài trời, bạn nên bật tuỳ chọn Exterior để giảm bớt the cường độ của hệ thống Daylight. Render khung nhìn Camera và quan sát một lần nữa. III.2 Light Tracer Engine Light Tracer cũng là một plugin dò tia nhưng kém chính xác hơn phương thức Radiosity. Tuy vậy, nó đưa ra một giải pháp nhanh chóng và đơn giản cung cấp một ánh sáng bao trùm cho một khung cảnh động không quá cần độ chính xác cao về mặt vật lý. Light Tracer phù hợp với những cảnh có lượng mesh lớn nhưng có nguồn sáng yếu hoặc không có quá nhiều nguồn sáng. 127 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  57. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Bài 2 Camera I. Các dạng Camera Có hai dạng Camera chính: Target Camera và Free Camera I.1 Target Camera Đây là dạng camera chuẩn và có mục tiêu, dễ sử dụng và vì thế cũng rất được ưa chuộng. Thao tác: - Chọn kiểu Target Camera, drag mouse vẽ ở vùng nhìn Top hoặc Front. - Chọn vùng nhìn bất kỳ (thường là vùng nhìn phối cảnh), chuyển thành vùng nhìn Camera bằng cách: bấm phím “C” hoặc R-click vào nhãn vùng nhìn/ View/ Camera - Hoặc nếu muốn vùng nhìn Camera khớp với vùng nhìn phối cảnh hiện tại, ta thực hiện thao tác sau: - Chọn nguồn Camera - Chọn vùng nhìn phối cảnh - Menu View/ Create Camera to View (Ctrl+C) - Bấm “C” - Và, trong một cảnh ta có thể sử dụng nhiều Camera. Trong trường hợp này, khi ta muốn làm việc với vùng nhìn Camera nào, ta chỉ cần chọn Camera đó, bấm Phím C, hoặc nếu không chọn Camera nào cả mà ta bấm phím C, một danh sách Camera sẽ được hiển thị, lúc đó, ta chỉ cần chọn đúng tên của Camera cần sử dụng, Ok 128 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  58. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 129 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  59. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Ví dụ: I.2 Một số tính chất của một Camera: 130 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  60. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện II. Free camera Camera tự do – không có mục tiêu Với Camera này, ta chỉ có thể điều khiển Camera bằng cách di chuyển hoặc xoay (Rotate) để xác định góc nhìn. III. Vùng an toàn cho Camera Khi làm việc với Camera, ta cần chú ý đến 1 chi tiết rất quan trọng, đó là “Vùng an toàn”, nhất là đối với những sản phẩm dành cho Tivi (những đoạn quàng cáo, film, ). R-click vào nhãn vùng nhìn Camera/ Show Safe Frame Xuất hiện ba khung hình chữ nhật: - Màu vàng (ngoài cùng): Vùng nhìn Camera - Màu xanh (giữa) - Safe Area: Vùng an toàn cho hình ảnh (hình ảnh nằm trong vùng này sẽ được an toàn, không sợ mất ảnh) - Màu cam (trong cùng) - Safe Title: Vùng an toàn cho các tiêu đề (các tiêu đề nằm trong 131 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  61. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện vùng này sẽ được an toàn, không sợ mất nét) Chƣơng 5 Thiết kế nội thất Trong bài này bạn sẽ được trải nghiệm qua các mục dưới đây, phần giải thích sẽ được lồng song song với bài thực hành - Các lệnh Merge, Import, Export (bài Tổng quan về 3DSMax) - Bộ nút lệnh Snaps (bài Tổng quan về 3DSMax) - Thao tác tạo Doors & Windows (Bài thực hành) - Sơ nét về Camera - Ánh sáng với Include, Exclude I. Dựng mô hình I.1 Import bản vẽ 2D từ tập tin AutoCAD - File\ Reset khởi tạo lại màn hình Max chuẩn -Vào Menu File \ Import chọn tập tin Ol_im01. dwg; nhập vào file hiện hành. Hình bth 5. 1 132 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  62. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Hình bth 5.1 Bản vẽ 2D - Trả lời Yes tại hộp thoại DWG Import để nhập bản vẽ này vào file Max hiện hành. - Tại hộp thoại Import AutoCAD DWG Import, kiểm Layer trong khu vực Devive Object By và Cap Closed Entities trong khu vực Geometry Options\ OK I.2 Định lại đơn vị tính cho File hiện hành Menu Customizer\Units Setup, tại hộp thoại Units Setup chọn Metric và chọn Meters trong danh sách \ OK Hình bth 5.2 I.3 Đẩy khối_ Extrude bản vẽ 2D thành các bức tuờng - Gõ “H”_Select by Name, chọn Walls01, bật Modify\ Extrude nhập Amount = 4.0 m - Bạn sẽ có một khối 3D như hình bên; Hãy dùng Arc Rotate xoay vùng Perfective quan sát 133 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  63. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện và phân tích nó. - Đây là bản vẽ về một căn phòng có hai cửa đi, được ký hiệu bằng hai hình vẽ shapes màu đỏ đậm, các hình shape màu xanh dương là nơi đặt cửa sổ, và cuối cùng hình shape màu đỏ tươi là nơi để thiết kế lò sưởi - Với những kỹ thuật về Shapes bạn đã được học từ các bài trước, hãy tự thiết kế một bản vẽ căn phòng hoặc căn nhà cho riêng mình, sau đó Extrude lên như hình bên Hình bth 5. 3 Tạo các đầu ngạch cửa vừa khít vách tường bằng các lệnh line, box với chức năng Snap - Click phải 3D Snap, truy cập hộp thoại Snap \ Grid Settings; hủy kiểm Grid Point, và kiểm vào End Point, đóng hộp thoại lại. Khi tạo các ngạch cửa sẽ sử dụng lệnh Snap, bắt dính vào các góc cạnh cuối cùng của khối 3D, giúp cho việc tạo các khối ngạch cửa một cách chính xác. - Sau đó click trái 3D Snap, để kích hoạt chế độ bắ ển vùng Perfective thành vùng User bằng cách gõ phím “U”. - Tắt hiển thị lưới tại vùng User, gõ phím “G”. - Bật tắt chế độ hiển thị đối tượng giữa Wireframe và Smooth Highlights, gõ phím “F3” - Dùng Zoom Region rê khu vực chân cửa đi thứ nhất để phóng lớn khung cảnh lên 134 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  64. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện ( hình bth 5.4) - Gõ phím “W”, phóng lớn vùng User, bạn có khung hình như dưới đây(hình bth 5. 4) - Click lệnh Box trong bảng lệnh Create \ Geometry, đưa mouse đến đầu mút trên bên phải phía trong của bờ tường nơi sẽ tạo cửa thứ nhất; lệnh Snap sẽ bắt dính ngay đầu mút khi mouse tới gần, với một biểu tượng màu xanh dương hiển thị ngay tại điểm này. Xem hình bth 5. 5 - Click xuống ngay tại đó và rê sang bắt dính vào đầu mút trên bên ngoài bức tường click trái. Mở Modify sửa chiều cao = - 0. 8m hình bth 5.5 Với phương pháp tương tự, tạo ngạch cửa trên của cửa đi thứ hai cũng là 0. 8m, với bề rộng và dài được bắt dính tạo khít với vị trí được để dành cho ngạch cửa. - Các ngạch dưới của cửa đi = 0. 2m chiều cao. - Các ngạch trên và dưới của cửa sổ cũng làm tương tự nhưng với các chiều cao khác nhau + Các ngạch trên cửa sổ chiều cao = 1m + Các ngạch dưới cửa sổ chiều cao = 1. 5 m hình bth 5. 6 135 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  65. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Sau khi đã tạo đủ cho một cửa sổ, gồm một ngạch trên và một ngạch dưới, bạn hãy tạo ra hàng loạt các ngạch cửa sổ khác một cách nhanh chóng bằng cách group ngạch trên và dưới của cửa sổ lại. - Nhấn giữ phím Shift, với công cụ di chuyển, click mouse ngay tại điểm đầu mút của ngạch trên bên trái (hoặc bên phải) tùy theo vị trí khi copy đến có thuận lợi cho việc bắt dính điểm đầu mút hay không, bạn có thể rê qua để copy ra các bộ ngạch cho các cửa sổ khác, nếu nó còn bằng nhau, và cùng chiều. - Nếu không cùng chiều hãy dùng lệnh xoay - Nếu không cùng Size, hãy sử dụng lệnh Non_Uniform Scale cho đến khi bạn tạo xong tất cả các ngạch cửa cho căn phòng. Hình bth 5. 7 I.4 Tạo các cửa sổ & cửa đi bằng chức năng Doors & indows kết hợp với Snap Create\ Geometry, xả danh sách đang có chữ Standard Primitives xuống và chọn Doors ở gần cuối danh sách (xem bài 1) Có ba loại cửa thể hiện qua ba nút lệnh - Pivot : loại cửa cánh - Sliding : loại cửa trượt - BiFold : Loại cửa gấp - Có hai phương pháp (Creation Method) tạo cửa: - Rộng / Sâu / Cao - Rộng / Cao / Sâu - Hãy để Creation Method theo cách thứ nhất; bạn hãy xoay vùng nhìn bằng Arc Rotate sao cho bạn dễ dàng truy cập được các điểm rộng \ sâu \ cao của khu vực chuẩn bị tạo cửa. 136 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  66. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Click lấy lệnh Pivot, rê bắt dính tại điểm đầu mút bên ngoài phía dưới của cửa giữ mouse và rê sang điểm đối diện của đầu cửa bên kia, thả mouse - Đưa mouse bắt dính vào phía trong sâu của ngạch cửa dưới, click mouse - Đưa mouse, tiếp tục bắt dính điểm đầu mút dưới bên ngoài của ngạch cửa trên, click. - Bạn vừa hoàn tất chiếc cửa đầu tiên, - Để mở cửa ra, mở Modify tăng giá trị Open lên vd : 30 - Muốn có hai cánh cửa : kiểm vào Double doors - Để cánh cửa mở vào trong nhà : kiểm “Flip Swing” - Để đổi bản lề cửa : kiểm “Flip Hinge” Với kỹ thuật tương tự bạn hãy làm quen với các loại cửa, và tạo tất cả các cửa đi, cửa sổ cho căn phòng. Cách tạo cửa sổ cũng tương tự trên, bạn nên làm quen với tất cả các lệnh tạo cửa sổ để nhận dạng chúng. 137 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  67. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hình bth 5.10 Cánh cửa vừa được tạo - Merge các đồ đạc đã thiết kế từ các bài tập trước vào, sắp đặt vị trí - Dùng lệnh File\ Merge nhập các đồ đạc đã được thiết kế từ trước vào. - Ví dụ như bộ bàn ghế, bàn một chân cùng với ly, cốc, ấm, cầu thang, tủ, các bức tranh, bình bông, kệ v. v . - Sắp đặt và tăng giảm kích cỡ sao cho hài hòa với không gian chung của phòng - Bạn cũng phải tạo thêm hai Box, để làm trần và sàn nhà nữa. - Tham khảo (hình bth 5. 11) hình bth 5.11 Một căn phòng với các đồ đạc được sắp đặt hài hòa với không gian chung I.5 Biên tập Chất liệu - Để các cửa có chất liệu gỗ kiếng như trong hình bth 5. 11 ở trên, bạn phải biên tập một chất liệu đa hợp (Multi\ Sub-Object). - Vì các cửa mặc định đã được đặt ID cho từng phần như sau: - Phần khuôn bao (Frame) ID : 1 - Phần các panel ID :2 - Phần giữa_kiếng (Glass) ID : 3 - Chất liệu Multi\ Sub-Object cho phép biên tập nhiều loại chất liệu khác nhau theo từng số ID khác nhau; để theo đó đối tượng được áp chất liệu sẽ thể hiện chất lệu đúng theo số ID tương ứng. - Gõ “M”, mở Material Editor, kích Get Material, chọn Multi\ Sub- Object trong danh sách của Browse From \ New \ OK. 138 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  68. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Click Set Number, và gõ ba trong hộp thoại rồi OK, để còn lại đúng ba thanh chất liệu tương ứng với ba ID mà thôi. - Với hộp thoại Material\ Maps Browser còn đang mở, chọn một chất liệu gỗ tùy ý, rê thả vào thanh chất liệu của ID số 1 - Lặp lại tương tự với thanh chất liệu của ID số 2 - Với chất liệu ID thứ ba là chất liệu kiếng trong suốt hãy làm như sau: - Click vào thanh chất liệu ID 3; tại cấp độ Standard hiện hành, giảm Opacity = 0 - Màu của Diffuse và Ambien xám đen. - Map vào thành phần Reflection họa đồ bitmap với tập tin Sky.jpg (\\ 3dsmax 3\maps\skies) đó là ảnh chụp bầu trời xanh với những áng mây trắng, khi được áp vào thành phần reflection sẽ tạo một chất liệu kiếng trong với sắc xanh. - Click Go to Parent, giảm Amount của thành phần reflection đi một chút sao cho nhìn hiện thực hơn một chút, vd: 80 - Go to Parent lần nữa trở ra cấp độ đầu tiên bạn có kết qủa như hình hình bth 5. 12 &5. 13 dưới đây. hình bth 5.13 Chất liệu đa hợp với sự kết hợp của 3 chất liệu khác nhau \ hình bth 5.12 Chất liệu đa hợp với 3 thanh để biên tập 3 chất liệu khác nhau cho các cửa đi, cửa 139 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  69. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện sổ. Chọn tất cả cửa đi, cửa sổ đặt tên cho tập chọn và áp ô chất liệu này cho chúng. I.6 Đặt tên cho tập chọn - Để đặt tên cho tập chọn, sau khi chọn hết tất cả các đối tượng cần thiết, trong trường hợp này là các loại cửa trong khung cảnh, trên thanh công cụ bên cạnh lệnh Align là một hộp danh sách bỏ trống nơi để đặt tên cho các tập chọn, hãy click mouse vào và gõ tên “CUA”; Mục đích của việc đặt tên tập chọn là để thuận tiện cho việc chọn đi chọn lại một lúc nhiều đối tượng khác nhau, tại nhiều vị trí khác nhau; Với cách chọn thông thường, sẽ làm mất nhiều thời gian hơn là bạn chỉ cần bỏ công chọn một lần rồi đặt cho chúng một tên trong hộp danh sách này, sau đó bất cứ lúc nào cần, bạn chỉ cần truy cập chúng qua hộp danh sách này là đủ. - Chất liệu tường sần sùi bằng chức năng của thành phần Bump - Với ô chất liệu mới, đặt tên “tuong”; Bạn muốn tường màu gì, thành phần Diffuse bạn cứ chọn màu đó - Để tường sau khi áp chất liệu có dáng vẻ sần sùi như là tường quét vôi - Thành phần Bump, bạn nạp vào hoạ đồ Noise, đây là một hoạ đồ thủ tục với những màu đen trắng lồi lõm, sau đó bạn giảm thông số Size = 4, tăng Blur lên một chút để sự sần sùi đỡ sắc cạnh hơn. - Go to Parent, giảm Amount (Bump) = 15 - Áp cho tường. Nhớ save file thường xuyên. - Camera 140 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  70. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hình bth 5.14 Họa đồ Noise Để quan sát căn phòng tại từng khu vực hay bao quát khắp phòng Bạn cần phải tạo ít nhất một Camera. Tương tự bài thực hành số 4, bạn cũng lấy lệnh Target trong tab lệnh Create\ Camera, rê tạo tại vùng nhìn Top như hình mẫu hình bth 5. 15 - Sau đó bạn chuyển vùng Perfective thành vùng Camera bằng cách chọn vùng và gõ phím “C”, điều chỉnh vùng Camera sao cho bạn có một góc nhìn đẹp nhất. - Diễn hoạt Camera bao quát căn phòng - Để tạo một khung nhìn chuyển động, bạn phải tạo Camera và dùng vùng Camera đó để diễn hoạt, có nhiều cách để diễn hoạt một vùng Camera; trong khuôn khổ bài học này tác giả chỉ đề cập đến cách diễn trực tiếp trên Camera mà thôi. - Bật nút Auto key, di chuyển thanh trượt thời gian tới frame số 50; - Tại vùng nhìn Top, từ vị trí gốc như hình bth 5. 15; bạn di chuyển đích của Camera đến vị trí mới ví dụ xem hình bth 5. 16 - Tiếp tục tới frame số 100, bạn di chuyển nguồn của Camera tới gần đích hơn một chút. hình bth 5.15 Camera tại frame 100 Lưu ý : Vừa diễn hoạt, bạn vừa quan sát vùng Camera, để xem kết quả. 141 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  71. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Sau đó bật nút Play để trình diễn hoạt cảnh: - Khung nhìn sẽ chuyển vị trí về trong bên trái một chút, và từ từ cận cảnh hơn. - Bạn sẽ phải thực hiện nhiều lần cách diễn hoạt này để tự rút ra kinh nghiệm cho mình - Mục đích của việc diễn Camera trực tiếp tại vùng nhìn Top: để cho khung nhìn Camera không bị giựt lên xuống, chỉ lia ngang dọc, toàn cảnh, cận cảnh mà thôi. - Chừng nào bạn muốn nhìn chếch lên hoặc chếch xuống gì đó thì bạn mới sang vùng Front hoặc Left, để di chuyển nguồn hoặc đích của camera lên hoặc xuống - Sử dụng bộ nút lệnh điều hướng vùng nhìn cho vùng Camera để diễn hoạt cũng được nhưng trong một vài trường hợp thì việc điều khiển khó hơn là diễn hoạt trực tiếp theo cách trên. I.7 Chiếu sáng - Bổ sung ánh sáng - Một trong những khía cạnh quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất của một kết xuất ảnh hay hoạt cảnh đẹp là ánh sáng. - Nguồn sáng cung cấp ánh sáng cho khung cảnh cũng như đem lại cảm giác về chiều sâu và tính hiện thực thông qua việc sử dụng bóng đổ. Một khung cảnh được chiếu sáng tốt trông hơn là một khung cảnh có góc nhìn camera tốt và vật liệu tốt nhưng lại được chiếu sáng kém. - Bạn sẽ sử dụng kỹ thuật tạo, gióng ánh sáng và hiệu chỉnh ánh sáng của bài thực hành truớc số 4 để tạo ra các nguồn sáng, nhằm chiếu sáng khung cảnh. Giá trị Multiplier dùng để xác lập cường độ chiếu sáng, bạn có thể tạo các nguồn sáng cường độ thấp có hiệu quả tinh tế hoặc làm sáng rực khung cảnh lên bằng nguồn sáng có cường độ cao. Thậm chí khi xác lập cường độ giá trị âm sẽ lấy bớt ánh sáng đó ra khỏi khung cảnh, nếu cần. Chiếu sáng với Exclude\ Include (loại trừ \ thêm vào) - Nút lệnh Exclude bạn có thể thấy tại bảng modify phía bên phải ô chọn màu trong bảng cuộn Light. - Nút này có hai chức năng Include (thêm vào) hoặc Exclude (loại trừ) - Bạn có thể sử dụng một trong hai chức năng này thông qua hộp thoại Exlude / Include hình bth 5. 16 - Bạn có thể chọn một hay nhiều đối tượng từ danh sách bên trái của hộp thoại và đưa chúng qua danh sách bên phải, tùy theo chức năng Exlude hay Include đang được bật, mà các đối tượng được đưa qua đó sẽ được bao gộp vào để chiếu sáng hay bị loại trừ ra. Với các thuộc tính như Illumination (chiếu sáng), tạo bóng đổ (Shadow casting), bạn có thể lựa chọn chỉ chiếu sáng thôi mà không tạo bóng đổ cho những đối tượng đó, hay là chỉ tạo bóng đổ mà không chiếu sáng hoặc là cả hai Both vừa chiếu sáng vừa tạo bóng đổ . 142 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  72. Bài giảng Dựng hình 3D cơ bản – Ngành Truyền thông Đa phương tiện hình bth 5.16 Hộp thoại loại trừ hoặc thêm vào nguồn sáng Với sự hiểu biết này bạn có thể cho một nguồn sáng chỉ chiếu sáng và hắt bóng các đồ vật tại góc tường bên này thôi mà không làm rực sáng các khu vực khác v. v I.8 Kết xuất hoạt cảnh Trong Max bạn có thể render bất cứ khung nhìn nào ngoại trừ khung nhìn Trackview. Ngoài ra bạn cũng có thể render một khu vực nào đó của khung cảnh. Thông qua các bộ nút lệnh Render Ứng dụng gợi ý: Thiết kế các dạng phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, sắp đặt nội thất với các đồ vật thích hợp. 143 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông