Bài giảng Hàn hồ quang tay/ Hàn que

docx 11 trang huongle 4881
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hàn hồ quang tay/ Hàn que", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_han_ho_quang_tay_han_que.docx

Nội dung text: Bài giảng Hàn hồ quang tay/ Hàn que

  1. Hàn hồ quang tay/ Hàn que Định nghĩa Hàn hồ quang tay ( hay còn gọi là hàn que ) là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường có vỏ bọc) và không Hàn Hồ Quang Taysử dụng khí bảo vệ ,trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang ,dịch chuyển que hàn ,thay que hàn ,vv ) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay. Các tên gọi: ✪ SMAW (Shielded metal arc welding) ✪ MMA (Mannual metal arc) ✪ Flux shielded arc welding ✪ Stick welding Hàn hồ quang tay Đặc điểm Hàn Hồ Quang Tay ✪ Hàn được ở mọi tư thế trong không gian. ✪ Dùng được cả dòng một chiều(DC) và xoay chiều(AC). ✪ Năng suất thấp do cường độ hàn bị hạn chế. ✪ Hình dạng ,kích thước và thành phần hóa học mối hàn không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động ,làm cho phần kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn thay đổi. ✪ Chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn nhỏ. ✪ Bắn tóe kim loại lớn và phải đánh xỉ. ✪ Điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại(do tiếp xúc bức xạ,hơi,khí độc). ✪ Dễ tạo khuyết tật nên chất lượng mối hàn không cao. Phạm vi ứng dụng Hàn Hồ Quang Tay: ✪ Do tính linh hoạt ,sự đơn giản của thiết bị và quy trình hoạt động của hàn hồ quang tay,nên nó là phương pháp hàn phổ biến nhất trên thế giới. ✪ Thích hợp cho hàn các chiều dày nhỏ và trung bình ở mọi tư thế trong không gian. ✪ Chiếm ưu thế so với phương pháp hàn khác trong công nghiệp sữa chữa và phục hồi.
  2. ✪ Sử dụng rộng rãi trong xây dựng kết cấu thép và chế tạo công nghiệp. ✪ Thường hàn thép các bon ,thép hợp kim cao và thấp,thép không gỉ,gang xám và gang dẻo.Ít phổ biến cho hàn kim loại màu :Niken,Đồng ,nhôm và hợp kim của chúng. Lịch sử phát triển ✪ Năm 1881 Auguste De Meritens là người thực hiện thành công ý tưởng dùng hồ quang điện cực các bon nối các tấm chì với nhau. ✪ Năm 1887 Nikolai Bernados được cấp bằng sáng chế của Anh quốc cho phương pháp sử dụng hồ quang của điện cực các bon để hàn các chi tiết bằng công nghệ hàn tay. ✪ Năm 1889,độc lập với nhau,N. G Slavianov(người Nga) và Chairles coffin(người Mỹ) đều được cấp bằng sáng chế cho phương pháp hồ quang tay có sử dụng điện cực kim loại,thay vì điện cực các bon . ✪ Năm 1907 Oscar kjellberg(người Thụy Điển) được cấp bằng sáng chế cho hàn hồ quang tay bằng que hàn có vỏ bọc mà chúng hay dùng ngày nay. Bản chất hồ quang hàn Năng lượng của hồ quang (nhiệt và ánh sáng) mang tính tập trung và được dùng để nung chảy kim loại khi hàn. Hồ quang là hiện tượng phóng điện mạnh và liên tục trong môi trường khí giữa các điện cực trái dấu. Để có thể xảy ra hiện tượng phóng điện, môi trường khí phải dẫn điện (chứa các hạt tích điện như: ion, điện tử tự do). Điều kiện sinh ra các hạt điện tích là trong khoảng không giữa hai điện cực, bao gồm: ☀ Phát xạ nhiệt điện tử ☀ Phát xạ quang điện ☀ Tự phát xạ ☀ Phát xạ do va đập hoặc do ion hóa thể tích. Điều này có nghĩa là cần phải tạo ra một điện thế, gọi là điện thế ion hóa, nhằm bứt điện tử ra khỏi nguyên tử hay phân tử, biến nó thành ion. Trong thực tế, hồ quang hàn chứa cả khí và hơi kim loại. Khi đưa vào môi trường hồ quang một lượng nhỏ các chất có điện thế ion hóa thấp (ví dụ, các hợp chất của kali) thì điện thế ion hóa hiệu dụng của hỗn hợp khí trong hồ quang sẽ giảm xuống khá mạnh, làm cho hồ quang ổn định hơn. Sự hình thành hồ quang hàn Có thể chia sự hình thành hồ quang hàn qua 4 giai đoạn, hình vẽ Giai đoạn hình thành hồ quang
  3. Giai đoạn 1 Do bề mặt đầu que hàn và vật hàn không phẳng tuyệt đối, lúc chạm que hàn vào vật hàn, xảy ra ngắn mạch (tập trung cường độ dòng điện) ở những chỗ thật sự có tiếp xúc điện, sinh ra một lượng nhiệt lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Giai đoạn 2 Kim loại chảy nhanh tại chỗ tiếp xúc và điền đầy khoảng giữa điện cực và vật hàn. Giai đoạn 3 Khi nhấc điện cực lên, lực từ trường tác động vào cột kim loại nóng chảy, tiết diện của nó giảm, dẫn đến tăng mật độ dòng điện (hiệu ứng Pinch). Giai đoạn 4 Kim loại lỏng nhanh chóng sôi và bay hơi, cột kim loại lỏng bị đứt, dẫn đến hình thành hồ quang. Khi hồ quang hàn hình thành sự phát xạ điện tử bề mặt catod và điện áp tăng đáng kể, dẫn đến làm tăng sự phát xạ nói chung. Tính dẫn điện của hồ quang cũng tăng theo cho đến khi dòng điện tăng và điện áp giảm tới những giá trị nhất định, tạo nên sự ổn định của hồ quang. Có thể chia khoảng không gian hồ quang thành 3 vùng Vùng hồ quang ☀ Vùng anod (cực dương). ☀ Vùng catod (cực âm). ☀ Vùng cột hồ quang. => Hồ quang được duy trì thông qua quá trình phát xạ điện tử từ catod.
  4. Kí hiệu que hàn theo tiểu chuẩn Việt Nam Hiện nay có nhiều hệ thống tiêu chuẩn về kí hiệu que hàn như ISO 2560 -1973 DIN 1913 (01/1976 của Đức) AWS A5.1 – 81, BS 639 -1976 (Anh), JIS (Nhật Bản). Phần bài viết này sẽ giới thiệu về kí hiệu que hàn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. 1. Ký hiệu que hàn thép cacbon Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223 : 2000 (tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 2560:1973) ký hiệu que hàn thép cacbon quy ước kích thước và yêu cầu kỹ thuật của que hàn điện hồ quang tay dựa theo phương pháp thử que hàn theo tiêu chuẩn TCVN 3909:2000. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn thép cacbon kí hiệu quy ước của que hàn gồm 4 nhóm chữ và số: Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: E-XX-X-XX ☀ Vị trí thứ nhất: Chữ cái E – là que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc. ☀ Vị trí thứ 2: Sau chữ E là nhóm 2 con số biểu diễn giá trị giới hạn bền kéo tối thiểu của kim loại đắp Bmin (N/mm2, MPa). ☀ Vị trí thứ 3: cho các tính chất cơ lý, đối với mỗi loại độ bền kéo Bmin lại chia thành 6 nhóm: với độ dai va đập (charpy [J]) và độ dãn dài thử nghiệm dưới các điều kiện đưa ra ở TCVN 3909:2000, được đặc trưng bằng các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4 hoặc 5. ☀ Vị trí thứ 4: Loại vỏ bọc của que hàn được ký hiệu bằng các chữ cái theo canh sách sau: A: Axit; O: Oxy hóa; AR: Axit Rutil: R: Rutil (vỏ bọc trung bình): B: Bazơ; RR: Rutil (vỏ bọc dày); C: Cellulosic; S: Các loại khác. Ví dụ: E 43 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn độ bền kéo tối thiểu 430Mpa, nhiệt độ thử độ dai va đập tại nhiệt độ phòng và que hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày. 2. Ký hiệu que hàn thép chịu nhiệt Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: Hn.CrXX.NiXX.MoXX-XXX X ☀ Vị trí thứ nhất: Hn– là que hàn thép hợp kim chịu nhiệt. ☀ Vị trí thứ 2: Cr và hàm lượng, theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 3: Ni và hàm lượng theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 4: Nguyên tố hợp kim khác và hàm lượng. ☀ Vị trí thứ 5: Nhiệt độ làm việc lớn nhất. ☀ Vị trí thứ 6: Loại vỏ bọc. Ví dụ: Hn.Cr05.Mo10.V04 – 450R có nghĩa là que hàn thép chịu nhiệt làm việc ở nhiệt độ tối đa là 450 độ C có vỏ bọc thuốc hệ rutil, kim loại mối hàn có thành phần hóa học là 0,5% Cr; 1%Mo; 0,4%V. 3. Ký hiệu que hàn thép bền nhiệt và không gỉ Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: Hb.CrXX.NiXX.MoXX-XXX X ☀ Vị trí thứ nhất: Hb – là que hàn thép hợp kim chịu nhiệt và không gỉ.
  5. ☀ Vị trí thứ 2: Cr và hàm lượng, theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 3: Ni và hàm lượng theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 4: Nguyên tố hợp kim khác và hàm lượng. ☀ Vị trí thứ 5: Nhiệt độ làm việc lớn nhất. ☀ Vị trí thứ 6: Loại vỏ bọc. Ví dụ: Hb.Cr18.Ni8.Mn – 600B : Que hàn thép hợp kim bền nhiệt và không gỉ có thành phần kim loại đắp: 18%Cr; 8% Ni; 1%Mn. Nhiệt độ làm việc ổn định của mối hàn là 600 độ C. Vỏ thuốc bọc thuộc hệ bazo. 4. Ký hiệu que hàn thép hợp kim có độ bền cao. Sơ đồ ký hiệu quy ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: Hc.XX.CrXX.NiXX.WXX-XXX X ☀ Vị trí thứ nhất: Hc – là que hàn thép hợp kim có độ bền cao. ☀ Vị trí thứ 2: Giới hạn độ bền kéo tối thiểu. ☀ Vị trí thứ 3: Cr và hàm lượng theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 4: Ni và hàm lượng theo phần nghìn. ☀ Vị trí thứ 5: Nguyên tố hợp kim khác và hàm lượng. ☀ Vị trí thứ 6: Nhiệt độ làm việc lớn nhất. ☀ Vị trí thứ 7: Loại vỏ bọc Ví dụ: Hc.60.Cr18.V.W.Mo-B có nghĩa là que hàn hợp kim độ bền cao, kim loại đắp có giới hạn bền kéo tối thiểu 60Kg/mm2 ( hay 590Mpa) và thành phần hóa học gồm 18%Cr; 1%V;1%W và 1%Mo và có vỏ thuốc bọc que hàn thuộc hệ bazo. Lựa chọn máy hàn hồ quang Việc lựa chọn máy hàn hồ quang thường dựa theo chiều dày của vật hàn (hay tương đương là đường kính que hàn sẽ sử dụng). Với máy hàn có cường độ dòng hàn từ 300 ÷ 350A và chu kỳ tải 60% thì có thể dùng được cho các loại que hàn có đường kính 1.6 ÷ 6.3 mm. Nhưng tùy theo những yêu cầu riêng của công việc mà ta có thể chọn loại máy hàn phù hợp hơn. Một xưởng hàn chỉ hàn que 5 ÷ 6.3 mm thì nên dùng nguồn hàn có cường độ dòng từ 400 ÷ 450 A, trong khi đó, nếu công việc chỉ yêu cầu hàn những tấm mỏng thì chỉ cần chọn máy hàn 200 ÷ 250A vì đường kính tối đa của que hàn trong trường hợp này là 3.2 ÷ 4 mm.
  6. Máy hàn hồ quang tay Jasic ARC200 Nguồn hàn 1 chiều (DC) và xoay chiều (AC) đều có thể sử dụng cho hàn hồ quang tay, tuy nhiên chỉ có nguồn 1 chiều là thích hợp với hầu hết kim loại và mọi loại que hàn. Vì vậy việc chọn nguồn hàn cần dựa vào vật liệu mà bạn sẽ hàn là gì? Thông thường nhà sản xuất que hàn sẽ khuyến cáo bạn nên dùng loại dòng hàn nào cho que hàn của họ (thông tin này được ghi trên hộp đựng que hàn). Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn nguồn hàn 1 chiều (DC) hay xoay chiều (AC) ☀ Mọi loại que hàn đều dùng được trên máy hàn 1 chiều, trong khi đó, khi hàn trên máy xoay chiều, một số loại que hàn kim loại màu và que hàn thép loại bazo cho hồ quang không ổn định. Que hàn dùng trên máy xoay chiều phải có chứa chất giúp ổn định hồ quang trong vỏ bọc. ☀ Thông thường máy hàn một chiều sẽ dễ hàn hơn máy xoay chiều (chỉ có một vài ngoại lệ) ☀ Trường hợp khu vực cần hàn đặt cách xa máy hàn thì nên dùng máy hàn xoay chiều và hạn chế cuộn dây cáp hàn.
  7. ☀ Khi hàn các tấm mỏng nên chọn máy hàn 1 chiều và mắc kìm hàn vào cực âm của máy để giảm thiểu hiện tượng cháy thủng tấm hàn Cấu tạo và phân loại que hàn Cấu tạo que hàn hồ quang tay Que hàn là loại điện cực để hàn hồ quang tay ( hàn thép, hàn gang, hàn nhôm ). Trong quá trình hàn que hàn làm nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn. Cấu tạo que hàn hồ quang tay có vỏ bọc gồm 2 phần chính: lõi que hàn và vỏ bọc thuốc. Cấu tạo que hàn Phần 1: Lõi que hàn Phần lõi que là những đoạn dây kim loại có các kích thước cơ bản sau đây: ☀ Chiều dài que hàn L = 250-500 mm ☀ Đường kính lõi que d = 2,0- 6,0 mm và cỡ của que hàn được gọi theo đường kính của lõi que ☀ Một đầu để trần không bọc thuốc dùng để kẹp kìm hàn dài từ 15-30 mm, đầu còn lại được vê sạch thuốc bọc với góc vát α = 35o-45o và độ hở 1-1,5 mm để dễ gây hồ quang hàn ☀ Chiều dày lớp thuốc bọc khoảng = 1-3 mm Phần 2: Vỏ bọc thuốc Thuốc bọc là hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất, fero hợp kim và chất dính kết. Phân loại que hàn: Hiện nay có nhiều hệ thống tiêu chuẩn phân loại que hàn như: ISO (tiêu chuẩn quốc tế), AWS (Mỹ), BS (Anh), DIN (Đức), GOST (Nga), và việc phân loại có thể dựa vào đặc tính lõi que, thuốc bọc, loại dòng điện dùng để hàn, tư thế không gian hàn, thành phần hóa học và cơ tính kim loại đắp, Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ axit (ký hiệu A): Thuốc bọc loại này được chế tạo các loại oxit (Fe2O3, MnO, MnO2, SiO2, ) feromangan, Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ bazơ (ký hiệu B): Thuốc bọc loại này được làm từ các chất có gốc cacbonat (đá cẩm thạch CaCO3, đolomit CaCO3.MgCO3), huỳnh thạch (fenspat), các fero hợp kim (Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Ti, ). Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ rutil (ký hiệu R)
  8. Trong thuốc bọc loại này chất chủ yếu là dioxit titan (rutil, ilmenhit), ngoài ra còn trường thạch (Na2O. Al2O3. 6SiO2), MgCO3 và CaCO3 hoặc bột gỗ, fero hợp kim, Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hoặc C): Trong thuốc bọc loại này chủ yếu là: tinh bột, xenlulo. Khi hàn sinh ra lượng lớn khí bảo vệ CO2. Để khắc phục hiện tượng dòn hyđrô và rỗ khí, thường bổ sung thêm TiO2, FeO, MnO2, CaF2 và một số ferô hợp kim (Fe-Si, Fe-Mn, ). Kĩ thuật bảo quản que hàn Để bảo đảm chất lượng mối hàn cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo quản que hàn. Khi cần, phải sấy lại que hàn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng. Bảo quản que hàn bazo ít hidro Đây là loại que hàn không chứa các chất hữu cơ và các thành phần chứa nước. Thường đựng que hàn loại này trong các hộp nhỏ bằng nhựa kín hoàn toàn, sau khi bỏ ra mà không dùng hết thì que phải được sấy trước khi dùng. Bảo quản que hàn loại khác Thường được đựng trong trong các hộp cacton hoặc các hộp nhựa nhưng không kín hoàn toàn. Chúng có tuổi thọ bảo quản thường là 6 tháng và có thể kéo dài đến 2 năm. Chế độ sấy một số loại que hàn Loại / Nhóm que hàn Nhiệt độ / Thời gian Nhiệt độ lưu giữ Thép cacbon thấp / thép hợp kim thấpLoại vỏ 70 80 oC / 1h – bọc xelulo hệ (E6010/6011) 100 / 110 oC / 1h – Loại vỏ bọc hệ rutil-xelulo (E6012/6013) 150 / 180 oC / 1h – Loại vỏ bọc hệ axit (E6020) Loại vỏ học hệ bazơ ít hydro (E7016/7018) 230 / 260 oC / 1h Sau đó chuyển sang lò lưu Để đạt độ ẩm 0,6% 370 / 400 oC / 1h hoặc giữ ở 125 – 150 oC Để đạt độ ẩm 0,4% 300 / 350 oC / 2h 425 oC / 1h Để đạt độ ẩm 0,2% Thép không gỉ 120 / 150 oC / 2h – Loại vỏ học hệ rutil 180 / 200 oC / 2h – Loại vỏ học hệ nửa bazơ Đồng và hợp kim đồng 100 / 250 oC / 2h – Loại vỏ bọc hệ bazơ 175 / 200 oC / 1h – Nhôm Gang 150 / 180 oC / 1h –
  9. Loại lõi Niken hoặc Monel 150 / 200 oC / 1h – Loại lõi thép 200 / 250 oC / 2h - Niken và hợp kim niken Một số điểm cần lưu ý khi sấy và bảo quản que hàn: ☀ Lò sấy que hàn cùng loại thường không dùng chung cho que hàn ít hydro và que hàn khác, do khoảng nhiệt độ sấy khác nhau của chúng ☀ Nếu que hàn ít hydro thuộc nhóm độ bền khác nhau được sấy trong cùng một lò sấy, nên chọn nhiệt độ sấy cao nhất có thể được. Tuy nhiên, để thuận tiện và tiết kiệm, nên dùng các lò sấy khác nhau cho que hàn thuộc các nhóm độ bền khác nhau để bảo đảm sấy đúng và tránh lẫn lộn. ☀ Nên tránh sấy quá 2 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ trên 350oC hoặc quá 1 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ trên 400oC, vì fero kim loại trong vỏ bọc có thể bị oxi hóa và vỏ bọc bị giòn quá mức. Ngoài ra, nồng độ oxi trong kim loại mối hàn tăng lên khi lượng silic và mangan bị giảm. ☀ Không nên vượt quá giới hạn thời gian dành cho việc sấy lại que hàn vì độ bền vỏ bọc có thể bị giảm. Vì vậy mà cần có lò lưu giữ que hàn trong lúc vận chuyển chúng quá giới hạn thời gian. Không có giới hạn thời gian nào cho việc lưu giữ que hàn ở nhiệt độ 150oC ☀ Việc đóng mở lò sấy thường xuyên để lấy que hàn khô ra dùng và đưa que hàn mới vào sấy có thể làm cho que hàn không được sấy đúng cách do đó nên tránh. Do đó, nên sử dụng các lò lưu giữ để thường xuyên lấy que hàn khô ra đem dùng sau đó đóng lại. ☀ Tránh sấy ngay lập tức các que hàn bị ẩm ướt ở nhiệt độ cao. Để tránh vỡ vỏ bọc, que hàn phải được sấy khô ở 100oC trong khoảng nửa giờ đồng hồ trước khi được đưa vào lò sấy. ☀ Không dùng lò sấy que hàn vào việc khác. Để bảo đảm chất lượng mối hàn, cần khống chế thời gian lưu que hàn ít hydro ở ngoài không khí sau khi đã được sấy trong lò sấy hoặc sau khi được lấy ra khỏi lò lưu giữ cho đến khi chúng được đem đi hàn. Có thể tham khảo các chế độ theo bảng sau: Thời gian lưu que hàn bazơ ở nhiệt độ lưu giữ sau khi sấy, trước khi hàn Độ ẩm tương đối 90% (trời Độ ẩm tương đối 50% (trời Nhóm que hàn ẩm) khô) E70XX 4 h 8 h E80XX 2h 8 h
  10. E90XX 1 h 4 h E0XX/110XX 0,5 h 2 h Giới thiệu một số loại điện cực thép Cacbon trung bình Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại điện cực phổ biến có hàm lượng thép Cacbon trung bình theo tiêu chuẩn AWS A5.1 bao gồm: E6010, E6011, E6012, E6013, E7014, E7015, E7016, E7018, E7048, E6020, E6022, E7024, E6027, E7027, E7028. Que hàn E6010-Na – Cellulose cao E6010 cho độ ngấu tương đối lớn, hồ quang kiểu phun khá mạnh, dễ loại bỏ xỉ, lớp xỉ tương đối mỏng có thể không bao phủ toàn bộ mối hàn, cho mối hàn phẳng gợn sóng không đều. Thành phần điện cực: chứa khoảng 30% cellulose trọng lượng, Ti02, các chất khử oxy, các silicate Al hoặc Mg, cilicate Na lỏng. Điện cực E6010 có thể hàn mọi vị trí, các đường hàn nhiều hành trình theo chiều đứng, hoặc khi cần đảm bảo độ bền cao. Điện cực được sử dụng với điện DC phân cực ngược. Không nên sử dụng với dòng lớn, que đường kính lớn do sự bắn tóe tương đối cao. Que hàn E6011-K-cellulose cao E6011 được thiết kế để tăng tính hữu dụng và cơ tính cho E6010 và nó có thể sử dụng với dòng AC, DC. E6011 cho độ sâu ngấu thấp hơn so với E6010. Lớp bọc điện cực gần như tương tự với E6010 tuy nhiên sử dụng Cellulose K thay cho Na. Que hàn E6012 Na và Ti cao E6012 cho độ sâu ngấu trung bình và xỉ có trọng lượng riêng tương đối lớn, bao phủ toàn bộ vũng hàn. Cấu tạo vỏ thuốc chứa đến 30% rutile, có chứa cellulose và Fe-Mn, các chất gốc Ca và silicate được dùng làm chất liên kết. Khi hàn mối hàn E6012 có độ dẻo tương đối thấp, giới hạn chảy cao, biên dạng hơi lồi gợn sóng đều theo chiều ngang. Que E6012 có thể hàn mọi vị trí. Que hàn E6013 Ti và K cao Que hàn E6013 thường được sử dụng để hàn các tấm mỏng, tính chất tương tự như E6012. Xỉ mối hàn dễ loại bỏ, hàn hồ quang ổn định hơn so với E6012. Cấu tạo lớp bọc chứa Cellulose, rutile, FE-Mn, silicate kali được sử dụng làm chất kết dính. Các hợp chất K trong vỏ bọc cho phép E6013 có thể hàn với dòng xoay chiều cường độ thấp, và điện áp hở mạch thấp. Mối hàn ít bị gợn sóng hầu như không bị lẫn xỉ và các tạp chất khác. Que hàn E6020 và E6022 Hai loại que hàn này trong vỏ bọc có hàm lượng oxit FE cao. Chúng có thể dùng để hàn rãnh hoặc hàn đắp ngang với điện cực AC hoặc DC phân cực ngược. Điện cực E6022 thường được dùng để hàn chồng mí hoặc hàn đắp các tấm mỏng theo chiều ngang tốc độ cao và dòng điện cao. Điện cực E6020 có độ ngấu tương đối tốt nên được dùng khi hàn các rãnh sâu hoặc mối ghép có độ bền cao. Que hàn E6027
  11. Lớp bọc điện cực chứa nhiều bột FE các thành phần khác tương tự que E6020. Lớp bọc điện cực dày chiếm đến 50% khối lượng que hàn. E6027 được dùng để hàn đắp và hàn các rãnh theo vị trí phẳng dùng điện AC hoặc DC phân cực thuận. Mối hàn E6027 có lớp xỉ rất dày dạng xốp tổ ong. Độ ngấm sâu trung bình đường hàn ổn định ít bắn tóe khi hàn. Que hàn E7014 Que hàn E7014 có lớp bọc điện cực tương tự E6012 và E6013 tuy nhiên có thêm bột Fe để tăng tốc độ hàn. Chiều dày lớp bọc điện cực và hàm lượng bột Fe thấp hơn so với điện cực E7024. E7014 có thể hàn mọi vị trí mối hàn phẳng xỉ dễ dàng loại bỏ. Que hàn E7015 E7015 là loại H2 thấp được dùng với điện cực một chiều, phân cực ngược xỉ có tính kiềm. Điện cực E7015 thường được dùng để hàn các đường hàn nhỏ trên các tấm dày, hàn cho các thép có hàm lượng S2 cao. Hồ quang của E7015 có độ ngấu sâu xỉ dày nhưng dễ loại bỏ. E7015 có thể hàn mọi vị trí đến 4mm, điện cực lớn có thể dùng hàn vị trí phẳng và hàn đắp. Cường độ dòng điện khi dùng que E7015 yêu cầu lớn hơn E6010 khi sử dụng cùng một đường kính que hàn. Que hàn E7016 Lọai điện cực này tương tự như E7015 nhưng vỏ bọc có bổ sung silicate K làm chất liên kết và các muối K do đó nó có thể sử dụng nguồn điện AC Que hàn E7018 Lớp bọc E7018 tương tự như E7015 nhưng có bổ sung bột FE và có độ dày lớn hơn. Bột FE chiếm đến 25-40% trọng lượng thuốc bọc. Loại điện cực này có thể sử dụng với điện AC hoặc DC phân cực ngược tuy nhiên khi hàn phải duy trì hồ quang ngắn. Loại điện cực này được dùng với thép C, thép độ bền cao, thép hợp kim cao. Que hàn E7048 Cấu tạo và công dụng tương tự như que E7018 nhưng được thiết kế chuyên dùng với mối hàn đứng từ trên xuống. Que hàn E7024 E7024 có lớp bọc điện cực chứa nhiều bột FE và các thành phần khác tương tự E6012, E6013. Tuy nhiên lớp bọc điện cực của nó rất dày chiếm đến trên 50% trọng lượng que. E7024 thường được sử dụng để hàn đắp với dòng AC hoặc DC. Hàn với que E7024 cho tốc độ hành trình cao mối hàn hơi lồi bề ămtj có dạng gợn sóng độ văng tóe khi hàn rất thấp. Que hàn E7027 Công dụng tương tự E6027 nhưng có độ bền kéo, độ giới hạn chảy cao hơn. Que hàn E7028 E7028 tính chất tương tự loại E7018, tuy nhiên loại điện cực này chỉ thích hợp để hàn đắp ngang và hàn phẳng. Vỏ bọc dày chiếm đến 50% khối lượng que hàn. Hàm lượng FE cao do đó khi hàn đắp ngang và hàn phẳng E7028 có tốc độ hàn cao hơn E7018.