Bài giảng Hành chính nhà nước thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến - Chương 4: Hành chính Nhà nước từ thế kỉ XVI-XVIII
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hành chính nhà nước thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến - Chương 4: Hành chính Nhà nước từ thế kỉ XVI-XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hanh_chinh_nha_nuoc_thoi_ky_xay_dung_va_phat_trien.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hành chính nhà nước thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến - Chương 4: Hành chính Nhà nước từ thế kỉ XVI-XVIII
- Phần thứ hai HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN Chương 4 Hành chính Nhà nước từ thế kỷ XVI – XVIII (thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triều và triều đại Tây Sơn)
- I. Khái quát đôi nét về bối cảnh lịch sử II. Cơ chế quản lý hành chính dưới triều Mạc – Bắc triều (từ 1527 đến 1592. Kinh đô: Đông Đô – Hà Nội) III. Cơ chế quản lý hành chính của Nam triều (Vua Lê – Chúa Trịnh ở Thanh Hoá từ 1533 – 1592)
- IV. Cơ chế quản lý hành chính dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh ở đàng ngoài (từ 1593 – 1786) V. Cơ chế quản lý hành chính thời các chúa Nguyễn ở đàng trong (từ 1558 đến 1801) VI. Hành chính nước ta dưới thời Tây Sơn (1788 – 1802)
- I. Khái quát đôi nét về bối cảnh lịch sử Nhà Lê suy yếu • Đầu thế kỷ XVI, sau khi Lê Hiến Tông mất, xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau mỡ đầu cho một giai đoạn mới của chế độ xã hội phong kiến Việt Nam.
- • Năm 1504, hiến Tông ”vì ham sắc quá nhiều” chết sớm, Lê uy mục(1505- 1509) sao nhãng việc triều chính “đêm cùng cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết”. • Nước nhà hết kiệt tiền của. • Chính quyền Trung ương, địa phương quan lại mặc sức tung hoành
- • Trong bài dịch của Lương Đắc Bằng có tố cáo quan lại “tước đã hết mà lạm thưởng không hết, dân đã cùng mà lạm thung không cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng như bùn đất.”; • Ông khuyên vua mới nên “đuổi bỏ kẻ tà nịnh”, “công bằng tuyển bổ quan lại”, “cấm hối lộ để bỏ thói tham ô”. • Dĩ nhiên Tương Dực cũng như Chiêu Tông sau này đã không theo.
- • Nước Nam ta từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp yên được loạn Thập nhị Sứ quân lập thành một nước tự chủ, đời nọ qua đời kia kế truyền được gần 600 năm. TỪ THỜI NHÀ ĐINH (968) ĐẾN THỜI NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592)
- • Đến đầu thế kỷ XVI, bởi vì vua nhà Lê, bỏ bê việc chính trị - đổ nát, cho nên trong nước loạn lạc, nhà Mạc nhân dịp mà làm sự thoán đoạt ngôi.
- NHÀ HẬU LÊ Thời kỳ phân tranh (1533-1788) NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592)
- Nhà Mạc chuyên quyền • Từ 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng tàn tạ. • Thái phó nhân Quốc công Mạc Đăng Dung tự quyền phế vua Chiêu Tông, lập Lê Xuân (Cung Hoàng) lên làm vua, sau đó, năm1527 nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và “thần dân trong nước đã theo mình”, ông bức vua Lê phải nhường ngôi, lập ra nhà Mạc(1527-1592).
- • Năm Đinh Hợi (1527) Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua, đặt niên hiệu là Minh Đức. • Mạc Đăng Dung bắt chước lối nhà Trần, làm vua được 3 năm thì nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh rồi về ở Cổ Trai Nghi Dương Kinh làm Thái Thượng Hoàng.
- • Tồn tại trong một bối cảnh luôn luôn bị chống đối của các cựu thần nhà Lê, nhà Mạc chỉ cố gắng củng cố mô hình tổ chức chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã khá hoàn chỉnh từ cuối thế kỷ XV.
- NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) 1. Chính trị nhà Mạc 2. Việc nhà Mạc giao thiệp với nhà Minh 3. Họ Nguyễn khởi nghĩa giúp nhà Lê 4. Quyền về họ Trịnh 5. Trịnh Tùng thống lĩnh binh quyền
- NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) 6. Khôi phục thành Thăng long 7. Nhà Mạc mất ngôi 8. Việc nhà Hậu Lê giao thiệp với nhà Minh 9. Con cháu nhà Mạc ở Cao bằng
- Đại Việt NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Từ năm Đến năm CN 1527 1592 Triều Mạc – Bắc triều Đông Đô Kinh đô – Hà Nội (từ 1527 đến 1592)
- BẮC TRIỀU Thái Tổ Mạc Đăng Dung (1527-1529) Niên hiệu: Minh Đức Thái Tông Mạc Đăng Doanh (1530-1540) Niên hiệu: Đại Chính
- NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Chính trị Nhà Mạc Năm đinh hợi (1527) Mạc Đăng Dung thoán đoạt ngôi nhà Lê lên làm vua, đặt niên hiệu là Minh Đức.
- • Mạc Đăng Dung bắt chước lối nhà Trần, làm vua được ba năm thì nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh rồi về ở Cổ Trai, làm Thái Thượng Hoàng.
- Hình rồng chạm trên đá thời Mạc (1528-1592)
- Triều đình nhà Mạc
- • Năm canh dần (1530) Mạc Đăng Doanh lên làm vua, đặt niên hiệu là Đại Chính. Đăng Doanh tuy làm vua nhưng công việc trong nước thường do Mạc Đăng Dung quyết đoán cả.
- • Mạc Đăng Doanh làm vua được 10 năm, đến năm canh tý (1540) thì mất, truyền ngôi lại cho con là Mạc Phúc Hải. • Mạc Phúc Hải lên nối ngôi, đổi niên hiệu là Quảng Hòa.
- TIẾP NHÀ MẠC • Hiến Tông Mạc Phúc Hải (1541-1546) Niên hiệu: Quãng hòa
- • Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên (1546 - 1561) Niên hiệu: Vĩnh Định (1547) Cảnh lịch (1548-1553) Quang bảo (1554-1561). • Mạc Phúc Nguyên cố đánh lấy Thanh hóa nhưng không được. • Mạc Mậu Hợp (1562-1592) Niên hiệu: Thuần phúc (1562-1565) Sùng khang (1566-1577) Diên thành (1578-1585) Đoan thái (1586-1587) Hưng trị (1588- 1590) Hồng ninh (1591-1592)
- Mạc Mậu Hợp làm vua được 30 năm. Sau bị Trịnh Tùng bắt được đem về chém ở Thăng Long và đem đầu vào bêu ở Thanh hóa. Nhà Mạc mất ngôi từ đấy. Nhưng con cháu được nhờ nhà Minh bênh vực, còn được giữ đất Cao bằng ba đời nữa.
- • Sau khi Mạc Mậu Hợp mất theo lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, họ Mạc lên ở Cao Bằng kéo dài đến Mạc Kính Vũ năm 1677, được 150 năm.
- LỊCH SỬ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị (QLNN) nói chung
- Việc cai trị hành chính • Từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê – Nam triều. • Từ Sơn Nam (Ninh Bình-Nam Định) trở ra thuộc về họ Mạc – Bắc triều.
- II. Cơ chế quản lý hành chính dưới triều Mạc – Bắc triều (từ 1527 đến 1592. Kinh đô: Đông Đô – Hà Nội)
- Đại Việt NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Từ năm Đến năm CN 1527 1592 Đông Đô BẮC TRIỀU – Hà Nội Đóng đô Nhà Mạc Lạng Sơn Cao Bằng
- • Nhà mạc vẫn duy trì tổ chức bộ máy nhà nước như trước, đặc biệt tăng cường xây dựng lực lượng quân đội.
- Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Về cơ bản bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương của Triều Mạc vẫn duy trì theo khuôn mẫu đã được thiết lập từ thời Lê sơ.
- Tổ chức hành chính địa phương thời LÊ Triều đình TW ĐẠI VIỆT Trấn Phủ Phủ Phủ Huyện Châu Huyện Châu Xã Xã
- CHÍNH SÁCH Gíao dục
- • Nhà mạc chủ trương mỡ rộng thi cử đều đặn, cứ 3 năm một lần để nhanh chóng đào tạo tuyển dụng được một lực lượng quan lại bổ sung cho bộ máy hành chính. • Nhà Mạc đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ vào năm kỷ sửu (1529) dưới triều Mạc Thái Tổ.
- • Mở khoa thi: có 22 khoa thi, đỗ 499 Tiến sĩ và 13 vị Trạng Nguyên. Trong đó có những vị trạng nguyên lừng danh như: Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Chế độ khoa cử • Đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Về đối ngoại Mềm yếu và lúng túng với nhà Minh - Trung Quốc “Khổ nhục kế” tự trói mình, nộp sổ sách, cắt đất 5 động phía Đông – Bắc cho nhà Minh Được phong An Nam Đô thống sứ ty
- • “Khổ nhục kế” đã xúc phạm đến điều thiêng liêng nhất của dân tộc ta được vun đắp trong trường kỳ kháng chiến lịch sử, đó là độc lập dân tộc và thanh danh của Tổ quốc.
- • Những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc đã làm cho triều đình nhà Mạc suy yếu; • Tệ nạm tham nhũng, hạch sách dân nhân của hàng ngũ quan lại trong bộ máy cai trị ngày càng gia tăng và phổ biến. • Nhiều quần thần dâng sớ khuyên ngăn Mạc Mậu Hợp giảm bớt chơi bời chăm lo triều chính nhưng vô hiệu, họ đều chán nản lui về ở ẩn.
- Đại Việt NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Từ năm Đến năm CN 1527 1592 Đông Đô BẮC TRIỀU – Hà Nội Đóng đô Nhà Mạc Lạng Sơn Cao Bằng
- • Nhà Mạc làm vua từ Mạc Đăng Dung cho đến Mạc Mậu Hợp được 65 năm.
- NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Chính trị Thời Lê Trung Hưng (1533-1789)
- • Nhà Lê tuy đã mất ngôi, nhưng lòng người còn tưởng nhớ đến công đức của vua Thái Tổ và vua Thánh Tông, cho nên lại theo phò con cháu nhà Lê trung hưng lên ở phía nam, lập ra một Triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An để chống nhau với nhà Mạc. • => Nam Triều và Bắc Triều; hai bên đánh nhau trong năm sáu mươi năm trời.
- Đại Việt Thời Lê Trung Hưng (1533–1789) 1. Lê Trang Tông (1533-1548) Niên hiệu: Nguyên hòa 2. Lê Trung Tông (1548-1556) Niên hiệu: Thuận bình
- Đại Việt Thời Lê Trung Hưng (1533–1789) 3. Lê Anh Tông (1556 - 1573) Niên hiệu: Thiên-hữu (1557) Chính trị (1558-1571) Hồng phúc (1572-1573) 4. Lê Thế Tông (1573 - 1599) Niên hiệu: Gia thái (1573-1577) Quang hưng (1578-1599)
- Đại Việt Thời Lê Trung hưng (1533–1789) 5. Lê Thần Tông (1619-1643) (lần thứ nhất) Niên hiệu: Vĩnh tộ (1620-1628) Đức long (1629-1643) Dương hòa (1635-1643) 6. Lê Chân Tông (1634-1649) Niên hiệu: Phúc-thái
- Đại Việt Thời Lê Trung hưng (1533–1789) 7. Lê Thần Tông (1649-1662) (lần thứ hai) Niên hiệu: Khánh đức (1649-1652) - Thịnh đức (1653-1657) – Vĩnh thọ (1658- 1661) - Vạn khánh (1662). 8. Lê Hi Tông ( 1676-1705) Niên hiệu: Vĩnh trị (1678-1680) – Chính hòa (1680-1705)
- Đại Việt Thời Lê Trung hưng (1533–1789) 9. Lê Đế Duy Phương (1729-1732) Niên hiệu: Vĩnh khánh 10. Lê Thuần Tông (1732-1735) Niên hiệu: Long đức 11. Lê Ý Tông (1735-1740) Niên hiệu: Vĩnh hữu
- Đại Việt Thời Lê Trung hưng (1533–1789) 12. Lê Hiển Tông (1740-1786) Niên hiệu: Cảnh hưng 13. Lê Mẫn Đế (1787-1788) Niên hiệu: Chiêu thống
- Đại Việt NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Từ năm Đến năm CN 1533 1592 Nam triều Thanh Đóng đô (Vua Lê – Chúa Trịnh Hoá từ 1533 – 1592)
- 4. Lê Thế Tông (1573 - 1599) Niên hiệu: Gia thái (1573-1577) Quang hưng (1578-1599) • Thế Tông húy là Duy Đàm, con thứ 5 vua Anh Tông. Trịnh Tùng lập ngài lên làm vua từ lúc còn 7 tuổi. • Trong đời ngài làm vua, Trịnh Tùng dứt được họ Mạc, lấy lại đất Đông Đô – Hà Nội. • Ngài làm vua được 27 năm, thọ 33 tuổi.
- • Đến khi nhà Lê nhờ có họ Trịnh giúp rập, dứt được nhà Mạc, tưởng là giang sơn lại thống nhất như cũ, ai ngờ họ Trịnh và họ Nguyễn lại sinh ra lòng ghen ghét, gây nên mối thù oán, rồi mỗi họ hùng cứ một phương, chia nước ra làm hai mảnh:
- • Họ Nguyễn giữ xứ Nam; • Họ Trịnh giữ xứ Bắc; • Mỗi họ chiếm giữ một Xứ để làm cơ nghiệp riêng của mình. • Từ đó giang sơn chia rẽ, Nam Bắc phân tranh, ấy là một thời đại riêng trong lịch sử nước ta vậy.
- TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH Lê Kính Tông (1600-1619) Niên hiệu: Thận Đức (1600) Hoằng Định (1601-1619)
- Tổ chức hành chính địa phương Đàng ngoài Vua Lê – Chúa Trịnh Triều đình TW Cung Vua – Phủ Chúa Trấn ĐẠI VIỆT Phủ Huyện Châu Xã Xã
- Trịnh – Nguyễn phân tranh • Trong suốt gần 200 năm họ Nguyễn cát cứ ở miền Nam, nhân dân 2 miền Nam, Bắc vẫn không xem nhau là người nước khác và mặc dầu có sự ngăn cấm của chính quyền, người 2 miền vẫn qua lại buôn bán với nhau, nhất là bằng đường biển. • Để phân biệt, người ta chỉ gọi nhau là Đàng trong và Đàng ngoài.
- Trịnh – Nguyễn phân tranh • Ngay cả họ Nguyễn, mặc dầu cát cứ vẫn theo niên hiệu nhà Lê, mà đối với nhân dân thì chỉ nói là chống đối gian thần họ Trịnh để khôi phục quyền nhất thống của nhà Lê. Họ Trịnh cũng vậy. • Không những trong ý thức của nhân dân mà cả trong ý thức của kẻ thống trị, phân tranh chỉ là tạm thời, thế nào cuộc thống nhất cũng phải được phục hồi.
- • Trong gần nữa thế kỉ, hai bên đánh nhau 7 lần các năm: • 1627,1643,1648,1655,1660,1661 và 1672. • Và sau 7 lần đánh nhau mà không có kết quả, quân sĩ hao tổn, chán nản, nhân dân khổ cực, hai họ Trịnh Nguyễn đành phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt Đàng ngoài, Đàng trong.
- • Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến trên phạm vi cả nước và sự thành lập các vương triều Tây Sơn
- Cuộc khủng hoảng triền miên của đàng ngoài • Như báo cáo của diêu quận công Trần Cảnh:”nguyên nhân mấy năm binh lử, dân sự phiêu lưu, số ruộng, văn tự thất lạc nên những kẻ cường hào chiếm ruộng của người bình dân, khó xét lắm.
- • Theo báo cáo của Ngự sử Ngô Thời Sĩ: ”xét từ khi dân được yên ổn trở về làm ăn mà vẫn bị bọn cường hào áp bức, ruộng đất bỏ hoang vừa được khai phá lại bị ngay bọn quyền quý chiếm đoạt. Lệnh khuyến nông cốt để cho dân được yên nghiệp nhưng cũng không ngăng cản nổi nạn bạo chiếm”
- • Như nhận xét của nhà sử học Lê Quí Đôn: ”từ năm Bảo Thái, Long Đức (1720-1735) đến nay (thập niên 70) việc ban cho mỗi ngày mỗi nhiều, còn như tự sự, huệ lộc, sứ lộc, ngự lộc đều cấp bằng ruộng, có khi cấp phát quá lạm”.
- • Thậm chí nhân chính sách ban thưởng của chúa Trịnh “nhân dân nhiều người mạo nhận quận công người thật, người giả rối loạn, không phân biệt được”. Ruộng đất cộng phục hóa lại rơi dần vào tay bọn cường hào, nhũng lại, tham quan.
- • Năm 1773, phủ chúa lệnh nghiêm cấm ”nhà quyền quý không được chiếm bậy của dân” nhưng hiệu quả không đáng kể. Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét:”quy chế ruộng đất các đời ở Bắc Hà là bỏ mặc nhân dân chiếm lẫn nhau” • “Loạn kiêu binh” .”quân và dân coi nhau như kẻ thù”
- Cuộc khủng hoảng ở Đàng Trong • Từ giữa thể kỷ XVIII thì xảy ra tình trạng ruộng công bị đem bán hoặc cầm cố bỏ hoang, số còn lại bị bọn nhà giàu xâm chiếm khiến người nghèo không có mảnh đất cắm dùi, cho nên người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, thuế thiếu, dân lưu li.
- • Ở cùng Gia Đinh (nam Bộ nay) đất đai rộng lớn, trù phú, người ít thế nhưng ruộng đất nằm trong tay địa chủ; nông dân nghèo vẫn phải đi cày thuê cuốc mướn hoặc đi khai hoang ở các vùng xa.
- • Chế độ tô thuế nặng nề và phiền phức. Theo Lê Quí Đôn, ở đây “hàng năm có 100 thứ thuế mà trưng thu phiền phức, gian lận nhân dân khổ vì nỗi một cỗ hai tròng “
- • Quan Bản đường cũ tìm mọi cách hạch sách nhân dân ” một người trưng thu thì có vài ba người đốc thu, tra xét phiền nhiễu, lại còn xét hỏi hành hạ, ẩn lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự”.
- • Chính sách thuế khóa của Chúa Nguyễn đã làm cho cuộc sống của nông dân ngày càng cực khổ. • Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất nước
- Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và sự thành lập các vương triều Tây Sơn • Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở đất Tây Sơn, do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Tây Sơn thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam vốn gồm hai vùng: vùng rừng núi gọi là Thượng đạo (nay thuộc Gia Lai - KonTum) và vùng đồng bằng gọi là Hạ đạo (nay thuộc Bình Định ).
- • Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thái Đức, phong Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Các năm 1782,1783, quân Tây Sơn hai lần đánh vào Gia Định. Quân Nguyễn Ánh thất bại nặng nề, tạm bỏ Gia Định chạy trốn sang Xiêm.
- • Trong khi nghĩa quân Tây Sơn Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, đánh tan quân xâm lược Xiêm cũng như những năm trước đó, Nguyễn Nhạc tự xưng là Hoàng đế lấy Đồ Bàn làm kinh đô thì tình hình Đàng Ngoài này càng khó khăn. Mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Năm 1782 Trịnh Sâm chết, Trịnh Khải làm đảo chính, quân sĩ nhân đó gây nên “loạn kiêu binh”. Chính quyền Lê- Trịnh không còn có điều kiện quan tâm đến mặt Nam nữa.
- • Ngày 21 tháng 7 năm 1786, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Thăng Long. Chính quyền của họ Trịnh bị lật đổ. Nguyễn Huệ trao lại quyền hành cho cua Lê Hiến Tông và được vua Lê phong tước Uy quốc công. Vua Lê cũng nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An, gọi là để thưởng công. Sau khi hoàn thành mọi việc, Nguyễn Huệ rút quân về Nam.
- • Năm 1788, thế lực họ Lê suy yếu và trong bước đường cùng đã cầu cứu nhà Thanh. • Được tin cấp báo quân Thanh tràn sang Thăng Long xâm lược nước ta, ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25/11 Mậu Thân ) Nguyễn Huệ sai người lập đàn ở phái Nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, lấy liên hiệu Quang Trung, rồi lập tức ra quân.
- • Quang Trung cũng cho mời La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến hỏi ý kiến.Phu Tử khẳng định :” Nếu đánh gấp thì không ngoài 10 ngày sẽ phá tan được “. • Ngày 20 tháng chạp Mậu Thân (15/11/1789) đại quân Tây Sơn đã tập kết ở phòng tuyến Tam Điệp- Biên Sơn.
- • Trưa ngày mồng 5 tết Kỉ dậu (30/1/1789) vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh vui mừng khôn xiết của nhân dân. Sự kiện này thực sự chấm dứt thời kì nội chiến Nam – Bắc triều đưa lịch sử nước ta sang một giai đoạn mới
- NGUYỄN NHẠC NGUYỄN HUỆ (1778) (1788) HOÀNG ĐẾ HOÀNG ĐẾ Kinh đô Kinh đô Đồ Bàn Phú Xuân
- III. Cơ chế quản lý hành chính của Nam triều (Vua Lê – Chúa Trịnh ở Thanh Hoá từ 1533 – 1592) (Tham khảo GT 176-180)
- IV. Cơ chế quản lý hành chính dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh ở đàng ngoài (từ 1593 – 1786)
- Đại Việt NAM TRIỀU - BẮC TRIỀU (1527-1592) Từ năm Đến năm CN 1593 1786 Thăng Nam triều ĐẾN 1593 Long Vua Lê Thế Tông
- CƠ CẤU BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Cơ cấu tổ chức trước khi quyền bính chưa về tay họ Trịnh
- Các quan đại thần quan cao cấp trong triều Quan Tham tụng Quan Bồi Tụng (Tể tướng) (trông coi việc hành chính ) Bộ, đứng đầu các Bộ là quan Thượng thư
- Nhà nước TW thời Lê Thánh Tông BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BINH HÌNH LẠI LỄ HỘ CÔNG
- Năm 1718 đời vua DỤ TÔNG • Trịnh Cương đặt ra Lục phiên ở phủ chúa, như Lục bộ ở cung vua. Để coi việc quản lý hành chính. • Đứng đầu phiên thì có Tri phiên và một phó Tri phiên cùng với các quan viên hình thành chế độ gọi là “vua LÊ chúa TRỊNH”. • Lúc này thực quyền nằm trong tay phủ chúa.
- Cấp hành chính địa phương • Đến thế kỷ XVII đổi Đạo thành Trấn • Đến thế kỷ XVIII đổi Trấn thành Thừa tuyên như thời Hồng Đức. • Mỗi Trấn gồm có 3 ty: Trấn ty, Thừa ty, Hiến ty. Do Đốc trấn hoặc Trấn thủ đứng đầu.
- Đến thế kỷ XVII Thành ĐẠO TRẤN Đến thế kỷ XVIII Đổi thành Thừa tuyên
- Tổ chức hành chính địa phương thời LÊ Triều đình TW ĐẠI VIỆT Trấn Phủ Phủ Phủ Huyện Châu Huyện Châu Xã Xã
- Chính sách quản lý và đào tạo quan lại • Việc giáo dục đào tạo và thi tuyển quan lại chủ yếu lấy kinh sách Nho giáo làm cốt lõi. • ở Quốc Tử giám đặt chức quan Tế Tửu và quan Tư Nghiệp để làm Giảng quan.
- • Năm Mậu Ngọ (1678), qqui định rõ điều lệ thể thức thi hương, ba năm mở một kỳ. • Việc thi Hương tổ chức rất lộn xộn, thí sinh đi thi phải nộp tiền Minh Kinh để chi phí cho trường thi và các quan lại coi thi. • Trường hợp thi sát hạch, có tiền có tiền nộp là miễn thi, không hiểu biết thì thuê người làm bài hộ, trường thi biến thành chợ thi mua bán danh vọng, miễn có tiền, mạnh ai nấy được.
- Chính sách quản lý và đào tạo quan lại • Đến đời vua Dụ Tông chúa Trịnh mỡ trường dạy võ. Ba năm một lần mỡ kỳ thi võ để chọn nhân tài bổ làm quan võ. Thí sinh dự thi phải thi đủ các môn võ thuật, phi ngựa , bắn cung, múa giáo và trả lời về nghĩa sách, phương lược chiến thuật.
- Chính sách kinh tế - tài chính • Về tô thuế ruộng đất: hầu hết mọi loại ruộng đất canh tác nông nghiệp đất ở đều phải đóng tô thuế. • Quan lại và binh lính được hưởng nhiều ưu tiên và ưu đãi trong chia ruộng đất và thực hiện nộp tô thuế. • Trong tình hình ngân quỹ thiếu hụt, chúa Trịnh còn chủ trương bán chức quan, bán việc sát hạch thi cử để lấy tiền.
- Chính sách đối ngoại • Nhà Lê-chúa Trịnh duy trì chính sách hòa hợp với các dân tộc ít người, mở rộng việc khai thác khoáng sản và giao một bộ phận cho các tù trưởng địa phương. • Chúa Trịnh tự chủ hơn trong quan hệ với nhà Thanh, năm 1726 nhà Thanh trả lại hai châu Tuyên Quang và Hưng Hóa, (GT 188-189).
- V. Cơ chế quản lý hành chính thời các chúa Nguyễn ở đàng trong (từ 1558 đến 1801)
- “Hoành Sơn nhất đái, Vạn đại dung thân” (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Cơ cấu bộ máy hành chính • Dinh chúa đặt ra tam ty: Xá sai ty, Tướng lại thần ty, Lệnh sử ty và các quan giúp việc. • Nguyễn vương cũng đặt 6 bộ, trên cũng là các quan Tứ trụ thần: Tả nội, Tả ngoại, Hữu nội, Hữu ngoại. • Các đơn vị hành chính địa phương chia thành 12 Dinh.
- Nhà nước TW thời Lê Thánh Tông BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BINH HÌNH LẠI LỄ HỘ CÔNG
- Các quan đại thần quan cao cấp trong triều – Tứ trụ Đại thần Tả nội-Tả ngoại Hữu nội-Hữu ngoại Bộ, đứng đầu các Bộ là quan Thượng thư
- Tổ chức hành chính thời chúa Nguyễn Chúa Nguyễn-Đàng trong DINH Phủ Phủ Phủ Huyện Châu Huyện Châu Tổng Xã Xã
- Chế độ quan chức và đào tạo quan lại • Quan chức được bổ nhiệm theo kiểu tiến cử, thân tộc. • Năm 1646, bắt đầu mở khoa thi. • Việc tổ chức đào tạo và thi cử tuyển chọn quan lại còn rất đơn giản và sơ lược. • Sang thế kỷ XVIII, mở nhiều kỳ thi, chế độ mua bán tước bắt đầu phát triển.
- Chế độ quan chức và đào tạo quan lại • Nhận xét của Lê Quý Đôn: “mọi người tranh nhau nộp tiền để lĩnh bằng. Đến thế kỷ XVIII một xã mà có đến 16-17 tướng thần, hơn 20 xã trưởng cùng làm việc”.
- Chế độ quan chức và đào tạo quan lại • Quan lại không được cấp bổng lộc nhất định mà chỉ được ban một số dân phu hoặc được phép thu thêm một số tiền gạo ngoài thuế của dân. • Nhận xét của Nguyễn Cư Trinh, tuần phủ Quảng Ngãi: “từ trước đến nay, phủ huyện chỉ trông vào sự bắt bớ tra hỏi mà kiếm lộc khiến của dân càng hao, tục dân càng bạc”.
- Chế độ quan chức và đào tạo quan lại • Nhận xét của Lê Quý Đôn: “quan liêu ở Đàng trong nhũng lạm quá lắm, hết thảy bổng lộc đều lấy vào của dân, dân không chịu nỗi”.
- Chính sách kinh tế • Đất chia ba loại để đánh thuế; • Đất công chia cho nông dân canh tác nộp thuế; • Đất khai hoang để trồng trọt được coi là ruộng tư. • Cho phép khai thác các mỏ vàng, bạc, sắt và thu thuế.
- Chính sách kinh tế • Mở rộng việc giao thương với nước ngoài; • Tàu bè nước ngoài đến buôn bán phải nộp thuế cho chúa Nguyễn.
- Chính sách kinh tế • Tiền thuế thu từ các nguồn được chia làm 10 phần, nộp vào Quốc khố nhà nước 6 phần, chi cho hệ thống quan lại, binh lính 4 phần. • Hàng năm lập sổ sách kiểm kê thu chi vàng, bạc, tiền rõ ràng. • Chúa Nguyễn cho đúc các loại tiền đồng và tiền kẽm, có hai chữ Thái Bình.
- Chính sách quân đội • Chúa Nguyễn Đàng trong coi trọng chính sách xây dựng quân đội. • Tất cả dân đinh từ 18-50 tuổi đều phải kê khai vào sổ đinh trình lên Phủ, Huyện xét duyệt và bổ sung vào quân đội. – Lực lương bảo vệ kinh thành; – Quân chủ lực; (nhiều binh chủng); – Lực lượng địa phương.
- Chính sách quân đội • Lực lượng quân đội được ưu đãi trong việc cấp công điền cao hơn dân thường.thổ binh (lính đại phương) được miễn trừ sưu thuế.
- Về đối ngoại • Giao tranh với Đàng ngoài • Năm 1627 chúa Sãi khước từ việc cống nộp thuế cho triều đình Lê-Trịnh; • Ban đầu coi là quan chức cai quản Đàng trong của triều đình nhà Lê sau đó chuyển sang xu hướng cát cứ, tách khỏi triều đình Lê-Trịnh.
- Về đối ngoại • Giao tiếp với người nước ngoài • Chúa Nguyễn thiết lập nhiều quan hệ với các nước có nền ngoại thương phát triển làm thế mạnh phát triển kinh tế Đàng trong. (Nhật, Hoa, Anh, Bồ Đào pháp, Hà Lan ) • Mở rộng giao thiệp buôn bán trong khu vực Đông Nam . (Philipin, Thái Lan, Campuchia).
- Về đối ngoại • Giao tiếp với người nước ngoài • Chinh phục miền đất Thủy Chân Lạp; • Bảo hộ Chân Lạp; • Cấm truyền đạo (Kito); • Alexandre de Rhodes Giáo sĩ người Pháp hoàn thành quyển tự điển Việt-Bồ-Latinh đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh.
- Về đối ngoại • Giao tiếp với người nước ngoài • Mặc dù bị cấm nhưng các Giáo sĩ vẫn hoạt động và sử dụng chưc Quốc ngữ để truyền bá, chuex Quooasc ngữ đã trở thành công cụ truyền giáo; • Giáo sĩ viết sách, giảng đạo bằng tiếng Việt, giáo dân không học chữ Nho mà học chữ Quốc ngữ.
- Về đối ngoại • Giao tiếp với người nước ngoài • Như vậy đạo thiên chúa trở thành một tôn giáo mới tồn tại ở Việt Nam từ nữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ thứ XIX.
- VI. Hành chính nước ta dưới thời Tây Sơn (1788 – 1802) • Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc phong cho Nguyễn Huệ là tước Bắc Bình vương, cai quản từ Quảng Nam trở ra Bắc; • Ngày 25 tháng 11 năm mậu thân (1788), khi quân thanh vào thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung. • Cuộc kháng chiến kết thúc, thắng lợi rực rỡ của dân tộc, triều đại Quang Trung ra đời, thay thế cho nhà nước Lê-Trịnh.
- 2. Vua Quang Trung (1788-1792) • Ông Nguyễn Huệ (sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình) là một người có sức khỏe tuyệt trần, lại có mưu trí quyền biến, mẹo mực như thần, khởi binh ở đất Tây Sơn (thuộc huyện An Khê, Bình Định) giúp anh là Nguyễn Nhạc lập nên nghiệp lớn, được phong làm Bắc Bình Vương, đóng đô ở đất Phú Xuân.
- 7. Đức Độ Vua Quang Trung • Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài. Khi ngài ra lấy Bắc hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một người nho sĩ như Nguyễn Thiệp (là Sơn phu tử) thì thật là khác thường.
- NGUYỄN NHẠC NGUYỄN HUỆ (1778) (1788) HOÀNG ĐẾ Kinh đô HOÀNG ĐẾ Đồ Bàn
- Cơ cấu bộ máy cai trị dưới triều đại Quang Trung • Vào năm 1789, triều đình được tổ chức quy cũ, Hoàng đế nắm mọi quyền hành. • Lập bà Ngọc Hân con vua Hiển Tông nhà Lê làm Bắc Cung Hoàng Hậu, lập con là Quang Toản làm Thái Tử. • Lại lấy thành Nghệ An là đất giữa nước để xây nội thành, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Cải thành Thăng Long là Bắc Thành
- VUA QUANG TRUNG THĂNG LONG Thành BẮC THÀNH
- Cơ cấu bộ máy cai trị dưới triều đại Quang Trung Quan Chế: • Các quan cao cấp trong triều gồm: các chức Tam Thái, Tam Thiếu, Đại tổng quản, Đại tổng lý, Đại tư đồ, Đại trung ương khấu các quan Trung thư sảnh, trung thư lệnh, Đại học sĩ • Công việc hành chính được phân cho 6 Bộ do thượng thư đứng đầu.
- Nhà nước TW thời Lê Thánh Tông BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BINH HÌNH LẠI LỄ HỘ CÔNG
- Cơ cấu bộ máy cai trị dưới triều đại Quang Trung • Các đơn vị hành chính địa phương vẫn như cũ. • Trấn do Trấn thủ quan võ đứng đầu có quan văn Hiệp trấn giúp việc. • Các huyện đặt 2 chức Văn là Phân tri, Võ là Phân suất trông coi. • Tổng có Tổng trưởng; • Xã có Xã trưởng.
- Cơ cấu bộ máy cai trị dưới triều đại Quang Trung • Thời kỳ này các nho sĩ được trân trọng và được giao cho các chức vụ quang trọng. • Các quan đều được hưởng bổng lộc theo chế độ hưởng tô thuế. • Các quan cao cấp, có công thì được cấp thêm ruộng đất. • Năm 1789, vua Quang Trung đã mở lỳ thi Hương ở Nghệ An để tuyển chọn nhân tài.
- VUA QUANG TRUNG PHƯỢNG HOÀNG LẬP TRUNG ĐÔ KINH ĐÔ MỚI (NGHỆ AN)
- Tổ chức hành chính địa phương thời LÊ Triều đình TW ĐẠI VIỆT Trấn Phủ Phủ Phủ Huyện Châu Huyện Châu Xã Xã
- Tổ chức hành chính thời chúa Nguyễn Chúa Nguyễn-Đàng trong DINH Phủ Phủ Phủ Huyện Châu Huyện Châu Tổng Xã Xã
- Các chính sách quản lý và cải cách hành chính của triều đại Quang Trung
- Về xây dựng quân đội • Về đường quân binh thì được kiện toàn đặt ra tiền quân, hậu quân, trung quân, tả quân, hữu quân, v.v Thủy binh, bộ binh, pháo binh • Để huy động lực lượng nhân dân, Quang Trung đã tiến hành việc lập lại sổ hộ ở các xã. Tất cả trai tráng, không phân biệt đều phải ghi vào sổ hộ.
- Về luật pháp • Quang Trung dự kiến cho người soạn thảo bộ luật mới, nhưng chua làm được. • Thời Quang Toản, đã có một bộ hình thư mới nhưng nay không còn nữa.
- Về kinh tế • Về nông nghiệp: năm 1789, “chiếu khuyến nông” được ban bố; • “Đạo lo cho dân không gì hồi phục dân lưu tán, khai khẩn ruộng bỏ hoang ” • “ từ lúc trãi qua loạn lạc đến nay, binh lữa liên miên bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang. Sổ đinh điền thực trưng mười phần không còn được 4-5 ”
- Về kinh tế • Quy định: • Dân lưu tán phải về quê cũ, xã nào chứa chấp người trốn tránh bị trừng phạt, làng xã phải cung cấp ruộng đất cho họ cày cấy, nộp thuế. • Quy định xã phải làm sổ ruộng nộp lên. • Hạn trong 3 năm, ruộng đất trong xã phải được cày cấy.
- Về kinh tế • Hiệu quả của “chiếu khuyến nông”, trong vòng 3-4 năm sau “mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình”. • Ruộng chia ra 3 hạng, phân mức nộp thuế.
- Về kinh tế • Công thương nghiệp: chủ trương phục hồi và mở rộng các làng thủ công cũng như việc trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước. • Tài chính: cho đúc tiền mới để tiêu dùng, định lại thuế ruộng đất, thuế thân, phụ thu, các loại thuế công thương nghiệp.
- Về văn hóa-giáo dục • Đời Tây Sơn việc cai trị thường hay dùng chữ nôm. Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam, để gây thành cái tinh thần của nước nhà, và cái văn chương đặc biệt, không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu. Vậy nên khi thi cử thường bắt quan ra bài chữ nôm và bắt sĩ tử làm bài bằng chữ nôm. Thời bấy giờ nhiều người không hiểu rõ cái ý nghĩa sâu xa ấy, cho là vua Tây Sơn dùng hà chính mà ức hiếp nhân dân.
- Vua Quang Trung và chữ Nôm • Thi hành một cuộc cải cách hành chính khá tạo bạo trong lĩnh vực văn thể hành chính: • Bắt buộc các quan lại trong việc soạn thảo các giấy tờ hành chính không được dùng chữ Hán mà phải dùng chữ Nôm.
- Hội Bảo tồn Di sản Nôm 會 保 存 遺 産 喃
- Ca Trù Thể Cách (tiêu đề trong chữ Hán, văn bản trong chữ Nôm). Bộ sưu tập các bài lễ hội Ca Trù
- Triều đường chi ân của nhà Tây Sơn
- Về văn hóa-giáo dục Việc Làm Chùa Chiền. Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có chùa chiền, mà những người đi tu hành thì ngu dốt, không mấy người đạt được cái đạo cao sâu của Phật, chỉ mượn tiếng thần thánh mà đánh lừa kẻ ngu dân, ngài xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ mỗi huyện một cái chùa thật to, rất đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức, ở coi chùa thờ Phật.
- Về văn hóa-giáo dục • Còn những người không xứng đáng thì bắt về làm ăn. • Ý vua Quang Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải cho tôn nghiêm, mà những người đi tu hành thì phải là người chân tu mộ đạo mới được.
- Sự sụp đổ của các vương triều Tây Sơn • Anh em nhà Tây Sơn bất hòa, phân chia đất nước để cai quản; • Sự bất lực của Nguyễn Nhạc ở phía Nam; • Tháng 9/1792, Quang Trung mất, Quang Toản và triều thần không đủ sức điều hành; • Năm 1793, Quang Toản chiếm thành Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất mà chết; • Mâu thuẩn nội bộ triều đình Tây Sơn ngày càng tăng;
- Sự sụp đổ của các vương triều Tây Sơn • Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng hành; (trong Triều phân ra bè đảng; các đại thần giết hại lẫn nhau); • Là Sơn phu tử từ chức trở về quê; • Một số quan binh từ quan; • Một số quan binh chạy theo Nguyễn Ánh; • Các tướng giỏi bất hòa; Nhân dân lao động không còn nhìn Tây Sơn như những đại diện của mình nữa;
- Sự sụp đổ của các vương triều Tây Sơn • Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân, Quang Toản thất thủ và Phú Xuân đã rơi vào tay Nguyễn Ánh. • Tháng 6 năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long; • Cuối tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh xa giá ra Thăng Long, triều đại Tây Sơn bị đánh đỗ. • Triều đại nhà Nguyễn được xác lập.
- Hành chính Nhà nước thời triều đại nhà Nguyễn
- Câu 18: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích những nét chủ yếu của đặc điểm hành chính nhà nước ở nước ta trong thời nội chiến Nam - Bắc Triều (1527 – 1592)? • [GT, p. 169-180]
- Câu 19: Anh (chị) hãy trình bày những nét chủ yếu về cơ chế quản lý hành chính nhà nước của thời kì các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ 1558 đến 1801? • [GT, 190-194]
- Câu 20: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính và những chính sách cải cách hành chính dưới triều đại Quang Trung (1788 – 1802)? • [GT, 203-210]