Bài giảng Hành chính nhà nước từ cách mạng tháng tám đến nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hành chính nhà nước từ cách mạng tháng tám đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hanh_chinh_nha_nuoc_tu_cach_mang_thang_tam_den_nay.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hành chính nhà nước từ cách mạng tháng tám đến nay
- Phần thứ ba HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY
- Chương 8 Hành chính Nhà nước từ năm 1975 đến nay
- I. Những thay đổi về hành chính Việt Nam sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1975 – 1980) II. Hành chính Nhà nước giai đoạn 1980 – 1992 III. Hành chính Nhà nước từ 1992 đến nay
- Chờ đợi mua chất đốt ở phường 17, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp tháng 10-1984) Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ
- Tranh đăng báo Tuổi Trẻ Cười số 8 ngày 4-8-1985
- II.1. Bộ máy hành chính nhà nước Trung ương • Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" (Điều 104 HP 1980).
- • 1946 – Chính phủ • 1959 - Hội đồng Chính phủ • 1980 - Hội đồng bộ trưởng • 1992 – Chính phủ
- Hội đồng Bộ trưởng gồm có: – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; – Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; – Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng; – Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước (Điều 105).
- • Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan trường trực của Hội đồng Bộ trưởng gồm: –Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, –Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng –Bộ trưởng Tổng Thư kí Hội đồng Bộ trưởng.
- • Chia Bộ Điện lực và Than thành hai bộ: –Bộ Điện lực; –Bộ Mỏ và Than; • Chia Bộ Lương thực và Thực phẩm thành hai Bộ: –Bộ Công nghiệp thực phẩm –Bộ Lương thực
- • Như vậy, từ năm 1986 đến 1992 số lượng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng đã liên tục thay đổi theo xu hướng tăng lên trên cơ sở thực hiện chức năng quản lí đa ngành.
- • Trong lĩnh vực nông nghiệp: trước năm 1987 có 5 bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi.
- • Đến năm 1987 còn có ba Bộ là Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ( Bộ này được thành lập trên cơ sở sát nhập ba Bộ: Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và Lương thực).
- • Trong lĩnh vực công nghiệp: trước năm 1987 có 4 Bộ ( Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, và Bộ Công nghiệp nhẹ), và 3 Tổng cục (Tổng cục Hoá chất, Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học, và Tổng cục Dầu khí).
- • Giai đoạn 1987 - 1990 còn 3 Bộ ( Bộ năng lượng, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ), và 2 Tổng công ty (Tổng Công ty Hoá chất và Tổng công ty Dầu khí).
- • Trong lĩnh vực thương mại: Trước năm 1987 có 3 Bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư; và 2 Uỷ ban: Uỷ ban Kinh tế đối ngoại, Uỷ ban hợp tác kinh tế với Lào và Cămpuchia; và 1 Ban hợp tác chuyên gia của Chính phủ.
- • Đến năm 1988 còn 3 Bộ: Bộ Nội thương, Bộ Vật tư, và Bộ Kinh tế đối ngoại. Bộ Kinh tế đối ngoại được thành lập trên cơ sở sát nhập Bộ Ngoại thương, Uỷ ban Kinh tế đối ngoại, Uỷ ban hợp tác Lào và Cămpuchia, và Ban hợp tác chuyên gia của Chính phủ.
- • Từ năm 1987, cơ chế quản lí hành chính đã được đổi mới một bước: Chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các Bộ, Ngành đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội đã được làm rõ và tách khỏi chức năng quản lý kinh doanh để tập trung vào việc xây dựng thể chế và thực hiên đúng vai trò, chức năng của cơ quan công quyền.
- II.2. Bộ máy hành chính nhà nước địa phương • Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, Uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác.
- II.2. Bộ máy hành chính nhà nước địa phương • Do sát nhập tỉnh, huyện, xã, nên số lượng các đơn vị hành chính giảm xuống, nhưng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân lại tăng lên cả về số lượng lẫn biên chế, có lúc có tới 35 cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh và 25 cơ quan chuyên môn ở cấp huyện.
- Thường trực ủy ban Nhân dân Tỉnh gồm: - Chủ tịch, - Các phó Chủ tịch, - ủy viên thư kí.
- Các Sở, Ban, Ngành trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh được chia thành các khối:
- Khối tổng hợp gồm • Văn phòng Uỷ ban Nhân dân, • Uỷ ban Kế hoạch và Thống kê, • Ban tổ chức chính quyền
- Khối nội chính gồm • Sở tư pháp, • Ban thanh tra, • Công an Tỉnh, • Toà án nhân dân tỉnh, • Viện kiểm sát (theo ngành dọc), • Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh (theo ngành dọc)
- Khối lưu thông phân phối gồm • Sở thương nghiệp, • Sở tài chính, • Uỷ ban vật giá (sau nhập Sở tài chính và Uỷ ban vật giá thành Sở tài chính vật giá, tách thuế thành Cục thuế),
- + Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đầu tư xây dựng (sau chia Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đầu tư xây dựng thành nhiều ngân hàng và kho bạc), • Hợp tác xã mua bán.
- Khối nông lâm nghiệp gồm • Sở nông nghiệp, • Sở lâm nghiệp, • Sở thuỷ lợi (sau này nhập ba Sở này thành một Sở), • Ban quản lí ruộng đất, • Ban định canh định cư và kinh tế mới, • Sở thuỷ hải sản.
- Khối công nghiệp gồm • Sở Công nghiệp và Thủ công nghiệp, • Sở Giao thông Vận tải, • Sở Bưu điện, • Ban Khoa học Kĩ thuật, • Chi cục Đo lường Chất lượng.
- Khối văn xã gồm • Sở Văn hoá, • Sở Thông tin, • Sở Thể dục Thể thao ( về sau ba Sở này nhập thành một Sở), • Sở Giáo dục, • Ban giáo dục chuyên nghiệp (sau nhập về Sở Giáo dục),
- Khối văn xã gồm • Sở Y tế , • Ban bảo vệ Bà mẹ Trẻ em, • Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá Gia đình, • Sở Lao động, • Sở Thương binh xã hội (sau Sở Lao động và Sở Thương binh xã hội nhập thành một Sở)
- • Ngoài các Sở, Ban, Ngành chuyên môn nói trên, còn một số cơ quan trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh như các Công ty, Trạm, Trại, Công nông trường, Nhà máy, Xí nghiệp, Trường học, Bệnh viện
- Bộ máy hành chính cấp Huyện và tương đương + Uỷ ban Nhân dân cấp Huyện gồm có 9 đến 13 người trong đó Chủ tịch phụ trách chung và phụ trách khối nội chính, từ 2 đến 3 Phó chủ tịch phụ trách các khối Nông Lâm nghiệp, Tài chính Thương nghiệp, Công nghiệp Thủ công nghiệp, văn hoá xã hội và các ủy viên khác.
- Các Phòng, Ban chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp Huyện gồm có: • Phòng Nông nghiệp; • Phòng Thuỷ lợi; • Phòng Công nghiệp - Thủ công nghiệp; • Phòng Giao thông; • Phòng Xây dựng;
- Các Phòng, Ban chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp Huyện gồm có: • Phòng Xây dựng; • Phòng Tài chính Giá cả; • Phòng Thương nghiệp (sau đổi thành Công ty Thương nghiệp); • Phòng Lương thực (sau đổi thành Công ty Lương thực).
- • Phòng kế hoạch Lao động; • Phòng Thương binh xã hội; • Phòng Văn hoá Thông tin Thể thao; • Phòng bảo vệ Bà mẹ Trẻ em; • Phòng Y tế (sau hợp với bệnh viện thành Trung tâm Y tế); • Phòng Giáo dục; • Ban Khoa học Kỹ thuật; • Ban tổ chức.
- Sự kiện lịch sử Việt Nam quan trọng nhất của thế kỷ 20 • Năm 1999, trong một cuộc toạ đàm sử học tại Hà Nội [11,419] • Ngày thành lập Đảng 3-2-1930 • Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945
- Sự kiện lịch sử Việt Nam quan trọng nhất của thế kỷ 20 • Ngày 18-12-1986, ngày Đại hội Đảng lần thứ 6 quy định đường lối đổi mới. • Ngày thành lập Mặt trận Việt minh 19-5-1941 theo Nghị quyết trung ương lần thứ 8.
- Nội dung • Bộ máy hành chính nhà nước trung ương. • Bộ máy hành chính địa phương –Cấp tỉnh. –Cấp huyện. –Cấp xã.
- CHÍNH PHỦ Thực thi Quyền hành pháp Quyền lập qui Quyền hành chính Bộ Cơ quan ngang Bộ Cơ quan thuộc Chính phủ Chính quyền địa phương các cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện Thị trấn, phường, xã
- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ Gồm có: CÁC CƠ QUAN CÁC BỘ NGANG BỘ Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Gồm có: Cục; Vụ; Các tổ chức Tổng cục. Thanh tra Bộ; sự nghiệp (không nhất thiết Văn phòng Bộ. các Bộ đều có) Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, thanh tra Bộ, văn phòng Bộ, cục, tổng cục và tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ không quá 3 người.
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Gồm có: a. Các Tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN Vụ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục; Tổng cục. b. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ •Viện; trường ĐH; tạp chí; báo chí
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Hiến pháp 1992 → Hiến pháp 1992 sửa đổi • Luật tổ chức Chính phủ (1992) → sửa đổi: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 • Nghị định 15 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ → sửa đổi
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của từng Bộ và các cơ quan ngang Bộ (đã và đang ra lần lượt, theo Luật TCCP mới)
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của các Bộ được điều chỉnh và hoàn thiện theo hướng giảm số cơ quan quản lý chuyên ngành trên cơ sở xoá dần cơ chế "chủ quản" và theo xu hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực:
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Trong lĩnh vực nông nghiệp: tháng 10 năm 1995, đã sát nhập ba Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi thành Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Trong lĩnh vực công nghiệp: tháng10 năm 1995 đã sát nhập ba bộ: Bộ Năng Lượng, Bộ Công nghiệp Nặng và Bộ Công nghiệp Nhẹ thành Bộ Công nghiệp, và Tổng Công ty Dầu khí thì trực thuộc Chính phủ.
- Bộ máy hành chính nhà nước trung ương • Trong lĩnh vực thương mại: tháng 10 năm 1995, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bội Nội thương, và Bộ Vật tư được sát nhập thành Bộ Thương mại.
- Bộ máy hành chính địa phương • Ngày 21-6-1994,Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989.
- Bộ máy hành chính địa phương • → Đã sửa đổi • Tỉnh • Huyện • Xã (Nghị Định Của Chính Phủ Số : 114 /2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn).
- Nội dung • Nguồn gốc và hiện trạng đội ngũ CBCC VN • Phương hướng cải cách hành chính về CBCC (các văn bản) • Phân loại công chức theo ngạch, loại • Thống kê số lượng (chưa có phần chất lượng công chức) • Các văn bản về quản lý cán bộ, công chức • Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Nguồn gốc và hiện trạng đội ngũ CBCC VN • Do đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức của ta được hình thành trong kháng chiến, cùng với những hoạt động kinh tế - xã hội được vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp và hệ thống luật pháp chưa được xây dựng đầy đủ.
- Nguồn gốc và hiện trạng đội ngũ CBCC VN • Vì vậy, khi thực hiện quá trình đổi mới, chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường đã bộc lộ những bất cập trên nhiều lĩnh vực như thiếu kiến thức về hành chính và pháp luật, bỡ ngỡ trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường và xu thế hội hội nhập quốc tế, thiếu năng động trong công việc phục vụ nhân dân.
- Nguồn gốc và hiện trạng đội ngũ CBCC VN • Tình trạng yếu kém trong quản lý nền kinh tế thị trường của một số đông cán bộ hành chính các cấp đã dẫn đến hai khuynh hướng buông lỏng sự quản lý và hạn chế sự phát triển kinh tế.
- Nguồn gốc và hiện trạng đội ngũ CBCC VN • Thêm vào đó, một số cán bộ, công chức đã lạm dụng quyền lực để tham nhũng, bòn rút ngân sách nhà nước dưới nhiều hình thức, sách nhiễu, ức hiếp dân chúng làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước
- Phương hướng cải cách hành chính về CBCC (các văn bản) • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng đã khẳng định: "Cán bộ và công tác cán bộ thực sự vừa là yêu cầu cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải được đổi mới từ quan điểm, phương pháp, chính sách và tổ chức “.
- Phương hướng cải cách hành chính về CBCC (các văn bản) • Chương trình tổng quát về cải cách hành chính được Chính phủ thông qua năm 1992 đã đặc biệt quan tâm đến các nội dung sau: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức cốt cán; xây dựng quy chế viên chức và chế độ công vụ; và chấn chỉnh cách làm việc ở công sở. • Nên thêm: Chương trình tổng thể CCHC 2001-2010
- Phân loại công chức theo ngạch, loại • Ngày 29/5/1993, sau một thời gian dài chuẩn bị, Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng ngạch công chức của 23 ngành. [GT, 453]
- Các ngạch công chức ngành hành chính 1. Chuyên viên cao cấp 2. Chuyên viên chính 3. Chuyên viên 4. Cán sự 5. Kỹ thuật viên đánh máy
- Các ngạch công chức ngành hành chính 6. Nhân viên đánh máy 7. Nhân viên kỹ thuật 8. Nhân viên văn thư 9. Nhân viên phục vụ 10. Lái xe cơ quan 11. Nhân viên bảo vệ
- • Mỗi ngạch công chức trên đây là sự thể hiện về chức và cấp của từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu bộ máy của nền hành chính quốc gia. Mỗi ngạch công chức hành chính có tiêu chuẩn, nghiệp vụ riêng. Các ngạch được hình thành bởi các tiêu chuẩn từ thấp đến cao, và đồng thời căn cứ vào sự phân công, phân cấp của hệ thống hành chính nhà nước.
- • Chức danh và tiêu chuẩn chung của các ngạch hành chính dùng làm cơ sở cho việc xác định vị trí làm việc cụ thể với nội dung công việc phù hợp, và đồng thời làm căn cứ cho đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ công chức. [GT, 453]
- Trong Nghị định này (117), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 1. "Ngạch công chức" là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ; 2. "Bậc" là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương;
- Trong Nghị định này (117), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 3. "Nâng ngạch" là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ; 4. "Chuyển ngạch" là chuyển từ ngạch này sang ngạch khác có cùng cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ (ngạch tương đương);
- Trong Nghị định này (117), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 5. "Tuyển dụng" là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển; 6. "Bổ nhiệm vào ngạch" là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch công chức nhất định;
- Trong Nghị định này (117), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 7. "Cơ quan sử dụng công chức" là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức; 8. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức" là cơ quan được giao thẩm quyền tuyển dụng và quản lý công chức;
- Trong Nghị định này (117), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 9. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch công chức" là cơ quan được giao thẩm quyền quản lý các ngạch công chức chuyên ngành; 10. "Tập sự" là việc người được tuyển dụng tập làm việc theo chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
- Phân loại công chức theo Nghị định 117 Điều 4. Phân loại công chức Công chức nói tại Nghị định này được phân loại như sau : 1. Phân loại theo trình độ đào tạo : a) Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học;
- Phân loại công chức theo Nghị định 117 Điều 4. Phân loại công chức Công chức nói tại Nghị định này được phân loại như sau : b) Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp; c) Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.
- Phân loại công chức theo Nghị định 117 2. Phân loại theo ngạch công chức: a) Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; b) Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; c) Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; d) Công chức ngạch cán sự và tương đương; đ) Công chức ngạch nhân viên và tương đương.
- Phân loại công chức theo Nghị định 117 3. Phân loại theo vị trí công tác: a) Công chức lãnh đạo, chỉ huy; b) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ. Việc phân cấp quản lý công chức phải căn cứ vào việc phân loại công chức quy định tại Điều này.
- Thống kê số lượng (chưa có phần chất lượng công chức) • Theo con số thống kê của Ban Tổ chức Chính phủ, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp trong cả nước có 1.352.148 người, trong đó quản lý hành chính nhà nước là 207.510 người(15,34%); giáo dục đào tạo có 885.493 người (65,48%); y tế có 166.356 người (12,30%); khoa học công nghệ có 16,460 người (1,25%); văn hoá thể thao có 32.099 người (2,37%); sự nghiệp khác có 44.230 người (3,27%).
- Thống kê số lượng (chưa có phần chất lượng công chức) • Số lượng công chức trong các cơ quan trung ương là 197.078 người (chiếm 14,57%), trong khi đó số lượng công chức ở các cơ quan hành chính địa phương là 1.155.070 người (chiếm 85,43%). So với dân số nước ta hiện này khoảng 76.000.000 thì tỷ lệ cứ 1000 dân có 16 công chức.
- Các văn bản về quản lý cán bộ, công chức (cũ và mới) • Đặc biệt là Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng được ban hành ngày 26-2-1998 để thay thế cho Nghị định số 24/CP ngày 8/11/1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức Nhà nước và Quyết định 256/TTg ngày 15/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tập sự đối với người được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước.
- Các văn bản về quản lý cán bộ, công chức (cũ và mới) • Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
- Các văn bản về quản lý cán bộ, công chức (cũ) • Để cụ thể hóa Pháp lệnh công chức, Chính phủ đã ban hành một số các văn bản như Nghị định số 95/CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; Nghị định 96/CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức;
- Các văn bản về quản lý cán bộ, công chức (cũ) • Nghị định 97/ CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Quyết định số 11- TCCP- CVC ngày 5/12/1998 của Bộ trưởng- Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm
- Các Nghị định 114, 115, 116, 117 • Nghị Định Của Chính Phủ Số : 114 /2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. • Nghị Định Của Chính Phủ Số : 115 /2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về chế độ công chức dự bị.
- Các Nghị định 114, 115, 116, 117 • Nghị Định Của Chính Phủ Số : 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (thay thế Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 56/2000/NĐ- CP ngày 12 tháng 10 năm 2000 sửa đổi khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.)
- Các Nghị định 114, 115, 116, 117 • Nghị Định Của Chính Phủ Số : 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (thay thế Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 56/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ sửa đổi khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.)
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. • Học viện Hành chính quốc gia –Nghị định số 253/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. • Các trừơng chính trị Tỉnh: –Đã sát nhập Trường hành chính và Trường Đảng thành Trường chính trị Tỉnh. –Nhìn chung hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nước ta đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đang thiếu sự quản lí, chỉ đạo thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
- • Quyết định số 874/1996/QĐ -TTg ngày 20-11-1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 – 2005
- • Quyết định số 287/1996/QĐ - TTg ngày 6-5-1996 về việc giao nhiệm vụ đào tạo đại học, cấp bằng cử nhân hành chính cho Học viện Hành chính Quốc gia. • Học viện Hành chính Quốc gia đang tiến hành đang tiến hành đào tạo Cử nhân hành chính, Thạc sỹ hành chính và đang (đã) xây dựng chương trình đào tạo Tiến sỹ hành chính
- Câu 33: Anh (chị) hãy trình bày những thay đổi về hành chính Nhà Nước ở nước ta sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến năm 1980? • [GT, 427-431] • Xem thêm CD 38- Đổi mới bắt đầu từ đâu?
- Câu 34: Anh (chị ) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của hành chính Nhà Nước Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 1992? • [GT, 431-445] • Bộ máy HCNN Tw • Bộ máy HCNN địa phương • Xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước
- Câu 35: Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về kiện toàn cơ cấu tổ chức và sự sắp xếp các đơn vị hành chính Nhà Nước ở nước ta trong giai đoạn từ 1992 đến nay? • [GT, 445-452]
- Câu 36: Anh (chị ) hãy trình bày những chuyển biến cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà Nước từ 1992 đến nay? • [GT, 452-459]