Bài giảng Hệ điều hành Linux căn bản - File Permission - Lê Ngọc Sơn

pdf 29 trang huongle 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ điều hành Linux căn bản - File Permission - Lê Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_dieu_hanh_linux_can_ban_file_permission_le_ngoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ điều hành Linux căn bản - File Permission - Lê Ngọc Sơn

  1. HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX CĂN BẢN Lê Ngọc Sơn lnson@fit.hcmus.edu.vn
  2. GIỚI THIỆU VỀ FILE PERMISSION Linux là một hệ điều hành đa người dùng, do đó vấn đề phân quyền truy xuất trên hệ thống file là rất quan trọng. Để xem được quyền hạn ứng với một file cụ thể, ta có thể dùng lệnh ls -l.
  3. CẤU TRÚC PHÂN QUYỀN Dùng cho file thực thi
  4. BIỂU DIỄN DƯỚI DẠNG SỐ
  5. CẤU TRÚC PERMISSION
  6. Ba loại người dùng ứng với file permission:  User/Owner (u): Người nắm quyền sở hữu file, có thể thay đổi bằng lệnh chown  Group users (g): Những người dùng nằm trong group sở hữu user  Others (o): Những người dùng còn lại
  7. Ý NGHĨA CÁC QUYỀN Các từ viết tắt r,w,x; giá trị - tượng trưng cho không có quyền hạn tại vị trí đó. Ví dụ: r-x là không có quyền w. Chữ cái đầu tiên là d: thư mục; -: tập tin; ngoài ra còn có các ký tự đặc biệt khác.
  8. Quyền hạn ngoài việc được thể hiện bằng chuỗi ký tự rwx, còn có thể được ký hiệu bằng số (777). Toàn bộ quyền truy xuất được chia thành 3 nhóm ứng với 3 loại người dùng. Mỗi nhóm được viết thành một số.
  9. LỆNH CHMOD Để thay đổi quyền hạn trên file, ta sử dụng lệnh chmod, cú pháp: chmod [mode] filename Ghi chú: chỉ có superuser (các user quản trị) hoặc user sở hữu tập tin/ thư mục mới có thể chmod cho tập tin/thư mục. Lệnh chmod có thể hoạt động ở cả dạng chuỗi (rwx) lẫn cả dạng số (764).
  10. Mục mode trong câu lệnh chmod gồm có 3 phần. Phần đầu chỉ nhóm người dùng, phần sau là toán tử, cuối cùng là quyền hạn.
  11. VÍ DỤ 1: . Xóa quyền read của group với file dante: $ ls -l dante -rw-r r 1 user2 staff 2 Jun 11 1:44 dante $ chmod g-r dante $ ls -l dante -rw r 1 user2 staff 2 Jun 11 1:44 dante
  12. VÍ DỤ 2: . Thêm quyền execute cho owner, thêm quyền read cho group và others với file dante: . $ ls -l dante -rw 1 user2 staff 2 Jun 11 1:44 dante $ chmod u+x,go+r dante $ ls -l dante -rwxr r 1 user2 staff 2 Jun 11 1:44 dante
  13. VÍ DỤ 3: . Cho mọi người dùng quyền read và write (a: all user) $ chmod a=rw dante $ ls -l dante -rw-rw-rw- 1 user2 staff 2 Jun 11 1:44 dante Hoặc có thể dùng dạng số: chmod 666 dante Có thể dùng tham số -R để set quyền đệ qui (cho tập tin và thư mục con của 1 thư mục)
  14. QUYỀN MẶC ĐỊNH . Quyền mặc định ban đầu (initial default permission) là quyền được tự động set cho file/directory khi chúng được tạo ra. . Quyền mặc định của một tập tin là 666 (rw-rw-rw-) . Quyền mặc định của một thư mục là 777 (rwx rwx rwx).
  15. UMASK . Có thể thay đổi quyền mặc định của tập tin/ thư mục bằng cách thay đổi giá trị biến umask . Giá trị umask gồm 4 số bát phân . Giá trị mặc định của umask là 0022 hoặc 0002
  16. umask hoạt động tương tự một bộ lọc. Khi tính giá trị default permission cho một file, thư mục mới tạo ra hệ thống sẽ lấy (initial default permission) AND ( NOT umask). Nhắc lại: Initial Default permission of:  File: 666  Directory: 777
  17. VÍ DỤ 1 . Default file permission r w – r w – r w – ( 666 ) umask of 022 – – – – w – –w – ( 022 ) Resulting file permission r w – r – – r – – ( 644 ) . Default dir permission r w x r w x r w x ( 777 ) umask of 022 – – – – w – –w – ( 022 ) Resulting dir permission r w x r – x r – x ( 755 )
  18. VÍ DỤ 2: . Default file permission r w – r w – r w – ( 666 ) umask of 123 – – x – w – – w x ( 123 ) Resulting file permission r w – r – – r – – ( 644 ) (not 543!) Default dir permission r w x r w x r w x ( 777 ) umask of 123 – – x – w – – w x ( 123 ) Resulting dir permission r w – r – x r – – ( 654 )
  19. THAY ĐỔI GIÁ TRỊ UMASK Xem giá trị umask: $ umask 0022 Đổi giá trị umask sang 027 $umask 027 Chỉnh trong /etc/profile hoặc /etc/bashrc, thêm dòng umask 022 umask cho tất cả các user.
  20. CÁC QUYỀN HẠN ĐẶC BIỆT . Các quyền đặc biệt cho các tập tin thực thi và các thư mục dùng chung • Set user ID : suid • Set group ID : sgid • Sticky bit
  21. SET USER ID Khi user thực thi một file, user có thể “mượn” quyền của user làm chủ file đó để thực thi. Ví dụ user sv thực thi một file do user root làm chủ, trong quá trình thực thi chương trình “mượn” tạm quyền của root để làm việc. Khi file được set “set user id” thì sẽ hiện ký tự s tại muc quyền hạn execute (thay cho ký tự x) của owner. Nếu file chỉ có quyền “set user id” mà không có quyền execute, ký tự s sẽ chuyển thành S (viết hoa). $ ls –l /bin/su /usr/bin/passwd -rwsr–xr–x 1 root root 18452 Jul 2 2003 /bin/su -r-s—-x-–x 1 root root 13476 Aug 7 2003 /usr/bin/passwd
  22. . Root và owner có thể set suid bằng câu lệnh chmod, với giá trị 4000 hoặc ký tự s: . Ví dụ: # chmod 4755 # chmod u+s
  23. SET GROUP ID . Tương tự như suid, file nếu có quyền sgid khi user khác thực thi file này sẽ “mượn” tạm quyền hạn của group quản lý file đó. . File có quyền sgid sẽ thể hiện ký tự “s” ở quyền execute của group. Nếu group không có quyền execute, ký tự S sẽ viết hoa. . Ví dụ: $ ls –l /usr/bin/slocate /usr/bin/write -rwxr-sr–x 1 root slocate 9 Jul 2 2003 /usr/bin/slocate -rwxr-sr–x 1 root tty 13476 Aug 7 2003 /usr/bin/write
  24. SET GROUP ID . User root hoặc người sở hữu file có thể set group id qua lệnh chmod, sử dụng giá trị 2000 hoặc chuỗi g+s: . $ chmod 2755 $ chmod g+s . Khi một directory được set Group ID. Mọi tập tin được tạo ra (dù do bất kỳ ai tạo) đều được chuyển quyền sở hữu về cho group đang sở hữu thư mục đó
  25. STICKY BIT PERMISSION . Dùng để bảo vệ tập tin trong các thư mục public. Khi một thư mục được set sticky bit: . Chỉ có owner hoặc root được phép xóa files/rename trong thư mục . Các user khác vẫn có quyền tạo/ ghi file nhưng không được phép xóa/rename. . Sticky bit thể hiện qua ký tự “t” ở phần quyền execute của others, nếu others không có quyền x, ký tự T sẽ viết hoa. . Set sticky bit: $ chmod 1755 $ ls –ld /tmp drwxrwxrwt 8 root root 4096 Jul 2 2003 /tmp
  26. CHOWN COMMAND . Sử dụng lệnh chown để đổi quyền sở hữu tập tin, thư mục cho người dùng khác. . Ví dụ đổi quyền sở hữu tập tin data.txt cho user sv: chown sv data.txt . Đổi quyền sở hữu tập tin data.txt cho user sv và group ketoan chown sv:ketoan data.txt
  27. CHGRP COMMAND Chuyển quyền sở hữu tập tin cho group khác (phần owner giữ nguyên). Ví dụ: chgrp sv data.txt => Chuyển group sở hữu tập tin data.txt từ bất kỳ group nào sang cho group sv
  28. Q & A 29