Bài giảng hệ điều hành Linux - Chương 2: Hệ thống tập tin và quản trị hệ thống tập tin

ppt 70 trang huongle 6930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng hệ điều hành Linux - Chương 2: Hệ thống tập tin và quản trị hệ thống tập tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_gian_he_dieu_hanh_linux_chuong_2_he_thong_tap_tin_va_qua.ppt

Nội dung text: Bài giảng hệ điều hành Linux - Chương 2: Hệ thống tập tin và quản trị hệ thống tập tin

  1. Chương 2 Hệ thống tập tin và quản trị hệ thống tập tin 1
  2. Nội dung chi tiết vHệ thống tập tin (File system). qCác kiểu tập tin trong Linux. qLiên kết tập tin. qGắn kết hệ thống tập tin. qTổ chức cây thư mục. vQuản trị hệ thống tập tin. qCác lệnh xem nội dung. qNhóm lệnh sao chép di chuyển. qNhóm lệnh tìm kiếm và so sánh. qLưu trữ tập tin, thư mục. qBảo mật hệ thống tập tin. 2
  3. Hệ Thống Tập Tin v Mỗi hệ điều hành có cách tổ chức lưu trữ dữ liệu riêng. Ở mức vật lý, đĩa được định dạng từ các thành phần sector, track, cylinder. v Ở mức logic, mỗi hệ thống sử dụng cấu trúc riêng, có thể dùng chỉ mục hay phân cấp để có thể xác định được dữ liệu từ mức logic tới mức vật lý. Cách tổ chức như vậy gọi là hệ thống tập tin (file system). v Một hệ thống tập tin là thiết bị mà nó đã được định dạng để lưu trữ tập tin và thư mục. 3
  4. Hệ thống tập tin vLà các phương pháp và cấu trúc dữ liệu mà hệ điều hành sử dụng để lưu trữ các thông tin của các tập tin hay phân vùng trên đĩa. vLà cách tổ chức dữ liệu trên thiết bị lưu trữ và được tổ chức theo dạng hình cây. vTrong Linux xem file như là một inode, thư mục là một file chứa những entry. vCác thành phần của hệ thống tập tin: qSuperblock qInode qStorageblock 4
  5. Một số hệ thống tập tin v VFS v Ext2 v Ext3 v Ext4 (mới nhất) v Jfs v Vfat v Iso9660 v Swap 5
  6. Superblock vLà cấu trúc được tạo tại vị trí bắt đầu hệ thống tập tin (filesystem) hay một phân vùng ổ đĩa. vLưu trữ các thông tin: qThông tin về block size, free block. qThời gian gắn kết (mount) cuối cùng của tập tin. qThông tin trạng thái tập tin. 6
  7. Inode v Lưu những thông tin về tập tin và thư mục được tạo trong hệ thống tập tin. Nhưng không lưu tên tập tin và thư mục. v Mỗi tập tin tạo ra sẽ được phân bổ một inode lưu thông tin sau : qLoại tập tin và quyền hạn truy cập. qNgười sở hữu tập tin. qKích thước và số hard link đến tập tin. qNgày và giờ chỉnh sửa tập tin lần cuối cùng. qVị trí lưu nội dung tập tin trong filesystem. 7
  8. Inode 8
  9. Storage block vLà vùng lưu dữ liệu thực sự của tập tin và thư mục. vChia thành những datablock, trong đó mỗi block chứa 1024 byte. qDatablock của tập tin thường lưu inode của tập tin và nội dung của tập tin. qDatablock của thư mục lưu danh sách những entry gồm inode number, tên tập tin và những thư mục con. 9
  10. Gắn kết hệ thống tập tin v Lệnh mount để gắn kết hệ thống tập tin vào hệ thống. v Cú pháp : mount [–t type] v Trong đó : q-t type : chỉ rõ kiểu hệ thống tập tin type của thiết bị. qdevice : là thiết bị vật lý như CD-ROM, đĩa mềm, usb, qdirectory : là thư mục muốn mount vào. v Lệnh umount để gỡ bỏ gắn kết hệ thống tập tin đã được mount ra khỏi hệ thống. umount 10
  11. File /etc/fstab v Giúp tự động mount các hệ thống file lúc boot v Khai báo cho các lệnh mount ngắn gọn #mount /dev/hda2 on / type ext3 (rw) v Định dạng device mount-point type options v Ví dụ về file /etc/fstab /dev/hda2 / ext3 defaults 1 1 none /proc proc defaults 0 0 /dev/hda3 swap swap defaults 0 0 /dev/fd0 /mnt/floppy auto noauto 0 0 /dev/hdd /mnt/cdrom iso9660 noauto,ro 0 0 /dev/hdc1 /mnt/c auto auto 0 0 11
  12. Các kiểu tập tin trong Linux vCác tập tin trong Linux được chia thành 8 kiểu: Kiểu tập tin Ký hiệu Regular - hoặc f Directory d Charater device c Block device b Domain socket s Name pipes p Hard link Symbolic link l 12
  13. Tập tin liên kết v Link (Liên kết) một liên kết, là tạo ra một tập tin thứ hai cho một tập tin. v Có 2 loại tập tin liên kết: qHard link : là một tập tin liên kết tới một tập tin khác. ØNội dung của hard link và tập tin nó liên kết tới luôn giống nhau. ØKhi thay đổi nội dung của hard link thì nội dung của tập tin mà nó liên kết tới cũng thay đổi, và ngược lại. qSymbolic link : là một tập tin chỉ chứa tên của tập tin khác. Khi nhân của hệ điều hành duyệt qua symbolic link thì nó sẽ được dẫn tới tập tin mà symbolic link chỉ đến. 13
  14. Quy ước đặt tên file vTối đa 255 ký tự vCó thể sử dụng bất kỳ ký tự nào (kể cả ký tự đặc biệt) "very ? long - file + name.test" vFile / thư mục ẩn được bắt đầu bằng một dấu “.” .bash_history .bash_profile .bashrc .desktop/ .kde/ .mozilla/ 14
  15. Tổ chức cây thư mục 15
  16. Các thư mục cơ bản Thư mục Ý nghĩa /bin, /sbin Chứa tập tin nhị phân hỗ trợ cho việc boot và thực thi các lệnh. /boot Chứa Linux Kernel, file ảnh hỗ trợ load hệ điều hành. /lib Chứa các thư viện cần thiết để thi hành các tập tin nhị phân trong thư mục /bin, /sbin /usr/local Chứa các thư viện, phần mềm để chia sẻ cho các máy khác trong mạng. /tmp Chứa các file tạm. /dev Chứa các tập tin đại diện cho các thiết bị (CD-ROM, Floppy) được gắn với hệ thống. 16
  17. Các thư mục cơ bản (tt) Thư mục Ý nghĩa /etc Chứa các tập tin cấu hỉnh của các dịch vụ trên máy tính. /home Chứa các thư mục home directory của người dùng. /root Lưu trữ home directory cho user root. /usr Chứa các tập tin có thể dùng chung trên toàn hệ thống, đây cũng là nơi lưu trữ tập tin các chương trình đã được cài đặt. /var Lưu trữ các log file, các file quản trị, và các file tạm của hệ thống. /mnt Chứa các tham chiếu đến các hệ thống tập tin được gắn kết (mount) vào hệ thống. /proc Chứa những tập tin đại diện cho trạng thái hiện tại của kernel. 17
  18. Đường dẫn v Đường dẫn tuyệt đối: bắt đầu bằng “/” / /bin /usr /usr/bin v Đường dẫn tương đối: không bắt đầu bằng “/” bin usr/local/bin /sbin ./ v Đường dẫn đặc biệt q - thư mục cha q . - thư mục làm việc hiện tại 18
  19. Biến shell v Dùng trong lập trình shell và điều khiển môi trường thực thi (environment) v Gán giá trị cho biến: var_name=value v Truy xuất giá trị của biến: $var_name $ foo=”xin chao” $ echo $foo vset liệt kê các biến shell đã được định nghĩa vunset hủy biến shell vexport export biến cho môi trường thực thi của các lệnh sau đó 19
  20. Biến môi trường v Điều khiển môi trường thực thi lệnh v Một số biến môi trường thông dụng: qHOME thư mục home của user hiện tại qSHELL chương trình shell hiện tại qPATH đường dẫn để tìm các file thực thi qUSER tên user login qTERM kiểu terminal hiện tại qDISPLAY khai báo hiển thị cho X-Window qPS1 dấu nhắc dòng lệnh qLANG ngôn ngữ hiện tại 20
  21. Gán tắt lệnh v Thay thế một chuỗi dài bằng một từ ngắn. Tạo các lệnh với tuỳ chọn đơn giản, ngắn gọn, hữu dụng. qalias tạo hoặc liệt kê các gán tắt(alias) qunalias loại bỏ một gán tắt v Ví dụ : q$ alias cp='cp -i' q$ alias ll='ls -l –-color=tty' q$ alias la='ls -la -–color=tty‘ q$ unalias la 21
  22. Quản trị hệ thống tập tin vCác lệnh xem nội dung. vNhóm lệnh sao chép/xóa/di chuyển tập tin. vNhóm lệnh tìm kiếm và so sánh. vLưu trữ tập tin, thư mục. vBảo mật hệ thống tập tin. 22
  23. Nhóm lệnh xem nội dung Lệnh Ý nghĩa pwd Hiển thị đường dẫn đầy đủ tới thư mục hiện hành. cd Thay đổi thư mục hiện hành ls Liệt kê nội dung thư mục wc Cho biết thông tin về số dòng, số từ, số byte của tập tin cat Kết nối tập tin và xuất ra thiết bị chuẩn, xem nội dung tập tin more Xem nội dung tập tin head Hiển thị phần đầu nội dung tập tin tail Hiển thị phần cuối của nội dung tập tin 23
  24. Lệnh pwd vIn đường dẫn đến thư mục hiện hành. vVí dụ: [student]$ pwd /home/student 24
  25. Lệnh cd vCho phép thay đổi thư mục hiện hành. vCú pháp: cd [thư mục] vVí dụ: q$ cd /usr ([/usr]) q$ cd bin ([/usr/bin]) q$ cd / /etc ([/etc]) q$ cd ~ ([/home/student]) q$ cd ([/home/student]) 25
  26. Lệnh ls vLiệt kê nội dung của một thư mục vCú pháp: ls [tùy chọn] [thư mục] vMột số tùy chọn: qls –x: hiển thị trên nhiều cột. qls –l: hiển thị chi tiết các thông tin của tập tin. qls –a: hiển thị tất cả các tập tin kể cả tập tin ẩn. 26
  27. Lệnh ls (tt) 27
  28. Lệnh wc v Cho biết thông tin về số dòng, số từ, kích thước (byte) của tập tin. v Cú pháp : wc [tùy chọn] [tập tin 1] [tập tin n] v Một số tùy chọn : q-c kích thước tập tin (byte) gồm cả ký tự CR và EOF q-m số lượng ký tự có trong tập tin q-w số lượng từ có trong tập tin q-l số dòng trong tập tin q-L chiều dài của dòng dài nhất 28
  29. Lệnh touch và cat v Xem, nối kết nội dung tập tin (lệnh touch dùng tạo tập tin rỗng). v Cú pháp: cat [tùy chọn] [tập tin 1] [tập tin n] v Một số tùy chọn: q-s xóa các dòng trắng chỉ để lại 1 dòng duy nhất. q-n đánh số thứ tự các dòng, kể cả dòng trắng. q-b đánh số thứ tự các dòng, ngoại trừ dòng trắng. 29
  30. Lệnh more v Xem nội dung của tập tin theo từng trang màn hình. v Cú pháp: more [tùy chọn] [tập tin 1] [tập tin n] v Một số tùy chọn: q-num xác định kích thước của màn hình num dòng. q+num dòng bắt đầu hiển thị. q-s xóa bớt các dòng trắng, chỉ để lại một dòng trắng giữa mỗi đoạn. v Xem thêm lệnh less 30
  31. Lệnh head v Xem nội dung đầu tập tin. v Cú pháp: head [tùy chọn] [tập tin 1] [tập tin n] v Một số tùy chọn: q-n in ra màn hình n dòng đầu tiên (mặc định lệnh head sẽ hiển thị 10 dòng đầu). q-q không hiển thị ra màn hình phần đầu đề chứa tên tập tin trong trường hợp mở nhiều tập tin cùng lúc. 31
  32. Lệnh tail v Xem nội dung cuối tập tin. v Cú pháp: tail [tùy chọn] [tập tin 1] [tập tin n] v Một số tùy chọn: q-n in ra màn hình n dòng cuối cùng (mặc định lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối). q-q không hiển thị ra màn hình phần đầu đề chứa tên tập tin trong trường hợp mở nhiều tập tin cùng lúc. 32
  33. Yêu cầu về nhà (3) v Đọc, dịch file : Accessing Files and Directories.pdf qLưu ý : nộp bằng file Word, không nộp phần Exercise (tensv_baiso .doc) qĐịa chỉ nộp : thanhnm@itc.edu.vn qHạn nộp : 22g00, ngày thứ 7 ngay sau buổi học lý thuyết. qSubject của mail : Linux_MSSV_TenSV_Bài-tập-số v Làm thực hành phần TASK, sẽ kiểm tra trên lớp. 33
  34. Tính năng của BASH Shell vĐịnh hướng lại nhập/xuất (I/O redirection) vỐng lệnh (Pipe) vKý tự đại diện (Wildcard) vHoàn thành lệnh (Tab completion) vLịch sử lệnh (Command history) 34
  35. Định hướng lại nhập / xuất vĐịnh hướng (redirection) là hình thức thay đổi luồng dữ liệu của các nhập, xuất và lỗi chuẩn. vCó 3 loại: qĐịnh hướng nhập (Input Redirection): chỉ số 0 qĐịnh hướng xuất (Output Redirection): chỉ số 1 qĐịnh hướng lỗi (Error Redirection) : chỉ số 2 35
  36. Định hướng nhập v Sử dụng ký tự ‘<‘ để định hướng lại nhập. v Cú pháp: $lệnh < tập_tin hoặc $lệnh 0< tập_tin v Ví dụ: qcat < /etc/passwd hoặc cat 0< /etc/passwd qmore < /etc/passwd hoặc more 0< /etc/passwd 36
  37. Định hướng xuất vSử dụng ký tự ‘>‘ để định hướng lại xuất. vĐể chèn thêm dữ liệu vào cuối tập tin dùng “>>” vCú pháp: $lệnh > tập_tin $lệnh >> tập_tin vVí dụ: q$ls –l /tmp/ > t1.out q$ls –l /etc/ >> t1.out 37
  38. Định hướng lỗi v Sử dụng ký tự ‘2>‘ để định hướng lại lỗi. v Để chèn thông tin lỗi vào cuối tập tin dùng “2>>” v Cú pháp: $lệnh 2> tập_tin $lệnh 2>> tập_tin v Ví dụ: q$ls –l /temp/ > t1.out 2> log.err q$ls –l /etc/ >> t1.out 2>> log.err 38
  39. Ống lệnh (Pipe) vLấy kết quả xuất của lệnh trước làm đối số đầu vào của lệnh sau. vCú pháp lệnh_1 | lệnh_2 | | lệnh_n vVí dụ : qls –l /etc/ | less qHiển thị nội dung từ dòng thứ 8 đến dòng thứ 10 trong tập tin t1.txt, ta thực hiện như sau : cat t1.txt | head -10 | tail -3 39
  40. Ký tự đại diện v Hỗ trợ tìm kiếm tên của tập tin / thư mục. v Bash chấp nhận các ký tự đại diện sau : q* tương ứng mọi chuỗi, kể cả chuỗi rỗng q? tương ứng một ký tự đơn q[ ] tương ứng một trong các ký tự bên trong ngoặc q[!/^] không tương ứng với một trong các ký tự bên trong ngoặc q\ loại bỏ ý nghĩa đặc biệt của các ký tự *,?,) 40
  41. Ví dụ về các ký tự đại diện vls a* liệt kê tất cả các tên bắt đầu bằng “a” vls a?.txt liệt kê tất cả tên dạng a?.txt với ? là ký tự bất kỳ v ls [aei]* liệt kê tất cả các tên bắt đầu bằng a,e, hoặc i v ls [a-d]*[0-9] liệt kê tất cả tên bắt đầu từ a đến d và kết thúc từ 0 đến 9 v ls [!L-T]* liệt kê tất cả các tên không bằng đầu từ L đến T 41
  42. Hoàn thành lệnh v Nhấn phím để tự động điền đầy đủ dòng lệnh. v Liệt kê tất cả khả năng có thể v Ví dụ: q$ cd /usr/lo (/usr/local) q$ cp cp cpp cpio cproto q$ cd dir dir1 dir2 dir3 42
  43. Lịch sử lệnh v Danh sách các lệnh đã thực thi lưu trong .bash_history v Lệnh history : in ra danh sách các lệnh đã thực thi v Ví dụ: $ history 1 clear 2 cd / 3 ls 4 mkdir /tmp/dir1 v !n : thực thi lại dòng lệnh thứ n v !string: thực thi lại dòng lệnh ngay trước đó bắt đầu bằng “string” 43
  44. Nhóm lệnh sao chép di chuyển Lệnh Ý nghĩa ln Tạo tập tin liên kết cp Sao chép tập tin, thư mục rm Xóa bỏ tập tin, thư mục mv Di chuyển / đổi tên tập tin mkdir Tạo thư mục rmdir Xóa thư mục 44
  45. Lệnh ln vTạo tập tin liên kết vCú pháp: ln [options] targer [linkname] vMột số tùy chọn: q-f xoá file đích nếu đã tồn tại q-s tạo symbolic link thay vì hard link vVí dụ: q$ ln -s /usr/local/bin q$ ln -s dir1 firstdir q$ ln -s lib.so.0 lib.so.1 45
  46. Lệnh cp vSao chép tập tin / thư mục. vCú pháp : cp [options] source dest vMột số tùy chọn: q-f ghi đè không cần hỏi (force) q-i hỏi trước khi ghi đè (interactive) q-R,-r copy toàn bộ thư mục kể cả con vVí dụ: q$cp -r dir1 dir5 q$cp file1 file5 46
  47. Lệnh rm vXóa tập tin và thư mục vCú pháp: rm [options] file vMột số tùy chọn: q-f xoá không cần hỏi q-i hỏi trước khi xoá q-R,-r xoá toàn bộ thư mục kể cả con vLưu ý: KHÔNG dùng lệnh: #rm -rf / 47
  48. Lệnh mv v Cho phép thay đổi tên và di chuyển vị trí của tập tin. v Cú pháp: mv [options] source dest v Một số tùy chọn: q-f ghi đè không cần hỏi (force) q-i hỏi trước khi ghi đè (interactive) v Ví dụ: q$mv file5 file6 q$mv file1 dir5 48
  49. Lệnh mkdir vCho phép tạo thư mục. vCú pháp: mkdir [options] directory vMột số tùy chọn: q-p tạo thư mục cha nếu chưa tồn tại vVí dụ: q$mkdir dir1 q$mkdir dir1 dir2 q$mkdir -p dir3/dir4 49
  50. Lệnh rmdir v Cho phép xóa thư mục rỗng. v Cú pháp: rmdir [options] directory v Một số tùy chọn: q-p xoá tất cả các thư mục tạo nên đường dẫn v Ví dụ: q$rmdir dir1 q$rmdir dir1 dir2 q$rmdir -p dir3/dir4 $rmdir dir3/dir4 dir3 50
  51. Nhóm lệnh tìm kiếm và so sánh Lệnh Ý nghĩa find Tìm kiếm tập tin grep Tìm chuỗi trong nội dung tập tin cmp So sánh hai tập tin diff Tìm sự khác biệt giữa hai tập tin 51
  52. Lệnh find v Tìm kiếm tập tin. Cú pháp: find [path ] [expression] v Một số tùy chọn: q-name pattern tìm các tập tin có tên chứa chuỗi pattern q-group name tìm các tập tin thuộc nhóm name q-user name tìm các tập tin tạo bởi user có tên name q-size [+/-]n[bck] tìm các tập tin kích thước lớn hơn/nhỏ hơn n block (512 bytes/block). Kích thước là block nếu ký tự theo sau là b, c là byte, k là kilobytes. q-type filetype tìm các tập tin có kiểu là filetype 52
  53. Lệnh grep v Tìm kiếm một chuỗi nào đó trong nội dung tập tin. v Cú pháp: grep [options] pattern [file] v Một số tùy chọn: q-i không phân biệt hoa thường q-n kèm theo số thứ tự dòng khi xuất kết quả q-r tìm lặp lại trong thư mục con q-v tìm nghịch đảo q-a xử lý tập tin nhị phân như là một tập tin văn bản. 53
  54. Lệnh grep (tt) v Một số regullar expression: q^ begin of line q. ký tự bất kỳ q$ end of line v Ví dụ: qLiệt kê tất cả các file trong /etc bắt đầu bằng b, k, n ls /etc | grep “^[bkn]” qLiệt kê tất cả các file trong /etc có ký tự kế cuối là a ls /etc | grep “ a.$” 54
  55. Lệnh cmp vSo sánh hai tập tin có kiểu bất kỳ. vCú pháp: cmp [-l] file1 file2 vTrong đó –l cho phép xuất ra danh sách các vị trí khác nhau giữa hai tập tin. vVí dụ: $cmp myfile m1 myfile m1 differ: byte 2, line 5 55
  56. Lệnh diff vTìm sự khác nhau giữa hai tập tin. vCú pháp: diff [options] from-file to-file vMột số tùy chọn: q-i so sánh không phân biệt hoa thường q-s hiển thị thông báo nếu hai tập tin giống nhau. q-w bỏ qua khoảng trắng giữa các từ q-r so sánh tất cả các tập tin trong các thư mục con. 56
  57. Yêu cầu về nhà (4) v Đọc, dịch file : Directory and File Commands.pdf qLưu ý : nộp bằng file Word qĐịa chỉ nộp : thanhnm@itc.edu.vn qHạn nộp : 22g00, ngày thứ 7 ngay sau buổi học lý thuyết. qSubject của mail : Linux_MSSV_TenSV_Bài-tập-số v Làm thực hành phần TASK, không cần nộp, nhưng sẽ kiểm tra trên lớp. 57
  58. Yêu cầu về nhà (5) v Đọc, dịch file : File and User Information Utilities.pdf qLưu ý : nộp bằng file Word, không nộp phần Exercise (tensv_baiso .doc) qĐịa chỉ nộp : thanhnm@itc.edu.vn qHạn nộp : 22g00, ngày thứ 7 ngay sau buổi học lý thuyết. qSubject của mail : Linux_MSSV_TenSV_Bài-tập-số v Làm thực hành phần TASK, sẽ kiểm tra trên lớp. 58
  59. Lưu trữ tập tin, thư mục v Nén / giải nén tập tin v Tiện ích lưu trữ. 59
  60. Nén / giải nén tập tin vRed Hat Linux cung cấp ba công cụ để nén và giải nén tập tin / thư mục như sau : Nén Giải nén Cú pháp Mở rộng bzip2 bunzip2 bzip2 [options] file .bz2 gzip gunzip gzip [options] file .gz zip unzip zip [options] zipfile file .zip vVí dụ: qgzip /etc/passwd qgzip /etc/passwd.gz qzip –u myzip myfile 60
  61. Tiện ích lưu trữ - tar v Sao lưu hoặc kết hợp nhiều tập tin thành 1 tập tin v Cú pháp: tar [OPTIONS] [DIRECTORY/FILE] v Một số tùy chọn: q-c tạo một tập tin lưu trữ mới q-x lấy các tập tin ra từ một tập tin lưu trữ q-z nén/giải nén các tập tin lưu trữ bằng gzip q-j nén/giải nén các tập tin lưu trữ bằng bzip2 q-f lưu trữ tới tập tin hay thiết bị, phải luôn có tùy chọn này. q-v hiển thị danh sách các tập tin trong qúa trình bung. q-vv cung cấp thêm nhiều thông tin hơn so với -v 61
  62. Tiện ích lưu trữ - tar (tt) vVí dụ: q$tar -cvf bak.tar dir1/ q$tar -xvf bak.tar q$tar -zcvf dir1.tar.gz dir1/ q$tar -zcvf alldir.tgz dir1 dir2 dir3 q$tar -zxvf source.tar.gz q$tar -jxvf kernel.tar.bz2 vLưu ý: qSử dụng nhóm tùy chọn cvf để gom tập tin / thư mục. qSử dụng nhóm tùy chọn xvf để bung tập tin / thư mục. 62
  63. Bảo mật hệ thống tập tin vSở hữu và quyền truy cập vBiểu diễn quyền truy cập vThay đổi quyền truy cập 63
  64. Sở hữu và quyền truy cập vTất cả file và thư mục thuộc sở hữu user tạo ra chúng vQuyền truy cập file được chia làm 3 nhóm qUser chủ sở hữu file (owner) qGroup nhóm có user là thành viên qOthers các user khác còn lại trên hệ thống vXem quyền truy cập với lệnh ls -l 64
  65. Biểu diễn quyền truy cập user | group | others r w x r w x r w x Dạng ký hiệu Dạng số Ý nghĩa r 4 Cho phép đọc w 2 Cho phép ghi x 1 Cho phép thực thi - 0 Loại bỏ quyền v Xác định quyền hạn bằng cách tính tổng các giá trị. v Ví dụ: qQuyền đọc và thực thi là : 4 + 1 = 5 qQuyền đọc, ghi và thực thi là : 4 + 2 + 1 = 7 65
  66. Định danh và tác vụ vĐịnh danh quyền truy cập qu user, chủ sở hữu file qg group, nhóm có user là thành viên qo others, các user khác trên hệ thống qa all, tất cả user (u, g và o) vTác vụ trên quyền truy cập q+ thêm quyền q- loại bỏ quyền q= gán quyền 66
  67. Lệnh chmod v Cấp quyền sử dụng tập tin/thư mục. v Cú pháp: chmod [options] mode file -R : thay đổi cả trong thư mục con v Ví dụ sử dụng chmod qg+w thêm quyền ghi cho group qo-rwx loại bỏ tất cả các quyền của others q+x thêm quyền thực thi cho tất cả qa+rw thêm quyền ghi cho tất cả qug+r thêm quyền đọc cho user và group qo=x chỉ cho phép thực thi với others 67
  68. chmod – một số ví dụ v$ chmod -x *.php v$ chmod -R ug+rw lecture v$ chmod u=rwx,ug=r desktop.jpg v$ chmod 644 homelist.txt v$ chmod 755 myprogram v$ chmod 777 /tmp/tmp 68
  69. Lệnh chown và chgrp vLệnh chown cho phép thay đổi người sở hữu tập tin vCú pháp: chown [options] username file -R: thay đổi cả trong thư mục con vLệnh chgrp cho phép thay đổi nhóm sở hữu tập tin. vCú pháp: chgrp [options] group file 69
  70. Yêu cầu về nhà (6) v Đọc, dịch file : File Security .pdf qLưu ý : nộp bằng file Word, không nộp phần Exercise (tensv_baiso .doc) qĐịa chỉ nộp : thanhnm@itc.edu.vn qHạn nộp : 22g00, ngày thứ 7 ngay sau buổi học lý thuyết. qSubject của mail : Linux_MSSV_TenSV_Bài-tập-số v Làm thực hành phần TASK, sẽ kiểm tra trên lớp. 70