Bài giảng Hoạch định chiến lược Marketing

pdf 16 trang huongle 3710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạch định chiến lược Marketing", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_hoach_dinh_chien_luoc_marketing.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hoạch định chiến lược Marketing

  1. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
  2. Định nghĩa tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của tổ chức  Thông thường quản lý chiến lược marketing bắt đầu bằng một bản mô tả rõ ràng về tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu cần phải hoàn thành của tổ chức.  Một định nghĩa về công việc thường ngày của tổ chức sẽ chỉ ra lĩnh vực hoạt động cụ thể của tổ chức đó.  Bản mô tả sứ mạng sẽ quyết định mục tiêu của tổ chức  Mục tiêu/ mục đích sẽ quyết định những gì mà tổ chức cần phải đạt tới.  Chúng ta đang hoạt động ở vị trí nào? Chúng ta cần phải thoả mãn nhu cầu ( need) và mong muốn ( want) nào của khách hàng ?
  3. Tầm nhìn ( Vision)  Mô tả vị trí mà tổ chức hướng đến và vai trò mà tổ chức muốn đạt tới. Bản mô tả này phải ngắn gọn và dễ nhớ, truyền cảm và chứa đựng những thử thách, có tác dụng kêu gọi các đối tác và mô tả một trạng thái lý tưởng mà tổ chức đang hướng tới.
  4. Sứ mạng ( Mission)  Thể hiện tầm nhìn của các nhà quản lý về hướng đi mà tổ chức đang tìm kiếm và nhắm tới.  Đó có thể là những bản mô tả chung chung hoặc rất cụ thể.  Mô tả sứ mạng một cách chi tiết sẽ giúp tổ chức tập trung nỗ lực một cách trọng tâm hơn .
  5. Mục tiêu ( Goal)  Mục tiêu ( Goal)/ mục đích ( Objective) nhằm truyền tải sứ mạng của tổ chức thành các hành động cụ thể cần phải đạt được trong một khung thời gian nhất định.  Bao gồm sản xuất, vấn đề tài chính cũng như các mục tiêu marketing.
  6. Ví dụ về mục tiêu marketing  Tăng 10% tỷ lệ tuyển sinh hàng năm.  Giới thiệu 1 chương trình đào tạo mới đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các ngành nghề tuyển dụng lao động.  Tiến hành nghiên cứu, xem xét lại nhằm hoàn thiện các chương trình đào tạo hiện có.
  7. Các ví dụ về mục tiêu marketing ( Examples of marketing goals) • Một chương trình marketing được coi là thành công nếu các mục tiêu marketing được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu của tổ chức và phục vụ cho các mục tiêu của tổ chức. • Nó phải hội tụ đủ các tiêu chí SMART: S-pecific - cụ thể, tránh mơ hồ hoặc chung chung M-easurable – có thể đo đếm, lượng hoá được.
  8. Các mục tiêu marketing tiếp A-ttainable – có khả năng đạt được, có tính khả thi. R-ealistic – có tính hiện thực, có tính đến các khó khăn, cản trở. T-ime – có thể đáp ứng về mặt thời gian, nằm trong khung thời gian cho phép.
  9. Các bước lập kế hoạch marketing Bước 1: Mô tả tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu: Một bản mô tả tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các nỗ lực của tổ chức có trọng tâm hơn. Đây là điểm xuất phát của kế hoạch marketing. Bước 2: Phân tích cơ hội thị trường: Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích PESTE và mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter.
  10. Tiếp . . . Bước 3: Phân tích tình huống: Kiểm tra môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức một cách kỹ lưỡng. Sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT. Bước 4: Lựa chọn thị trường mục tiêu Tiến hành phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.
  11. Tiếp . . . Bước 5:Các mục tiêu marketing: Xác định mục tiêu marketing cần phải cụ thể, rõ ràng về doanh thu, thị phần, tăng trưởng, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp SMART để xác định Bước 6: Chiến lược marketing: Các chiến lược marketing sẽ cung cấp định hướng để hoàn thành mục tiêu/ mục đích của tổ chức. Sử dụng năm phương hướng kinh doanh, ma trận Ansoff để lựa chọn chiến lược marketing.
  12. Tiếp . . . Bước 7: Chiến thuật Marketing: Thực hiện các chiến lược bằng cách hoàn thiện các chiến thuật. Số lượng các chiến thuật là không giới hạn. Bước 8: Xây dựng ngân sách: Căn cứ vào chương trình hành động tiến hành xây dựng ngân sách tương ứng. Các lãnh đạo xem xét, sửa đổi và duyệt ngân sách.
  13. Tiếp . . . Bước 9: Kiểm tra: Đưa ra cách thức theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch
  14. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
  15. Tầm nhìn trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức Trường Cao Đẳng Công nghệ Thủ Đức trở thành một trường đại học ổn định trên các mặt cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, cùng các trường đại học khác trong vùng góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế –xã hội của địa phương và của cả nước.
  16. Sứ mạng trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức "Đào tạo nguồn nhân lực có năng lực và đạo đức tốt, yêu nghề, sáng tạo, biết tự khẳng định giá trị, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, có ý thức học tập suốt đời" .