Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn

pptx 28 trang huongle 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ket_cau_va_tinh_toan_dong_co_dot_trong_chuong_2_he.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn

  1. Chương 2 Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn
  2. I. Khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép - Hệ thống dung sai lắp ghép là tổng hợp các quy định về dung sai lắp ghép và được thành lập theo một quy luật nhất định. II. Hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2245-99. (áp dụng cho các bề mặt trơn, mặt phẳng có kích thước đến 3150mm) 1. Hệ cơ bản Hệ thống lỗ Gồm 2 hệ là hệ thống Hệ thống trục
  3. 2. Cấp chính xác -TCVN 2244-99 có 20 cấp theo thứ tự độ chính xác giảm dần. - Ký hiệu : IT01; IT0; IT1 IT18 (IT là 2 chữ đầu : international tolerance – Dung sai quốc tế) Dung sai từ IT01IT4 dùng Dung sai từ Dung sai từ cho các dụng cụ IT7 IT8 dùng IT5 IT6 dùng đo yêu cầu độ trong cơ khí trong cơ khí chính xác rất thông dụng. chính xác cao. Dung sai từ IT12 Dung sai từ IT18 dùng cho IT9 IT11 các kích thước dùng trong cơ không lắp ghép khí lớn không quan trọng hoặc các kích thước của mối ghép thô.
  4. 3. Đơn vị dung sai Trị số dung sai tính theo công thức: IT = a.i Trong đó: i = 0,453 D + 0,001D (áp dụng cho kích thước từ 1-500mm). i = 0,004D +2,1 ( cho kích thước >500-3150mm) D tính theo mm, i tính theo m a: là hệ số phụ thuộc cấp chính xác 4. Dãy các sai lệch cơ bản Sai lệch cơ bản là sai lệch (dưới hoặc trên) dùng để xác định vị trí của miền dung sai so với đường 0. Có 28 sai lệch cơ bản đối với trục và 28 sai lệch cơ bản đối với lỗ. + Lỗ cơ bản ký hiệu H (EI = 0), trục cơ bản ký hiệu h (es = 0) + Với mỗi ký hiệu chữ, trị số và dấu của sai lệch cơ bản cũng như dung sai IT được cho trong TCVN 2244-99
  5. A (a)  H(h) dùng cho lắp ghép có khe hở J (j)  N(n) dùng cho lắp Dãy các sai lệch cơ bản ghép trung gian P(p)  ZC(zc) dùng cho lắp ghép có độ dôi - Trên bản vẽ lắp ký hiệu miền dung sai của chi tiết lỗ ghi trên tử số và miền dung sai của chi tiết trục ghi ở mẫu số - Sai lệch không cơ bản xác định theo quan hệ (Sai lệch cơ bản trong TCVN) + Với lỗ : EI = ES – IT + Với trục : es = es – IT ES = EI + IT es = ei + IT
  6. Sai lệch cơ bản của trục và lỗ có cùng chữ ký hiệu sẽ bằng nhau về trị số nhưng ngược dấu. Nghĩa là EI = -es (Từ A  H) và ES = -ei (từ J  Zc). Sự phối hợp giữa sai lệch cơ bản và số chỉ cấp chính xác sẽ xác định vị trí độ lớn của miền dung sai. Miền dung sai được ghi sau kích thước danh nghĩa. Ví dụ : 50H8 : Chi tiết lỗ có d = 50mm Sai lệch cơ bản H Cấp chính xác 8 60g7 : Chi tiết trục có d = 60mm, sai lệch cơ bản g cấp chính xác 7 => Các trị số dung sai và miền dung sai cho trong các bảng phụ lục SGK.
  7. 5. Khoảng kích thước danh nghĩa Mỗi trị số kích thước danh nghĩa có trị số dung sai riêng. Các trị số dung sai của 2 kích thước lân cận có sự sai khác không đáng kể. Để đơn giản người ta chia ra 13 khoảng cơ bản & 22 khoảng trung gian. (khoảng kích thước danh nghĩa từ 1500mm) => Các kích thước trong cùng một khoảng sẽ có dung sai và sai lệch giới hạn như nhau nếu cùng kiểu lắp ghép cùng cấp chính xác. 6. Nhiệt độ tiêu chuẩn Nhiệt độ có ảnh hưởng đến kích thước đo và dụng cụ, nên để thống nhất kích thước cần quy định nhiệt độ tiêu chuẩn. Trong hệ thống dung sai TCVN 2244-99 lấy t = +20C làm nhiệt độ tiêu chuẩn cho các dụng cụ đo và đối tượng đo.
  8. III. Cách ký hiệu, sai lệch và lắp ghép trên bản vẽ 1. Ghi ký hiệu miền dung sai - Chữ H ký hiệu cho lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ bản - Chữ h ký hiệu cho lắp ghép theo hệ thống trục cơ bản - Sự phối hợp giữa ký hiệu và sai lệch cơ bản với số liệu cấp chính xác tạo thành miền dung sai : H6 ; h7 ; g8 - Miền dung sai được ghi sau kích thước danh nghĩa Ví dụ : 45k7 ; 50m6 ; 60e8 - Trên bản vẽ lắp ký hiệu miền dung sai của chi tiết lỗ ghi trên tử số và miền dung sai của chi tiết trục ghi ở mẫu số. H6 Ví dụ ∶ ∅50 + Lắp ghép có kích thước danh nghĩa : 50mm m6 + Lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ bản (H) + Chi tiết lỗ có cấp chính xác 6 + Sai lệch cơ bản của chi tiết trục : m + Cấp chính xác của chi tiết trục là cấp 6
  9. Js6 + Lắp ghép có kích thước danh nghĩa : 80mm Ví dụ ∶ ∅80 h5 + Lắp ghép theo hệ thống trục cơ bản (h) + Chi tiết trục có cấp chính xác 5 + Sai lệch cơ bản của chi tiết lỗ là Js + Chi tiết lỗ có cấp chính xác là cấp 6 2. Ghi theo trị số của các sai lệch cơ bản Cách ghi : ghi kích thước danh nghĩa của chi tiết hoặc lắp ghép kèm theo dấu và trị số của các sai lệch giới hạn. +0,065 +0,020 Ghi kích thước danh nghĩa của chi tiết: ∅50+0,015 , ∅40−0,005 +0,041 Ghi kích thước danh nghĩa của lắp ghép +0,021 +0,020 ∅30 , ∅40 −0,020 −0,013 −0,040 +0,025 Các sai lệch bằng 0 thì không ghi: ∅30 ; ∅25−0,03 Các sai lệch đối xứng thì ghi: ∅35 ± 0,1
  10. 3. Cách ghi phối hợp Cách ghi : ghi ký hiệu quy ước của miền dung sai và trị số sai lệch giới hạn được ghi trong ngoặc đơn và ở bên phải ký hiệu. +0,069 −0,011 ∅60r6 ∅30N6 +0,041 −0,021 IV. Các bảng dung sai, giới thiệu các bảng tra dung sai TCVN Bảng trị số dung sai TCVN 2244-99 Ví dụ 1 : xác định trị số dung sai cho 1 chi tiết có kích thước danh nghĩa là 35mm cấp chính xác 8 Cách tra Bảng 1 : theo hàng ngang chọn khoảng kích thước 30-50mm và dóng cột dọc cấp chính xác 8 ta xác định trị số dung sai là 39m. H7 Ví dụ 2: Có lắp ghép 50 . Tra bảng tìm sai lệch của lỗ và trục, tìm kích thước r6 giới hạn và dung sai của lỗ và trục. Tìm trị số giới hạn độ hở hoặc độ dôi và dung sai lắp ghép, vẽ sơ đồ lắp ghép
  11. V. Các mối ghép bề mặt trơn 1. Lắp ghép có độ dôi • Lắp ghép H/p, P/h - Sử dụng đối với những mối ghép truyền mômen xoắn hoặc lực chiều dọc trục nhỏ - Sự dịch chuyển tương đối của các chi tiết lắp ghép không quan trọng đối với chức năng sử dụng của mối ghép - Mối ghép có chi tiết thành mỏng không cho phép biến dạng lớn - Mối ghép cần định tâm các chi tiết lớn tải nặng hoặc quay nhanh (có chi tiết kẹp chặt phụ)
  12. • Lắp ghép H/r, H/s, H/t và R/h, S/h, T/h - Được sử dụng trong trường hợp khi mà độ bền của chi tiết lắp ghép không cho phép sử dụng lắp ghép có độ dôi lớn - Những mối ghép chịu tải trọng nặng nhưng có chi tiết kẹp chặt phụ - Được đặc trưng bởi sự tồn tại biến dạng đàn hồi trong chi tiết lắp ghép
  13. • Lắp ghép H/u, H/x, H/z và U/h Trên bề mặt lắp ghép của - Đặc trưng bởi độ chi tiết xuất hiện biến dạng dôi đảm bảo lớn đàn hồi dẻo và biến dạng dẻo. - Sử dụng đối với các mối ghép truyền tải nặng kể cả tải trọng động mà không có chi tiết kẹp chặt phụ - Lắp ghép sử dụng đối với những mối ghép chịu tải trọng biến đối, va đập, chấn động và các chi tiết lắp ghép có ứng suất cho phép lớn của vật liệu. .
  14. • Phương pháp lắp ghép các mối ghép có độ dôi Yêu cầu Trường hợp có độ dôi Trường hợp độ dôi nhỏ => mối ghép phải lớn không làm các đủ chặt, truyền được chi tiết nhỏ bị phá mô men xoắn. hỏng * Phương pháp lắp ép nguội Dùng với chi tiết có độ dôi nhỏ, với chi tiết nhỏ dùng búa đóng, chi tiết lớn dùng máy ép để ép Nhược điểm : độ dôi thực tế - Làm cho các điểm lồi lõm bị san phẳng không đạt được như tính toán - Làm cho độ bền chặt của mối ghép bị giảm Để khắc phục nhược điểm này khi mối ghép có độ dôi lớn ta dùng phương pháp ép nóng.
  15. * Phương pháp lắp nóng Nung nóng chi tiết bao Làm lạnh chi tiết bị bao Dựa vào tính co giãn vì nhiệt của kim loại có ba cách Phối hợp cả nung nóng chi tiết bao và làm lạnh chi tiết bị bao Nhiệt độ nung nóng hoặc làm + 푆 푡 = ± 0 + 푡 lạnh tính theo công thức sau: 1000훼 0 Nmax : độ dôi lớn nhất của lắp ghép S0: độ hở cần thiết lắp. Thường lấy bằng độ hở nhỏ nhất của lắp ghép H/g : hệ số giãn nở : khi nung = 11 x 10-6 (thép) ; = 10 x 10-6 (gang) làm lạnh = -8,5x 10-6 (thép); = 8 x 10-6 (gang) d: đường kính lắp ghép. t0: Nhiệt độ nơi làm việc. Ưu điểm: Truyền mô men xoắn, chịu được tải trọng chiều trục lớn Hạn chế: Phương pháp này đòi hỏi thiết bị phức tạp.
  16. 2. Lắp ghép có độ hở (lắp lỏng) • Lắp ghép H/h - Đặc tính của loại lắp ghép này là độ hở giới hạn nhỏ nhất bằng 0 - Sử dụng đối với các mối ghép động khi chuyển động tương đối của chi tiết chậm và thường dọc theo trục để đảm bảo hướng chính xác - Khi hai chi tiết cần có chuyển động tường đối dễ dàng để điều chỉnh vị trí - Có thể sử dụng với các mối ghép cố định, có chi tiết kẹp chặt phụ và cần độ chính xác đồng tâm cao
  17. • Lắp ghép H/g, G/h - Sử dụng chủ yếu đối với các mối ghép động chính xác và đặc biệt chính xác - Với mối ghép cố định thì nó được sử dụng để định vị chi tiết dễ dàng với độ chính xác đủ đảm bảo.
  18. • Lắp ghép H/f, F/h - Sử dụng đối với lắp ghép trục với ổ có dịch chuyển tịnh tiến nhưng không yêu cầu độ chính xác định tâm cao như đối với loại lắp ghép H/g - Với mối ghép cố định chúng được sử dụng khi yêu cầu tháo lắp dễ dàng và không yêu cầu cao về độ chính xác định tâm
  19. • Lắp ghép H/e, E/h - Đảm bảo quay tự do với chế độ làm việc cao (tải trọng lớn, tốc độ quay lớn hơn 150 rad/s - Sự thay đổi giá trị độ hở theo nhiệt độ không lớn - Đảm bảo điều kiện phức tạp của công việc lắp • Lắp ghép H/d, D/h - Cho phép bồi thường sai lệch lớn về vị trí của các bề mặt lắp ghép và biến dạng nhiệt. - Đảm bảo dịch chuyển chi tiết hoặc điều chỉnh và lắp ráp chúng một cách dễ dàng
  20. • Lắp ghép H/a, H/b, H/c, A/h, B/h, C/h Là loại lắp ghép có độ hở lớn, độ hở đảm bảo trong giới hạn : + (0,006÷0,02) dN đối với kích thước đến 30mm + (0,002÷0,005) dN đối với kích thước trong khoảng 30÷80mm + (0,001÷0,0035) dN đối với kích thước lớn hơn 120mm - Lắp ghép được qui định chủ yếu ở cấp chính xác thấp : IT11, IT12 và được sử dụng đối với các mối ghép của các cơ cấu độ chính xác thấp - Bù trừ cho sai lệch vị trí các bề mặt lắp ghép (sai lệch độ đồng tâm, sai lệch độ đối xứng, sai lệch độ vuông góc ) - Bù trừ cho sự thay đổi kích thước trong quá trình sử dụng do tác động của nhiệt độ, sự nở do thấm dầu và nước - Có thể sử dụng các trục từ vật liệu kéo tinh không gia công hoặc gia công thô - Đảm bảo chuyển động tinh tiến hoặc quay trong điều kiện bụi bẩn.
  21. 3. Lắp ghép trung gian • Lắp ghép H/js, Js/h - Xác suất nhận được độ hở lớn hơn xác suất nhận được độ dôi - Giá trị độ dôi không lớn (đến ½ dung sai kích thước trục) khi tháo lắp chỉ cần dùng lực nhẹ sự định tâm chi tiết cho phép độ hở lớn - Lắp ghép được sử dụng yêu cầu cần đảm bảo tháo lắp dễ dàng khi cần tháo lắp thường xuyên - Lắp ghép còn được sử dụng thay thế cho lắp ghép H/k khi chiều dài mối ghép lớn (3÷4 dN) - Lắp ghép được sử dụng cho mối ghép cố định hoặc mối ghép động nhưng dịch chuyển với tốc độ nhỏ và khối lượng chi tiết không lớn
  22. • Lắp ghép H/k, K/h - Kiểu lắp trung gian đặc trưng nhất và được sử dụng nhiều nhất - Xác suất nhận được độ dôi và độ hở ứng với các kiểu lắp này là gần bằng nhau - Trong đa số các lắp ghép, độ dôi nhận được không lớn, đủ để định tâm chi tiết và ngăn ngừa các chấn động của chi tiết khi quay với tốc độ trung bình
  23. • Lắp ghép H/m, M/h - Xác suất nhận được độ hở tương đối nhỏ - Lắp ghép được sử dụng đối với mối ghép cố định mà các chi tiết lắp trên trục quay nhanh và có chi tiết kẹp chặt phụ hoặc không có chi tiết kẹp chặt phụ khi tải trọng nhỏ, chiều dài mối ghép lớn - Lắp ghép còn được sử dụng để thay thế cho kiểu lắp H/n khi chiều dài mối ghép tăng (1,5÷2 dN) hoặc khi không cho phép biến dạng lớn của chi tiết
  24. • Lắp ghép H/n, n/H - Lắp ghép bền chắc nhất trong nhóm lắp ghép trung gian - Khi thực hiện lắp ghép, thực tế độ hở không xuất hiện - Để tháo lắp các chi tiết của mối ghép thì cần một lực lớn nên phải sử dụng máy ép, đồ gá ép, đôi khi phải sử dụng phương pháp đặc nhiệt để lắp truyền lực lớn có va đập và chấn động (có chi tiết kẹp chặt phụ) - Lắp ghép được sử dụng để định tâm chi tiết trong mối ghép cố định đảm bảo sự cố định của chi tiết lắp ghép mà không cần kẹp chặt phụ nhưng tải trọng không lớn