Bài giảng Kinh doanh ngoại hối - Chương 6: Nghiệp vụ tiền tệ tương lai

pptx 22 trang huongle 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh doanh ngoại hối - Chương 6: Nghiệp vụ tiền tệ tương lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_kinh_doanh_ngoai_hoi_chuong_6_nghiep_vu_tien_te_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kinh doanh ngoại hối - Chương 6: Nghiệp vụ tiền tệ tương lai

  1. 1 NGHIỆP VỤ TIỀN TỆ TƯƠNG LAI
  2. 2 Hợp đồng tương lai ✓ Khái niệm: Giống như khái niệm của hợp đồng kỳ hạn ✓ Có gì khác nhau giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn? - Hợp đồng tương lai được giao dịch trên sở giao dịch
  3. 3 HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH KỲ HẠN ✓ Giao dịch kỳ hạn làm phát sinh rủi ro tín dụng. Do vậy NHTM thường yêu cầu các doanh nghiệp ký quỹ. ✓ Vấn đề tìm kiếm đối tác. Ở thị trường kỳ hạn, các ngân hàng là các nhà tạo thị trường. Theo lý thuyết các ngân hàng phải thực hiện các giao dịch đối ứng trên thị trường tiền tệ và ngoại hối để cân bằng trạng thái ngoại hối và luồng tiền => Không phải lúc nào NHTM cũng đáp ứng được nhu cầu mua bán kỳ hạn cụ thể của khách hàng ✓ Tính thanh khoản thấp: Sau khi ký kết HĐ kỳ hạn thì doanh nghiệp khó có thể tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng
  4. 4 Sở giao dịch hợp đồng tương lai ❖Tại Mỹ, 2 sở giao dịch lớn nhất là: ✓ The Chicago Board of Trade (CBOT) ✓ The Chicago Mercantile Exchange (CME) ❖ The London International Financial Futures Exchange ❖ The Tokyo International Financial Future Exchange ❖ The Singapore International Monetary Exchange
  5. 5 Đặc điểm của hợp đồng tương lai 3. Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa (tiêu chuẩn hóa bởi Sở giao dịch): quy mô hợp đồng, cách yết giá, mức biến động giá tối thiểu, tháng giao hàng, ngày giao hàng) => dễ dàng mua bán, trao đổi => tăng tính thanh khoản của thị trường
  6. 6 Đặc điểm của hợp đồng tương lai 1. Hầu hết các hợp đồng tương lai đều được thanh lý trước ngày đáo hạn, nghĩa là không có việc giao nhận tài sản thực tế tại ngày đáo hạn hợp đồng. 2. HĐ tương lai được thực hiện qua Sở giao dịch? - Sở giao dịch có cơ chế giảm thiểu rủi ro tốt hơn giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân. Cơ chế đó là ký quỹ giao dịch - Nếu muốn thanh lý hợp đồng trước hạn => dễ tìm người mua/người bán trên Sở giao dịch hơn thỏa thuận trực tiếp
  7. 7 Tổ chức giao dịch tại Sở giao dịch 1. Vai trò của sở giao dịch: - Cung cấp điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch: sàn giao dịch, hệ thống vi tính nối mạng, bảng điện tử cập nhật và hiển thị thông tin về giao dịch và giá cả - Sở giao dịch có nhiệm vụ: ✓ Thiết kế các loại hợp đồng tương lai và xây dựng tiêu chuẩn hợp đồng ✓ Thiết lập quy chế và quy trình giao dịch (mức ký quỹ, số lượng hợp đồng tối đa nắm giữ) ✓ Thiết lập quy chế điều chỉnh và giám sát các hoạt động trên sàn giao dịch
  8. 8 Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch 2. Công ty thanh toán bù trừ - Được thành lập bởi sở giao dịch, đảm bảo các thành viên thực hiện giao dịch, tránh rủi ro do ko thực hiện hợp đồng. - Cơ chế như sau: ▪ Nhà đầu tư được yêu cầu duy trì TK ký quỹ với nhà môi giới ▪ Nhà môi giới được yêu cầu duy trì tài khoản ký quỹ với thành viên Công ty thanh toán bù trừ ▪ Thành viên Công ty TTBT phải duy trì tài khoản ký quỹ với Công ty TTBT.
  9. Cơ chế ký quỹ ✓ Thành viên Cty Thanh toán bù trừ yêu cầu nhà kinh doanh hợp đồng tương lai ký quỹ vào một tài khoản ký quỹ (margin account) ✓Số tiền phải ký quỹ tại thời điểm tham gia hợp đồng gọi là ký quỹ ban đầu (Initial margin) ✓Cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh để phản ánh lãi/lỗ của nhà kinh doanh. Vào cuối mỗi ngày giao dịch, Công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của hợp đồng. Mức chênh lệch giá thanh toán ngày hôm nay so với ngày hôm trước được xác định => quá trình này gọi là ghi điểm thị trường (Marking to market).
  10. Cơ chế ký quỹ ✓Để đảm cho số dư TK ký quỹ ko bị âm, Công ty TTBT đặt ra mức ký quỹ duy trì (Maintenance margin) thường là 75% mức ký quỹ ban đầu. ✓Nếu số dư trong TK ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì thì phải bổ sung cho đủ mức ký quỹ ban đầu => Nếu nhà kinh doanh ko ký quỹ bổ sung (ví dụ trong vòng 2 ngày làm việc) cty TTBT sẽ tự động thanh lý hợp đồng với nhà kinh doanh này ✓Ngược lại Nhà kinh doanh được quyền rút số dư trong tài khoản ký quỹ vượt quá mức Initial Margin
  11. 11 Cơ chế ký quỹ Nhà Kinh doanh được yêu cầu Tài khoản ký quỹ mở một tài khoản ký quỹ (margin account) với nhà môi giới Ký quỹ Số tiền phải ký quỹ tại thời điểm ban đầu tham gia hợp đồng gọi là ký quỹ ban đầu (Initial margin) + - Cuối ngày, TK KQ được điều chỉnh (Lãi) (Lỗ) để phản ánh lãi/lỗ của nhà KD SỐ DƯ => ghi điểm thị trường NẾU = 0 HOẶC ÂM? NỘP TIỀN VÀO TKKQ NẾU SỐ DƯ Đặt ra MỨC KÝ ĐỂ ĐẠT MỨC < KQ DUY TRÌ QŨY DUY TRÌ KQ BAN ĐẦU
  12. 12 Ví dụ Giả sử nhà đầu tư ký 1 HĐ tương lai mua GBP với tỷ giá là 1GBP = 1,4700 USD. Mỗi hợp đồng chuẩn có số lượng là: 62.500 GBP Mức ký quỹ ban đầu là: 2.000 USD. Mức ký quỹ duy trì là: 1.500 USD Ngày giao Tỷ giá của Lời/lỗ Số dư Ký quỹ dịch HĐ tương hàng TK ký quỹ bổ sung lai ngày Cuối ngày 1 $1,4714 +$87,5 +$2.087,50 Cuối ngày 2 $1,4640 -$462,50 +$1.625,00 Cuối ngày 3 $1,4600 -$250,00 +$1.375,00 +$625 Cuối ngày 4 $1,4750 +$937,50 +$2.937,50
  13. 13 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa Contract size/Trading unit EURO 125.000 Price Quote USD per EURO Minimum Price Fluctuation 0.0001 Delivery months Mar, Jun, Sep, Dec Trading hours 7.20 am – 2.pm Last day 7.20 pm – 9.16 am Last day of trading Two business days before the Third Wednesday of the contract month Delivery date Third Wednesday of the contract month
  14. 14 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa (tt) ❖ Quy mô của hợp đồng (Contract Size): ✓1 Hợp đồng Australian dollar (AUD) là 100.000 AUD ✓1 Hợp đồng GBP là 62.500 GBP ✓1 Hợp đồng CAD là 100.000 CAD ✓1 Hợp đồng JPY là 12.500.000 CHF
  15. 15 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa (tt) ❖ Tháng giao hàng (Delivery Months) EURO: Tháng 3, 6, 9, 12 ❖ Ngày giao hàng ❖ Ngày giao dịch cuối cùng
  16. 16 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa (tt) ❖ Cách yết giá Cách yết giá ngược với cách yết thông thường Trong hợp đồng tương lai, USD đóng vai trò là đồng tiền định giá Ví dụ: JPY/USD => 1JPY = ? USD CAD/USD CHF/USD Ngoại trừ GBP/USD là giống cách yết thông thường
  17. 17 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa ❖ Giới hạn giá và giới hạn trạng thái ✓ Giới hạn biến động giá hàng ngày được xác định bởi Sở giao dịch. Mục đích nhằm ngăn chặn biến động giá quá lớn ✓ Giới hạn trạng thái (trường hoặc đoản): số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể nắm giữ
  18. 19 1. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá Ví dụ một khách hàng có nhu cầu GBP để thanh toán trong tháng 8. Giả sử khách hàng kỳ vọng tỷ giá GBP tăng. Hỏi KH này sẽ tham gia vào HĐ tương lai ntn? (HĐ tương lai GBP có ngày thực hiện trong tháng 3, 6, 9 và 12)
  19. 20 PHƯƠNG ÁN: Mua HĐ tương lai GBP thực hiện vào tháng 9. ✓Đến tháng 8, sẽ bán HĐ tương lai có ngày thực hiện vào tháng 9 => Nếu TG tăng, Nhà KD được lợi từ TK ký quỹ ✓Đồng thời tháng 8 mua GBP giao ngay để sử dụng => Nhà KD bị thiệt do TG giao ngay tăng Nếu khoản lời từ TK ký quỹ > lỗ từ Tg giao ngay: Nhà KD có lợi khi sử dụng HĐ tương lai Ngược lại: Rủi ro cho nhà kinh doanh => Khác với hợp đồng kỳ hạn, khoản thanh toán vào tháng 8 đã xác định trước => HĐ kỳ hạn phòng ngừa RR tốt hơn
  20. 21 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá (tiếp) ✓ Hạn chế của hợp đồng tương lai trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá: -Không trùng khớp về thời hạn hợp đồng -Không trùng khớp về quy mô của hợp đồng -Tồn tại rủi ro do mức biến động của tỷ giá giao ngay và mức biến động của tỷ giá trên thị trường tương lai không hoàn toàn như nhau => lãi không đủ bù đắp lỗ
  21. 22 2. Sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để đầu cơ ✓ Được nhà đầu cơ ưa chuộng - do lãi được nhận bằng tiền ngay trong ngày - tất toán trước hạn (kiếm lời nếu dự đoán tỷ giá theo chiều hướng có lợi, có thể thoát lỗ kịp thời nếu tình huống bất lợi) ✓ Hoạt động đầu cơ trên thị trường tương lai mang tính mạo hiểm cao