Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 5: Hành vi của hãng trong các cấu trúc thị trường - Hoàng Thị Thúy Nga

ppt 55 trang huongle 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 5: Hành vi của hãng trong các cấu trúc thị trường - Hoàng Thị Thúy Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quan_li_bai_5_hanh_vi_cua_hang_trong_cac_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 5: Hành vi của hãng trong các cấu trúc thị trường - Hoàng Thị Thúy Nga

  1. Bài 5: HÀNH VI CỦA HÃNG TRONG CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG  Quyết định về sản lượng và định giá sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào cấu trúc thị trường hiện tại mà doanh nghiệp đang hoạt động, tức là phụ thuộc vào “mức độ kiểm soát giá của doanh nghiệp.” ◦ Liệu doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, hay độc quyền nhóm? 1
  2. Các cấu trúc thị trường  Các mô hình cổ điển (giáo khoa) về cấu trúc thị trường ◦ Cạnh tranh hoàn hảo ◦ Độc quyền ◦ Cạnh tranh độc quyền ◦ Độc quyền tập đoàn  Mô hình “năm lực lượng cạnh tranh” 2
  3. Bốn loại cấu trúc thị trường Số hãng? Loại sản phẩm? Vô số hãng Một Nhiều Sản phẩm hãng Vài hãng đồng nhất hãng Sản phẩm khác biệt Độc quyền Độc quyền Cạnh Cạnh nhóm tranh độc tranh hoàn quyền hảo • Dầu gội • Gạo • Điện • Điện thoại đầu • Sản phẩm • Nước DĐ • Bột giặt NN • Xăng dầu • Sữa
  4. Cạnh tranh hoàn hảo  Doanh nghiệp là người chấp nhận giá ◦ Họ đối mặt với đường cầu hoàn toàn co giãn (nằm ngang) ◦ Giá cả thị trường thay đổi chỉ khi cung hoặc cầu thị trường thay đổi  Với giá cả thị trường như vậy, mức sản lượng nào là hợp lý? ◦ Do giá cả thị trường được thiết lập tại điểm tại đó chỉ có lợi nhuận thông thường sản lượng sẽ ở mức có P = MC = MR 4
  5. Cạnh tranh hoàn hảo Thị Hãng á Gi Giá trường 0 Lượng gạo Lượng gạo 5
  6. Cạnh tranh hoàn hảo và lợi ích công cộng Những ưu điểm của CTHH  Việc P = MC có thể dẫn đến sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả  Không cần phải quảng cáo??  Ở trạng thái cân bằng dài hạn: LRAC ở điểm thấp nhất, do vậy doanh nghiệp có thể sản xuất ở mức chi phí thấp nhất  Người tiêu dùng có lợi nhờ giá thấp 6
  7. Cạnh tranh hoàn hảo và lợi ích công cộng Những nhược điểm của CTHH:  Các doanh nghiệp quá nhỏ để có thể tiến hành R&D!  Chỉ sản xuất những sản phẩm không có sự khác biệt 7
  8. Độc Quyền  Tại sao độc quyền lại tồn tại?  Các rào cản gia nhập thị trường ◦ Kiểm soát các nguồn lực hay đầu vào khan hiếm  ví dụ như kim cương (De Beers) ◦ Lợi thế kinh tế theo quy mô  Độc quyền tự nhiên ◦ Những rào cản tạo ra bởi chính phủ  Bằng sáng chế, bản quyền 8
  9.  Hàm cầu của doanh nghiệp độc quyền là hàm cầu của thị trường sản phẩm  Khả năng thiết lập giá của doanh nghiệp độc quyền bị hạn chế bởi đường cầu ◦ Đường cầu và đường MR dốc xuống  Tuy nhiên có thể kiếm được siêu lợi nhuận ngay cả trong dài hạn ◦ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của thị trường 9
  10. Tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền MC ATC P1 A D = AR MR Q1
  11. Độc quyền và lợi ích công cộng tiếp theo  Những ưu điểm của độc quyền: ◦ Lợi thế kinh tế theo quy mô ◦ khả năng các đường chi phí thấp hơn nhờ có nhiều nghiên cứu & phát triển (R&D), và nhiều đầu tư hơn ◦ Phát minh và sản phẩm mới 11
  12. Độc quyền và lợi ích công cộng  Nhược điểm của độc quyền: ◦ giá cao và sản lượng thấp hơn cạnh tranh hoàn hảo ◦ khả năng các đường chi phí cao hơn do thiếu tính cạnh tranh 12
  13. Cạnh tranh độc quyền Nhiều người bán Phân biệt sản phẩm Gia nhập và rút khỏi thị trường tự do
  14. Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn (a) Hãng có lợi nhuận P MC ATC P0 ATC0 Lợi nhuận Cầu MR 0 Q0 Q
  15. Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn (b) Hãng bị lỗ MC ATC P Lỗ ATC0 P0 Cầu MR Lượng 0 tối thiêu hóa thua Q lỗ
  16. Cạnh tranh độc quyền trong dài hạn Giá cả MC ATC P=A TC MR Cầu 0 Lượng Tối đa hóa lợi nhuận Lượng
  17. Những hạn chế của cạnh tranh độc quyền  Thông tin có thể không hoàn hảo; các doanh nghiệp sẽ không gia nhập ngành nếu họ không biết được siêu lợi nhuận tồn tại trong ngành  Các doanh nghiệp nhiều khả năng khác biệt không chỉ về sản phẩm hay dịch vụ họ cung cấp, mà còn khác biệt về quy mô và cơ cấu chi phí. Ngoài ra sự gia nhập có thể không hoàn toàn không có rào cản  Mô hình này nhấn mạnh vào quyết định giá và sản lượng. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận trong cạnh tranh độc quyền cũng cần quyết định về tính đa dạng của sản phẩm và chi phí quảng cáo 17
  18. Độc quyền nhóm  Đặc tính của độc quyền nhóm làm cho doanh nghiệp luôn phải xét xem mỗi hành vi của chính họ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định của một vài đối thủ cạnh tranh  Sự phụ thuộc lẫn nhau hàm ý thị trường này phức tạp hơn rất nhiều so với các cấu trúc thị trường khác.  Các DN chủ yếu quan tâm đến chiến lược cạnh tranh của mình và coi các đối thủ cạnh tranh là người chơi trong một trò chơi rất phức tạp  Độc quyền nhóm có thể ở dạng cấu kết hoặc không hợp tác (không cấu kết) 18
  19. Cân bằng thị trường ◼ Trạng thái không có áp lực điều chỉnh: Mỗi hãng đang làm điều tốt nhất có thể và không có lý do để thay đổi giá hoặc sản lượng của họ. ◼ Trong độc quyền nhóm, mỗi hãng đều tính đến đối thủ của mình. Với quyết định của các đối thủ cạnh tranh cho trước, mỗi hãng cố gắng làm điều tốt nhất có thể. 19
  20. Cấu kết và Cartel  Cấu kết ◦ sự cấu kết ngầm hay công khai giữa các doanh nghiệp nhằm tránh hoặc hạn chế sự cạnh tranh với nhau  Cartel ◦ Là một ví dụ về cấu kết công khai: những thoả thuận chính thức (giảm sản lượng và tăng giá đến mức độ độc quyền) giữa các doanh nghiệp được pháp luật cho phép ❖ vd. OPEC (Organization of Petrolium exporting countries) 20
  21. Cấu kết là khó  Đàm phán về quota sản xuất là cực kỳ khó khăn ◦ Nhiều doanh nghiệp trong ngành ◦ Sản phẩm không được tiêu chuẩn hoá (tính khác biệt của sản phẩm) ◦ Những tiến bộ kỹ thuật ◦ Các điều kiện về cầu và chi phí thay đổi liên tục ◦ Mối đe dọa từ sự gia nhập mới ◦ Sự nghiên cứu các sản phẩm thay thế  Ngay cả khi Cartel có thể đàm phán về quota sản xuất thì vẫn có xu hướng hiệp định sụp đổ do sư gian lận và nghi ngờ gian lận ở phía các thành viên 21
  22. Cấu kết ngầm: Chỉ đạo giá  Sự chỉ đạo giá của doanh nghiệp chi phối thị trường • Doanh nghiệp chi phối thiết lập giá cho ngành, tuy nhiên nó để cho những doanh nghiệp theo sau bán được tất cả sản phẩm mà họ muốn tại mức giá đó. Doanh nghiệp chi phối sẽ đáp ứng phần còn lại của cầu thị trường • Những doanh nghiệp theo sau, giống cạnh tranh hoàn hảo, chấp nhận mức giá được đưa ra mức cung chung của họ bằng với tổng của các đường MC (giống trong cạnh tranh hoàn hảo) • DN chỉ đạo giá phải có vai trò lớn trong ngành để có thể đưa ra một mối đe dọa ngầm về sự trừng phạt đối với những DN nào không hành động như những người theo sau 22
  23. Điều kiện để Cartel thành công - Được hình thành từ các thành viên nhất trí về P, Q và tuân theo các thỏa thuận được thông qua. - Tiềm năng về sức mạnh độc quyền (cầu không co giãn) - Sản phẩm thay thế - Mối đe dọa gia nhập mới 23
  24. Cartel  Cách thức hoạt động: - Xác định MCCARTEL - Xác định ПMAX của cả Cartel: MR = MCCARTEL - Phân chia sản lượng cho các thành viên: MC1 = MC2 = MR* (Việc phân chia sản lượng quyết định việc phân chia lợi nhuận) 24
  25. Cartel P MC 1 MC2 P MCT * E D Q Q Q Q Q* 1 0 2 MR 25
  26. Mô hình chỉ đạo giá  Giả định: - Có sự cấu kết ngầm giữa các hãng - Sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau - Ra quyết định về giá chứ không phải về sản lượng - Có thể có hãng trội hoặc không có hãng trội 26
  27. Mô hình hãng trội  Mô hình hãng trội là một tình huống có một hãng có qui mô lớn hoặc chi phí sản xuất thấp, hoặc một đặc điểm đặc biệt nào đó, xác định mức giá tối đa hóa lợi nhuận và các hãng khác bán theo mức giá đó.  Những hãng khác bán theo mức giá của hãng lớn trở thành người chấp nhận giá. 27
  28. Mô hình hãng trội P MC = Sf D 0 Q 28
  29. Mô hình hãng trội  Đường cầu D là đường cầu thị trường về sản phẩm của ngành.  Đường cung Sf là đường cung của tất cả các hãng nhỏ (các hãng chấp nhận giá) 29
  30. Mô hình hãng trội P Sf P1 DL P2 D 0 Q Q0 30
  31. Mô hình hãng trội P MC=Sf MCL DL D MRL 0 Q Q 31 0
  32. Mô hình hãng trội  Đường cầu DL của hãng trội được xác định như sau : ◦ Từ mức giá P1 trở lên, các hãng cạnh tranh sẽ cung cho toàn bộ thị trường. ◦ Dưới mức giá P2, hãng trội sẽ cung cho toàn bộ thị trường. ◦ Giữa mức giá P2 và P1 , đường cung DL được xác định bằng tổng cầu thị trường trừ đi phần các hãng cạnh tranh cung cho thị trường. 32
  33. Mô hình hãng trội P MC=Sf MCL P* DL D MRL 0 Q Qf QL QT 33
  34. Mô hình hãng trội  Với DL, MRL, hãng trội tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc MR = MC sản lượng là QL.  Giá thị trường là P*, tổng sản lượng QT = Qf + QL. 34
  35. Độc quyền nhóm không thoả hiệp: Lý thuyết trò chơi  Đây là một phương pháp phân tích hành vi chiến lược ◦ Hành vi của một doanh nghiệp phụ thuộc vào dự đoán về sự phản ứng của các đối thủ đối với các chính sách của nó  Được đưa ra bởi John von Neuman (1937) ◦ và được mở rộng bởi Oskar Morgenstern (1944)  John Nash: cân bằng Nash (1949-1950) ◦ cân bằng chiến lược vượt trội 35
  36.  Trong khi Cartel và kết cấu ngầm là hai kết quả có thể có trong độc quyền nhóm, thì sự cạnh tranh giữa các đối thủ không phải lúc nào cũng thuận lợi như thế  Có những tình huống mà sự cạnh tranh trở nên căng thẳng đến mức “chiến tranh giá cả” có thể xảy ra ◦ Giá có thể bị giảm xuống dưới mức chi phí cận biên mà mỗi DN cố gắng một cách tuyệt vọng để giữ lấy thị phần của mình 36
  37. Đường cầu gấp khúc của một doanh nghiệp độc quyền nhóm P Đường cầu gấp khúc tại mức giá hiện hành: Doanh nghiệp có thể dự đoán sự phản ứng của các đối thủ nếu nó cắt giảm giá, đây sẽ được coi là hành động khiêu chiến, do vậy nhiều khả năng cầu sẽ tương đối kém co giãn khi phản ứng lại sự cắt giảm giá P 1 Tuy nhiên đối với sự tăng giá, các đối thủ cạnh Kết quả của sự cấu kết ngầm tranh nhiều khả năng sẽ không phản ứng, do vậy cầu có thể tương đối co giãn ở mức giá lớn hơn P1 D 37 O Q1 Q
  38. Giá cả ổn định trong điều kiện đường cầu gấp khúc P Khi Q < Q1 đường MR tương ứng với phần trên của đường AR P1 MR a D = AR O Q Q1 38 Q1
  39. Giá cả ổn định trong điều kiện đường cầu gấp khúc tiếp theo Khi Q > Q1, đường MR tương ứng với phần dốc hơn của đường AR Chú ý khoảng cách giữa hai điểm a và b P1 aa D = AR bb O Q MR Q39 Q11
  40. Giá cả ổn định trong điều kiện đường cầu gấp khúc tiếp theo • Giá cả có xu hướng ổn định, thậm chí khi chi phí cận biên tăng: Nếu MC nằm giữa a và b mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận P1 sẽ là P1 và Q1 a a D = AR b b O Q Q 1 MR 40
  41. Giá cả ổn định trong điều kiện đường cầu gấp khúc tiếp theo MC2 P1 MC1 a D = AR b Q O 41 Q1 MR
  42. Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không Tháng 3 năm 1983, American Airlines đề xuất khung giá vé máy bay thống nhất cho các hãng hàng không dựa trên khoảng cách bay. Giá vé trên mỗi dặm bay phụ thuộc vào độ dài hành trình, từ mức thấp nhất là 15 xen mỗi dặm bay cho hành trình hơn 2500 dặm đến mức cao nhất là 53 xen mỗi dặm cho chặng bay ngắn dưới 250 dặm. Tại sao American Airlines lại đề xuất kế hoạch này và điều gì hấp dẫn đối với các hãng hàng không khác? 42
  43. Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không ◼ Mục đích của kế hoạch này là giảm sự cạnh tranh về giá và đạt được giá cấu kết. Đặt mức giá cấu kết cố định bị pháp luật cấm. Các hãng thay vào đó đồng thuận dùng chung công thức tính giá. 43
  44. Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không ◼ Tuy nhiên kế hoạch thất bại, và là một nạn nhân của tình thế lưỡng nan của người tù. ◼ Hãng Pan Am, không hài lòng với thị phần quá nhỏ bé của mình, đã tự giảm giá xuống. American, United, và TWA, lo sợ mất thị phần về tay Pan Am cũng nhanh chóng cắt giảm giá. Việc cắt giảm giá tiếp diễn, kế hoạch phá sản, và người tiêu dùng được lợi. 44
  45. Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không ◼ 4/1992 American Airlines đưa ra biểu giá mới, đa số các hãng lớn thực hiện. 5/1992 North-West Airlines “trẻ em miễn phí”. American Airlines hạ giá 50% trong mùa hè. Các hãng khác làm theo. Ngành hàng không thua lỗ hàng tỉ USD năm 1992. 45
  46. Độc quyền nhóm và lợi ích công cộng  Nếu các nhà độc quyền nhóm cấu kết và cùng nhau tối đa hoá lợi nhuận ngành → hành động cùng nhau giống như độc quyền → thiệt hại đối với xã hội (giống như trong độc quyền)  Ngoài ra, độc quyền nhóm có thể có nhược điểm so với độc quyền: ◦ Các nhà độc quyền nhóm nhiều khả năng thực hiện các chiến lược quảng cáo tốn kém hơn độc quyền ◦ Phụ thuộc vào quy mô của mỗi thành viên độc quyền nhóm, khả năng lợi thế kinh tế theo quy mô làm giảm hiệu ứng của sức mạnh thị trường là nhỏ 46
  47. Những lợi ích của độc quyền nhóm đối với xã hội so với các cấu trúc thị trường khác  Có thể sử dụng một phần siêu lợi nhuận để nghiên cứu và phát triển (R&D) - có nhiều động cơ để làm việc này hơn độc quyền  Cạnh tranh phi giá thông qua sự khác biệt của sản phẩm có thể làm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn 47
  48. Sự thay đổi của cấu trúc thị trường  Các dạng thị trường trong thực tế không phải lúc nào cũng rõ ràng và ổn định  Các phân tích không bao quát mọi khía cạnh của cấu trúc cạnh tranh ◦ Chưa chú ý đến khả năng có sức mạnh thị trường từ phía khách hàng hoặc người cung ứng cho DN ◦ Chưa chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh then chốt của các cấu trúc thị trường (yếu tố nào quyết định viêc gia nhập là tự do hay phong tỏa )  Dạng thị trường mà một doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có thể thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm  Michael Porter đã đưa ra một phương pháp hữu hiệu tính đến khả năng thay đổi của cấu trúc thị trường thông qua một phân tích cấu trúc thị trường: mô hình “năm lực lượng cạnh tranh” 48
  49. Mô hình cạnh tranh của Porter Những doanh nghiệp mới tiềm năng Mối đe doạ của các DN mới gia nhập Sức mạnh đàm phán Cạnh tranh trong Sức mạnh đàm phán của nhà cung ứng của người mua nội bộ ngành Nhà cung ứng Khách hàng Sự đe doạ của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế Các thị trường thay thế 49
  50. Mô hình “năm lực lượng cạnh tranh”  Mô hình này hoàn chỉnh hơn các mô hình cấu trúc thị trường đã học, nhưng cũng kém rõ ràng hơn nhiều. ◦ không cung cấp những dự đoán rõ ràng về quyết định giá vµ sản lượng ◦ Tuy nhiên, mô hình này cung cấp cho các nhà quản lý những đặc điểm quan trọng nhất của sự cạnh tranh trong ngành→ xuất phát điểm để các DN xây dựng chiến lược cạnh tranh
  51. Những yếu tố xác định năm lực lượng cạnh tranh  Mức độ cạnh tranh nội bộ ngành ◦ Tăng trưởng của ngành ◦ Chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho ◦ Sự vượt công suất không liên tục ◦ Những khác biệt về sản phẩm, sự xác định của nhãn hàng, và chi phí chuyển của khách hàng ◦ Số doanh nghiệp và qui mô tương đối của DN ◦ Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh ◦ Lợi ích của công ty ◦ Hàng rào rút khỏi thị trường
  52. Những yếu tố xác định năm lực lượng cạnh tranh tiếp theo  Mối đe doạ của các DN mới gia nhập ◦ Tính kinh tế nhờ qui mô ◦ Sự khác biệt sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hàng ◦ Yêu cầu về vốn ◦ Chi phí chuyển đổi đối với người mua ◦ Có được các kênh phân phối ◦ Lợi thế chi phí tuyệt đối  Độc quyền công nghệ, kiểm soát đầu vào  Độc quyền ảnh hưởng ”rút kinh nghiệm”  Vị trí thuận lợi  Sự trả đũa  Chính sách của chính phủ
  53. Những yếu tố xác định năm lực lượng cạnh tranh tiếp theo  Sức mạnh đàm phán của người mua ◦ Độ nhạy cảm đối với giá: phụ thuộc vào  Tỷ lệ mua sản phẩm của ngành trên tổng lượng mua  Sự khác biệt sản phẩm  Sự ưa thích nhãn hàng  Lợi ích của bản thân người mua hàng  Động cơ của người ra quyết định ◦ Khả năng mặc cả: phụ thuộc vào  Mức độ tập trung và khối lượng mua của người mua  Chi phí chuyển sang mua sản phẩm của ngành khác  Thông tin của người mua  Sự đe dọa của việc người mua có mối liên kết dọc ngược trở lại với yếu tố đầu vào  Sự tồn tại của các hàng hóa thay thế
  54. Những yếu tố xác định năm lực lượng cạnh tranh tiếp theo  Sức mạnh đàm phán của nhà cung ứng ◦ Sự khác biệt của các yếu tố đầu vào ◦ Chi phí chuyển sang nhà cung ứng khác ◦ Sự sẵn có của các đầu vào thay thế ◦ Mức độ tập trung của nhà cung ứng ◦ Tầm quan trọng của khối lượng gia dịch đối với nhà cung ứng ◦ Tỷ lệ chi phí mua từ nhà cung ứng trên tổng chi phí mua của ngành ◦ Ảnh hưởng của đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm ◦ Mối đe dọa từ sự liên kết xuôi của các nhà cung ứng
  55. Những yếu tố xác định năm lực lượng cạnh tranh tiếp theo  Sự đe doạ của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế ◦ Giá và công dụng của hàng hóa thay thế ◦ Chi phí chuyển đổi đối với khách hàng ◦ Khuynh hướng tìm hàng hóa thay thế của người mua