Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 7: Lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh

ppt 20 trang huongle 7540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 7: Lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quan_li_bai_7_ly_thuyet_tro_choi_va_chien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quản lí - Bài 7: Lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh

  1. Bài 7 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
  2. 1 Lý thuyết Trò chơi và quyết định chiến lược 2 Chiến lược trội 3 Cân bằng Nash 4 Các loại trò chơi 2
  3. LÍ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Lý thuyết trò chơi đưa ra một bài toán trong đó những người ra quyết định phải lựa chọn các chiến lược hành động căn cứ trên những phản ứng không chắc chắn của đối thủ
  4. Lý thuyết trò chơi Câu hỏi: Nếu tôi tin rằng các đối thủ cạnh tranh là những người có lý trí và hành động để tối đa hóa lợi nhuận thì tôi phải tính đến hành vi của họ ntnào khi ra những quyết định tối đa hóa lợi nhuận của mình
  5. Cân bằng trong lý thuyết trò chơi ◼Cân bằng Nash: Trạng thái cân bằng không hợp tác. Mỗi hãng làm điều tốt nhất có thể, biết trước điều mà đối thủ của nó đang làm.
  6. Tình thế lưỡng nan của người tù ◼Trò chơi gồm hai người, không hợp tác ◼Tình thế lưỡng nan: thú tội hay không thú tội – Nếu thú tội, có thể nhận án tù nhẹ hơn, nhưng liệu đồng bọn có thú tội hay không? – Kết cục tốt nhất cho cả hai là cả hai đều phủ nhận – Nếu chỉ một người thú nhận anh ta sẽ có mức án thấp nhất còn người kia chịu mức án nặng nhất – Nếu cả hai thú nhận, án tù sẽ ở mức độ vừa phải cho cả hai
  7. Tình thế lưỡng nan của người tù 7
  8. Các loại chiến lược ◦ Chiến lược thống trị: là một chiến lược tối ưu đối với một người chơi, bất kể đối thủ phản ứng như thế nào. ◦ Chiến lược thống trị có sửa đổi ◦ Chiến lược ăn miếng trả miếng 8
  9. Chiến lược thống trị 1 2 Giá thấp Giá cao 1: $10 m 1: $15 m Giá thấp 2: $5 m 2: $0 m Giá cao 1: $6 m 1: $10 m 2: $8 m 2: $2 m
  10. Kết quả của chiến lược thống trị Chiến lược đối với người chơi 1 là “giá cao” bất kể người chơi 2 làm gì Chiến lược đối với người chơi 2 là “giá cao” bất kể người chơi 1 làm gì 10
  11. Chiến lược thống trị có sửa đổi 1 2 Giá thấp Giá cao 1: $10 m 1: $15 m Giá thấp 2: $5 m 2: $0 m Giá cao 1: $6 m 1: $4 m 2: $8 m 2: $2 m 11 11
  12. Kết quả của chiến lược thống trị có sửa đổi  Người chơi 1 không có chiến lược thống trị. Quyết định tối ưu của họ tùy thuộc vào người chơi 2 làm gì?  Chiến lược đối với người chơi 2 là “giá cao”  Chiến lược đối với người chơi 1 phụ thuộc vào quyết định của người chơi 2 12
  13. Chiến lược ăn miếng trả miếng  1 bắt đầu bằng giá cao, đó là giá mà tôi duy trì khi nào thấy 2 tiếp tục hợp tác và cũng đặt giá cao.  Nhưng nếu 2 giảm giá thì ngay lập tức 1 cũng hạ giá theo.  Sau đó 2 tăng giá thì lập tức 1 cũng sẽ hợp tác theo và tăng giá 13
  14. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI ● trò chơi lặp lại: Trò chơi mà các hành vi và lợi ích đạt được lặp đi lặp lại. Liệu sự lặp đi lặp lại có thay đổi kết cục của trò chơi?
  15. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Trò chơi với số lần lặp lại xác định Bây giờ giả sử trò chơi được lặp lại với số lần nhất định, ví dụ N tháng. “Bởi vì hãng 1 chơi trò tit-for-tat, tôi (Hãng 2) không thể cắt giảm giá. Tôi sẽ chờ cho đến tháng cuối cùng, tôi sẽ cắt giảm giá vì khi đó tôi có thể thu được lợi nhuận rất lớn, và sau đó trò chơi kết thúc, vì thế hãng 1 sẽ không thể trả đũa được. Vì thế tối sẽ đặt giá cao cho đến tháng cuối cùng, và giảm giá trong tháng cuối.” Tuy nhiên, vì tôi (Hãng 1) cũng suy tính như vậy, nên tôi dự định sẽ đặt giá thấp trong tháng cuối cùng. Hãng 2 dự kiến được điều đó và sẽ quyết định giảm giá vào tháng ngay sát tháng cuối cùng. Và bởi vì những chiến thuật này ứng dụng cho mỗi tháng trước, nên kết cục cuối cùng có lý cho cả hai người chơi là đặt giá thấp cho tất cả các tháng.
  16. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Tit-for-Tat trong thực tế Vì mỗi chúng ta đều không kỳ vọng sống lâu mãi được, nên chiến lược tit-for-tat có vẻ ít có giá trị trong thực tế, và khiến chúng ta tắc ở trò chơi “tình thế lưỡng nan của người tù”. Tuy nhiên, chiến lược tit- for-tat đôi khi được áp dụng trong thực tế và sự hợp tác sẽ là kết cục cuối cùng. Có hai lý do chính yếu sau: ✓Phần lớn những nhà quản lý không biết họ sẽ phải cạnh tranh với đối thủ đến khi nào, nên hành vi hợp tác có vẻ là chiến lược tốt. ✓Đối thủ của tôi có thể nghi ngờ về khả năng duy lý của tôi. Trong trò chơi lặp lại, tình thế lưỡng nan của người tù có thể có kết cục hợp tác.
  17. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không Tháng 3 năm 1983, American Airlines đề xuất khung giá vé máy bay thống nhất cho các hãng hàng không dựa trên khoảng cách bay. Giá vé trên mỗi dặm bay phụ thuộc vào độ dài hành trình, từ mức thấp nhất là 15 cents mỗi dặm bay cho hành trình hơn 2500 dặm đến mức cao nhất là 53 cents mỗi dặm, cho chặng bay ngắn dưới 250 dặm. Tại sao American Airlines lại đề xuất kế hoạch này và điều gì hấp dẫn đối với các hãng hàng không khác? Mục đích của kế hoạch này là giảm sự cạnh tranh về giá và đạt được giá cấu kết. Đặt mức giá cấu kết cố định bị pháp luật cấm. Các hãng thay vào đó đồng thuận dùng chung công thức tính giá. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, và là một nạn nhân của tình thế lưỡng nan của người tù. Hãng Pan Am, không hài lòng với thị phần quá nhỏ bé của mình, đã tự giảm giá xuống. American, United, and TWA, lo sợ mất thị phần về tay Pan Am cũng nhanh chóng cắt giảm giá. Việc cắt giảm giá tiếp diễn, kế hoạch phá sản, và người tiêu dùng được lợi.
  18. 5 CÁC TRÒ CHƠI TUẦN TỰ ● Trò chơi tuần tự: Những người chơi tuần tự tiến hành những bước đi, phản ứng với mỗi hành động và sự phản ứng lại của những người chơi khác. Ví dụ đơn giản: Chúng ta trở lại với vấn đề lựa chọn sản phẩm. Lần này, hãy thay đổi ma trận lợi ích một chút.
  19. Bài tập tình huống 1 Giả sử bạn là hãng 1 trong thị trường nhị quyền với các kết cục được biểu diễn trong ma trận lợi nhuận như sau: Hãng 2 Quảng cáo Không quảng cáo Hãng 1 Quảng cáo 10; 5 15; 0 Không 6; 8 20; 2 quảng cáo Ghi chú: Lợi nhuận của hãng 1 được ghi ở bên trái, còn lợi nhuận của hãng 2 được ghi ở bên phải. Vậy hãng của bạn sẽ quảng cáo hay không quảng cáo cho sản phẩm của mình? Hãy giải thích.
  20. Bài tập tình huống 2 Giả sử hãng của bạn (hãng 1) và hãng 2 hoạt động trên cùng 1 thị trường với các kết cục được biểu diễn trong ma trận lợi nhuận như sau: Hãng 2 Sản lượng Sản lượng thấp cao Hãng 1 Sản lượng 15; 15 2; 20 thấp Sản lượng 20; 2 8; 8 cao a. Cân bằng sẽ nằm ở đâu? b. Trong tình huống nào bạn sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng thấp c. Giả sử bạn sắp xếp với hãng 2 là cả 2 sẽ sản xuất ở mức sản lượng thấp. Bạn sẽ chấp nhận biện pháp nào để hãng 2 thực hiện đúng cam kết giữa hai bên? d. Nếu cả hai chọn mức sản lượng cao thì đều lãi là 8 thì có ảnh hưởng gì đến phân tích ở trên không?