Bài giảng Kinh tế xây dựng và quản lý dự án

ppt 27 trang huongle 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế xây dựng và quản lý dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_xay_dung_va_quan_ly_du_an.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế xây dựng và quản lý dự án

  1. KINH TẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN Biên soạn: Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
  2. CẤU TRÚC MÔN HỌC  Chương I: Xây dựng cơ bản trong hệ thống nền kinh tế quốc dân  Chương II: Đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư  Chương III: Cơ sở lý luận về kinh tế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng  Chương IV: Công tác thiết kế trong xây dựng  Chương V: Quản trị thực hiện dự án đầu tư xây dựng
  3. TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HỌC  [1] Nguyễn Bạch Nguyệt, 2000, Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê.  [2] Nguyễn Xuân Thủy, 2005, Quản trị dự án đầu tư : Lý thuyết và bài tập. NXB Thống kê.  [3] Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan, 2007, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư. NXB Thống kê.  [4] Nghiên Văn Dĩnh, 2006, Kinh tế xây dựng công trình giao thông, NXB GTVT Hà Nội
  4. CHƯƠNG I XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
  5. 1.1.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ • Ngành xây dựng vừa là hoạt động sản xuất vừa là hoạt động nghệ thuật nên quá trình phát triển của nó vừa chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất vừa chịu ảnh hưởng của nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng của một hình thái xã hội nhất định. • Là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại nhưng lại có tốc độ phát triển khoa học công nghệ chậm so với nhiều nghành khác. • Về tổ chức sản xuất ngành xây dựng cũng chậm phát triển hơn. Ơ TâyÂu hình thức công trường thủ
  6. 1.1.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (tt) công đã ngự trị từ sau thế kỷ XVI đến mãi gần 1/3 thế kỷ XVIII. Sau đó nền đại cơ khí ra đời, nhưng trong xây dựng thì bước chuyển biến này xảy ra chậm chạp hơn vào đầu thế kỷ XX. • Nhìn chung cùng với sự phát triển của xã hội ngành xây dựng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ về tốc độ, qui mô, trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế thi công, sản xuất vật tư thiết bị và tổ chức quản lý sản xuất xây dựng
  7. 1.2.VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN  Công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất trong nền kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.  Đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành khác, các lĩnh vực của nền kinh tế.  Đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế của đất nước
  8. 1.2.VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (tt)  Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng.  Đóng góp lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. => Công nghiệp xây dựng quyết định quy mô và trình độ kỹ thuật của xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
  9. 1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DỰNG 1.3.1.Đặc điểm của sản phẩm xây dựng  SPXD có tính đơn chiếc, cá biệt cao và thường được tiến hành sản xuất khi đã có đơn đặt hàng của người mua.  SPXD được sản xuất tại nơi tiêu thụ nó và chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện địa lý, tự nhiên, KT –XH của nơi tiêu thụ.  SPXD ảnh hưởng nhiều của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế – xã hội của nơi tiêu thụ  SPXD có thời gian sử dụng dài, có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao.  Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt đối với từng công trình
  10. 1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DỰNG (tt)  SPXD có tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất từng sản phẩm XDGT rất khác nhau. 1.3.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất XDGT.  Sản xuất chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm.  Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn.  Thời gian xây dựng công trình kéo dài  Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên đến hoạt động của công nhân và
  11. 1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DỰNG (tt) quá trình thực hiện công tác xây lắp.  Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém đòi hỏi trang thiết bị máy móc phức tạp, hiện đại đắt tiền  Như vậy sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa – nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt Có thể nói sản phẩm xây dựng phán ánh trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước.
  12. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM
  13. “Trung tâm Hội nghị Quốc gia lấy cảm hứng từ hình tượng những ngọn sóng. Ngôn ngữ kiến trúc giản dị, thống nhất trong đa dạng, thích ứng với môi trường và trật tự trong kết cấu. Giải pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại, công năng và hình thức hài hòa, bố cục mạch lạc, sử dụng vật liệu đồng nhất, giản dị về mảng khối và đường nét.”
  14. “Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, mà còn đánh dấu những kỷ lục xây dựng mới của Việt Nam và thế giới. Với kết cấu xây văng một mặt phẳng và chiều dài nhịp chính 435 m, đây là cây cầu dây văng bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính.”
  15. ĐẠI LỘ THĂNG LONG – TUYẾN ĐƯỜNG ĐẠT CHUẨN CAO TỐC ĐẦU TIÊN Ở VN Nối trung tâm Hà Nội với QL 21A Chiều dài: gần 30 km Chiều rộng TB: 140m Thiết kế cho xe chạy với vận tốc 70 – 120 km/h Tổng vốn ĐT: 7,527 tỷ đồng
  16. Hầm Hải Vân  Vị trí Dự án  Khu vực Dự án nằm trên dãy núi Hải Vân, cách trung tâm Đà Nẵng 16km về phía Bắc  Hướng tuyến bắt đầu từ khu vực QL1A, đoạn Lăng Cô (Km. -1+1865), thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế và kết thúc tại Khu công nghiệp Liên Chiểu (Km. 12+047), TP Đà Nẵng.
  17. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT  Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.  Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.  Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.  Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m.
  18. MẶT CẮT NGANG
  19. PHỐI CẢN H CẦU LĂN G CÔ TOÀ N CẢN H CỬA HẦM PHIÁ BẮC
  20. “Cầu Mỹ Thuận không chỉ đem lại những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế mà còn đáp ứng lòng mong mỏi của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cầu còn là công trình xây dựng có giá trị kiến trúc nổi bật, mang một nét giá trị thẩm mỹ, thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước”
  21. DỰ ÁN ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY Dự án có TMĐT 9.863 tỷ VND. Dự án có chiều dài toàn tuyến 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố, cải thiện hệ thống giao thông nội thị hiện đang quá tải
  22. Đại lộ Đông Tây, đoạn quốc lộ 1A qua huyện Bình Chánh
  23. HẦM THỦ THIÊM Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm gồm 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài 92,5m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 27.000 tấn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt.
  24. Traffic in Tunnel (Immersed Section)
  25. “Phú Mỹ Hưng được phát triển theo mô hình đô thị dải và phân thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể với cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Hiện Phú Mỹ Hưng được xem là khu đô thị hiện đại và đẹp nhất Việt Nam với diện tích đất dành cho không gian công cộng, công viên cây xanh chiếm tỷ lệ cao.”
  26. “Việt Nam - Singapore là một trong những khu công nghiệp hàng đầu quốc gia, mang đến cho nhà đầu tư một cơ sở hạ tầng có chất lượng trong một môi trường sản xuất an toàn và hiệu quả. Với diện tích 500 ha, đây là khu công nghiệp có quy hoạch đồng bộ, các công trình được xây dựng thống nhất.”
  27. “Quán cafe Gió và Nước là một công trình có ý tưởng sáng tạo độc đáo, tạo hình giản dị và duyên dáng với những tìm tòi theo cả hướng dân tộc và hiện đại. Thành công của tác giả còn ở việc khai thác hiệu quả vật liệu địa phương và thể hiện khát vọng của mình về một kiến trúc sinh thái, tiết kiệm năng lượng.”