Bài giảng Kỹ năng đứng lớp cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng đứng lớp cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_dung_lop_co_ban.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kỹ năng đứng lớp cơ bản
- Khái niệm: Kỹ năng đứng lớp được hiểu là khả năng của giáo viên thực hiện công việc giảng dạy có kết quả trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định, dựa vào sự lựa chọn các phương pháp và cách thức hoạt động đúng đắn
- 1. Kỹ năng vào lớp, chào hỏi, ổn định lớp, giữ trật tự: Kỹ năng này nhằm mục đích tạo tâm thế chú ý, sự sẵn sàng của người học đối với nhiệm vụ học tập mới và thúc đẩy sự lắng nghe, tích cực tư duy của học sinh trong quá trình dạy học. Nó cũng xác định mối quan hệ thể chế trong hoạt động sư phạm: thày tổ chức điều hành còn học sinh tích cực, tự giác trong học tập cũng như thực hiện nội quy của từng tiết học cụ thể.
- Những nội dung cần thực hiện trong ổn định lớp - Thời gian khoảng 1 đến 4 phút tuỳ loại bài dạy - Chào lớp với thái độ thân thiện và thu hút sự chú ý của mọi học sinh vào giáo viên. Đảm bảo học sinh sẽ lắng nghe và giữ trật tự trong cả quá trình học. - Bao quát toàn bộ lớp học, qua đó nhận diện được các biểu hiện tâm lý của người học qua hành vi, cử chỉ, nét mặt cũng như tình hình vệ sinh lớp, cơ sở vật chất xung quanh - Điểm danh, ghi chép cụ thể vào sổ sách quản lý - Khuyến khích, động viên tinh thần người học để tạo tinh thần hứng thú của học sinh khi bắt đầu bước vào bài học mới cũng như thể hiện tính trách nhiệm của giáo viên trong việc quản lý lớp học. Giáo viên tuyệt đối tránh gây căng thẳng cho học sinh khi vào đầu giờ học.
- DẪN NHẬP
- Dẫn nhập - Về dung lượng thời gian: Thời gian cho lời vào bài chiếm khoảng từ 1 đến 3 phút là hợp lý; - Về nội dung: Lời dẫn vào bài cần ngắn gọn, súc tích, sinh động nhưng cốt yếu phải nêu bật được trọng tâm của toàn bài, phải nêu được vấn đề một cách ấn tượng. Nó phải có tính định hướng nhận thức, xác định được rõ ràng đối tượng cho người học. Lời dẫn quá ngắn sẽ không bộc lộ được ý đồ sư phạm, lời dẫn dài dòng dễ gây phân tán sự chú ý của học sinh. Làm cho học sinh khó xác định trọng tâm và phương hướng nhận thức; - Về hình thức: Tuỳ từng yêu cầu, đặc điểm bài dạy, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất mà linh hoạt lựa chọn các kiểu lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
- - Lời vào bài trực tiếp: GV dùng ngôn ngữ trực tiếp để giới thiệu bài học. Lời giới thiệu bài học được nói một cách khái lược về nội dung và những kết quả dự kiến cần đạt được hôm đó. - Lời vào bài gián tiếp: Dùng các ngôn ngữ hay các động tác để gián tiếp gợi mở tới bài học. - Lời dẫn mang tính bắc cầu: Tạo ra mối liên hệ giữa bài học trước với bài học sau. Liên kết với những điều đã học sẽ tạo hiệu quả lớn trong việc thông báo bài học mới. GV có thể thông qua việc kiểm tra bài cũ HS với những vấn đề liên quan đến bài mới. Từ đó khái quát lên thành lời vào bài của mình.
- + Lời dẫn gây ấn tượng từ các hình ảnh: Cho xem những vật thật, mô hình, tranh ảnh, giáo cụ trực quan gây ấn tượng mạnh, cho người học xem một sản phẩm đẹp và hướng tới nhu cầu làm được sản phẩm ấy. Hãy đứng ở giữa lớp học và gần với học viên + Lời dẫn gây ấn tượng từ tín hiệu âm thanh: Thể hiện sự hài hước đúng mực, kể chuyện cười, câu chuyện ngắn, đọc thơ, kể chuyện bản thân, kể những tin tức có liên quan đến chủ đề bài học hoặc làm cho người học ngạc nhiên hay sửng sốt bởi một câu tuyên bố hoặc một hành động bất ngờ. + Lời dẫn mang tính thử thách qua nghệ thuật đàm thoại: Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp thuyết trình ngay khi mở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới hình thức những câu hỏi cú tính chất định hướng, hoặc đặt những câu hỏi mang tính thách đố.
- Một số kỹ thuật vào bài
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ