Bài giảng Kỹ năng làm việc - Chương 1: Giới thiệu Tổng quan
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng làm việc - Chương 1: Giới thiệu Tổng quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_lam_viec_chuong_1_gioi_thieu_tong_quan.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kỹ năng làm việc - Chương 1: Giới thiệu Tổng quan
- CHƯƠNG 1 GiỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Sự cần thiết và nhu cầu cần có các kỹ năng làm việc 1.2. Một số kỹ năng cần có
- Một số tin tức 2008, Việt nam có khoảng 30.000 lao động mất việc làm
- Một số tin tức 150.000
- 1.1. Sự cần thiết và nhu cầu cần có các kỹ năng làm việc “Có thể nói kỹ năng hiện nay của sinh viên là con số 0. Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện tư duy và động não”. Bà Nguyễn Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interflour Việt Nam, nhận xét như vậy về chất lượng của sinh viên ra trường dưới góc độ nhà tuyển dụng
- 1.1. Sự cần thiết và nhu cầu cần có các kỹ năng làm việc Theo ông Chung Bửu Long, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khách hàng Khu Công nghiệp Mỹ Phước – Bình Dương: “nhiều sinh viên không tự trang bị cho mình kiến thức phổ thông hay những sự kiện quan trọng của đất nước để phục vụ công tác giao tiếp, đàm phán dẫn đến những sai sót đáng tiếc”.
- 1.1. Sự cần thiết và nhu cầu cần có các kỹ năng làm việc Ông Hoàng Văn Minh, Giám đốc nhân sự Công ty Harvey Nash Việt Nam, kể chuyện từ thực tế: “Đã có trường hợp, khi đọc bài dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt về một chuyên đề kinh tế của một cử nhân Anh văn, người chấm bài đã không nhịn cười được vì sự ngô nghê yếu kém về kiến thức xã hội”.
- 1.1. Sự cần thiết và nhu cầu cần có các kỹ năng làm việc Ông Nguyễn Hữu Thiết, Giám đốc nhân sự Công ty Friesland Foods Dutch Lady Vietnam, kể lại chuyện không phải là hiếm nhưng rất nhiều kỹ sư cơ khí khi ra trường hoàn toàn không đọc được catalogue của một cái máy đơn giản để biết đó là loại nào, hoạt động ra sao, kết nối với hệ thống như thế nào.
- Số liệu từ đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH” Khảo sát 234 nhà tuyển dụng và 3.364 sinh viên (năm cuối và đã tốt nghiệp) từ 20 trường ĐH do Trường ĐH Sư phạm TPHCM thực hiện cho thấy: Trên 50% số sinh viên tốt nghiệp phải được đào tạo lại với lý do chủ yếu là chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Trong đó: ◦ 36,3% phải đào tạo lại các kỹ năng ◦ 28,3% phải đào tạo lại chuyên môn ◦ 33,6% phải đào tạo lại cả kỹ năng và chuyên môn.
- Báo cáo của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ về hiện trạng giáo dục ĐH Một số ngành học cũng đã chỉ rõ sự mất cân đối giữa các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành/áp dụng. Do đó, cần: ◦ Nhiều hơn nữa giờ học thực hành, ứng dụng thực tiễn. ◦ Tăng cường giảng dạy bằng tiếng Anh và tạo nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông thường (làm việc nhóm giao tiếp và viết bằng tiếng Anh )
- Hiệp hội Mỹ về huấn luyện và phát triển, đã nghiên cứu "những kỹ năng cơ bản" mới cho Bộ Lao động Mỹ 1. Tư duy sáng tạo 7. Đàm phán 2. Ðặt mục đích / Ðộng cơ 8. Giao tiếp 3. Các kỹ năng quan hệ 9. Tính hiệu quả của tổ chức 10.kỹ năng phát triển cá nhân giữa người với người / nghề nghiệp 4. Lãnh đạo 11.Giải quyết vấn đề 5. Học cách học tập 12.Tự trọng 6. Lắng nghe 13.Làm việc tập thể
- 1.2. Một số kỹ năng cần có Kỹ năng cứng: ◦ Học vấn ◦ Kinh nghiệm ◦ Sự thành thạo về chuyên môn Kỹ năng mềm: ◦ Thuộc về con người ◦ Không mang tính chuyên môn ◦ Ví như: Kỹ năng đọc
- Galileo galilei (1564 – 1642)
- Một số kỹ năng mềm Có suy nghĩ lạc quan Biết làm việc nhóm Giao tiếp tốt Tỏ thái độ tự tin Kỹ năng sáng tạo Chấp nhận và học hỏi Phát triển chính mình Đa năng Biết nhìn nhận toàn diện
- Có suy nghĩ lạc quan Cốc nước này “ Hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa hơn là nhìn nó vơi đi một nửa”.
- Biết làm việc theo nhóm ▪ Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm ▪ Việc này mang tính cộng tác ▪ Thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần
- Giao tiếp tốt Xây dựng cầu nối với đồng nghiệp Thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến Bày tỏ được nhu cầu của mình. Một vài lưu ý cần thiết khi giao tiếp: - Nhìn thẳng vào mắt người đối diện - Đừng tỏ ra bồn chồn - Tránh chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ - Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào vấn đề - Phát âm một cách chính xác - Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường
- Tỏ thái độ tự tin Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Khi nhận được lời tán dương cần biết khiêm nhường (rất quan trọng) Cần biết thừa nhận thế mạnh của mình đúng lúc, đúng chỗ
- Luyện kỹ năng sáng tạo Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. 100 ý tưởng trong đó 99 là sai còn hơn không
- Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình Là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn Biết đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu John Kenedy
- Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác Thể hiện người năng động và hay đề ra các sáng kiến Liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc Liên tục dẫn dắt mọi người cùng năng động trong công việc
- Đa năng và biết ưu tiên công việc Một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không?
- Biết nhìn nhận toàn diện Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công Ngoài ra cũng cần biết cách nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra
- Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng” Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này
- Thông tin thêm 10 câu nói bất hủ của Bill gates Học cách làm việc Một số trang web đáng chú ý: ◦ ◦ ◦ ◦
- Các kỹ năng trọng tâm Kỹ năng thuyết trình (trình bày) Kỹ năng xây dựng đội ngũ và làm việc theo nhóm Kỹ năng hướng dẫn cuộc họp và hội thảo Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng trả lời phỏng vấn Kỹ năng đọc hiệu quả Kỹ năng nghe hiệu quả Kỹ năng làm bài tự luận