Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước - Tạ Thị Thanh

ppt 56 trang huongle 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước - Tạ Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_thuat_xay_dung_va_ban_hanh_van_ban_quan_ly_hanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước - Tạ Thị Thanh

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA VĂN BẢN VÀ CÔNG NGHỆ HÀNH CHÍNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Chương trình đào tạo cử nhân hành chính)    GV: ThS. TẠ THỊ THANH TÂM Năm 2006
  2. CHƯƠNG XI HOẠT ĐỘNG LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ I. VB LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ II. QUY TRÌNH LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
  3. I. VĂN BẢN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 1. Nghị quyết của Chính phủ 2. Nghị định của Chính phủ 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 4. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
  4. 1. Nghị quyết của Chính phủ để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra HĐND thực hiện các VB của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội về các lĩnh vực của đời sống. phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nghị quyết của Chính phủ còn có thể dùng để ghi chép diễn biến về phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
  5. Nghị quyết của Chính phủ được ban hành nhân danh tập thể Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết. a) Nội dung b) Mẫu nghị quyết a) Nội dung Phần mở đầu Phần khai triển Phần kết
  6. 1.1. Phần mở đầu Bao gồm: – các yếu tố cơ cấu thể thức, – căn cứ ra nghị quyết. Căn cứ có thể là những mục đích của việc ban hành được nêu nhằm nâng cao sự nhất trí và tự giác thực hiện cho các chủ thể thi hành, được trình bày ngắn gọn Căn cứ (lý do) như: – cần phải giải quyết những tình hình thực tế đang đặt ra một cách cấp bách – cần phải triển khai việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan lãnh đạo Nêu thành phần tham gia, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị.
  7. 1.2. Phần khai triển Nội dung của nghị quyết cần thể hiện sự nhất trí của tất cả hoặc đại đa số các đại biểu tham dự hội nghị. Trình bày: – Nội dung thảo luận, những quyết định và giải pháp mà các thành viên hội nghị đã biểu quyết và các biện pháp tổ chức thực hiện – Nêu vấn đề trọng tâm như: những nhiệm vụ phải làm, các mục tiêu cần đạt tới, các biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó
  8. Nội dung của nghị quyết được trình bày theo thể văn nghị luận (văn xuôi pháp luật) thường xuyên lập luận, dùng câu từ chuyển tiếp để đảm bảo tính lô gích, nội dung của mỗi chủ điểm được trình bày riêng thành đề mục. Cách hành văn dứt khoát (thường dùng các từ ngữ như: nhiệt liệt, hoàn toàn, kiên quyết, triệt để, cực lực, nghiêm khắc );
  9. Bố cục: – theo những chủ đề lớn, không chia nhỏ VB – chia thành các điểm 1, 2, 3, v.v Nghị quyết cần được viết theo kiểu văn điều khoản khi: – đưa ra các QPPL để giải quyết những vấn đề nhất định (đặt ra nội quy, quy chế, các VB phụ khác ) – hoặc chỉ áp dụng pháp luật để giải quyết những công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan ban hành (bầu các chức vụ nhà nước, bãi bỏ, huỷ bỏ những VB sai trái của cơ quan cấp dưới, v. v. )
  10. 1.3. Phần kết Nêu những biện pháp tổ chức, các đối tượng có liên quan nhằm thực hiện nghị quyết
  11. b) Mẫu nghị quyết của Chính phủ (giáo trình)
  12. 2. Nghị định của Chính phủ Nghị định là VB QPPL do Chính phủ ban hành, bao gồm hai loại: a. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
  13. b. Quy ñònh nhöõng vaán ñeà heát söùc caàn thieát nhöng chöa ñuû ñieàu kieän xaây döïng thaønh luaät hoaëc phaùp leänh ñeå ñaùp öùng yeâu caàu quaûn lyù nhaø nöôùc, quaûn lyù kinh teá, quaûn lyù xaõ hoäi. Vieäc ban haønh loaïi nghò ñònh naøy phaûi ñöôïc söï ñoàng yù cuûa UBTVQH.
  14. 2.1. Phần mở đầu Bao gồm: Các yếu tố cơ cấu thể thức Căn cứ ra nghị định. – căn cứ có thể là những mục đích của việc ban hành được nêu nhằm nâng cao sự nhất trí và tự giác thực hiện cho các chủ thể thi hành – căn cứ thẩm quyền (Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992), – căn cứ liên quan đến nội dung VB (Luật, pháp lệnh có liên quan đến nội dung nghị định), và đề nghị của thủ trưởng các cơ quan cấp bộ.
  15. 2.2. Phần khai triển Viết bằng văn “điều khoản” Khi trực tiếp đặt ra các QPPL, nghị định được phân chia và sắp xếp thành chương, mục, điều Khi gián tiếp đặt ra các QPPL, nghị định phải ban hành kèm theo các VB QPPL phụ như quy định, quy chế, điều lệ, chính sách, chế độ, phụ lục, v.v. Trong trường hợp này tên của VB phụ kèm theo phải được được ghi ngay dưới tên nghị định ở phần trích yếu (Ban hành kèm theo ).
  16. 2.3. Phần kết Thường là “điều khoản thi hành” Xác định hiệu lực pháp lý của nghị định, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và hướng dẫn thi hành nghị định đó. Trong VB phụ kèm theo (nếu có) không cần nhắc lại phần “điều khoản thi hành” này.
  17. Mẫu nghị định NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về (1) Chính phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992(2) ; Căn cứ (3) ; Nhằm ; Xét đề nghị của , Nghị định: Điều 1: (4) Điều 2: Điều : Các (5) chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
  18. - Mẫu văn bản quy phạm pháp luật phụ kèm theo nghị định + Mẫu điều lệ, quy chế, quy định, v.v ĐIềU Lệ (1) Về (2) (Ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số /200 /NĐ-CP ngày tháng năm 200 ) Chương I Điều 1: (3) Điều 2: Điều .3 : Chương II Điều : (4)
  19. + Mẫu phụ lục PHỤ LỤC Về (1) (Kèm theo Điều lệ (2) ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số . /200 /NĐ-CPngày tháng năm 200 ) (3)
  20. 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ + quyết định các chủ trương, các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; + quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
  21. Phần kết cấu nội dung: > tương tự như Nghị định.
  22. 3.1. Phần mở đầu (tương tự nghị định) Bao gồm: Các yếu tố cơ cấu thể thức Căn cứ ra quyết định. – Nêu ngắn gọn mục đích của việc ban hành được – căn cứ thẩm quyền (Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992), – căn cứ liên quan đến nội dung VB (Luật, pháp lệnh nghị quyết và nghị định của Chính phủ, có liên quan đến nội dung quyết định), – căn cứ đề nghị của thủ trưởng các cơ quan cấp bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  23. 3.2. Phần khai triển Viết bằng văn “điều khoản” Khi trực tiếp đặt ra các QPPL, quyết định được phân chia và sắp xếp thành chương, mục, điều Khi gián tiếp đặt ra các QPPL, quyết định phải ban hành kèm theo các VB QPPL phụ như quy định, quy chế, điều lệ, chính sách, chế độ, phụ lục, v.v. Trong trường hợp này tên của VB phụ kèm theo phải được được ghi ngay dưới tên quyết định ở phần trích yếu (Ban hành kèm theo ).
  24. + Nội dung của quyết định gián tiếp đặt ra các QPPL chủ yếu nhằm công bố việc ban hành VB QPPL, + Số lượng các điều của quyết định không lớn (thường không quá 5 điều). + Ở điều 1 thường ghi: "Ban hành kèm theo Quyết định này (tên VB phụ). . .".
  25. 3.3. Phần kết Xác định hiệu lực pháp lý của quyết định: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và hướng dẫn thi hành quyết định đó. Không cần nhắc lại phần điều khoản thi hành này trong VB phụ kèm theo (nếu có).
  26. b) Mẫu quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ - Mẫu văn bản chính QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc (1) Thủ tướng chính phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ (2) ; Nhằm ; Xét đề nghị của , QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: (3) Điều 2: Điều : Các (4) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
  27. 4. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nhằm quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, UBND các cấp – trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.
  28. 4.1. Phần mở đầu Nêu các căn cứ ban hành: căn cứ pháp lý, mục đích ban hành. Có thể nêu các căn cứ đó trong một đoạn văn hoặc bằng nhiều đoạn văn.
  29. 4.2. Phần khai triển Trình bày theo kiểu văn nghị luận (văn xuôi pháp luật), Không chia thành chương, điều (như nghị định, quyết định), Chia thành các phần hoặc điểm. Các phần có thể có tiêu đề (so sánh với nghị quyết). Cách hành văn: – dứt khoát, nhưng không cứng nhắc, – từ ngữ dễ hiểu, giọng văn có tính thuyết phục cao, vừa thể hiện tính nghiêm túc, mệnh lệnh, – vừa phát huy tính tự giác thực hiện, tính sáng tạo của cấp dưới.
  30. Có thể nêu một số nhận xét, ưu khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, nhận định phát triển của tình hình một cách khái quát Nêu mệnh lệnh, các chủ trương hoặc giao nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được, Đôn đốc để tăng nhanh tiến độ thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật đã triển khai trước đây.
  31. 4.3. Phần kết luận Xác định rõ trách nhiệm thi hành đối với: Các chủ thể chịu trách nhiệm chính, Các tổ chức, cá nhân phối hợp Quy định về chế độ báo cáo, thỉnh thị, công tác sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn.
  32. Mẫu chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc (1) Để thực hiện ; nhằm đảm bảo , Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: (2) 1 2 3
  33. II. QUY TRÌNH LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Quy trình lập quy của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 65 của Luật Ban hành VB QPPL. 1. Bước 1: Lập chương trình và soạn thảo – Việc soạn thảo và ban hành VB QPPL của Chính phủ được tiến hành căn cứ vào Chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ. – Đối với VB của Thủ tướng thì Thủ tướng trực tiếp giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo. Cơ quan soạn thảo nghiên cứu và xây dựng dự thảo.
  34. + Chính phủ quyết định Chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình và theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Mục đích: + Để đảm bảo thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,
  35. a. Thành lập ban soạn thảo Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định. – Cơ quan chủ trì soạn thảo sau khi thoả thuận với các bộ, ngành hữu quan, thành lập ban soạn thảo. b. Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định bao gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan cấp bộ – thủ trưởng cơ quan chủ trì dự thảo là trưởng ban.
  36. Trưởng ban soạn thảo chỉ định tổ biên tập – tổ biên tập gồm các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo. Tuỳ theo mức độ cần thiết, Thủ tướng có thể thành lập tổ chuyên gia làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của mình để thực hiện nhiệm vụ của ban soạn thảo hoặc để tu chỉnh dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ trước khi ký trình hoặc ký ban hành.
  37. Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ban soạn thảo phải tiến hành các công việc sau đây: Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các VBQPPL hiện hành có liên quan; Tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo; Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan; tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo; Chuẩn bị tờ trình cùng với dự thảo và các tài liệu cần thiết khác để trình Chính phủ.
  38. - Ñònh kyø thoâng baùo vôùi Vaên phoøng Chính phuû, Boä Tö phaùp veà tieán ñoä vaø chaát löôïng soaïn thaûo döï thaûo nghò quyeát, nghò ñònh; - Kòp thôøi baùo caùo, xin yù kieán chæ ñaïo cuûa Chính phuû, Thuû töôùng veà caùc vaán ñeà môùi, phöùc taïp vaø nhöõng yù kieán coøn khaùc nhau. - Baûo ñaûm vieäc soaïn thaûo VB coù chaát löôïng
  39. Trong trường hợp VB lập quy của Chính phủ cần có VB quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành : ban tổ chức có trách nhiệm soạn thảo hoặc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan được Chính phủ phân công soạn thảo các VB đó. trình đồng thời với dự thảo nghị quyết, nghị định lên Chính phủ. Xác định tên các VB dự kiến bị bãi bỏ toàn bộ hoặc từng phần cụ thể.
  40. 2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi dự thảo để lấy ý kiến tham gia tới: – Uûy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – TANDTC, VKSNDTC, – cơ quan, tổ chức hữu quan, – HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
  41. + Đối với VB của Thủ tướng có thể tổ chức lấy ý kiến của: - các thành viên Chính phủ, - chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, - cơ quan, tổ chức, các nhân hữu quan. + Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và làm bản tổng hợp các ý kiến đóng góp tham gia. + Bản tổng hợp ý kiến đóng góp này là một bộ phận không thể thiếu của hồ sơ thẩm định và hồ sơ trình dự thảo.
  42. 3. Bước 3: Thẩm định dự thảo Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo chỉnh lý dự thảo và gửi bản dự thảo đã chỉnh lý đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị hồ sơ dự thảo để trình Chính phủ. "Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật.
  43. Gửi hồ sơ thẩm định dự thảo đến Bộ Tư pháp chậm nhất là 20 ngày trước ngày Chính phủ họp. Hồ sơ bao gồm: – - Công văn yêu cầu thẩm định; – - Tờ trình Chính phủ về dự thảo; – - Bản dự thảo; – - Bản tổng hợp ý kiến tham gia; – - Bản thuyết trình chi tiết về dự thảo và dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có). – Số lượng hồ sơ gửi thẩm định ít nhất là 10 bộ. + Cung cấp Thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến dự thảo cho cơ quan thẩm định. Thuyết trình về dự thảo khi Bộ Tư pháp có yêu cầu.
  44. Công việc thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Bộ Tư pháp: – Kịp thời tổ chức việc thẩm định dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng. – Khi Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) – Đối với dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì thì thành phần HĐTĐ nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành, hữu quan.
  45. Bộ trưởng phụ trách chung và tổ chức việc thẩm định. Thứ trưởng trong các lĩnh vực theo sự phân công của bộ trưởng. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định. Chánh văn phòng Bộ ký thừa lệnh Bộ trưởng công văn đề nghị cơ quan yêu cầu thẩm định bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ thẩm định còn thiếu các giấy tờ theo quy định.
  46. Trong thôøi haïn chaäm nhaát laø 4 giôø laøm vieäc, keå töø khi tieáp nhaän hoà sô, Vaên phoøng Boä coù traùch nhieäm vaøo "Soå theo doõi hoà sô thaåm ñònh" trình laõnh ñaïo Boä hoà sô cuøng vôùi Phieáu chæ ñaïo thaåm ñònh" (theo maãu)
  47. Trong thời hạn 8 giờ làm việc từ khi Lãnh đạo Bộ nhận được hồ sơ thẩm định lãnh đạo Bộ phân công đơn vị thẩm định theo nguyên tắc phù hợp với lĩnh vực quản lý, Trong thời hạn chậm nhất là 2 giờ làm việc, kể từ khi đã phân công, thư ký Bộ trưởng hoặc chuyên viên giúp việc Thứ trưởng chuyển hồ sơ và phiếu chỉ đạo thẩm định cho Văn phòng Bộ. Trong thời hạn chậm nhất là 2 giờ làm việc Văn phòng Bộ ghi vào Sổ theo dõi và chuyển cho đơn vị thẩm định
  48. Thẩm định dự thảo VB tuỳ theo tính chất và nội dung của VB trên các phương diện sau: – Sự cần thiết ban hành VB; – Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của VB; – Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; – Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ của VB trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của chúng; – Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia; – Kỹ thuật soạn thảo VB (từ ngữ, câu chữ, tiêu đề, văn phong ;
  49. Báo cáo viên có trách nhiệm ghi biên bản đầy đủ mọi ý kiến của cuộc họp thẩm định. Biểu quyết thông qua Trong thời hạn 10 ngày đơn vị chủ trì thẩm định hoàn thành dự thảo báo cáo thẩm định
  50. 4. Bước 4: Xem xét, thông qua a) Lập hồ sơ trình duyệt Chính phủ xem xét, thảo luận dự thảo tại một hoặc nhiều phiên họp sau khi có được hồ sơ trình đầy đủ bao gồm: – -Tờ trình Chính phủ về dự thảo; – - Bản dự thảo; – - Văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp; – - Bản tổng hợp ý kiến tham gia; – - Các tài liệu có liên quan (nếu có). Số lượng hồ sơ trình Chính phủ theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ (tại phiên họp thường kỳ là 100 bộ). b) Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ
  51. Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng thủ tục của dự án nghị quyết, nghị định, Văn phòng Chính phủ phải hoàn chỉnh phiếu trình Thủ tướng (Phó thủ tướng) giải quyết. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi nhận được ý kiến quy định cuối cùng của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ phải hoàn chỉnh dự thảo VB trình ký ban hành.
  52. c) Tổ chức phiên họp xem xét, thông qua Có thể là phiên họp thường kỳ của Chính phủ hoặc phiên họp bất thường. Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Chính phủ tham dự. Thủ tướng Chính phủ có thể mời thêm đại diện các tổ chức, cá nhân hữu quan. Đại biểu được mời phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết.
  53. Ký ban hành VB nghị quyết, nghị định Chậm nhất 05 ngày kể từ khi kết thúc phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng chủ đề án hoàn chỉnh dự thảo VB trình Thủ tướng Chính phủ hoặc phó thủ tướng ký ban hành. Các VB hướng dẫn thi hành nghị quyết, nghị định của Chính phủ phải được chuẩn bị đồng thời với dự thảo nghị quyết, nghị định và phải ban hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành VB của Chính phủ. Nếu có vấn đề cần chỉnh lý, Chính phủ định thời hạn trình lại dự thảo.
  54. Đối với VB quyết định, chỉ thị của Thủ tướng, cơ quan soạn thảo dự thảo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo; Bản dự thảo; VB tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp; Bản tổng hợp ý kiến tham gia;
  55. Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký quyết định, chỉ thị: Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng thường trực được Thủ tướng uỷ nhiệm, ký quyết định, chỉ thị về những chủ trương, chính sách quan trọng, về tổ chức bộ máy và nhân sự. Phó thủ tướng phụ trách các lĩnh vực công tác ký thay Thủ tướng các quyết định, chỉ thị để xử lý các vấn đề cụ thể nảy sinh theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
  56. 5. Bước 5: Công bố trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ đăng Công báo theo điều 10 Luật Ban hành VB QPPL. yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 6. Bước 6: Gửi và lưu trữ Theo quy định tại Điều 11 Luật Ban hành VBQPPL.