Bài giảng Lập trình cơ bản với C - Chương 6: Vòng lặp

ppt 21 trang huongle 9051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình cơ bản với C - Chương 6: Vòng lặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lap_trinh_co_ban_voi_c_chuong_6_vong_lap.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lập trình cơ bản với C - Chương 6: Vòng lặp

  1. Vòng lặp Chương 6
  2. Mục tiêu của bài học  Tìm hiểu về vòng lặp ‘for’ trong C  Làm việc với toán tử dấu phẩy (,)  Tìm hiểu về các vòng lặp lồng nhau  Tìm hiểu về vòng lặp ‘while’ và ‘do- while’  Làm việc với các lệnh break và continue  Tìm hiểu về hàm exit()
  3. Vòng lặp là gì? Một đoạn mã lệnh trong chương trình thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi một điều kiện xác định được thỏa mãn
  4. 3 kiểu cấu trúc vòng lặp Vòng lặp for Vòng lặp while Vòng lặp do .while
  5. Vòng lặp for Cú pháp: for (initialize counter; conditional test; re-evaluation parameter){ statement } . initialize counter là một lệnh gán để khởi tạo biến điều khiển của vòng lặp trước khi đi vào vòng lặp . conditional test là một biểu thức quan hệ để chỉ định khi nào vòng lặp sẽ kết thúc  re-evaluation parameter định nghĩa cách thức thay đổi của biến điều khiển vòng lặp mỗi khi vòng lặp được thực thi
  6. Vòng lặp for (tt.) . Ba phần của vòng lặp for phải được phân cách bởi dấu chấm phẩy(;)  Phần lệnh tạo nên thân vòng lặp có thể là một lệnh đơn hoặc một lệnh ghép (một tập nhiều lệnh) . Vòng lặp for tiếp tục được thực thi khi biểu thức kiểm tra điều kiện vẫn có giá trị true. Khi điều kiện trở thành false, chương trình thực hiện lệnh theo sau vòng lặp for
  7. Vòng lặp for - Ví dụ /*This program demonstrates the for loop in a C program*/ #include main() { int count; printf(“\tThis is a \n”); for(count = 1;count <=6;count++) printf(“\n\t\t nice”); printf(“\n\t\t world. \n”); }
  8. Toán tử dấu phẩy Vòng lặp for có thể được mở rộng bằng cách chứa nhiều giá trị khởi tạo và nhiều biểu thức tăng trị trong đặc tả của vòng lặp for Cú pháp: exprn1 , exprn2 ; #include main() { int i, j , max; printf(“Please enter the maximum value \n”); printf(“for which a table can be printed:“); scanf(“%d”, &max); for(i = 0 , j = max ; i <=max ; i++, j ) printf(”\n%d + %d = %d”,i, j, i + j); }
  9. Vòng lặp for lồng nhau Các vòng lặp for lồng nhau khi nó có dạng như sau for (i = 1; i<max1; i++) { for (j = 0; j < = max2; j++){ } }
  10. Vòng lặp for lồng nhau - Ví dụ #include main() { int i, j, k; i = 0; printf("Enter no. of rows :"); scanf("%d", &i); printf("\n"); for (j = 0; j < i ; j++){ printf("\n"); for (k = 0; k <= j; k++) /*inner for loop*/ printf("*"); } }
  11. Vòng lặp while Cú pháp while (condition is true) statement ; Vòng lặp while lặp lại các lệnh trong khi một biểu thức điều kiện mang giá trị True
  12. Vòng lặp while -Ví dụ /*A simple program using the while loop*/ #include main() { int count = 1; while( count <= 10) { printf(“\n This is iteration %d\n”,count); count++; } printf(“\n The loop is completed.\n”); }
  13. Vòng lặp do while Cú pháp do{ statement; } while (condition); . Trong vòng lặp do while phần thân của vòng lặp được thực thi trước khi biểu thức điều kiện được kiểm tra . Khi điều kiện mang giá trị False, vòng lặp do while sẽ được kết thúc, và điều khiển chuyển đến lệnh xuất hiện ngay sau lệnh while
  14. Vòng lặp do while - Ví dụ #include main (){ int num1, num2; num2 = 0; do { printf( "\nEnter a number : "); scanf(“%d”,&num1); printf( " No. is %d",num1); num2++; } while (num1 != 0); printf ("\nThe total numbers entered were %d", num2); /*num2 is decremented before printing because count for last integer (0) is not to be considered */ }
  15. Các lệnh chuyển điều khiển expression . Lệnh return được sử dụng để trở về từ một hàm . Thực hiện lệnh return để trở về vị trí mà tại đó hàm được gọi . Lệnh return có thể có một giá trị đi cùng, giá trị này được trả về cho chương trình gọi
  16. Các lệnh chuyển điều khiển (tt.) label . Lệnh goto chuyển điều khiển đến một câu lệnh bất kỳ khác bên trong cùng một hàm trong một chương trình C . Điều này thật ra vi phạm đến qui luật của một ngôn ngữ lập trình cấu trúc. . Chúng làm giảm độ tin cậy của chương trình và chương trình khó bảo trì.
  17. Các lệnh chuyển điều khiển (tt.) statement . Lệnh break được sử dụng để kết thúc một mệnh đề case trong câu lệnh switch . Nó cũng có thể được sử dụng để kết thúc ngang giữa vòng lặp . Khi gặp lệnh break, vòng lặp sẽ kết thúc ngay và điều khiển được chuyển đến lệnh kế tiếp bên ngoài vòng lặp
  18. Lệnh break – Ví dụ #include main (){ int count1, count2; for(count1 = 1, count2 = 0; count1 <=100; count1++){ printf("Enter %d count2: ", count1); scanf("%d", &count2); if(count2==100) break; } }
  19. Các lệnh chuyển điều khiển (tt.) statement . Lệnh continue dùng để bắt đầu thực hiện lần lặp kế tiếp của vòng lặp . Khi gặp lệnh continue, các câu lệnh còn lại trong thân vòng lặp bị bỏ qua và điều khiển được chuyển đến lần lặp kế tiếp
  20. Lệnh continue – Ví dụ #include main () { int num; for(num = 1;num<=100; num++){ if(num % 9 == 0) continue; printf("%d\t",num); } }
  21. Các lệnh chuyển điều khiển (tt) hàm . Hàm exit() được sử dụng để thoát khỏi chương trình . Sử dụng hàm này sẽ kết thúc ngay chương trình và điều khiển được chuyển về cho hệ điều hành