Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 4: Học thuyết kinh tế chính trị Mac-Lenin

ppt 21 trang huongle 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 4: Học thuyết kinh tế chính trị Mac-Lenin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_chuong_4_hoc_thuyet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 4: Học thuyết kinh tế chính trị Mac-Lenin

  1. CHƯƠNG 4 HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN 1
  2. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận 1.1 Hoàn cảnh ra đời ◼ Về kinh tế Những năm 70 của thế kỷ XVIII đến những năm 20 của thế kỷ XIX, là thời kỳ hoàn thành các cuộc cách mạng công nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa, mở đầu là ở nước Anh, nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập, đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết quả sau: - Chuyển từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí.
  3. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận - Giai cấp vô sản phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật. - Bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như khủng khoảng, thất nghiệp ◼ Về chính trị - xã hội - Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản (giai cấp công nhân công nghiệp).
  4. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận - Bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh với những phong trào rộng lớn: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Lyon (Pháp); phong trào hiến chương ở Anh ◼ Về mặt tư tưởng Ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đây là những trào lưu có nhiều thành tựu khoa học để các nhà kinh tế học mác-xít kế thừa và phát triển.
  5. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận 1.2. Đặc điểm phương pháp luận ◼ Kế thừa những tinh hoa tư tưởng của các trường phái kinh tế từ thời Cổ đại đến chủ nghĩa tư bản. ◼ Phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp
  6. 2. Các lý thuyết cơ bản 2.1 Lý thuyết giá trị-lao động ◼ Trong học thuyết kinh tế của K. Marx, lý thuyết giá trị - lao động có vị trí quan trọng. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. ◼ Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thái cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra các giá trị sử dụng khác nhau. Sự phong phú của lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Với tư cách tạo ra giá trị sử dụng, lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn.
  7. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Lao động trừu tượng là xét đến sự hao phí sức lực của người sản xuất hàng hóa. Sự hao phí nói chung của người sản xuất hàng hóa về sức vóc, thần kinh, bắp thịt Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. “Chất của giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng”. 2.2 Lý thuyết giá trị thặng dư ◼ Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không (Nêu VD trong SGK minh họa).
  8. 2. Các lý thuyết cơ bản 2.3 Lý thuyết về tư bản ◼ Các nhà kinh tế học trước K. Marx thường nói rằng, mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. K. Marx cho rằng, định nghĩa tư bản như vậy nhằm mục đích che dấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê, coi chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi trong hết thảy mọi hình thái xã hội.
  9. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, K. Marx kết luận: tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nó thể hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong đó các nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất và bóc lột công nhân làm thuê. ◼ K. Marx là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, vạch rõ vai trò từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
  10. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là C. ◼ Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã thay đổi về lượng, thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà lớn lên trong quá trình sản xuất, tức là biến đổi về lượng, bộ phận này là tư bản khả biến, ký hiệu là V.
  11. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. 2.4 Lý thuyết về tái sản xuất (SV tự nghiên cứu) Để nghiên cứu tái sản xuất của tư bản, K. Marx đã đề ra năm giả định sau đây: ◼ Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân.
  12. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm trong một năm. ◼ Cấu tạo hữu cơ của tư bản không thay đổi. ◼ Giá cả hoàn toàn phù hợp với giá trị ◼ Không xét đến vấn đề ngoại thương. ◼ Trên cơ sở những giả định đó, ông chia nền sản xuất thành hai khu vực: sản xuất tư liệu sản xuất (khu vực I) và sản xuất tư liệu tiêu dùng (khu vực II) để nghiên cứu quá trình tái sản xuất tư bản xã hội.
  13. 2. Các lý thuyết cơ bản 2.5 Lý thuyết về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ◼ Trong thực tế xã hội, giá trị thặng dư được biểu hiện dưới các hình thái cụ thể của nó như là lợi nhuận tư bản công nghiệp, lợi nhuận tư bản thương nghiệp, lợi tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa.
  14. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Phân biệt giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận tư bản: Giá trị thặng dư là lao động không công của người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Nó là bản chất. Còn lợi nhuận là hình thái biểu hiện ra bên ngoài xã hội của giá trị thặng dư. Về mặt thực chất, giá trị thặng dư và lợi nhuận có cùng một nguồn gốc thống nhất.
  15. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất phản ánh từ phân chia lại giá trị thặng dư và giá trị hàng hóa giữa các ngành, đảm bảo sự bình đẳng trong đầu tư giữa các ngành sản xuất. ◼ Việc phân tích của K. Marx về cơ cấu chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh, cũng như sự phân chia lợi nhuận giữa các chủ sở hữu khác nhau là điều có ý nghĩa khoa học và cách mạng, giải quyết được nhiều vấn đề mà các nhà kinh tế học trước ông không vượt qua được như lợi nhuận bình quân, địa tô tuyệt đối.
  16. 2. Các lý thuyết cơ bản 2.6 Lý thuyết về CNTB ĐQ và CNTB ĐQ Nhà nước ◼ Lênin đã chỉ ra tính quy luật tất yếu của việc chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tích tụ, tập trung sản xuất đạt tới một giới hạn nào đó sẽ dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền, đó là đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc.
  17. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Các tổ chức độc quyền không chỉ thống trị trong lĩnh vực sản xuất, mà còn thống trị trong lĩnh vực ngân hàng. Sự hợp nhất tư bản lũng đoạn ngân hàng với tư bản lũng đoạn công nghiệp hình thành nên loạt tư bản mới, đó là tư bản tài chính.
  18. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Các tổ chức độc quyền bành trướng thế lực của mình ra ngoài phạm vi quốc gia, thông qua xuất khẩu tư bản, thông qua sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Đấu tranh quyết liệt với nhau để phân chia các khu vực ảnh hưởng kinh tế, phân chia và phân chia lại lãnh thổ thế giới.
  19. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản, các tổ chức lũng đoạn luôn thu được lợi nhuận độc quyền cao. Nhờ địa vị của mình, họ luôn mua hàng hóa với giá cả độc quyền thấp và bán với giá cả độc quyền cao, qua đó thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch độc quyền.
  20. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Thực chất hoạt động của quy luật lợi nhuận độc quyền cao, quy luật giá cả độc quyền là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật giá trị trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
  21. 2. Các lý thuyết cơ bản ◼ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp trực tiếp của các nhà nước đế quốc vào các quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản, tạo ra một tổ chức bộ máy mới có thế lực vạn năng. Các tổ chức độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc