Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới

ppt 29 trang huongle 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_chuong_7_hoc_thuyet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới

  1. CHƯƠNG 7 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI
  2. 1. Hoàn cảnh ra đời ◼ Từ giữa những năm 1970, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc khủng hoảng lớn →xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes → phục hồi tư tưởng tự do kinh tế. ◼ Sự xuất hiện của lý thuyết Keynes, những thành tựu trong quản lý kinh tế theo kế hoạch ở các nước XHCN có tác động mạnh tới các nhà tư tưởng tự do. Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế học tư sản đã sửa đổi lại hệ thống tư tưởng tự do kinh tế cho thích hợp với tình hình mới, CNTD ra đời.
  3. 1. Hoàn cảnh ra đời ◼ Những người đề xướng tư tưởng tự do kinh tế là các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, bắt đầu từ William Petty. ◼ Tư tưởng tự do kinh tế được phát triển tiếp tục trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia” (1776) của Adam Smith.
  4. 2. Các đặc điểm phương pháp luận ◼ CNTD mới là một trong các trào lưu tư tưởng tư sản hiện đại, kết hợp các quan điểm, phương pháp luận của CNTD cũ (KTCT Tư sản cổ điển), trường phái trọng thương mới, trường phái Keynes để hình thành hệ tư tưởng mới nhằm điều tiết nền kinh tế TBCN. ◼ Tư tưởng cơ bản là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định. Khẩu hiệu của họ là thị trường nhiều hơn và Nhà nước can thiệp ít hơn.
  5. 2. Các đặc điểm phương pháp luận ◼ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu số lượng, tâm lý chứ không phải bản chất. Không phân tích QHSX mà xem xét các hiện tượng kinh tế từ góc độ ý tưởng chủ quan, đưa ra tổng thể các nhân tố phụ thuộc vào tư chất tinh thần của con người.
  6. 3. Các lý thuyết kinh tế 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ Tư tưởng tự do mới phát triển ở Mỹ dưới tên gọi là chủ nghĩa bảo thủ mới. Một trong số trào lưu đó là trường phái trọng tiền hiện đại, hay trường phái Chicago với những người đứng đầu như Milton Friedman, Hery Simons, Geogre Stiglr
  7. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ ◼ Trường phái tiền tệ (thuyết trọng tiền) - Đại biểu của trường phái này là Milton Friedman (1912 - 2007) tại New York. Năm 1976, ông được tặng giải thưởng Nobel. Ngoài ra còn những nhà kinh tế lớn khác như: Henry Simons, Geogre Stiglr
  8. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Lập trường cơ bản của trường phái tiền tệ là thả lỏng nền kinh tế, chống lại sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. - Chủ trương vai trò của chính phủ chỉ là duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn định hàng năm, điều đó sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổn định. - Mức cung tiền là nhân tố quyết định đến việc tăng sản lượng quốc gia → ảnh hưởng đến việc làm, giá cả.
  9. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Tiền cung ứng nhanh hơn thu nhập → tăng giá, lạm phát. - Tiền cung ứng ít hơn mức cần thiết → suy thoái kinh tế , thất nghiệp. - Giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.
  10. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Coi chính sách tiền tệ giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế. - Chủ động điều tiết cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kỳ ổn định nên giảm mức tăng tiền tệ.
  11. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Ủng hộ tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. - Lý thuyết trọng tiền có ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều nước tư bản phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ (Reagan và Thatcher) nhưng chỉ đạt được hiệu quả nhất thời.
  12. 3.1. Lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ ◼ Trường phái “Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý” (Rational Expectation Macroeconomic: REM) - Những người có công sáng lập là Robert Lucas- trường Đại học Chicago và Thomas Sangent – trường Minnesota. - Một số quan điểm cơ bản: + Mọi người đều hướng hành vi của mình một cách hợp lý dựa trên những thông tin mà mình có.
  13. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ + Sự linh hoạt của giá cả và tiền lương để cho cung cầu luôn bằng nhau ở các thị trường. + Ứng xử của mọi người đều dựa trên những “dữ liệu hợp lý” của họ về kinh tế. - Tập trung giải quyết 2 vấn đề của kinh tế vĩ mô: + Công ăn, việc làm, thất nghiệp. + Hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước.
  14. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Về vấn đề thứ nhất, phái dữ liệu hợp lý cho rằng: vì giá cả tiền lương linh hoạt nên hầu hết thất nghiệp là tự nguyện. Người lao động không chịu đi làm do tiền lương thực tế quá thấp.
  15. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Về vấn đề thứ hai, trình độ hiểu biết của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tình hình thất nghiệp và do đó tác động đến chu kỳ kinh tế.
  16. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ
  17. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Từ giải thích trên, “phái dự kiến hợp lý” đi tới định lý về tính không hiệu quả của chính sách nhà nước. Theo họ, các chính sách của chính phủ chỉ có thể có hiệu quả nhất thời đối với mức sản lượng và việc làm nếu nó gây ra sự bất ngờ đối với dân chúng và làm họ hiểu sai tình hình.
  18. 3.1. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ - Với môi trường thông tin hiện đại và với kinh nghiệm mà dân chúng có được thì khó mà làm cho họ bất ngờ → chính phủ không cải thiện được tình hình và ngăn chặn nạn thất nghiệp. - Ủng hộ quan điểm của phái trọng tiền trong việc tăng mức cung tiền hàng năm theo tỷ lệ nhất định (không nhất thiết phải 3% - 4%)
  19. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nhà kinh tế học của Đức cho rằng sự điều tiết kinh tế một cách độc tài, phát xít của nhà nước không mang lại hiệu quả. - Họ phê phán chủ nghĩa độc tài dân tộc, “kinh tế chỉ huy”, ủng hộ mạnh mẽ quan điểm tự do, “sức mạnh tự do”, “kinh tế thị trường tự do”, “kinh tế thị trường xã hội”
  20. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Các đại biểu của chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hòa liên bang Đức: William Eukens, William Ropke, Muller Armack đã đưa ra nhiều tư tưởng kinh tế nhằm khôi phục lại chủ nghĩa tự do - Trong số những tư tưởng đó, Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của Muller Armack là rất đáng chú ý.
  21. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức ◼ Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường ở Cộng hòa liên bang Đức - Đảm bảo nguyên tắc tự do cá nhân, khuyến khích, động viên động lực cá nhân thông qua lợi ích kinh tế. - Đảm bảo công bằng xã hội, phân phối thu nhập tương xứng với đóng góp của mọi người.
  22. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Có chính sách kinh doanh theo chu kỳ. - Ngoài cơ cấu chung về cạnh tranh và chính sách xã hội, trong nền kinh tế thị trường xã hội, cần có chính sách chống chu kỳ, chính sách cơ cấu, chính sách tăng trưởng kinh tế.
  23. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Xây dựng chính sách tăng trưởng: tạo ra khuôn khổ pháp lý về kết cấu hạ tầng cần thiết đối với quá trình phát triển liên tục về kinh tế. - Chính sách tăng trưởng phải tạo ra những kích thích cần thiết nhằm hiện đại hóa năng lực sản xuất ở các xí nghiệp trung bình. - Thực hiện cơ cấu hợp lý: Đây là tiêu chuẩn đặc trưng cho nền kinh tế thị trường xã hội.
  24. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Đảm bảo tính tương hợp của thị trường hay nói khác hơn là tính tương hợp của cạnh tranh đối với tất cả các hành vi của các chính sách kinh tế ◼ Các chức năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội. - Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. - Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật. - Chức năng phân phối lại thu nhập. - Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
  25. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh, cạnh tranh điều chỉnh liên tục các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng có hiệu quả hơn. - Sự kiểm soát sức mạnh về kinh tế. - Sự kiểm soát sức mạnh chính trị.
  26. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân có hiệu quả tạo ra quyền tự do tối đa cho sự lựa chọn và hành động của từng xí nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanh. - Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nhiều nguy cơ đe dọa như các hoạt động quản lý và thương mại của nhà nước.
  27. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức ◼ Các vấn đề xã hội trong kinh tế thị trường - Trong nền KT thị trường xã hội, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,biểu hiện ở chỗ: + Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất. + Bảo vệ các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những rủi ro của cuộc sống gây ra.
  28. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức - Để đạt được mục tiêu trên, các công cụ sau đây được sử dụng: + Tăng trưởng kinh tế. + Phân phối thu nhập công bằng. + Bảo hiểm: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn + Phúc lợi xã hội: Trợ cấp xã hội, trợ cấp về nhà ở
  29. 3.2 Lý thuyết của nền Kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức ◼ Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội. - Cần có chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lý. - Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của chính phủ với thị trường.