Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Sự phát triển của một số học thuyết kinh tế hiện đại

ppt 23 trang huongle 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Sự phát triển của một số học thuyết kinh tế hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_chuong_9_su_phat_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Sự phát triển của một số học thuyết kinh tế hiện đại

  1. CHƯƠNG 9 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ HỌC THUYẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI
  2. 1. Kinh tế học thể chế 1.1 Hoàn cảnh ra đời - Trường phái thể chế xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và được truyền bá rộng rãi từ những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Sự nảy sinh trường phái thể chế với tư cách là sự đối lập của giai cấp tiểu tư sản đối với chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này diễn ra trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và sự thống trị của độc quyền. Đồng thời có sự thoái trào của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
  3. 1. Kinh tế học thể chế - Trường phái thể chế tồn tại song song bên cạnh các trường phái kinh tế khác nhưng đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX có tác động ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế các nước TBCN. - Các giai đoạn phát triển của trường phái thể chế: + 1920 - 1930 Trường phái thể chế cổ điển, thời kỳ mở rộng trường phái thể chế.
  4. 1. Kinh tế học thể chế + Trước và sau chiến tranh thế giới thứ II: Trường phái thể chế thực chứng. + 1960 đến nay: Trường phái thể chế mới, nổi bật là trường phái thể chế gắn rất chặt với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ.
  5. 1. Kinh tế học thể chế 1.2. Các đặc điểm cơ bản - Đề cao vai trò của các thể chế xã hội, của khoa học kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế. Coi động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội. - Điểm nổi bật nhất: tính không thuần nhất (tức là không có định nghĩa chung cho các quá trình kinh tế, vì thế tạo nên nhiều trào lưu, khuynh hướng khác nhau ngay trong trường phái).
  6. 1. Kinh tế học thể chế - Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội (gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, nghiệp đoàn, có thể là sự biểu hiện của tâm lý xã hội, động cơ xử sự, phương thức tư duy: tập tục, truyền thống, biểu hiện về luật pháp, luân lí, ).
  7. 1. Kinh tế học thể chế - Khẳng định các phạm trù kinh tế (chế độ sở hữu, thuế, tiền tệ, lợi nhuận, ) là hình thức thể hiện của tâm lí học trong xã hội. - Không thừa nhận tác động của các quy luật kinh tế khách quan, không phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà chỉ phân tích sự tiến hóa của tư liệu sản xuất.
  8. 1. Kinh tế học thể chế - Những nhà kinh tế của trường phái thể chế muốn: Thay thế môn kinh tế bằng môn lịch sử và sự phân tích tâm lí (nghiên cứu nếp sống, thói quen, tập tục, truyền thống, tác động của các yếu tố xã hội và đạo đức); Thay thế nghiên cứu lí luận bằng phương pháp mô tả.
  9. 1. Kinh tế học thể chế - Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu: + Đi sâu vào mặt thể chế và kết cấu kinh tế xã hội, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và tác dụng của các “thể chế” để phân tích xã hội. + Coi mối quan hệ tập thể, các thể chế kinh tế - xã hội là cơ sở phát triển kinh tế. + Đối tượng nghiên cứu vượt khỏi phạm vi của kinh tế tư bản truyền thống.
  10. 2. Kinh tế lượng 2.1 Một số định nghĩa về kinh tế lượng: - Kinh tế lượng là việc áp dụng các phương pháp thống kê và toán học trong lĩnh vực kinh tế nhằm kiểm định, đo lường các lý thuyết kinh tế và các giải pháp kinh tế. - Kinh tế lượng là xây dựng các mô hình toán mô tả các mối quan hệ kinh tế, kiểm định sự phù hợp của các giả thuyết và ước lượng các hệ số nhằm lượng hóa các tác động của các biến độc lập.
  11. 2. Kinh tế lượng 2.2 Hoàn cảnh ra đời - Khuynh hướng kinh tế lượng được chính thức hóa trong thời kì khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1930 ở Mỹ. - Vào năm 1930 ở thành phố Cliplen đã thành lập hội các nhà kinh tế dưới cái tên “Hội quốc tế phát triển học thuyết kinh tế gắn liền với thống kê và toán học”. Sáng lập viên của tổ chức này là các nhà kinh tế học, toán học và thống kê học: I. Sumpeter, R. Kharit, I. Fisher, T. Ruder.
  12. 2. Kinh tế lượng - Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX các thuật ngữ “kinh tế lượng”, “kinh tế toán học” được sử dụng rộng rãi ở phương Tây. Tuy nhiên, ở cả phương Tây, cũng như các nước khác có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ này.
  13. 2. Kinh tế lượng 2.3 Các đặc điểm cơ bản - Sử dụng các phương pháp toán học vào phân tích kinh tế, đo lường các chỉ tiêu kinh tế, các quá trình và hiện tượng kinh tế, có nghĩa là áp dụng các phương pháp số lượng vào phân tích kinh tế và lượng hóa các quy luật kinh tế.
  14. 2. Kinh tế lượng - Ba yếu tố quyết định sự phát triển của khuynh hướng này: + Thứ nhất: Kinh tế lượng gắn chặt với lịch sử phát triển của lịch sử học thuyết kinh tế. Kinh tế lượng được sinh ra từ trong lòng học thuyết kinh tế. Vì vậy, kinh tế lượng cũng phản ánh được sự tiến hóa của học thuyết kinh tế.
  15. 2. Kinh tế lượng + Thứ hai, sự tiến hóa của kinh tế lượng chịu ảnh hưởng của sự phát triển các phương pháp phân tích toán học và thống kê học, đặc biệt là các lập trình toán học, lý thuyết trò chơi, thống kê toán . + Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự nảy sinh các ngành khoa học mới, đặc biệt là môn điều khiển học, việc tạo ra kỹ thuật máy tính điện tử đã thúc đẩy việc áp dụng mạnh mẽ các công cụ khoa học chính xác vào lượng hóa các quy luật kinh tế.
  16. 2. Kinh tế lượng 2.4 Quá trình phát triển - Nguồn gốc của việc áp dụng các phương pháp toán trong học thuyết kinh tế có từ thế kỉ trước, những kinh nghiệm đầu tiên trong việc sử dụng phương pháp toán trong học thuyết kinh tế đã được “trường phái ích lợi giới hạn” ủng hộ từ cuối thế kỉ XIX. Đầu thế kỉ XX người ta đã có ý định áp dụng toán học trong các học thuyết kinh tế. Tiêu biểu, Giáo sư L.Walras xây dựng mô hình cân bằng tổng quát giữa các thị trường”
  17. 2. Kinh tế lượng - W.D.Pareto là người kế tục của L. Walras ở khoa kinh tế chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Lôzanxki. Ông đề ra nhiệm vụ giúp cho học thuyết “ích lợi giới hạn” ra khỏi sự bế tắc do không có khả năng thực tiễn đo lường ích lợi của các của cải tiêu dùng. Thay thế cho việc đo lường ích lợi của cải vật chất, Pareto đã đặt cơ sở cho việc phân tích là sở thích lựa chọn của cải sử dụng, mà trong đó mỗi cá nhân tính toán những nguyện vọng chủ quan của mình, mức thu nhập và giá cả hàng hóa.
  18. 2. Kinh tế lượng - Theo quan niệm của ông, nền kinh tế là một sơ đồ “cân bằng” lý tưởng được tự động hình thành theo những “cân bằng cá nhân” vì mỗi cá nhân người tiêu dùng đã tìm cho mình một số lượng của cải tối ưu. Các quan niệm của ông về sở thích lựa chọn tiếp tục được sử dụng trong các nghiên cứu lý luận kinh tế lượng.
  19. 2. Kinh tế lượng - John Von Neumann (1903 – 1957) đã tiếp tục quan điểm sở thích lựa chọn của cải vật chất để tìm ra chức năng của ích lợi. Ông nghiên cứu một mô hình hành vi của người tiêu dùng mà trong đó ông sử dụng toán học cho lý thuyết trò chơi, tiền đề cho từng cá nhân dành được thắng lợi tối đa, quan niệm về ích lợi của cải vật chất với các tiêu chuẩn thỏa mãn về mặt tâm lý của nó. Tuy nhiên, dự định của John Von Neumann đưa học thuyết “ích lợi giới hạn” ra khỏi khủng hoảng nhờ các phương pháp toán học cũng không có kết quả.
  20. 2. Kinh tế lượng - Nhà kinh tế học người Mỹ W.Misen và trường phái Havard do ông là người đứng đầu. Sau đó đã áp dụng phương pháp toán học rộng rãi hơn trong môn Kinh tế chính trị tư sản. - Sử dụng phương pháp này có các nhà kinh tế học người Italy như E.Beroner, M.Pataleoni, các nhà kinh tế học người Mỹ như: I.Fisher, E. Chemberlin, các nhà kinh tế học Thụy Điển như: K. Vikxen, J. Caxen
  21. 2. Kinh tế lượng - Việc sử dụng phương pháp toán học trong học thuyết kinh tế nhằm chứng minh là nền kinh tế được phản ánh trong các mô hình toán kinh tế thuộc hành vi xử sự của người tiêu dùng, thị trường, công ty, cân bằng kinh tế chung. - Với tư cách là tiền đề của những mô hình này nó đòi hỏi đưa ra những điều kiện như: “Cạnh tranh hoàn hảo” loại trừ các tổ chức độc quyền thống trị; điều kiện lựa chọn tối ưu được người sử dụng hoặc công ty sử dụng; điều kiện “cân bằng” của nền kinh tế thị trường.
  22. 2. Kinh tế lượng - Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ “kinh tế lượng” theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp: + Cách giải thích theo nghĩa rộng của kinh tế lượng bao trùm các học thuyết kinh tế có sử dụng phương pháp toán, trong đó có cả mô hình toán kinh tế, bổ sung vào các mô hình cả số liệu thống kê cần thiết để tính toán các thông số và dự tính theo mô hình. Căn cứ vào các định nghĩa của các nhà kinh tế nổi tiếng như: R.Kharit, kinh tế lượng chính là nghiên cứu các hiện tuợng kinh tế nhờ áp dụng các mô hình toán học.
  23. 2. Kinh tế lượng + Theo nghĩa hẹp, kinh tế lượng chủ yếu là “sự luận giải bằng thống kê”, có nghĩa là quá trình xử lý và đánh giá các thông số của mô hình bằng các phương pháp thống kê toán và thống kê kinh tế. Các tác giả của cuốn sách giáo khoa kinh tế lượng như Gonberger đã giới hạn nội dung của sách giáo khoa chỉ trong vấn đề phù hợp với nghĩa hẹp của thuật ngữ. Trong trường hợp này, người ta gọi việc mô hình hóa toán kinh tế và giải các bài toán kinh tế trên cơ sở các mô hình là môn “Kinh tế học toán”.