Bài giảng Lý luận giáo dục thể chất

doc 32 trang huongle 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý luận giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_ly_luan_giao_duc_the_chat.doc

Nội dung text: Bài giảng Lý luận giáo dục thể chất

  1. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Người soạn: Phạm Dũng 2
  2. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ DỤC THỂ THAO 1. Tóm tắt lịch sử phát triển chung về thể dục thể thao: Thể dục thể thao ngay từ khi xuất hiện và phát triển trong xã hội loài người đến khi hình thành một hệ thống như ngày nay, đã trải qua hàng ngàn năm.Lịch sử phát triển của Thể dục thể thao luôn phù hợp với các thời kỳ phát triển của xã hội loài người. Thời kỳ nguyên thủy: Cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những yêu cầu nhất định về sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền, khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong săn bắn, chiến tranh và chống chọi với sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy đã hình thành và phát triển hệ thống giáo dục thể chất đa dạng. Thời kỳ này càng chứng minh sự tồn tại và phát triển của con người phụ thuộc trực tiếp vào trình độ chuẩn bị và phát triển các tố chất thể lực. Nhiều Bộ tộc thời cổ đại đã biết sử dụng các bài tập phát triển thể lực và trò chơi vận động như một phương tiện đặc biệt nhăm chuẩn bị cho con người vào các lao động tự nhiên. Ở một số bộ tộc có quy định nghiêm ngặt không cho phép thanh niên được cưới vợ nếu chưa trải qua những thử thách nhất định về sự chuẩn bị thể lực Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội đến mức độ nào thì vai trò quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng của nền giáo dục con người. Trong xã hội nô lệ, điển hình là thời cổ Hy lạp, để tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn áp nô lệ; giai cấp chủ nô đã rất chú trọng đến việc giáo dục cho các chiến binh có những kiến thức phong phú và có thể lực tốt; từ đó họ có những đội quân hùng mạnh. Thời cổ hy lạp, nếu ai không biết đọc, viết và bơi lội thì bị coi là mù chữ. Giáo dục trong các quốc gia cổ Hy lạp: Spart và Afin là một loại hình cổ của sự phát triển Thể dục thể thao. Nội dung, mục đích của Giáo dục thể chất thời kỳ này nhằm đảm bảo tính phù hợp với điều kiện và yêu cầu của chế độ nông nô. Người học các môn khoa học tự nhiên, xã hội phải học Thể dục- Đấu kiếm- Cưỡi ngựa- Bơi lội và Chạy; từ 15 tuổi trở lên phải học cả Vật và Vật chiến đấu. Nhờ đó con người được giáo dục sức mạnh, sự khéo léo và các tố chất cần thiết. Tiêu biểu nhất về sự phát triển Thể dục thể thao của thời kỳ này là các Đại hội Olympic; đây là hoạt động có giá trị lịch sử, văn hóa cao trong đời sống của thời kỳ c hy lạp. Những người chiến thắng trong Olympic được xã hội tôn vinh như vị anh hùng, được xã hội ca ngợi- làm thơ- tạc tượng. Nhiều nhà khoa học vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng thế giới cũng từng là những vận động viên xuất sắc. Ví dụ: Nhà toán học Pitagor là nhà vô địch Olympic về vật chiến đấu; Nhà triết học Platon cũng nổi danh về vật. Các nhà triết học: Socrate và Aristote, diễn giả Démosthène, nhà văn Lukian và các vĩ nhân khác đã đánh giá ý nghĩa lớn lao của Giáo dục thể chất và khâm phục sự biểu hiện 3
  3. 4 sức mạnh, lòng dũng cảm và hào hiệp. Aristote đã từng khẳng định: “ Không có cái gì làm tiêu hao và phá hủy con người hơn là sự ngưng trệ vận động”. Trong chế độ nông nô, các bài tập thể dục khác nhau (Vật, nhào lộn, cưỡi ngựa, đấu kiếm) đã được sử dụng rộng dãi ở Ai cập, Babilon, Ba tư, Trung quốc, Ấn độ và đặc biệt ở thành cổ Rôma. Bắt đầu từ chế độ nông nô, Thể dục thể thao được coi là phương tiện phục vụ cho giai cấp thống trị. Trong chế độ phong kiến, Giáo dục thể chất mang tính chất phục vụ chiến tranh. Giáo dục thể chất trong hệ thống quân đội của tầng lớp phong kiến với mục tiêu nắm vững 7 yêu cầu của người hiệp sỹ: cưỡi ngựa, đấu kiếm, bắn cung, bơi lội, săn bắn, chơi cờ và đọc thơ. Những hiệp sỹ đó làm nên đội quân hùng mạnh để giai cấp phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn áp phong trào nồi dậy của nông dân. Trong xã hội tư bản, Thể dục thể thao phát triển ở trình độ cao. Sự xuất hiện và phát triển sâu rộng của Thể dục thể thao như là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa xã hội (Thể thao nghiệp dư và nhà nghề). Đồng thời trong giai đoạn này đã xuất hiện cơ sở về nền lý luận giáo dục thể chất tư sản. Thể dục thể thao trong xã hội tư bản biểu hiện rõ rệt tính chất giai cấp; Giai cấp tư sản sử dụng Thể dục thể thao với mục đích đặc quyền của tầng lớp bóc lột, đánh lạc hường quần chúng lao động và đặc biệt là lôi kéo tầng lớp thanh niên ra khỏi đời sồng chính trị xã hội và phong trào cách mạng; kích động và đào tạo thanh niên để chuẩn bị cho chiến tranh. 2. Một số khái niệm cơ bản của Giáo dục thể chất. Giáo dục Thể chất: Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. Hệ thống Giáo dục thể chất: là sự tổng hợp các cơ sở khoa học về quan điểm và phương pháp luận của Giáo dục thể chất cúng với các cơ quan tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác Giáo dục thể chất quốc dân. Văn hóa Thể chất: là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một loại hình hoạt động đặc biệt nhăm hình thành các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe và khả năng làm việc của dân chúng. Các yếu tố cơ bản của hoạt động này là các bài tập thể lực có liên quan chặt chẽ với quá trình hình thành, phát triển của nền văn hóa, giáo dục chung của con người. Giáo dục Thể chất là bộ phận cấu trúc nên nền văn hóa thể chất. Phong trào Thể thao: là một hình thức đặc biệt của các hoạt động xã hội, có nhiệm vụ phối hợp nâng cao trình độ văn hóa thể chất và phát triển thể thao trong nhân dân. Phong trào thể thao là hoạt động có tính mục đích của các tổ chức nhà nước, xã hội nhằm phát triển Thể dục thể thao. Phong trào thể thao là một bộ phận hoạt động văn hóa, giáo dục; nó có vị trí và chức năng quan trọng trong giáo dục sự hài hòa về nhân cách và thể chất con người. 4
  4. 5 Phát triển thể chất: là quá trình biến đổi và hình thành các tính chất tự nhiên về hình thái, chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội. Phát triển thể chất của mỗi người phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học, điều kiện sống và quá trình giáo dục của xã hội. Các chỉ số để đánh giá trình độ phát triền thể lực là: chiều cao- cân nặng- lồng ngực- dung tích sống. Chuẩn bị thể lực: Là nội dung của quá trình giáo dục thể chất, đây là hoạt động chuyên môn hóa nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Trình độ thể lực: Là kết quả của quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ năng vận động cho một loại hình hoạt động nào đó. Học vấn thể chất: Là sự xác định các tri thức chung, các hê thống kỹ năng- kỹ xảo đề điều khiển các hoạt động của cơ thể trong những điều kiện sống và hoạt động khác nhau của con người. CHƯƠNG II GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1. Mục đích và nhiệm vụ của Giáo dục thể chất: Mục đích: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản ký kinh tế và văn hóa xã hội có thể chất cường tráng- phát triển hài hòa- đáp ứng được yêu cầu của chuyên môn nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ: - Giáo dục đạo đức, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật; xây dựng niềm tin, lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể ; chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc. - Cung cấp các kiến thức lý luận cơ bản về nội dung – phương pháp luyện tập Thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện đó để tự rèn luyện thân thể, cải thiện đời sống tinh thần của bản thân; đồng thời tham gia các phong trào thể dục thể thao của nhà trường và xã hội. - Góp phần duy trì- củng cố sức khỏe và phát triển cơ thể của sinh viên một cách hài hòa; xây dựng những thói quen lành mạnh và khắc phục các thói quen xấu; tránh xa các tệ nạn xã hội. Trong các trường Đại học và cao đẳng, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung trong chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục thể chất – phong trào thể thao và theo dõi sức khỏe của sinh viên. Bộ môn Giáo dục thể chất có trách nhiệm về việc tổ chức và tiến hành quá trình sư phạm và giáo dục thể chất cho sinh viên theo kế 5
  5. 6 hoạch giảng dạy của trường. Các hoạt động Thể dục thể thao quần chúng và nâng cao thành tích thể thao do chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp( Ban văn thể ) Trường cùng với Bộ môn Giáo dục thể chất phối hợp với các tổ chức quần chúng khác như Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường thực hiện. Công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe của sinh viên trong quá trình luyện tập và thi đấu Thể dục thể thao do Y tế trường phối hợp với Bộ môn Giáo dục thể chất tiến hành. 2. Các hình thức Giáo dục thể chất: Giáo dục thể chất trong các trường đại học phải được tiến hành bằng các hình thức sau: - Giờ học thể dục thể thao: + Giờ chính khóa: (150 tiết chia thành 5 học phần) trang bị các kiến thức về lý luận giáo dục thể chất; nguyên lý kỹ thuật một số môn thể thao theo điều kiện cơ sở vật chất và con người của trường; các phương pháp tập luyện để duy trì và nâng cao thể lực cho sinh viên. + Giờ ngoại khóa: ( 320 tiết chia ra 4 năm học, năm thứ nhất và thứ 2 mỗi năm 60 tiết, năm thứ 3 và năm thứ tư mỗi năm 100 tiết) nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học trong giờ chính khóa. + Các bài tập thể dục vệ sinh và chống mệt mỏi hàng ngày. + Các hoạt động thể thao quần chúng: Giải thể thao của khoa, trường và các đội tuyển trường tham gia thi đấu ở các giải do các cấp ban ngành tổ chức. 3. Trách nhiệm của sinh viên: - Tham gia đầy đủ các buổi học thể dục thể thao( cả lý luận và thực hành) theo thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy của nhà trường. - Kiểm tra thể lực và sức khỏe định kỳ ( thực hiện các thử nghiệm cần thiết để xác định trình độ thể lực và tình trạng các cơ quan chức năng của cơ thể) - Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về thể dục thể thao tạo điều kiện tiếp thu kiến thức về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. - Có chế độ sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi hợp lý. - Thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tự luyện tập để phát triển thể lực theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất. - Củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao. - Tích cực tham gia các phong trào thể thao quần chúng từ lớp, khoa, khóa, trường và ngoài trường. 6
  6. 7 CHƯƠNG III CƠ SỞ KHOA HỌC SINH HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên những thành tựu của các khoa học Y sinh học về cơ thể con người như: Sinh lý, Sinh hóa, Sinh cơ, Giải phẫu, Vệ sinh, Y học Không có những kiến thức về cấu tạo của cơ thể, vè quy luật hoạt đọng của từng cơ quan của các hệ cơ quan chức năng của cơ thể cũng như đặc điểm của các quá trình sống phức tạp thỉ không thể tổ chức và tiến hành công tác giáo dục thể chất đạt hiệu quả. 1. Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất. Trao đổi chất và năng lượng: - Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất: Y sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra thành các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con người luôn là một hệ sinh học hoàn chỉnh và thông nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự phát triển. Sự thông nhất đó thể hiện ở cả hai mặt: Giữa các cơ quan, hệ cơ quan hoặc các chức năng của cơ thể luôn có sự tác động qua lại với nhau; sự biến đổi của một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và nói chung đến toàn bộ cơ thể. Hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và vận động trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của môi trường. Sự thay đổi của môi trường bao gồm cả sự thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội sẽ dẫn đến những thay đổi trạng thái của cơ thể. - Trao đổi chất và năng lượng: Sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài thể hiện ở sự trao đổi chất và năng lượng. Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại nếu không liên tục nhận được các chất dinh dưỡng, ô xy và đào thải các sản phẩm phân giải. Sự trao đổi chất và năng lượng liên tục của cơ thể được phân chia ra làm hai quá trình. Quá trình Đồng hóa là quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và ô xy để tích lũy tiềm năng vật chất của cơ thể; Quá trình di hóa là quá trình liên tục phân giải các chất hóa học phức tạp đã hấp thụ được đào tạo thành năng lượng cho cơ thể sống và hoạt động. Quá trình trao đổi chất của cơ thể được chia làm Ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đưa các chất dinh dưỡng và ôxy vào cơ thể - Giai đoạn 2: Các cơ quan- tổ chức hấp thụ các chất dinh dưỡng và ô xy để tích lũy và giải phóng năng lượng - Giai đoạn 3: Đào thải các sản phẩm phân giải Ô xy được đưa vào cơ thể bằng hệ hô hấp và hệ tim mạch; còn các chất dinh dưỡng( đường- đạm- mỡ- muối khoáng- vitamin) vào cơ thể cùng thức ăn. 7
  7. 8 Quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh và liên tục trong suốt cuộc đời con người; Các tế bào luôn phân hủy và được sản sinh; trong 3 tháng cơ thể đã thay đổi gần ½ lường Prôtêin; ví dụ : sau 5 năm học, niêm mạc dạ dày của sinh viên đã thay đổi tới 500 lần. Sự trao đổi chất của cơ thể luôn xảy ra song song với sự trao đổi năng lượng; sự cân bằng giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tiêu hao là chỉ số quan trọng để đánh giá sự trao đổi năng lượng. Cân bằng dưỡng khi hấp thụ lớn hơn tiêu hao, lúc này cơ thể éo lên, ưa vận động, nếu để cân bằng dương kéo dài sẽ bị bệnh béo phì, sức khỏe giảm sút; cân bằng amaam sẽ làm sút cân, người mệt mỏi, giảm khả năng vận động; nếu để kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng. Quá trình tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động được diễn ra theo 2 cách: - Đốt chấy đường & mỡ: Khi cơ thể được cung cấp đủ Ôxy thì quá trình tạo ra nguồn năng lượng lớn ; máu đảm nhiệm việc vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm phân giải; cơ chế đốt cháy là nguồn năng lường chiếm ưu thế lúc yên tĩnh khi vận động nhẹ, thời gian dài. - Phân hủy các chất giàu năng lượng (khi cơ thể hoạt động trong điều kiện nguồn cung cấp Ôxy không đáp ứng đủ): Cơ chế này tạo ra năng lượng nhanh, không cần phải có Ôxy song lại tạo ra Axit lactic là chất tích tụ trong cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ( gây chuột rút). Đường (Gluxit) là chất cung cấp năng lượng chính của cơ thể ( 1g đường cung cấp 4,1Kcal). Đường được sử dụng mạnh ở não và cơ. Cơ thể luôn được bão hòa đường dưới dạng Glucoza chứa trong tất cả các mô của cơ thể; nguồn cung cấp đường chủ yếu là các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Trong máu , hàm lượng đường glucoger luôn ổn định ở khoảng 80 – 120 mg %. Ngoài ra cơ thể còn dự trữ đường dưới dạng Glucogen ở gan và cơ. Hàm lượng Glucogen dự trữ này khoảng300g. Ở những vận động viên trình độ cao lượng Glucogen này lên tới 500g. Trong các hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng, lượng Glucoza tăng lên theo phản xạ giúp cho cơ thể hoạt động tốt hơn và thích nghi nhanh hơn với hoạt động. Khi hoạt động căng thẳng- kéo dài thì hàm lượng đường trong máu giảm xuống. Với người bình thường nếu lượng đường giảm xuống tới 70 mg % thì hoạt động của não sẽ bị rối loạn và nếu xuống tới 60 mg % thì não không hoạt động được nữa; nhưng với các VĐV có trình độ cao thì vẫn tiếp tục thi đấu được thậm chí cả khi hàm lượng đường trong máu xuống tới 40 mg %. Điều đó cho thấy rằng tập luyện thường xuyên, đúng phương pháp đã nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể. Mỡ ( lipit ) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao ( 1g mỡ khi phân giải cung cấp 9,3 Kcal); mỡ có nhiều trong cả thức ăn động vật và thực vật. Trong cơ thể , mỡ còn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị mất nhiệt, bảo vệ các cơ quan nội tạng khi có va chạm cơ học. Mỡ còn tham gia cấu tạo màng tế bào. Khi cung cấp năng lượng mỡ được sử dụng dưới dạng các Axit béo, và chủ yếu cho cơ trơn; con cơ vân chỉ sử dụng mở để tạo năng lượng trong các hoạt động nặng – kéo dài và khi lượng dự trữ đường đã cạn; 80 % năng lượng của cơ thể được cung cấp 8
  8. 9 bằng cách phân giải mỡ. Vì vậy việc tập luyện TDTT có tác dụng kích thích việc sử dụng mỡ, chống được bện béo phì. Đạm ( Prôtêin) là chất cấu tạo cơ bản của cơ thể. Song nếu bị đói kéo dài, đường và mỡ dự trữ đã cạn thì đạm cũng có thể sử dụng để cung cấp năng lượng ( 1g đạm khi phân giải cung cho 4,1 Kcal); Đạm không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy khi bị đói- đạm của cơ quan này sẽ được sử dụng để duy trì sự sống của cơ quan khác quan trọng hơn. Muối khoáng, vi tamin, nước: là những chất không sinh năng lượng. Nước và muối khoáng chủ yếu để duy trì áp suất thể dịch của cơ thể và ổn định môi trường bên trong cơ thể. Vitamin có tác dụng xúc tác các quá trình chuyển hóa các chất và nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động thể lực. 2. Cơ thể con người là bộ máy vận động: Vận động ;à điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển. Cơ thể con người được cấu tạo và hoạt động giống như một bộ máy vận động. Bộ máy vận động của cơ thể gồm có xương- cơ- dây chằng( là những bộ phận trực tiếp đảm nhiệm chức năng vận động); các hệ cơ quan (hô hấp- tuần hoàn& máu) đảm bảo cung cấp Ôxy và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ tồn tại, phát triển và cung cấp năng lượng cho cơ quan vận động hoạt động. Tất cả các hoạt động đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh TW. 2.1 Bộ máy vận động: (Gồm xương, cơ, dây chằng& thần kinh điều khiển hoạt động của cơ) trong đó xương, cơ, dây chằng là bộ phận trực tiếp thực hiện các động tác. - Bộ xương: (Gồm hơn 200 chiếc) Là giá đỡ thân thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Các xương liên kết với nhau tạo nên các khớp xương; trong khớp có sụn và dịch nhầy; xung quanh khớp có dây chằng giữ cho khớp ổn định – vững chắc. Mỗi khớp chỉ có khả năng hoạt động theo một hướng và mức độ nhất định nhưng nếu được tập luyện thì mức độ linh hoạt của khớp sẽ tăng lên đáng kể song cấu trúc giải phẫu mới là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn động tác trong tập luyện. - Cơ bắp: (có 3 loại là cơ trơn, cơ vân, cơ tim). Cơ trơn cấu tạo ở mạch máu, các cơ quan nội tạng và ở da; cơ tim cấu tạo ở tim hai loại cơ này hoạt động không theo ý muốn, chúng hoạt động rất bên bỉ. Cơ vân có đặc điểm là co nhanh nhưng chóng mệt mỏi và hoạt động theo ý muốn. - Thần kinh cơ: Để cơ có thể hoạt động thì phải có các xung thần kinh đi đến cơ theo các sợi thần kinh. Các sợi TK đi đến cơ là các sợi nhành của tế bào thần kinh vận động; thân của té bào nằm ở tủy sống hoặc não; một tế bào TK có thể có rất nhiều nhánh đi đến nhiều sợi cơ. Tế bào TK và những sợi cơ mà nó điều khiển tạo thành một đơn vị vận động. Đơn vị vận động có thể rất nhỏ, chỉ chứa vài sợi cơ, nhưng cúng có thể rất lớn, chứa đến 2000 sợi cơ. 9
  9. 10 Sơ đồ cấu tạo đơn vị vận động 2.2 Máu và tuần hoàn máu: a. Máu: là chất lỏng màu đỏ, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn khép kín. Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm chất lỏng đặc biệt( huyết tương) và các tể bào máu( huyết cầu). Có ba loại huyết cầu: Hồng cầu- bạch cầu và tiểu cầu. - Hồng cầu: Là những tế bào không nhân hình đĩa lõm ở giữa, cấu tạo từ một chất đạm đặc biệt gọi là huyết cầu tố(hemoglobin). Huyết cầu tố có khả năng kết hợp với Ôxy thành một hợp chất và nhờ đó Ôxy được vận chuyển tới các tổ chức cơ quan và khí cacbonic lại được chuyển từ các tổ chức cơ quan ra phổi, - Bạch cầu: Chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ; chúng tiêu diệt các chất lạ xâm nhập vào cơ thể . - Tiểu cầu: nhỏ hơn hồng cầu và có vai trò qua trọng trong việc làm đông máu. Các tế bào máu năm trong huyết tương, trong huyết tương còn có các chất dinh dưỡng, muối khoáng, các sản phẩm phân giải của quá trình trao đổi chất, các nội tiết tố, các loại vi khuẩn và các kháng thể đối với các chất độc hại - Máu được tuần hoàn trong hệ mạch máu để đảm nhiệm các chức năng rất quan trọng: + Chức năng dinh dưỡng: cung cấp các chất dinh dưỡng đến các mô cho hoạt động sống của các tế bào + Chức năng điều khiển: các nội tiết tố và các chất khác có trong máu có tác dụng điều hòa hoạt động của các cơ quan - tổ chức. + Chức năng bảo vệ: Nhở quả trình thực bào và quá trình miễn dịch của bạch cầu. 10
  10. 11 + Chức năng điều nhiệt: Màu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, làm cho cơ thể không bị quá nóng và sưởi ấm cho các bộ phận bị lạnh. b. Hệ tuần hoàn: (Gồm có Tim và hệ thống các mạch máu) Màu được di chuyển trong hệ tuần hoàn nhờ lực bóp của tim và sự nhu động của thành mạch máu; máu được đảy từ tim vào các động mạch, sau đó chia nhánh nhiều lần, cuối cùng ở các cơ quan và tổ chức là mao mạch (các mạch máu rất nhỏ có cấu tạo các màng bán thấm). Tim là bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn; cấu tạo như một cái bơm để đảy máu đi và hút máu về; nhờ tim mà máu tuần hoàn trong cơ thể. Tim hoạt động tự động song cũng chịu sự tác động gián tiếp của các cơ quan tổ chức khác đặc biệt là hệ thần kinh. Tim được chia làm 4 ngăn, hai buồng phía dưới là tâm thất phải và trái, hai buồng phía trên là tâm nhĩ phải và trái. Sự tuần hoàn diễn ra theo hai vòng: Vòng lớn bắt đầu từ Tâm thất trái theo động mạch mang các chất dinh dưỡng và Ôxy tới các tổ chức cơ quan sau đó theo tĩnh mạch trở về tâm nhĩ phải. Vòng tuần hoàn nhỏ từ Tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải rồi từ đó theo theo động mạch đem khí cácbonic lên phổi đổi lấy Ôxy và trơ về tâm nhĩ trái; từ tâm nhĩ trái màu lại đổ xuống tâm thất trái để chuẩn bị một vóng tuần hoàn mới. Sơ đồ vòng tuần hoàn 1. Động mạch chủ 2. Động mạch gan 3. Động mạch ruột 4. Lưới mao mạch 5. Tĩnh mạch cửa 6. Tĩnh mạch gan 7. Tĩnh mạch chủ dưới 8. Tĩnh mạch chủ trên 9. Tâm nhĩ phải 10. Tâm thất phải 11. Động mạch phổi 12. Lưới mao mạch 13. Tĩnh mạch phổi 14. Tâm nhĩ trái 15. Tâm thất phải 11
  11. 12 Các chỉ số sinh lý đặc trưng của hệ tim mạch là: huyết áp- mạch đập- thể tích tâm thu- thể tích phút. - Mạch (tần số co bóp của tim): người bình thường khoảng 60- 80 lần/ phút; người tập luyện thường xuyên có thể xuống 50 lần/ phút thậm chí các VĐV bơi, chạy dài mạch xuống dưới 50 lần / phút (khi yên tĩnh) - Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi tim co bóp, áp suất lên đến 120mmHg và được gọi là h/a tối đa hay h/a tâm thu; khi tim giãn ra, áp lực ở động mạch khoảng 70-80mmHg gọi là h/a tối thiểu hay là h/s tâm trương. Khi tập luyện TDTT thì mạng lưới mạch máu dày đặc hơn, độ đàn hồi của thành mạch lớn hơn nên sự tuần hoàn của máu tốt hơn. - Thể tích tâm thu:là lượng màu tâm thất trái đẩy ra trong mỗi lần co bóp. - Thể tích phút l: là lượng máu tâm thất trái đảy đi trong một phút. Khoảng 5 – 6 lit khi yên tĩnh và khi vận động thì cả thể tích tâm thu và mạch đập đều tăng lên theo cường độ vận động; ở VĐV thể tích tâm thu khi vận động có thể từ 30- 40 lít C. Hệ hô hấp: Hô hấp là tổ hợp các quá trình sinh lý đảm bảo việc cung cấp Ôxy cho cơ thể và đào thải khí Cacbonic do bộ máy hô hấp và hệ tuần hoàn đảm nhiệm. Bộ máy hô hấp gồm có : Mũi, Phế quản và quan trọng nhất là Phổi; phổi được cấu tạo từ các phế nang, ( diện tích trải ra của phế nang khoảng 100 m2); thành các phế nang mỏng, phía ngoài là mạng lưới các mao mạch dày đặc nên sự trao đổi khí giữa phổi và máu rất thuận lợi. Quá trình hô hấp được chia thành hô hấp ngoài và hô hấp trong. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa không khí ở phế nang và máu- sự vận chuyển các chất khí trong máu ( ở phế nang ÔXY thấm qua thành phế nang vào máu, Cacbonic thấm từ máu thải ra không khí ở phế nang). Hô hấp trong còn gọi là hô hấp tế bào xảy ra giữa máu và tổ chức cơ quan của cơ thể; ôxy sẽ đi từ máu qua dịch kẽ rồi váo tế bào còn khí Cacbonic thì ngược lại. Quá trình hô hấp thường được đánh giá bằng các chỉ số sinh lý: Tần số hô hấp- Thể tích hô hấp- Thông khí phổi- Dung tích sống- nhu cấu Ôxy- Hấp thụ Ôxy. Tần số hô hấp: là số lần thở trong một phút; bình thường khoảng 16-20 lần/phút; khi vận động có thể tăng lên đến 30- 40 lần/phút. Thể tích hô hấp: Là lượng không khí đi qua phổi trong một lần thở; bình thường khoảng 250- 700 ml; khi hoạt động nặng có thể lên tới 2- 2.5 lít. Thông khí phổi: là lượng không khí đi qua phổi trong một phút ( = Thể tích hô hấp X tần số hô hấp) Dung tích sống: Là lượng không khí tối đa mà người ta có thể thở ra sau khi hít vào hết sức; dung tích sống phụ thuộc vào tuổi- giới tính- tình trạng sức khỏe- 12
  12. 13 trình độ tập luyện và nhiều yếu tố khác ; Bình thường khoảng 2.5- 3.5 lít còn VĐV có trình độ cao có thể tới 6- 7 lít. Nhu cầu Ôxy: Là lượng Ôxy mà cơ thể cần trong một phút để đảm bảo sự trao đổi chất; nó tương ứng với mức năng lượng tiêu hao của cơ thể. Hấp thụ Ôxy là lượng Ôxy thực tế cơ thể đã sử dụng trong một phút; Vo2 max là khả năng hấp thụ Ôxy tối đa; ở người bình thường khoảng 2- 3.5 lít , ở các VĐV các môn thể thao sức bền có thể lên tới 6 lít. d. Điều hòa sự hoạt động của cơ thể: Mọi sự hoạt động của cơ thể đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và cơ chế điều hòa thể dịch. - Hệ thần kinh trung ương điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bằng các xung động thần kinh và việc tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài và bên trong cơ thể; hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế phản xạ; mỗi một phản xạ của cơ thể xảy ra theo một đường lan truyền hưng phấn cố định (cung phản xạ) Sơ đồ cung phản xạ - Cơ chế điều hòa thể dịch điều hòa hoạt động của các cơ quan thông qua các chất chứa trong máu. Các chất hóa học đó có thể là nội tiết tố do các tuyến dịch tiết ra- các chất khí- các sản phẩm trao đổi chất 3.Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực: 3.1 Kỹ năng vận động: Là một hình thức hành động được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện nhờ quá trình tập luyện thường xuyên; hay nói cách khác kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một cách tự động hóa do đã trở thành thói quen như : đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy là các kỹ năng vận động cơ bản của mọi người. Tất cả các kỹ thuật Thể thao đều là những kỹ năng vận động. Kỹ năng vận động được hình thành dần dần theo ba giai đoạn: Lan toả; Tập trung; Tự động hóa. - Giai đoạn lan toả: hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thành được một tổ hợp các phản xạ tối ưu; nhiều nhóm cơ không cần thiết cũng tham gia vào vận động, động tác vì thế không chính xác, thiếu kinh tế, nhiều cử động thừa.( ví dụ về người tập đi xe đạp) - Sau một thời gian tập luyện, động tác được hoàn thiện dần tức là giai đoạn lan toả đã chuyển dần sang giai đoạn tập trung; ở giai đoạn này, hưng phấn được tập trung ở những vùng nhất định trên vở não cần thiết cho vận động, các động tác thừa 13
  13. 14 mất đi, cơ co duỗi hợp lý , động tác trở nên nhịp nhàng chính xác và thoải mái; kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định nhưng khi thực hiện động tác người tập vẫn cần có sự tập trung nhất định nếu không rất có thể động tác sẽ lại bị phá vỡ. - Khi kỹ năng được thực hiện lặp lại nhiều , được củng cố đến mức khi thực hiện bài tập, củ động của người tập hầu như tự động không cần có sự chú ý của ý thức. Kỹ năng vận động ở giai đoạn này rất ổn định, sự tự động hóa kỹ năng vận động cho phép có thể thực hiện chính xấc nhiều động tác khác nhau cùng một lúc( vừa đi xe đạp vừa nói chuyện ). Đỉnh cao của các kỹ năng vận động là các kỹ xảo; ở một số động tác nhất định động tác kỹ thuật phát triển tới mức ngoại suy, người ta có thể thực hiện động tác trong các tình huống rất phức tạp mà vẫn đạt kết quả tốt: đi xe đạp bắt chéo tay, bỏ hai tay, nhấc bánh trước 3.2. Các tố chất vận động:( Sức nhanh- sức mạnh- sức bền- khéo léo) - Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất; sức nhanh có thể được biểu hiện bằng hình thức đơn giản( 1 là thời gian tiềm tàng của phản ứng, đó là khoảng thời gian từ khi kích thích cho tới khi có phản ứng trả lời; 2 là thời gian của động tác đơn lẻ; 3 là tần số động tác) hoặc hình thức phức tạp là kết quả của các thử nghiệm vận động và bài tập thể thao như chạy ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng Để thực hiện các hình thức sức nhanh thì các quá trình hưng phấn và các quá trình sinh hóa trong thần kinh và cơ phai xảy ra thật nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao; trong hoạt động thể thao thì sức mạnh và tốc độ có liên quan mật thiết với nhau; sự phát triển sức mạnh ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ. Trong quá trình tập luyện thì sức nhanh phát triện chậm và khó khăn hơn nhiều so với sức mạnh và sức bền; sức nhanh phát triển tốt nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. - Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp; Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của các quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ và số lượng các đơn vị vận động chứa trong cơ. Để có thể thực hiện sức mạnh tối đa, cơ phải được huy động với số lượng tối đa đồng thời sự hưng phấn cũng phải rất tập trung để tránh các nhóm cơ đối kháng cùng tham gia vào một cử động. Sự cung cấp dinh dưỡng cho cơ cũng có vai trò hết sức quan trọng để cơ phát húy sức mạnh. Cơ sở sinh lý cơ bản để phát huy sức mạnh là cần phải có số lượng lớn cơ tham gia co cùng một lúc đồng thời các cơ đối kháng thì lại thả lỏng (tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm cơ, muốn làm được điều đó phải có quá trình tập luyện). Ngoài ra luyện tập còn làm sợi cơ phát triển ( tăng tiết diện ngang do tích lũy dĩnh dưỡng chuẩn bị cho việc chuyển hóa thành năng lượng). - Sức bền: Là khả năng thực hiện hoạt động trong một thời gian dài; đó là sự thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những biến đổi bên trong xảy ra khi hoạt động cơ bắp kéo dài. Sự phát triển của sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng; vào sự bền 14
  14. 15 vững chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ quan hô hấp và tim mạch; sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp; khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể Trong các hoạt động thể thao, có các loại: Sức bền, Sức bền chuyên môn, Sức bền tốc độ, Sức bền mạnh. - Khéo léo: Là khả năng thực hiện các động tác phức tạp về phối hợp vận động trong điều kiện môi trường thay đổi. Cơ sở sinh lý của tố chất này là các phản xạ phối hợp phức tạp, trạng thái của hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý thông tin và các chương trình hành động; ngoài ra tố chất khéo léo còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác. Sự tập luyện thể dục thể thao có hệ thống sẽ phát triển các tố chất vận động, cơ chế phát triển của các tố chất có nhiều điểm tương đồng vì vậy khí tập để hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nào đó cũng sẽ biến đổi. Tuy nhiên sẽ có một số bài tập phát triển tố chất này sẽ ảnh hưởng xấu tới tố chất khác ( bài tập tạ để phát triển sức mạnh tuyệt đối sẽ ảnh hưởng tới sức bền trong chày cự ly dài ); khi ngừng tập thì các tố chất cũng sẽ ngừng phát triển và dần thoái hóa trở về trạng thái ban đầu, sức nhanh là tố chất giảm nhanh nhất, sau đó đến sức mạnh, sức bền; trong một ngày các tố chất vận động ở mức thấp nhất lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ. 3.3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường: Sự thích nghi của cơ thể có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của con người; sự vận động trong quá trình GDTC là nhăm làm cho cơ thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận chức năng của cơ thể; tất cả các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TDTT đã tác động mạnh mẽ tới quá trình thích nghi của cơ thể với những biến đổi của môi trường xung quanh. CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1. Cơ sở cấu trúc của các phương pháp Giáo dục thể chất: 1.1 Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành tố của phương pháp giáo dục thể chất: - Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới cơ thể người tập; sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như sự mệt mỏi chính là nguyện nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Những mệt mỏi sau vận động không mất đi mà còn để lại “dấu vết”, quá trình tích lũy “dấu vết ”đó sẽ làm phát triển trình độ tập luyện; hiệu quả của các bài tập tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động, ( thường thì khối lượng vận động và cường độ vận động có tác động lên cơ thể tỷ lệ nghịch, khi cường độ vận động lớn thì người tập chỉ thực hiện trong thời gian ngắn- khối lượng vận động đạt được nhỏ như chạy cự lý ngăn và ngược lại như chạt cự lý dài) 15
  15. 16 - Người ta phân biệt lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài: lượng vận động bên trong là mức độ biến đổi về sinh lý- sinh hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập; thường thì lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong tương xứng với nhau, cường độ và khối lượng vận động càng lớn thì biến đổi trong cơ thể càng mạnh nhưng cơ thể luôn có sự biến đổi thích nghi và hơn nữa cơ thể chịu tác động của lượng vận động trong các trạng thái khác nhau nên cùng một lượng vận động thì cúng có những phản ứng khác nhau của cơ thể. Việc lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp giáo dục thể chất; song hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách khoa học giữa lượng vận động và quãng nghỉ. Có hai hình thức nghỉ ngơi( nghỉ thụ động và nghỉ ngơi tích cực) - Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động , người ta chia ba loại quãng nghỉ: Đầy đủ- Ngắn- Vượt mức. Nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ đủ cho lượng vận động tiếp theo ở vào thời điểm khả năng vận động hồi phục về mức ban đầu; Nghỉ ngăn là lượng vận động được lặp lại khi các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa được hồi phục dầy đủ; Vượt mức là quãng nghỉ đủ để lượng vận động lặp lại ở vào thời điểm cơ thể được hồi phục vượt mức. Chính vì vậy người ta đã phải áp dụng rất nhiều phương pháp tập luyện khác nhau để tăng hiệu quả của việc tập luyện thể dục thể thao. 1.2 Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động: Có hai cách thức tiếp thu động tác là tiếp thu từng phần và tiếp thu toàn thể;( tùy theo mức độ phức tạp hay đơn giản của từng bài tập); Trong quá trình lịch sử đã hình thành các hình thức định mức hoạt động khi thực hiện các bài tập thể lực là thể dục – thể thao – trò chơi. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trò chơi-thể dục-thể thao được tách biệt thành các xu hướng phương pháp độc đáo của Giáo dục thể chất; ngày nay bất kỳ một hệ thống giáo dục thể chất nào cũng bao gồm hệ thống phương tiện – phương pháp giáo dục- thể thao và trò chơi. Căn cứ vào đặc điểm định mức hoạt động các phương pháp Giáo dục thể chất được chia thành hai loại: phương pháp bài tập định mức và các phương pháp thi đấu và trò chơi. 2. Các phương pháp giáo dục thể chất: 2.1 Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ: Là nhóm phương pháp hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết sự định mức được thể hiện ở những điểm : - Định trước chương trình các động tác(quy định trước thành phần các ĐT, trật tự lặp lại ) - Định lượng chính xác và điều khiến diễn biến lượng vận động; xác định chính xác quãng nghỉ và trật tự luận phiên lượng vận động. 16
  16. 17 - Tạo ra hoặc sử dụng điều kiện bên ngoài hỗ trợ cho việc điều khiển hành động của người tập( tổ chức và phân công vị trí tập luyện cho các nhóm tập, sử dụng các dụng cụ , thiết bị ký thuật tập luyện ) Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụ thể; việc lưa chọn các phương pháp đó phụ thuộc vào nội dung buổi tập, từng thời kỳ trong quá trình giáo dục thể chất. 2.1.1 Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn động tác trong trong tập luyện kỹ thuật thể thao: - Phương pháp phân chia: được sử dụng trong trong trường hợp động tác – tổ hợp các động tác có thể tách nhở thành các phần tương đối độc lập mà không làm sai lệch đáng kể cơ cấu chung. ( ví dụ về việc tập mô phỏng kỹ thuật nhảy cao kiểu năm nghiêng có thể tập theo trình tự: Xác định chân dậm nhảy-Mô phỏng ĐT đá lăng kết hợp đánh tay-Mô phỏng ĐT bật nhảy kết hợp đá lăng đánh tay-Mô phỏng ĐT bật nhảy kết hợp đá lăng quay tiếp đất ) - Phương pháp nguyên vẹn: Khi chia nhỏ ĐT bị biến động lớn về cấu trúc nên người ta phải thực hiện bằng việc đơn giản hóa cấu trúc ĐT bẵng cách lược bỏ các phần tương đối độc lập, sau đó mới lại ghép dần chúng lại và hoàn thiện chúng trên cơ sở thực hiện toàn vẹn ĐT ( ví dụ tập nhảy cao kiểu úp bụng trình tự tập là: Chạy đà ngắn dậm nhảy kết hợp đá lăng qua xà thấp; Chạy đà ngắn dậm nhảy kết hợp đá lăng qua xà kết hợp mở hông bên chân dậm nhảy và tiếp đất bằng tay- vai- chân bên chân lăng qua xà thấp Thực hiện toàn bộ ĐT với đà ngắn mức xà thấp; Tập nâng dần xà ) 2.1.2 Phương pháp tập ổn định và phương pháp tập biến đổi trong giáo dục tố chất vận động: - Phương pháp tập ổn định theo chế độ vận động liên tục và ngắt quãng: được sử dụng trong giáo dục tất cả các tố chất vận động; trong đó phương pháp tập ổn định liên tục thường được sử dụng nhiều trong giáo dục sức bền( phương pháp tập đồng đều); còn phương pháp tập ổn định ngắt quãng sử dụng nhiều trong giáo dục sức mạnh(tạ) sức nhanh( chạy cự lý 200m). - Phương pháp tập biến đổi theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng: Ở đây sự biến đổi là có chủ đích để mở rộng tính linh hoạt của các kỹ xảo, mở rộng khả năng điều chỉnh động tác, tạo khả năng phối hợp vận động một cách tinh tế và hiệu quả. Phương pháp tập biến đổi liên tục thường được áp dụng trong các bài tập có tính chu kỳ ( điển hình là phương pháp chạy biến tốc trên cự ly dài) Các phương pháp tập biến đổi ngắt quãng là sự luân phiên có hệ thống giữa vận động và nghỉ ngơi ( Phương pháp tăng tiến là điển hình của nhóm này) 2.1.3 Phương pháp tổng hợp: 17
  17. 18 Trong thực tế thì tất cả các phương pháp luôn được phối hợp với nhau thành những bài tập tổng hợp cho phù hợp với mục đích và nội dung của các buổi tập; Các bài tập tổng hợp rất đa dạng do sự kết hợp đan xen giữa các phương pháp và cả về lượng vận động và quãng nghỉ 2.2. Phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu: 2.2.1 Phương pháp trò chơi: Là một hiện tượng phổ biến trong xã hội; phương pháp này không nhất thiết phải gắn với một môn thể thao hay trò chơi cụ thể nào mà nó sẽ sử dụng cơ sở của bất kỳ bài tập thể lực nào và được tổ chức lại cho phù hợp với buổi tập; chúng những đặc điểm: tổ chức theo chủ đề, phong phú về phương thức đạt tới mục đích và tính tổng hợp của hoạt động, phát huy tính tự lập- chủ động sáng tạo và khả năng khéo léo linh hoạt của người chơi, tạo nên sự đua tranh căng thẳng- tạo nên nhiều cảm xúc- gây hứng thú tập luyện , tính chương trình của buổi tập – tính chính xác của lượng vận động bị hạn chế . 2.2.2 Phương pháp thi đấu: Tho đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức tổ chức và kích thích hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như sản xuất, nghệ thuật, thể thao Trong Giáo dục thể chất, phương pháp thi đấu được sử dụng cả ở hình thức đơn giản( trong buổi tập để kích thích hưng phấn và động viên tính tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của người tập) và hình thức phức tạp( thi đấu kiểm tra, các giải thi đấu ). Đặc điểm của thi đấu là thể hiện sự đua tranh trong những luật lệ nhất định; nó tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ và người tập phải thực hiên bài tập trong những điều kiện phức tạp; ngoài ra trong thi đấu động đội còn đòi hỏi các phẩm chất: tinh thần tập thể, tính trách nhiệm, sự hợp tác, đạo đức tác phong Thi đấu là phương pháp hoàn thiện cao nhất tất cả các phẩm chất của con người( Đạo đức tác phong, lối sống, kỹ năng – kỹ xảo và khả năng tư duy chiến thuật thể thao ) 2.3 Các phương pháp sử dụng lời nói và các phương tiện trực quan: 2.3.1 Phương pháp sử dụng lời nói: + Giáo viên: - Giảng giải kỹ chiến thuật, luật thi đấu, các phương pháp tập luyện - Giải thích bổ xung (cùng với các giáo cụ trực quan hoặc các thị phạm ĐT mô phỏng hoặc phân tích cảm giác của các bộ phận cơ thể khi thực hiện ĐT) - Chỉ thị và mệnh lệnh - Nhận xét đánh giá + người học: - Giải thích cho nhau - Tự nhủ, tự đặt nhiệm vụ 18
  18. 19 2.3.2 Phương pháp trực quan: - Thị phạm động tác - Tranh ảnh, phim, video, - Mô hình, sa bàn - Các công cụ tái tạo cảm giác ( máy gõ nhịp, máy ghi âm, tiếng còi, đèn hiệu ) thậm chí cả những tác động trực tiếp vào cơ thể người tập( vỗ mạnh vào người tập ở các vị trí cần có cảm giác, nắn trực tiếp các tư thế ) - Đinh hướng theo các vật chuẩn, % lực sử dụng để thực hiện ĐT, CHƯƠNG V CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1. Nguyên tắc tự giác tích cực: Quá trình giáo dục phải tạo được cho người tập một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm bắt được những kỹ năng- kỹ xảo và những hiểu biết liên quan; sự tự giác – tích cực được thể hiện trong quá trình giáo dục thể chất : - Hình thành hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện nói chung và đối với nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập. - Xác định được mục tiêu , nhiệm vụ và phương thức tập luyện của buổi tập( cần phải tập gì, tập như thế nào, tại sao phải tập ĐT này chứ không phải là ĐT khác, vì sao phải tuân theo nguyên tắc như thế này chứ không phải như thế kia) - Hình thành việc phân tích một cách có ý thức các hoạt động tập luyện, thói quen kiểm tra mức độ hợp lý của việc sử dụng sức với chất lượng của ĐT - Giáo dục tính tự lập, khả năng sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ tập luyện 2. Nguyên tắc trực quan: Trực quan trong giảng dạy là quá trình sử dụng rất nhiều loại cảm giác, sự thụ cảm của nhiều cơ quan cảm giác của cơ thể để có thể tiếp xúc trực tiếp nhiều mặt với hiện thực xung quanh. Tính trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong Giáo dục thể chất vì hoạt động của người tập về cơ bản là mang tính thực hành và yêu cầu chuyên môn của nó là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác.Điều quan trọng là hoạt động của các cơ quan cảm giác khác nhau phải bổ xung cho nhau để làm chính xác hơn “hình ảnh” của động tác; sự chính xác và sinh động của hình ảnh của ĐT sẽ làm cho kỹ năng và kỹ xảo hình thành nhanh hơn, các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí biểu hiện cũng hiệu quả hơn. 3. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa: tính chủ đạo của nguyên tắc này là tính đến đặc điểm của từng người tập và mức độ của những nhiệm vụ học tập đề ra đối với họ. Các bài tập có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể; chỉ cần lượng vận động vượt quá mức chịu đựng của cơ thể thì sẽ 19
  19. 20 nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe người tập, gây hậu quả không tốt. Nên quá trình Giáo dục thể chất phải chú trọng đến mức độ thích hợp của lượng vận động đối với các cá nhân người tập; lựa chon được các phương pháp tiếp cận các hình thức tập luyện phù hợp để người tập vừa đảm bảo giải quyết đực nhiệm vụ tập luyện vừa đảm bảo được sức khỏe. 4. Nguyên tắc hệ thống: là tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên giữa lượng vận động và nghỉ ngơi, tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện và Giáo dục thể chất chính là một quá trình liên tục bao gồm tất cả các thời kỳ cơ bản trong cuộc sống; tập luyện hợp lý sẽ gây nên những biến đổi dương tính về cấu trúc và chức năng của cơ thể nhưng chỉ cần ngừng nghỉ tập trong một thời gian tương đói ngắn là những mối liên hệ của phản xạ có điều kiện vừa mới xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi, mức độ phát triển các khả năng chức phận vừa đạt được cùng với các chỉ số về thể hình cũng bắt đầu giảm. 5. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu: việc đề ra các nhiệm vụ trong quá trình giáo dục thể chất có liên quan trực tiếp với khối lượng và cường độ vận động của người tập trong khí cơ thể luôn có sự biến đổi để thích nghi và phát triển( sự quen dần với các tác động của các bài tập ) nên với các chương trình giáo dục thể chất cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu hướng tăng dần lượng vận động, độ khó của kỹ chiến thuật, tăng tỷ lệ sử dụng sức khi thực bài tập và tăng thời gian tác động của bài tập (nhưng phải tuân thủ nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa ).Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là nhiệm vụ tăng lên phải đảm sự phong phú, đa dạng không gây nhàm chán( ví dụ một buổi học có thể có từ một đến nhiều kỹ thuật với những yêu cầu khác nhau hoặc trong một buổi học có thể áp dụng nhiều phương pháp tập khác nhau). 6. Mối quan hệ lẫn nhau của các nguyên tắc về phương pháp: Các nguyên tắc giáo dục thể chất liên quan chặt chẽ và có phần trùng nhau; đó là vì tất cả các nguyên tắc đó phản ánh các mặt riêng lẻ và các quy luật của cùng một quá trình mà về bản chất là thống nhất. Nguyên tắc tự giác tích cực là tiền đề chung để thực hiện tất cả các nguyên tắc khác; không có bất cứ nguyên tắc nào có thể thực hiện được dạy đủ nếu loại trừ, đối lập với các nguyên tắc khác; như vậy là có một nguyên tắc lớn nhất là phải biết kết hợp hài hòa tất cả các phương pháp và tuân thủ các nguyên tắc về phương pháp một cách đầy đủ thì quá trình giáo dục thể chất mới đạt hiệu quả cao. CHƯƠNG VII KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT. Tập luyện các bài tập giáo dục thể chất và thể thao có những tác dụng to lớn và phức tạp đối với cơ thể, góp phần tích cực tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực 20
  20. 21 và nâng cao khả năng làm việc, trong điều kiện quá trình tập luyện được tổ chức và tiến hành thích hợp, dựa trên các nguyên tắc giáo dục thể chất và phù hợp với đặc điểm y – sinh học của người tập. Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xẩy ra. Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong quá trình giáo dục thể chất nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức độ tập luyện của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép giáo viên cũng như bản than người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường sức khỏe. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện giáo dục thể chất để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường sức khỏe người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp kiểm tra y học có thể được tiến hành bằng những hình thức sau: - Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả những người tham gia tập luyện thể dục thể thao. - Theo dõi y học – sư phạm đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất. - Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác. - Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và trạng thái bệnh lý - Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao. - Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường. 1. TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG CỦA KIỂM TRA Y HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG Tất cả các học sinh, sinh viên tham gia tập luyện TDTT theo chương trình giáo dục thể chất chinh khoá, ngoại khoá hoặc tự tập đều phải tra y học bước đầu trước khi tập luyện (vào đầu năm thứ nhất) để phân loại sức khoẻ và kiểm tra định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm đới với nhóm cơ bản và 2- 4 lần đối với nhóm yếu và nhóm nâng cao. Kiểm tra định kỳ là để xác định những biến đổi trong cơ thể người tập nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục, huấn luyện và đề ra những thay đổi cần thiết trong chương trình tập luyện tiếp theo. Trước các cuộc thi đấu hoặc sau khi người tập bị đau ốm, chấn thương, giáo viên có thể cho tiến hành kiểm tra y học bổ sung để xác định lại trạng thái sức khoẻ 21
  21. 22 và trình độ thể lực ở thời điểm hiện tại, cho phép hoặc không cho phép tham gia thi đấu và luyện tập. Nội dung kiểm tra y học chung thường bao gồm: 1) Hỏi về tiểu sử bản than, gia đình và quá trình tập luyện để nắm vững các thông tin về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đặc điểm phát triển thể lực, điều kiện sống và làm việc, thời gian và tính chất tập luyện TDTT v.v 2) Kiểm tra sự phát triển thể lực 3) Kiểm tra chức năng của các cơ quan. 4) Thử nghiệm chức năng với lượng vận động định lượng Các nội dung kiểm tra y học nêu trên do giáo viên, huấn luyện viên kết hợp với các bác sĩ tiến hành. Khi cần thiết, có thể có cả các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia chẩn đoán chức năng y học thể thao cùng tham gia. 2. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC Sự phát triển thể lực là một trong những yếu tố quan trọng của tình trạng sức khỏe và trạng thái chức năng của cơ thể. Sự phát triển thể lực thường được đánh giá thông qua mức độ phát triển của các tổ chức xương, cơ, hình dáng, kích thước của các bộ phận cơ thể và các chức năng cơ bản bằng các phương pháp quan sát, đo đạc, thử nghiệm chức năng v.v Phương pháp quan sát dung để đánh giá trạng thái da, bộ xương, mức độ phát triển của cơ và lớp mỡ mô dưới da. Khi quan sát cần phải xác định hình dáng lồng ngực, lưng, bụng và tứ chi. Tất cả các yếu tố nêu trên tạo nên thể hình của người tập. Hình dáng lồng ngực có thể có thể có các hình dạng ống, hình phễu và phẳng dẹt. Hình dáng lồng ngực xác định theo vị trí bên dưới của sương sườn, tỉ lệ chiều dày và chiều rộng của lồng ngực (xem hình) Hình dáng lồng ngực a. Lồng ngực hình phễu b. Lồng ngực hình ống c. Lồng ngực phẳng dẹt 22
  22. 23 Người có sự phát triển thể lực tốt lồng ngực thường có hình dạng ốn, sương sườn nằm ngang, hai bờ dưới xương sườn kết hợp với xương ức tạo thành một góc gần 90 độ, tỷ lệ chiều dày và chiều rộng của lồng ngực lớn hơn 70 .Lồng ngực giữa như vậy thường gặp ở những người bị giãn phế quản, hen mãn tính Người mà sự phát triển thể lực yếu có lồng ngực hình phẳng dẹt, sương sườn sệ xuống, hai bờ xương sườn tạo thành một góc nhọn, ngự nhô ra trước, chiều lồng ngực hẹp, chức năng hô hấp thường thấp. Hình dáng lưng có thể bình thường phẳng hoặc cong vẹo. Hình dáng lưng bình thường có những đoạn cong tự nhiên theo chiều trước sau ở đoạn thắt lưng và ngực không quá 3cm so với trục thẳng đứng của cột sống. Lưng cong quá 3cm ra trước gọi là ưỡn và quá 3cm ra sau gọi là gù (xem hình). Hình dáng lưng a. Bình thường b. Cong gù c. Phẳng Lưng có hình dáng phẳng khi các đoạn cong tự nhiên không rõ, cột sống như nằm trên một mặt phẳng. Bình thường cột sống không có các đoạn cong theo trục phải trái, cột sống có thể cong vẹo sang bên phải, bên trái với dạng chữ C (thuận hay ngược), S (thuận hay ngược). Đôi khi có thể bắt gặp động thời nhiều loại cong vẹo cột sống theo cả hai trục trước sau và phải trái. Các hình dáng lưng cong vẹo là kết quả của nhiều loại bệnh, trạng thái chức năng chung của cơ thể kém và còn do thiếu vận động, cũng như học tập, làm việc với tư thế không đúng. Giáo dục thể chất, nhất là tập luyện thể thao là một biện pháp có hiệu quả cao để đề phòng và điều trị cong vẹo cột sống. Hình dáng bụng phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thành bụng và lớp mỡ dưới da ở vùng bụng. Những người có sự phát triển thể lực tốt trên vùng bụng nổi rõ hình các cơ bụng, thành bụng hơi thụt vào, lớp mỡ dưới da mỏng. Những người ít hoạt động thể lực bụng phệ, lớp mỡ dưới da dày, cơ bụng phát triển yếu. Hình dáng chân và cung bàn chân. Hình dáng chân có thể bình thường hoặc chân hình chữ O, dạng vòng kiềng hay hình chữ X - dạng chữ bát. 23
  23. 24 Chân có hình dáng bình thường khi đứng thẳng hai chân tiếp xúc với nhau ở các điểm 2 mắt cá trong, hai cạnh trong của khớp gối và cạnh trong của đùi. Khi chân có hình chữ O, thì hai cạnh trong của chân không tiếp xúc với nhau. Nếu khoảng cách đó hơn 5cm thí có thể coi là loại nặng. Chân hình chữ X khi đứng thẳng hai mắt cá trong không tiếp xúc với nhau nhưng hai đầu gối chạm nhau (xem hình) Hình dáng chân a. Bình thường b. Hình chữ X c. Hình chữ O Chân hình chữ O hoặc chữ X có thể là kết quả của một số bệnh tật đã mắc phải, như còi xương, do cơ bắp phát triển yếu hoặc do khi còn trẻ phải làm việc nặng quá sớm, không tương ứng với các mức độ phát triển của bộ xương. Hình dáng bàn chân có thể bình thường hoặc bàn chân bẹt. Hình dáng bàn chân có thể xác định bằng cách quan sát và in dấu bàn chân. Bình thường mặt dưới bàn chân có độ cong tự nhiên, khi in dấu bàn chân tỉ lệ giữa phần cong so với phần tiếp xúc với mặt đất là 2/1. Nếu vòm bàn chân sụt xuống thì hình bàn chân được gọi là bàn chân bẹt, tỉ lệ giữa phần cong và phần tiếp xúc với đất trên hình in sẽ ít hơn 2/1 (xem hình). Hình dáng bàn chân a. Bình thường b và c. Bàn chân bẹt các mức độ khác nhau 24
  24. 25 Các phương pháp nhân trắc hay còn gọi là phép đo người, bổ sung cho phương pháp quan sát và cung cấp những số liệu khách quan, chính xác về sự phát triển thể lực, độ tương ứng của thể lực với tuổi, giới tính cũng như những sai lệnh về phát triển thể lực có thể xảy ra dưới tác động của tập luyện TDTT không hợp lý. Các phương pháp đo người cần phải được tiến hành vào cùng một thời gian trong ngày, tốt nhất là vào buổi sang, theo một phương pháp tiêu chuẩn, đã được kiểm tra độ chính xác. Người được kiểm tra phải mặc quần áo lót ngắn để không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Trong kiểm tra y học, để đánh giá sự phát triển thể lực ít nhất cần phải đo các chỉ số sau: chiều cao đứng và ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, vòng cổ, vòng cánh tay, cẳng tay, vòng đùi và cẳng chân, chiều rộng vai, chiều rộng hông, dung tích sống, lực kéo lưng, lực bóp tay, độ dày lớp mỡ dưới da. Chiều cao đứng và ngồi được đo bằng thước đo chiều cao, có độ chuẩn đến 0,5cm. Chiều cao đứng được đo từ mặt đất tới đỉnh đầu. Người được đo đứng ở tư thế đứng nghiêm, lưng quay về phía thước đo và tiếp xúc với thước đo ở 3 điểm: gót chân, mông và lưng. Đầu thẳng sao cho góc ngoài của mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang (xem hình). Đo chiều cao đứng và ngồi Khi đo chiều cao ngồi người được đo ngồi ngay ngắn trên ghế có chiều cao vừa đủ để khi ngồi bàn chân chạm đất cẳng chân vuông góc với đùi lưng và mông tiếp xúc với thước đo. Chiều cao ngồi được tính từ mặt ghế tới đỉnh đầu, chiều cao đứng trừ đi chiều cao ngồi có thể cho ta số đo chiều dài chi dưới (hình 8). 25
  25. 26 Khi đo chiều cao cần phải chú ý rằng chiều cao của cơ thể có thể thay đổi trong ngày, buổi chiều tối chiều cao có thể giảm đi 1-2cm, sau các hoạt động thể lực nặng, chiều cao có thể giảm đi 3-5cm. Theo hằng số sinh học của người Việt Nam (1967) chiều cao đứng của người Việt Nam là: nam 158,9cm ± 4cm và nữ 149,5cm ± 3cm. Cân nặng (trọng lượng cơ thể) có ý nghĩa quan trọng để đánh giá sự phát triển thể lực và tình trạng sức khoẻ của người tập. Đặc biệt là trong các môn thể thao có quy định hạng cân như vật, võ, quyền Anh v.v trọng lượng cơ thể chỉ là chỉ số quyết định quyền thi đấu của VĐV. Cân nặng chỉ là chỉ số dễ biến đổi và chịu tác động của các yếu tố khác nhau. Sau một buổi tập nặng, cân nặng có thể giảm tới 2-3kg. Cân nặng được đo bằng cân y tế với độ chính xác là 50kg. Các số đo vòng được đo bằng thước đo mềm. Vòng cổ được đo ngang sụn giáp trạng của thanh quản, sát đáy chữ V của sụn giáp trạng. Vòng ngực được đo ở ba trạng thái: vòng ngực bình thường, vòng ngực hít vào hết sức và vòng ngực thở ra hết sức. Thước dây được đặt trên lồng ngực phía lưng ngang với góc dưới xương bả vai, phía ngực ngang qua mũi ức của xương ức. Khi đo cần chú ý để người được đo không căng cơ và nâng vai khi hít vào, không cúi khom lưng khi thở ra hết sức được gọi là độ linh hoạt của lồng ngực hay hiệu số giãn ngực. Trung bình hiệu số này vào khoảng 5-7cm. Ở các VĐV các môn thể thao sức bền hệ số này có thể lên tới 10 -12cm. Vòng bụng được đo ở hai trạng thái căng cơ và thả lỏng cơ. Vòng cánh tay đo ở phần cẳng tay lớn nhất khi cơ thả lỏng. Vòng đùi và vòng cẳng chân đo khi người được đo đứng ở tư thế chân rộng bằng vai trọng lượng cơ thể phân bố đến hai chân, cơ chân thả lỏng. Vòng đùi đo ngay dưới nếp lằn mông. Vòng cẳng chân đo ngay qua phần to nhất của cẳng chân. Các chiều rộng, chiều dầy của các bộ phận cơ thể được đo bằng compa nhân trắc (xem hình). 26
  26. 27 Compa nhân trắc để đo các chiều dày của cơ thể Chiều rộng vai đo bằng cách đặt hai đầu compa vào hai điểm xa nhất của đầu vai. Chiểu rộng hông đo ở hai điểm xa nhất ngang hông. Khi đo chiều rộng hai đầu compa phải cùng nằm trên một mặt phẳng ngang. Dung tích sống của phổi được đo bằng một dụng cụ đặc biệt gọi là phế dung kế. Trước khi đo, người được kiểm tra hít thở 3-4 lần sau đó hít vào thật sâu rồi thở ra hết sức vào ống của máy đo, có thể dung tay để bịt mũi khi thở ra. Thường thường người ta đo dung tích sống ba lần rồi lấy kết quả cao nhất. Dung tích sống trung bình ở nam khoảng 3-4lit, nữ khoảng 2-3lit. Ở các VĐV bơi, dung tích sống cao hơn người bình thường. VĐV bơi có thể có dung tích sống đến 7lit. Lực bóp tay đo bằng lực kế tay. Người được đo đứng ở tư thế bình thường, tay duỗi thẳng, long bàn tay có đồng hồ đo hướng ra phía trước, bóp hết sức với cường độ tăng dần đều. Mỗi tay bóp ba lần lấy kết quả cao nhất. Lực kéo lưng được đo bằng lực kế lưu. Khi đo người được kiểm tra dẫm hai chân lên đầu chân của lực kế, hai tay nắm và đầu tay của lực kế đã được điều chỉnh sao cho tay nắm ở ngang đầu gối. Người được kiểm tra phải kéo bằng cách ưỡn thân người với lực tăng dần, trong khi tay và chân vẫn giữ thẳng (xem hình). 27
  27. 28 Tư thế đo lực kéo lưng Trước khi đo lực kéo lưng người được kiểm tra phải khởi động lưng thân và vai. Không nên kiểm tra lực kéo lưng của những người đau cột sống, đau lưng, đau bụng, phụ nữ có thai. Các số liệu kiểm tra thu được bằng phương pháp quan sát và đo đạc phải được sử lý và đánh giá, trên cơ sở đó mới có thể rút ra những kết luận cần thiết về mức độ phát triển thể lực của người được kiểm tra. Mức độ phát triển thể lực có thể được đánh giá bằng cách so sánh với tiêu chuẩn và bằng cách tính các chỉ số thể lực. So sánh với tiêu chuẩn là phương pháp so sánh các số liệu thu được qua kiểm tra với tiêu chuẩn đã có sẵn qua đó rút ra những kết luận nhất định về mức độ phát triển của chỉ số nghiên cứu. Những giá trị tiêu chuẩn mẫu được xây dựng bằng cách khảo sát thực tế với số lượng rất đông các đối tượng đồng nhất về chủng tộc, điều kiện sống, điều kiện nghề nghiệp, tuổi, giới tính v.v để tìm ra giá trị trung bình (X) và độ lệch chuẩn (S) của các chỉ số nghiên cứu, bằng phương pháp toán học thống kê. Trên bảng 12 đã trình bày một số tiêu chuẩn về hình thái, điều tra ở học sinh các trường dạy nghề, trong đó nêu lên số trung bình (X) của giá trị tìm được và độ lệch chuẩn (δ) của số trung bình, biểu thị độ dao động của các giá trị với số trung bình. Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì chỉ số nghiên cứu càng đồng nhất. Khi các bảng tiêu chuẩn mẫu như ở bảng 12 ta có thể xây dựng những bảng đánh giá dung để so sánh bằng cách thường dung trong y sinh học như sau: Những giá trị bằng X ±½ δ được đánh gia là trung bình Từ X ± 0,55 đến X ± 1 δ: trên và dưới trung bình Từ X ± 1S đến X ± 2 δ: cao, thấp, trung bình Từ X ± 2S đến X ± 3 δ: rất cao hoặc rất thấp 28
  28. 29 Ví dụ như chiều cao trung bình là 164, 0cm và độ lệch chuẩn là 5cm. Khi kiểm tra ta đo được ở một học sinh chiều cao là 170,0cm tức là em đó đã cao hơn trung bình 170 – 164 = 6cm, và 6 : 6 = 1,2 δ. Như vậy em đó có chiều cao là X  1,2 δ theo bảng đánh giá em học sinh đó sẽ xếp vào loại cao. Các chỉ số khác cũng đều có thể đánh giá như vậy. Kết quả so sánh với các tiêu chuẩn mẫu có thể biểu diễn bằng đồ thị bằng cách kể một bảng được gọi là hình thái đồ. Trong đó có đường trung bình (đường của giá trị X). Phía trên và phía dưới đường trung bình là những đường thẳng tương ứng với ± 0,5 δ; ± 1 δ; ± 2 δ v.v Trên hình thái đồ ta đánh dấu các điểm tương ứng của giá trị đo được theo cách tính thành độ lệch như nêu ở trên và nối các điểm đó lại, ta sẽ được một đường cong đặc trưng cho sự phát triển thể lực của một người so với mức trung bình (xem hình). Chỉ số Nam Nữ Chiều cao đứng (cm) 164.0 ± 5 154.2 ± 4 Chiều cao ngồi (cm) 86.2 ± 4 81.5 ± 6 Cân nặng (kg) 49.4 ± 7 47.0 ± 4 Vòng ngực trung bình 79.6 ± 4 79.5 ± 9 (cm) Vòng tay phải co (cm) 26.9 ± 3 26.4 ± 2 Vòng tay trái co (cm) 26.1 ± 2 26.6 ± 2 Vòng đùi (cm) 45.1 ± 4 47.1 ± 3 Lực bóp tay phải (kg) 37.1 ± 6 23.9 ± 4 Lực bóp tay trái (kg) 33.1 ± 5 20.4 ± 5 Trên hình thái đồ có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm về mức độ phát triển thể lực để xây dựng nội dung tập luyện phù hợp nhằm khắc phục các yếu điểm. Ví dụ như đối với học sinh biểu diễn hình thái đồ ở hình 11 cần phải bổ sung các bài tập phát triển cả tay, nhất là tay trái vì các chỉ số vòng tay trái, lực bóp tay trái của học sinh này đều ở mức dưới trung bình. 29
  29. 30 Hình thái đồ Phương pháp thứ hai dùng để đánh giá các số đo là phương pháp tính các chỉ số thể lực khi đánh gia sự phát triển thể lực qua các số đo riêng lẻ, nhiều khi khó có thể thấy được sự liên quan giữa các số đo với nhau và tính cân đối, hài hoà của cơ thể. Vì vậy để đánh giá một cách toàn diện, người ta thường lập những mối quan hệ toán học nhất định giữa các số đo để xây dựng các chỉ số thể lực. Có rất nhiều chỉ số để đánh giá thể lực, dưới đây chỉ trình bày cách tính một số chỉ số thể lực thường dùng nhất. 1. Chỉ số pinhê (pignet): Pinhê = Cao (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]. Chỉ số này hay được dùng ở các nước, với tiếng Pháp. Ở Việt Nam chỉ số Pinhê được đánh giá như sau: 20,9 – 24,1 rất khoẻ 24,2 – 27,4 khoẻ 27,5 – 33,9 trung bình 34,0 – 37,2 yếu 37,3 – 40,5 rất yếu 2. Chỉ số dung tích sống (chỉ số Deruevy) là tính tỉ số giữa dung tích sống (ml) và cân nặng (kg): Dung tích sống (ml) Cân nặng (kg) Ở Việt Nam trung bình chỉ số này là 70ml (nam) và 68 ml (nữ). 3. Chỉ số Eristman được tính như sau: 30
  30. 31 Vòng ngực trung bình (cm) - chiều cao (cm) . Chỉ số lớn hơn 0 đánh giá là 2 tốt; nhỏ hơn 0 đánh giá là xấu. 4. Chỉ số quay vòng cao (QVC): Các tác giả Việt Nam: Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương (1969) đề nghị chỉ số quay vòng cao như sau: QVC = chiều cao (cm) - [vòng ngực hít vào (cm) + vòng đùi phải (cm) + vòng cánh tay phải co (cm)]. Cách đánh giá: Cực khoẻ < - 4 Rất khoẻ - 0,4 – 1,9 Khoẻ 2,0 – 7,9 Trung bình 8,0 – 14,0 Yếu 14,1 – 20,0 Cực yếu trên 26 5. Chỉ số sức mạnh: Lực bóp tay thuận (kg) x 100 Cân nặng (kg) Chỉ số sức mạnh trung bình là 65,80% đối với nam và 48 – 50% đối với nữ. 3. KIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển thể lực bên ngoài để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực cân phải kiểm tra chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể, tức là sự hoạt động của chúng. Thường thường trạng thái chức năng của các cơ quan tương ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển rất tốt nhưng tình trạng chức năng của các cơ quan lại có thể không tốt. Vì vậy kiểm tra chức năng là nội dung không thể thiếu được của kiểm tra y học. Kiểm tra chức năng của cơ quan thường phải tiến hành trong lúc yên tĩnh, và kiểm tra phản ứng của các cơ quan đối với hoạt động thể lực. Đó là hai mặt khác nhau, mặc dù có liên quan với nhau của một trạng thái chức năng. Trong hoạt động thể lực, nhu cầu của cơ thể về oxi tăng cao để tăng cường các quá trình cung cấp năng lượng. Vì vậy, mặc dù hầu như ở tất cả các cơ quan đều có những thay đổi nhất định, nhưng hệ tuần hoàn và hệ hô hấp là những thay đổi nhất định, 31
  31. 32 nhưng hệ tuần hoàn và hệ hô hấp là những hệ cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động thể lực, nhất là những hoạt động thể lực có tính chất giáo dục thể chất. Những phương pháp kiểm tra chức năng của hệ hô hấp và tim mạch, thể hiện khả năng hoạt động thể lực chung của cơ thể là: a. Thử nghiệm 30 giây (test Iaukêlêvich). Thử nghiệm 30 giây của Iaukêlêvich có hai mức độ: - Đứng lên, ngồi xuống 20 lần trong 30 giây. Khi ngồi, mông phải chạm gót chân, khi đứng thẳng hai tay đưa ra trước. - Nhẩy bật tại chỗ 60 lần trong 30 giây nhẹ nhàng bằng mũi chân, bật cao khoảng 5 – 6cm. Đánh giá hai thử nghiệm trên như sau: đo mạch trước vận động. Sau vận động 30 giây, đo số lần mạch đập của giai đoạn hồi phục trong 10 giây, sau đó tính ra phút, nhân với 6. Nếu mạch tăng 25 – 50% so với mức ban đầu đánh giá là tốt, tăng 50 – 70% trung bình, trên 75% - kém. Sau 1 – 2 phút hồi phục mạch sẽ trở về mức ban đầu. Nếu sau 2 phút mạch chưa trở về mức ban đầu thì thử nghiệm sẽ được đánh giá là kém. b. Thử nghiệm trước bục (test Havard). Trong thử nghiệm này, người được kiểm tra thực hiện một lượng vận động là bước lên bục cao 50cm đối với nam và 45cm đối với nữ, với tần số bước là 30 lần trong 1 phút. Bước trong thời gian 5 phút. Nếu người được kiểm tra không thể bước được 5 phút thì tính thời gian thực tế đã bước được. Cách đánh giá như sau. Đo mạch ở tư thế ngồi ở phút hồi phục sau vận động thứ 2, 3 và 4. Trong đó mạch ở 30 giây đầu của mỗi phút. Kết quả được tính thành chỉ số Havard theo công thức sau: t . 100 Chỉ số Havard = (f1 + f2 + f3) . 2 Trong đó: t: Thời gian thực tế bước bục tính bằng giây (nếu thực hiện đúng quy định 5 phút thì t = 300) f1 + f2 + f3: là số mạch trong 30 giây đầu của phút hồi phục tứ 2, 3 và 4. Chỉ số Havard được đánh giá như sau: 55 - kém 55 – 65 dưới trung bình 65 – 79 trung bình 80 – 89 trên trung bình 90 - tốt c. Thử nghiệm nín thở sau khi hít vào (Test Stange). 32
  32. 33 Sau khi nghỉ ngơi 5 – 7 phút, người được kiểm tra ngồi trên ghế hít vào rồi thở ra bình thường vài lần, sau đó hít vào sâu (khoảng 80 – 90% mức tối đa) và nín thở. Đo thời gian nín thở bằng đồng hồ bấm giây. Những người khoẻ mạnh bình thường thời gian nín thở được khoảng 40 – 50 giây. Ở các VĐV tập luyện tốt thời gian này có thể lên đến 2 – 3 phút. d. Thử nghiệm nín thở sau khi thở ra (Test Genchi) Cũng tiến hành như thử nghiệm nín thở sau khi hít vào người được kiểm tra sẽ nín thở sau khi thở ra sâu. Bình thường, người khoẻ mạnh có thể nín thở 20 – 30 giây. Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích tác dụng của thể dục thể thao qua từng thời kỳ phát triển của xã hội? 2. Nêu khái niệm GDTC? 3. Nêu khái niệm Văn hoá thể chất? 4. Nêu khái niệm Phong tr ào TDTT? 5. Nêu khái niệm Phát triển thể chất? 6. Nêu khái niệm Chuẩn bị thể lực? 7. Nêu khái niệm Học vấn thể chất? 8. Ý nghĩa của Giáo dục thể chất trong trường Đại học, so sánh chương trình Giáo dục thể chất ở bậc đại học và chương trình môn học thể dục ở trường trung học phổ thông? 9. Phân tích quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo, cho ví dụ minh hoạ? 10.Khái niệm tố chất vận động, sức nhanh, sức mạnh, sức bền & khéo léo, cho vd. 11.Phân tích sự khác biệt và mối liên quan tương hỗ giữa các phương pháp giáo dục thể chất? 12.Phân tích sự khác biệt và mối quan hệ giữa các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất? 33