Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Nguyễn Việt Dũng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Nguyễn Việt Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_nguyen_viet_dung.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Nguyễn Việt Dũng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN KHOA KẾ TOÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Giảng viên: Ths Nguyễn Việt Dũng Bộ môn: Tài chính Ngân hàng 1 Ths Nguyễn Việt Dũng
- CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (2 tiết) 2 Ths Nguyễn Việt Dũng
- KẾ HOẠCH HỌC TẬP C8 Hình thức tổ chức Thời gian Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú dạy học địa điểm viên chuẩn bị - Hệ thông ngân hàng Tài liệu học tập Lý thuyết - Thanh toán KDTM - Cácdịch vụ của ngân hàng Semina - Vai trò của Ngân hàng Làm việc nhóm - Các tổ chức tài chính phi NH; Tự nghiên cứu - Các thể thức thanh toán Tìm hiểu về các văn bản pháp quy liên quan hệ thống ngân hàng; Tư vấn chế độ thanh toán KDTM trong nền kinh tế Khác Kiểm tra, đánh giá 3 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG. 8.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 5/1975 đến tháng 6/1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành một cấp từ Trung ương đến địa phương. Cuối năm 1988, đặc biệt năm 1990,Việt Nam tiến hành cuộc cải cách kinh tế thì hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam được tổ chức theo hệ thống Ngân hàng 2 cấp 4 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 8.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Luật này còn chỉ rõ: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 5 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 8.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. Luật ngân hàng nhà nước định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, rồi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng (như cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán) và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. 6 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. - NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế. - Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. 7 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8.1.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại. • Chức năng trung gian tín dụng. • Chức năng trung gian thanh toán. • Chức năng sáng tạo ra bút tệ (hay chức năng tạo phương tiện thanh toán) 8 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhiệm vụ của chức năng trung gian thanh toán Một là, mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. Hai là, quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. Ba là, tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. + Phải nhanh chóng và chính xác. + Phải đảm bảo an toàn và tiện lợi. 9 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.2.3 NGHIỆP VỤ CỦA NHTM NHTM hoạt động kinh doanh với ba mảng nghiệp vụ lớn: + Nghiệp vụ nguồn vốn, + Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và + Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng. 10 Ths Nguyễn Việt Dũng
- a./ Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm các nguồn vốn sau đây: - Vốn chủ sở hữu. + Nguồn vốn hình thành ban đầu. + Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. + Các quỹ. + Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. - Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi. + Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch ). + Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. + Tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức dân cư. + Tiền gửi của các ngân hàng khác. 11 Ths Nguyễn Việt Dũng
- a./ Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm các nguồn vốn sau đây: - Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM. + Vay ngân hàng nhà nước. + Vay các tổ chức tín dụng khác. + Vay trên thị trường vốn. - Các nguồn khác. + Nguồn uỷ thác. + Nguồn trong thanh toán. + Nguồn khác: Các khoản chưa trả 12 Ths Nguyễn Việt Dũng
- b./ Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư của NHTM. b1./ Nghiệp vụ tín dụng. - Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu: - Nghiệp vụ cho vay - Nghiệp vụ cho thuê tài sản (thuê – mua). - Nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh. b2./ Nghiệp vụ đầu tư. - Đầu tư trực tiếp - Đầu tư tài chính 13 Ths Nguyễn Việt Dũng
- Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu thương phiếu chưa đến hạn. Sơ đồ luân chuyển thương phiếu. 1 Người bán Người mua 2 4 3 5 Ngân hàng 14 Ths Nguyễn Việt Dũng
- Nghiệp vụ cho vay + Thấu chi + Cho vay theo hạn mức y y x x + Cho vay trực tiếp từng lần + Cho vay luân chuyển + Cho vay trả góp + Cho vay gián tiếp 15 Ths Nguyễn Việt Dũng
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Ngân hàng (bên bảo lãnh) 4 3 1 2 Khách hàng của ngân hàng Người thứ ba (bên được bảo lãnh) (bên hưởng bảo lãnh) a 16 Ths Nguyễn Việt Dũng
- Nghiệp vụ đầu tư của NHTM • Đầu tư trực tiếp: là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng phần vốn của mình, để tạo lợi nhuận. Các hình thức đầu tư này gồm có: + Góp vốn liên doanh trong và ngoài nước. + Mua cổ phần của các công ty. + Mua cổ phần của các ngân hàng cổ phần. + Cấp vốn thành lập các công ty con như công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm vv. 17 Ths Nguyễn Việt Dũng
- Nghiệp vụ đầu tư của NHTM • Đầu tư tài chính: Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, người đầu tư có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư theo hướng có lợi. • Đầu tư tài chính được thực hiện bằng cách: + Đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHNN. + Đầu tư vào trái phiếu công ty. 18 Ths Nguyễn Việt Dũng
- c./ Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng. • Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và tới nghiệp vụ tín dụng và đầu tư • Các dịch vụ NH cung cấp cho khách hàng bao gồm: + Dịch vụ ngân quỹ + Chuyển tiền. + Dịch vụ thanh toán. + Dịch vụ uỷ thác. + Dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm định dự án + Dịch vụ KD ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán thẻ tín dụng QTế. + Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ . 19 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.3. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8.1.3.1. Bản chất của ngân hàng trung ương. NHTW được hình thành từ hai con đường: Thứ nhất, do sự cạnh tranh phát hành tiền giữa các NH, kết hợp với sự can thiệp của nhà nước. Thứ hai, do yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước quyết định thành lập Ngân hàng trung ương. 20 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.3. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8.1.3.2. Chức năng của ngân hàng trung ương. 1. Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ. 2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng. 3. Ngân hàng trung ướng là ngân hàng Nhà nước 21 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.3.2. CN phát hành và điều tiết LTTT. • Việc phát hành tiền của NHTW theo các kênh sau: – Cho vay các NHTM và tổ chức tín dụng. – Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ. – Bù đắp bội chi NSNN – Phát hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở. • Việc điều tiết lưu thông tiền tệ để kiểm soát lượng tiền cung ứng bằng hai hướng: + Trực tiếp xác định lượng tiền tăng thêm cần được thực hiện. + Kiểm soát quá trình “tạo tiền” của các NHTM. 22 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.3.2. Chức năng NH của các NH. - NHTW nhận tiền gửi và bảo quản tiền gửi cho các NHTM, các TCTD. + Tiền gửi dữ trữ bắt buộc. + Tiền gửi để giao dịch. - NHTW cấp tín dụng cho NHTM và các TCTD. - NHTW thực hiện quản lý Nhà nước đối với hệ thống NHTM và các TCTD. + Thẩm định cấp giấy phép hoạt động cho NHTM và các TCTD + Kiểm soát tín dụng đối với NHTM . + Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay. + Ấn định tỷ lệ an toàn trong HĐKD của NHTM và các TCTD. + Thanh tra và kiểm soát mọi mặt hoạt động của NHTM. 23 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.1.3.2. Chức năng NHTW là NH Nhà nước. Chức năng này thể hiện ở những điểm sau: + NHTW thuộc sở hữu của Nhà nước. + NHTW ban hành các văn bản pháp quy. + NHTW mở tài khoản và giao dịch với KBNN. + NHTW làm đại lý cho KBNN, tổ chức thực hiện thanh toán giữa KBNN với các ngân hàng. + Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho NSNN. + NHTW thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước. 24 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8.2.1. Khái niệm và đặc trưng của Chính sách tiền tệ. Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền kiềm chế lạm phát góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân lao động. + Chính sách tiền tệ mở rộng. + Chính sách tiền tệ thắt chặt. 25 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8.2.1. Đặc trưng của Chính sách tiền tệ. (1) Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia. (2) Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô. (3) NHTW là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ. (4) Mục tiêu tổng quát của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác. 26 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8.2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. - Mục tiêu cao nhất - Mục tiêu trung gian - Mục tiêu hoạt động 27 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Ổn định tiền tệ Ổn định tiền tệ là ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. + Ổn định sức mua đối nội là ổn định sức mua của tiền đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước (ổn định giá cả) + Ổn định sức mua đối ngoại là ổn định tỷ giá hối đoái • Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP. 28 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Mục tiêu trung gian: là mục tiêu được NHTW lựa chọn để đạt tới mục tiêu cao nhất của CSTT. • Ba tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian: + Phải đo lường được + Phải kiểm soát được + Phải tác động được trực tiếp tới mục tiêu cao nhất • Có hai chỉ tiêu thỏa mãn: – Khối lượng tiền cung ứng (M1,M2, M3) – Lãi suất thị trường 29 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Mục tiêu hoạt động: là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ CSTT. • Tiêu chuẩn lựa chọn như tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian. • Các chỉ tiêu được lựa chọn: + Tỷ lệ dữ trữ của NHTM + Lãi suất thị trường liên ngân hàng. 30 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8.2.3. Nội dung của chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách tiền tệ bao gồm ba chính sách cơ bản sau: • Chính sách tín dụng • Chính sách ngoại hối • Chính sách đối với NSNN 31 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Chính sách tín dụng: Nội dung của chính sách này là cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng NH. Chính sách tín dụng bao gồm: - Chính sách lãi suất: LS sàn, trần, cơ bản, thỏa thuận - Chính sách và quy chế tín dụng: 32 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Chính sách ngoại hối: là chính sách nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các loại ngoại hối. • Chính sách ngoại hối bao gồm các nội dung: - Chính sách tỷ giá hối đoái - Chính sách quản lý ngoại hối 33 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. • Chính sách đối với NSNN: là chính sách nhằm đảm bảo cung cấp phương tiện thanh toán cho Chính phủ trong trường hợp NSNN bị thâm hụt. • Trường hợp NSNN cân bằng • Trường hợp NSNN thâm hụt • Trường hợp NSNN thặng dư 34 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8.2.4. Công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ. Công cụ của CSTT là hệ thống các biện pháp nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền để đạt được các mục tiêu đề ra. a./ Công cụ trực tiếp Lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay Ấn định LS tiền gửi và LS cho vay Ấn định khung LS tiền gửi và cho vay Hạn mức tín dụng b./ Công cụ gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Nghiệp vụ thị trường mở. 35 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ thanh toán không trực tiếp sử dụng tiền mặt, được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản hoặc bù trừ công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân thông qua ngân hàng. 36 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Đặc điểm của TTKDTM • TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là bút tệ • Trong TTKDTM, mỗi khoản thanh toán ít nhất có ba bên tham gia đó là người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian tài chính. • Khi tiến hành các nghiệp vụ TTKDTM phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng. 37 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Vai trò của TTKDTM: • TT KDTM sẽ góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, tiết kiệm được chi phí in ấn, bảo quản và vận chuyển giấy bạc ngân hàng trong lưu thông. • TT KDTM là công cụ để tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi vào hệ thống tín dụng để mở rộng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. • TT KDTM là công cụ kiểm tra, kiểm soát, điều tiết vĩ mô, vi mô các hoạt động kinh tế tài chính trong nền kinh tế. 38 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 8.3.3- Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt Thể thức TTKDTM mặt là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền. Đó cũng là sự liên kết các yếu tố trong quá trình thanh toán. - Thể thức thanh toán bằng séc - Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu - Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng - Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán 39 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Thể thức thanh toán bằng séc Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có ghi tên trên tờ séc. 1 Người trả tiền Người thụ hưởng 4 2 6 3 NH phục vụ người NH phục vụ người trả tiền thụ hưởng 5 40 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Thể thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản của người được hưởng. Người trả tiền Người thụ hưởng 1 2a 3 NH phục vụ người NH phục vụ người trả tiền 2b thụ hưởng 41 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Thanh toán bằng ủy nhiệm thu Uỷ nhiệm thu là loại giấy nhờ thu do đơn vị bán lập theo mẫu in sẵn, nhờ ngân hàng phục vụ mình, thu hộ số tiền từ đơn vị mua sau khi đã hoàn tất việc giao hàng hoặc cung ứng lao vụ trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết Người trả tiền Người thụ hưởng Giao hàng, dịch vụ 3 1 5 2 NH phục vụ người NH phục vụ người trả tiền thụ hưởng 4 42 Ths Nguyễn Việt Dũng
- 8.3. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng phục vụ đơn vị mua đối với ngân hàng phục vụ đơn vị bán để thực hiện chi trả cho đơn vị bán nếu đơn vị bán thực hiện đầy đủ những điều khoản trong thư tín dụng. Người trả tiền Người thụ hưởng 4a 7 1 3 4b 5 2 NH phục vụ người NH phục vụ người trả tiền thụ hưởng 6 43 Ths Nguyễn Việt Dũng
- CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 8 1. Đánh giá về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước VN? 2. Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay? Biện pháp mở rộng và phát triển thị trường này? 3. Đánh giá về thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay? Biện pháp đổi mới? 44 Ths Nguyễn Việt Dũng