Bài giảng Mạng máy tính cơ bản

pdf 69 trang huongle 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mạng máy tính cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mang_may_tinh_co_ban.pdf

Nội dung text: Bài giảng Mạng máy tính cơ bản

  1. MẠNG MÁY TÍNH CƠ BẢN CHƯƠNG I: NHẬP MÔN MẠNG MÁY TÍNH CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MẠNG OSI CHƯƠNG III: CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN CHƯƠNG IV: ETHERNET CHƯƠNG V: TCP/IP CHƯƠNG VI: CÁC ỨNG DỤNG MẠNG
  2. CHƯƠNG I: NHẬP MÔN MẠNG MÁY TÍNH I. Mạng máy tính I. Mạng cục bộ
  3. I. MẠNG MÁY TÍNH 1. Hạn chế của máy tính cá nhân - Lưu trữ ít - Thiết bị đắt tiền, sử dụng ko hết công suất - Trao đổi thông tin qua thiết bị (đĩa, USB ) - Thiếu đồng bộ, thực hiện chậm
  4. I. MẠNG MÁY TÍNH (tt) 2. Mạng máy tính Là 2 hay nhiều máy tính nối với nhau để có thể trao đổi thông tin và sử dụng chung tài nguyên trên mạng Tài nguyên trên mạng có thể là: - Hard Disk - Printer - Fax - Scanner MẠNG CỤC BỘ ĐƠN GIẢN
  5. I. MẠNG MÁY TÍNH (tt) MẠNG DIỆN RỘNG PHỨC TẠP Đồng Nai Tp.HCM Hà Nội
  6. I. MẠNG MÁY TÍNH (tt) Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính: - Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC, MainFrame - Các thiết bị giao tiếp: Card mạng (NIC hay Adapter), Hub, Switch, Router - Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại - Các protocol: TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX - Các hệ điều hành mạng: WinNT, Win2000, Win2003, Novell Netware, Unix - Các tài nguyên: file, thư mục - Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax, Modem, Scanner - Các ứng dụng mạng: phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm bán vé tàu
  7. I. MẠNG MÁY TÍNH (tt) 3. Lợi ích của việc sử dụng mạng - Giảm chi phí đầu tư hardware - Giảm công cài đặt software - Thông tin trao đổi nhanh, kịp thời - Data được quản lý tập trung - Bảo mật thông tin tốt hơn - Nâng cao độ tin cậy
  8. II. MẠNG CỤC BỘ 1. Phân loại mạng + Phân loại theo khoảng cách địa lý: + Phân loại theo kỹ thuật truyền tin: - Quảng bá (Broadcast): chỉ tồn tại 1 kênh truyền được chia sẻ cho all các máy tính. . Khi một máy tính gởi tin, tất cả các máy tính còn lại sẽ nhận được tin đó. . Tại một thời điểm chỉ cho phép một máy tính được phép sử dụng đường truyền. - Điểm - Điểm (Point to Point): Thông tin được gởi đi sẽ được truyền trực tiếp từ máy gởi đến máy nhận hoặc được chuyển tiếp qua nhiều máy trung gian trước khi đến máy tính nhận
  9. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 2. Khái niệm - Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí Các mạng LAN thường có đặc điểm sau: - Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng. - Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị. - Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ. - Quản trị đơn giản.
  10. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 3. Kiến trúc - Hardware: card, connector, cable, T bị kết nối - Software: ứng dụng để khai thác các d.vụ Software được xây dựng dựa trên nền tảng 3 khái niệm sau: . Protocol: Cách thức 2 thành phần giao tiếp trao đổi thông tin . Services: mạng cung cấp cho các t.phần muốn g.tiếp . Interfaces: Cách thức để có thể sử dụng các d.vụ
  11. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 4. Thành phần - Backbone - Đường trục chính - Segment - Phân đoạn mạng - Repeater - Bộ lặp lại - Hub - Bộ tập trung - Switch - Bộ chuyển mạch - Server - Máy chủ - Workstation - Trạm làm việc
  12. Backbone
  13. Segment
  14. Repeater
  15. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 5. Sơ đồ mạng - Mạng Bus: - Mạng Star: - Mạng Ring:
  16. BUS TOPOLOGY Bus: máy chủ (Host), các máy tính khác (Workstation), hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. - Hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator - Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến. - Ưu: Dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt. - Nhược: + có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn; + khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện; + một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa, sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
  17. START TOPOLOGY  Bao gồm: - 1 trung tâm: điều phối mọi hoạt động trong mạng, với các chức nǎng cơ bản là: + Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau. + Cho phép theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin. + Thông báo các trạng thái của mạng - các nút thông tin: là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng.
  18. START TOPOLOGY Ưu điểm: - Nếu có một nút bị hỏng thì mạng vẫn h. động bình thường. - Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán đ. khiển ổn định. - Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.  Nhược điểm: - Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm . - Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. - Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).  Start cho phép nối trực tiếp các máy tính vào một bộ tập trung (HUB) bằng cáp xoắn Hiện nay, dùng thiết bị switching hub có nhiều ưu điểm
  19. RING TOPOLOGY - Mạng Ring bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. - Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. - Thuận lợi : có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. - Nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
  20. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) Sơ đồ mạng hỗn hợp bus/start: - Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. - Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, - Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào. - Ngoài ra, có Star/Ring Topology; - kết hợp nhiều kiểu
  21. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 6. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý Có 2 loại: - Phương pháp truy nhập ngẫu nhiên (Random Access) - Phương pháp truy nhập có điều kiện (Controlled Access) Random Access Controlled Access CSMA Slotted Ring Token Bus Token Ring CSMA/CD Conllision Avoidance Register Insertion Có 3 phương pháp phổ biến nhất: CSMA/CD Token Bus Token Ring
  22. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) a. CSMA/CD - Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect: PP đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xđột a1. CSMA: LBT - Listen Before Talk. - Quy tắc: Mỗi trạm sẽ phải lắng nghe đường truyền rỗi hay bận: + Free: Truyền dữ liệu đi theo khuôn dạng chuẩn + Busy: sẽ thực hiện 1 trong 3 giải pháp: * Theo dõi không kiên trì (Non-persistent): đợi trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi tiếp tục nghe lại đ. truyền. * Theo dõi kiên trì (persistent): tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền gói tin với xác suất bằng 1. * Theo dõi kiên trì với xác suất p (P-persistent): tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền gói tin với xác suất = p * Hạn chế: Các trạm không nghe trong khi nói nên khi có xung đột các trạm ko biết và vẫn tiếp tục truyền, gây chiếm dụng đ.truyền
  23. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) a2. CSMA/CD: LWT - Listen While Talk: có phát hiện xung đột - Bổ sung thêm quy tắc: + Khi một trạm đang truyền, sẽ tiếp tục nghe. Nếu có xung đột thì: * Ngừng ngay việc truyền dữ liệu * Vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm 1 thời gian nữa để tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được xung đột. + Sau đó trạm phát sẽ trì hoãn một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi truyền lại gói dữ liệu theo quy tắc CSMA. Ưu điểm:- Thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền được giảm xuống - Đơn giản, mềm dẻo, hiệu quả truyền ttin cao khi lưu lượng thấp và có tính đột biến - Việc thêm vào hay dịch chuyển các trạm trên tuyến không ảnh hưởng đến các thủ tục của giao thức. Nhược điểm: - Hiệu suất truyền giảm nhanh khi lưu lượng cao.
  24. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) b. Token Passing: Kỹ thuật chuyển thẻ bài - Khối điều khiển mạng hoặc token được truyền lần lượt từ trạm này đến trạm khác. - Token là một khối dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung được quy định riêng cho từng pp - Khi một trạm đang chiếm token thì nó có thể phát đi một gói dữ liệu. Khi đã phát hết gói dữ liệu cho phép hoặc không còn gì để phát nữa thì trạm đó lại gửi token sang trạm kế tiếp. - Trong token có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển tới các trạm theo một trật tự đã định trước. - Có 2 kiểu token: + Token Ring + Token Bus
  25. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) + Token Bus: thứ tự truyền token thực hiện trong vòng logic - Thiết lập vòng logic: gồm các trạm có nhu cầu chuyển dl. * Các trạm được xác định vị trí theo 1 chuỗi thứ tự tạo 1 vòng kín. * Thứ tự của các trạm trên vòng logic có thể độc lập với thứ tự vật lý * Mỗi trạm được biết đ/c của các trạm kế trước và sau nó * Các trạm ko được đưa vào vòng logic, chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu
  26. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) + Token Bus: - Duy trì vòng logic. Thực hiện các chức năng: * Bổ sung một trạm vào vòng logic: khi có nhu cầu Gửi mess “tìm trạm đứng sau” để mời các trạm gia nhập * Loại bỏ một trạm khỏi vòng logic: ko có nhu cầu Gửi mess “nối trạm đứng sau” để tìm kết nối với trạm kề sau * Quản lý lỗi: 1 số lỗi như trùng đ/c, đứt vòng Phải giải quyết nhiều tình huống xảy ra khi bị hư hỏng * Khởi tạo vòng logic: khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng Khi trạm phát hiện bus ko h.động trong khoảng t (timeout)
  27. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) + Token Ring: trật tự truyền token theo trật tự vật lý của các trạm xung quanh vòng, ko cần thiết lập vòng logic. - Trong thẻ bài có chứa 1 bit biểu diễn trạng thái: free, busy
  28. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) Hoạt động của Token Ring: - Một trạm muốn truyền dữ liệu cần: * Đợi đến khi nhận được token free * Sau đó, chuyển trạng thái token từ free sang busy * Và truyền dữ liệu cùng với thẻ bài theo chiều vòng tròn - Dữ liệu đến trạm đích được sao lại, tiếp tục cùng token đi tiếp, cho đến khi quay về trạm nguồn (cơ chế báo nhận). Có thể báo thông tin: + Trạm đích ko tồn tại, ko hoạt động + Trạm đích tồn tại nhưng ho được sao chép Nguồn Đích Nguồn Đích + Dữ liệu đã được tiếp nhận + Có lỗi xảy ra - Trạm nguồn sẽ xóa bỏ dữ liệu và đổi bit sang trạng thái free. Cho lưu chuyển tiếp token trên vòng để các trạm khác cần
  29. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) * Có 2 vấn đề có thể làm phá vỡ hệ thống Token Ring: - Mất token: làm cho trên vòng ko còn token. Giải quyết: Qui định trước 1 trạm active monitor. Trạm sẽ phát hiện và dùng cơ chế timeout, phuc hồi bằng cách phát lại token free mới - Token busy ko dừng: Giải quyết: trạm monitor sẽ sử dụng 1 bit trên token (monitor bit) để đánh dấu khi gặp token bận. Nếu trạm gặp lại 1 token đã được đánh dấu thì dữ liệu chưa được chuyển tới cho trạm nguồn. Lúc đó trạm monitor sẽ chuyển bit trạng thái token thành free, và chuyển tiếp trên vòng.
  30. II. MẠNG CỤC BỘ (tt)  Ưu nhược điểm của giao thức Token:  Ưu điểm: + Có khả năng điều hòa lưu thông trong mạng: Cho phép các trạm truyền lượng dữ liệu khác nhau, Có thể thiết lập chế độ ưu tiên cấp phát token cho các trạm. + Có hiệu quả cao hơn trong trường hợp tải nặng  Nhược điểm: + Công việc mà 1 trạm phải làm phức tạp hơn CSMA/CD + Hiệu quả không cao trong trường hợp tải nhẹ
  31. II. MẠNG CỤC BỘ (tt) 7. Các nguyên tắc quản lý trên LAN: • Peer to peer - mạng ngang hàng - Các máy được nối với nhau (trong 1 phòng) nhằm chia sẻ dữ liệu, máy in . - Chúng có quyền hạn ngang nhau trên mạng • Server based - mạng có Server - Máy client sẽ gởi các yêu cầu (request) đến server để yêu cầu server thực hiện công việc, ex: FTP, Web - Server khi nhận được một yêu cầu từ client gởi đến sẽ phân tích yêu cầu để hiểu được client muốn đều gì, để thực hiện đúng yêu cầu của client. Server sẽ gởi kết quả về cho client trong các thông điệp trả lời (reply).
  32. MẠNG NGANG HÀNG
  33. MẠNG KHÁCH CHỦ (Server –based)
  34. CHƯƠNG 2 : MÔ HÌNH MẠNG OSI I. Kiến trúc phân tầng II. Mô hình OSI III. Truyền dữ liệu trên mô hình mở IV.Minh họa quá trình truyền dữ liệu
  35. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI Đặt vấn đề: • Không thống nhất về kiến trúc giữa các hệ thống mạng cục bộ, mạng diện rộng – Mỗi mạng theo một chuẩn riêng SNA, DECNET, OSI, TCP/IP, • Không thống nhất về giao thức giữa các mạng. • Cần có mô hình chuẩn hóa – Mô hình OSI (Open System Interconnection) – Bộ giao thức TCP/IP (Internet protocol suite)
  36. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI I. Kiến trúc phân tầng: - Mục đích: giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng - Nguyên tắc: + Mỗi hệ thống đều có cấu trúc tầng(số tầng, c.năng) + Đ.nghĩa mối q.hệ giữa các tầng kề nhau, đồng mức + Dữ liệu bên gửi được truyền sang bên nhận bằng đường truyền vật lý, và đi ngược lên các tầng trên. + Chỉ có tầng thấp nhất mới có liên kết vật lý + Tầng cao hơn có liên kết logic (ảo)
  37. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI II. Mô hình OSI: (Reference Model for Open Systems Interconnection – Mô hình tham chiếu cho việc nối kết các hệ thống mở) • ISO đã đưa ra khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng • 1984, tổ chức ISO xuất phát từ kiến trúc phân tầng trên, đã xây dựng OSI - mô hình tham chiếu cho việc nối kết các hệ thống mở. Cho phép kết nối nhiều mạng khác nhau trên thế giới.
  38. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI Mô hình OSI gồm 7 mức: - Mỗi mức được qui định một chức năng độc lập với các mức khác - Mỗi mức được thiết kế để cung cấp một số dịch vụ xác định cho mức trên nó
  39. MÔ HÌNH OSI: 7 tầng 7 Application Các ứng dụng mạng: email, web, chat, 6 Presentation Định dạng biểu diễn dữ liệu, encryption, 5 Session Thiết lập session, security, authentication 4 Transport Bảo đảm truyền nhận đúng dữ liệu 3 Network Quản lý địa chỉ, tìm đường, truyền nhận các packet. 2 Data Link Truyền nhận frame, kiểm tra và sửa lỗi 1 Physical Kết nối vật lý, truyền các bit dữ liệu
  40. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 1.Tầng vật lý: thực hiện truyền nhận dữ liệu dạng bit Định nghĩa các qui định về điện, cơ, thủ tục : - Sự biểu diễn các bit (mức thế hiệu), tốc độ truyền,đồng bộ bit - Tính chất vật lý của môi trường truyền, chuẩn giao tiếp - Kết cấu đường truyền - Mô hình mạng - Phương thức truyền đơn công, bán song công, song công - Giao thức điều khiển việc truyền bit qua đường truyền vật lý - PDU: không chứa thông tin điều khiển (PCI), dữ liệu được truyền đi theo dòng bit (bit Stream) => khác với các tầng khác
  41. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 2. Tầng liên kết dữ liệu:  Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý => đảm bảo tin cậy, đúng đắn  Chức năng: - Đóng gói chuỗi bit thành đơn vị dữ liệu => khung (Frame) - Gán địa chỉ vật lý: địa chỉ nguồn, đích - Kiểm soát luồng: kiểm soát tốc độ truyền của các thiết bị - Kiểm soát lỗi: phát hiện lỗi, sửa lỗi cho các frame - Kiểm soát truy cập đường truyền  2 mức con: - LLC: Logical Link Control - MAC: Media Address Control
  42. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI * Cách đóng gói và truyền dữ liệu: - Lấy các gói tin (Packet) mà nó nhận được từ tầng mạng và gói chúng vào trong các - Mỗikhung khung (frame) chứa đểphần truyền tiêu đi.đề (Header), thông- Thêm tin thông cần truyềntin vào đi dữ (Payload liệu thô field)ở tầng vật lý và thông tin theo dõi khác (Trailer).
  43. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 3. Tầng mạng:  Cung cấp phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua các mạng khác.  Ghép thêm một số thông tin vào packet từ mức DataLink  Chức năng: - Định địa chỉ logic: Để chuyển gói dữ liệu từ mạng này sang mạng khác (đ.chỉ vật lý chỉ truyền dữ liệu trong mạng) - Định tuyến: xác định đường đi phù hợp cho các gói tin trên hệ thống liên mạng. Để các mạng độc lập kết nối được với nhau cần có thiết bị kết nối các mạng này (Router).
  44. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 4. Tầng vận chuyển: - Cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu một cách tin cậy. - Đảm bảo truyền thành công toàn bộ dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm đích. Chức năng: - Định địa chỉ truy cập dịch vụ: đảm bảo đúng địa chỉ, đúng dịch vụ (tương ứng với các port địa chỉ) - Phân đoạn và tái hợp: theo đúng thứ tự - Kiểm soát kết nối - Kiểm soát luồng: đảm bảo tính đúng đắn các packet - Kiểm soát lỗi: đảm bảo thông tin nhận được không có lỗi
  45. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 5. Tầng phiên: - Là bộ kiểm soát đối thoại trên mạng (Dialog Controller) - Thiết lập, duy trì, đồng bộ h.động giữa các h.thống truyền dl Chức năng: - Kiểm soát đối thoại: điều phối việc trao đổi dữ liệu. - Đồng bộ hóa: để kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền - Áp đặt các qui tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng - Cung cấp cơ chế nắm quyền trong quá trình trao đổi dữ liệu
  46. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 6. Tầng trình diễn: Liên quan đến ngữ pháp và ngữ nghĩa của thông tin: - Cung cấp một biểu diễn chung, cho phép biến đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung đó - Đảm bảo cho các hệ thống cuối có thể truyền thông có kết quả, ngay khi chúng sử dụng các biểu diễn khác nhau.  Chức năng: - Mã hóa thông tin sang một dạng chuẩn hóa trước khi truyền, làm tăng tính bảo mật dữ liệu - Nén: Làm giảm kích thước dữ liệu cần truyền => Tiết kiệm chi phí phục vụ truyền
  47. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI 7. Tầng ứng dụng - Là ranh giới giữa môi trường nối kết các hệ thống mở với các tiến trình ứng dụng. - Giúp người dùng hoặc phần mềm truy xuất hệ thống mạng - C.cấp các giao tiếp và hỗ trợ cho các ứng dụng: Email, truyền file, dịch vụ thư mục - Nó không cung cấp các dịch vụ cho các tầng trên, chỉ giải quyết vấn đề ngữ nghĩa, ko giải quyết vấn đề ngữ pháp
  48. Đóng gói dữ liệu
  49. Mở gói dữ liệu
  50. III. MÔ HÌNH MẠNG MỞ OSI III. Truyền dữ liệu trên mô hình mở
  51. GIAO TIẾP QUA MÔ HÌNH OSI Application Application Presentation Data Presentation Session Session segments Transport Data Transport packets Network Data Network frames Data Link Data Data Link Physical Physical 10010111001011010010110101011110101
  52. Minh họa trao đổi thông tin qua các lớp trong Internet
  53. CHƯƠNG 3: CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN I. Giao thức II. Dự án 802 III. Các kí hiệu định danh IEEE IV.Các giao thức dùng trong LAN V. Các kiểu truyền
  54. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN 1. Giao thức: - Qui định vật lý như cáp nối, đầu nối, tín hiệu - Qui định logic: khung dữ liệu, pp truyền, pp sửa lỗi 2. Dự án 802 - Là tập giao thức được xây dựng bởi IEEE => tiêu chuẩn thống nhất cho LAN. - Cụ thể hóa Physical,DataLink,Network =1 bộ q.định - Cho phép kết nối các mạng LAN sd nhiều giao thức - 2 mức con của DataLink: - Mức kiểm soát kết nối logic (LLC) - Mức kiểm soát truy xuất đường truyền (MAC)
  55. So sánh OSI với IEEE 802
  56. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN 3. Các kí hiệu định danh IEEE: - Chỉ các loại môi trường truyền dẫn trong LAN, có 3 phần:  Phần 1: 10, 100, 1000 đại diện cho tốc độ truyền (Mbps)  Phần 2: BASE (baseband) - tín hiệu băng tần cơ sở  Phần 3: Kích thước tối đa của phân đoạn mạng hoặc môi trường truyền dẫn. Ex: - thick cable: segment là 500m - thin cable: segment là 185m - C: Coaxial: Cáp đồng trục - T: Twisted pair: cáp xoắn - F: Fiber: cáp quang
  57. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN 4. Các giao thức dùng trong LAN a. Ethernet 802.3 b. Token Ring c. FDDI d. Wireless
  58. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN a. Ethernet 802.3  Giao thức trong LAN thực hiện theo ng. tắc CSMA/CD: - Cảm biến sóng mang: mỗi trạm lắng nghe trạng thái rảnh của trạm trước khi bắt đầu phát - Đa truy cập: chỉ bắt đầu phát khi thấy đường bus rảnh - Phát hiện đụng độ: nhiều trạm cùng phát khi bus rảnh. Mỗi trạm sẽ dừng phát trong 1 khoảng thời gian trước khi phát lại  Các chuẩn Ethernet: - 10Base-T: Chuẩn truyền dùng cáp UTP, tốc độ 10Mbps - Fast Ethernet: Chuẩn truyền dùng UTP, cáp quang, tốc độ 100Mbps. Gồm 100Base-TX, 100Base-T4, 100Base-FX - Gigabit Ethernet: dùng cáp xoắn/quang, tốc độ 1000Mbps
  59. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN b. Token Ring (IEEE 802.5) c. FDDI - Fiber Distribute Data Interface (Next)
  60. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN d. Mạng không dây (Wifi - Wireless Fidelity) * Các chuẩn mạng không dây - 802.11b: + tối đa 11Mbps, k. cách 100m. Tần số 2,4GHz + hoạt động theo nguyên tắc CSMA/CA + Hiệu suất 60-70% Ethernet, tốc độ TB: 6Mbps - 802.11a: + tối đa 54Mbps, TB: 35Mbps, tần số truyền 5Ghz + không tương thích với 802.11b - 802.11g: + tối đa 54Mbps, các thiết bị 802.11g đạt 54Mbps + Tương thích với 802.11b, tốc độ 11Mbps.
  61. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN * Các chế độ nối mạng không dây  Nối thông qua thiết tập trung (Access Point): - AP hoạt động giống Hub, truyền quảng bá packet cho trạm #. - Băng thông được chia xẻ cho tất cả các máy => nhiều máy dùng thì băng thông giảm. - Số lượng AP sử dụng phụ thuộc vào qui mô và địa hình vật lý các các máy. - Chuẩn nối mạng chỉ có 1 AP => BSS - Basic Service Set
  62. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN  Nối trực tiếp giữa các thiết bị không dây: (Ad Hoc Mode) - Không qua AP - Chỉ sử dụng khi các máy gần nhau, ảnh hưởng của các thiết bị không dây khác xung quanh.
  63. IV. CÁC GIAO THỨC MẠNG LAN *. Ưu điểm và hạn chế của mạng không dây: + Ưu: - Truy cập mạng thuận tiện, mọi lúc mọi nơi + Hạn chế: - Chất lượng dịch vụ ko tốt - Bảo mật kém - Phạm vi truyền sóng nhỏ
  64. Các kiểu truyền • Truyền đơn công (simplex): dữ liệu chỉ truyền theo 1 hướng. Hệ thống gồm 1 bộ truyền và 1 bộ nhận • Truyền bán song công (half duplex): dữ liệu có thể truyền 2 hướng, nhưng trong 1 thời điểm chỉ có một bộ truyền và 1 bộ thu • Truyền song công (full duplex): dữ liệu được truyền 2 hướng đồng thời. Hai kênh truyền và thu được thiết lập và hoạt động độc lập.