Bài giảng Marketing nông nghiệp - Chương 2: Thị trường nông sản và định hướng hoạt động marketing trong kinh doanh nông nghiệp

ppt 56 trang huongle 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing nông nghiệp - Chương 2: Thị trường nông sản và định hướng hoạt động marketing trong kinh doanh nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_marketing_nong_nghiep_chuong_2_thi_truong_nong_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Marketing nông nghiệp - Chương 2: Thị trường nông sản và định hướng hoạt động marketing trong kinh doanh nông nghiệp

  1. CHƯƠNG 2 THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
  2. 2.1 THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 2.1.1 Khái niệm Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường theo các góc độ khác nhau. • Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, thị trường là nơi chứa đựng tổng cung và tổng cầu. • Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua, người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho nhau. • Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. • Vậy điều kiện cần để tạo nên thị trường là phải có khách hàng, khách hàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua khi nhu cầu được đáp ứng.
  3. • Hình ảnh của thị trường bao gồm các yếu tố: - Quy mô thị trường. - Vị trí địa lý của thị trường. - Các đặc điểm của người mua trên thị trường. - Cách ứng xử của người mua. • Từ định nghĩa thị trường theo quan điểm của Marketing, quy mô thị trường được hiểu là số lượng khách hàng có thể có đối với một loại sản phẩm, một loại dịch vụ trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định. • Có thể đo lường thị trường và chia thị trường ra nhiều mức khác nhau. - Tổng thị trường: Là khối lượng sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ phải đáp ứng. - Thị trường tiềm năng: Là khối lượng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng. •
  4. 2.1.2 Chức năng của thị trường a . Chức năng thừa nhận Thị trường thừa nhận các nội dung sau: -Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hoá. -Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hoá. -Thị trường thừa nhận giá cả. -Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể nào đó. •
  5. b Chức năng thực hiện Thông qua chức năng này hàng hoá và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. • Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thoả mãn nhu cầu. • Kết thúc một quá trình mua bán chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành.
  6. c Chức năng điều tiết kích thích sự điều tiết và kích thích sản xuất thể hiện ở các khía cạnh: - Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. - Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn. - Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp mạnh sẽ phải phát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu sẽ phải tìm cách đổi mới, vươn lên để tồn tại nếu không muốn phá sản. - Thị trường có vai trò quan trọng trong điều tiết cung - cầu thông qua hệ thống giá cả. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính toán các nguồn lực, tiết kiệm chi phí để có mức giá phù hợp. •
  7. d. Chức năng thông tin • Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing. Chức năng này bao gồm: - Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện thị trường và năng lực của doanh nghiệp. - Tổ chức thu thập thông tin. - Tổ chức phân tích thông tin đã thu thập được. - Đánh giá kết quả thông tin và truyền thông.
  8. HỆ THỐNG THÔNG TIN
  9. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN • Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra mục tiêu,chương trình hành động để giải quyết những vấn đề trong SXKD nhằm thực hiện mục tiêu của DN và đáp ứng nhu cầu của thị trường + Những câu hỏi chính: Làm gì? Ai lam? Khi nào làm? Làm ở đâu ? Làm như thế nào ?Kết quả thế nào? •
  10. THÔNG TIN KINH TẾ • Khái niêm : Là tin tức mới trong lĩnh vực kinh tế ,được thu nhận và đánh giá là có ích trong việc ra các quyết ddinhjQTKD của DN YÊU CẦU VÀ ĐẶC TÍNH: - Tính khách quan - Chính xác - Kịp thời - Tính phụ thuộc - Đầy đủ - Hệ thống - Tính lan truyền - Tính cùng hưởng - Tính pháp lí -Có ích - Tính có hiệu lực - Thẩm quyền - Tối ưu - Tính động thái - Bí mật - Tính khuyếch tán - Tính thu gọn • •
  11. 2.1.3 CUNG CẦU NÔNG SẢN 1. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hoá 1.1. Đặc điểm • Nông sản hàng hoá được sản xuất từ ngành nông nghiệp, do vậy cung nông sản hàng hoá có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác. • Cụ thể: - Cung nông sản hàng hoá không thể đáp ứng tức thời (cung chậm hay cung muộn). Điều này trong thực tiễn thường xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng hoá nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì còn phải trải qua một quá trình sản xuất với chu kỳ tự nhiên của sinh vật. Ngược lại khi thị trường không có nhu cầu về một nông sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là cung – cầu nông sản hàng hoá thường không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả thường xuyên trên thị trường. •
  12. - Cung nông sản hàng hoá chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nông sản hàng hoá trước hết là sản vật của tự nhiên phải chịu chi phối rất nhiều của các quy luật tự nhiên khách quan. Chẳng hạn con người phải cần rất nhiều thời gian mới tạo ra được một giống cây trồng, gia súc mới có năng suất và chất lượng mới. Ngược lại các ngành công nghiệp và dịch vụ, việc tạo ra sản phẩm mới với số lượng và chất lượng mới được diễn ra thường xuyên với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. - Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hoá cụ thể là rất khó xác định chính xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên quy mô rộng lớn lại rất phân tán nhỏ lẻ ở nhiều vùng, nhiều khu vực, thậm chí nhiều quốc gia. Hơn nữa, kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu; phụ thuộc vào tâm lý và các quyết định của từng nhà sản xuất v v. Vì vậy, khi quyết định sản xuất sản phẩm nào đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất khó dự đoán được lượng cung của sản phẩm đó đưa ra thị trường của mọi cơ sở sản xuất. - Cung nông sản hàng hoá có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá; - Cung loại sản phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của tiêu dùng sản phẩm quyết định. Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động Marketing nông nghiệp.
  13. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hoá Khối lượng hàng hoá nông sản cung cấp trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố: - Điều kiện tự nhiên: Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện khí hậu thời tiết. Sự khan hiếm các loại nông sản thường xuất hiện vào lúc giáp vụ, cuối vụ. Trái lại vào lúc chính vụ sản phẩm lại cung cấp dư thừa. Những năm thời tiết thuận lợi thì sản phẩm cung cấp nhiều. Ngược lại những năm gặp thiên tai, dịch bệnh thì lượng cung bị thu hẹp đáng kể. Chính điều này gây nên những bất cập cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. - Trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Quy mô các nguồn lực sản xuất, trình độ chuyên môn hoá, trình độ thâm canh, mức độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các vùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản hàng hoá. - Các chính sách, sự hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ; các cơ sở hạ tầng; các quan hệ hợp tác giữa các tác nhân tham gia vào dây chuyền Marketing nông nghiệp.
  14. 2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản 2.1 Đặc điểm về cầu nông sản hàng hoá Cầu nông sản hàng hoá là khối lượng sản phẩm nông nghiệp mà khách hàng cần mua và tiêu dùng trong một thời gian nhất định với giá cả nhất định. Cầu nông sản hàng hoá có các đặc điểm như sau: - Cầu nông sản hàng hoá gắn liền với đời sống vật chất của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. - Cầu nông sản hàng hoá rất đa dạng, có tính liên tục và luôn thay đổi theo thời gian,( Thô sang tinh;lượng sang chất ) - Cầu nông sản hàng hoá có thể thay thế cho nhau - Cầu nông sản hàng hoá thay đổi theo mùa vụ. - Cầu nông sản ít co giãn theo giá - Có ba dạng cầu chính : Tiêu dùng;Dự trữ ;Đầu cơ
  15. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng vận động của cầu nông sản + Yếu tố ảnh hưởng - Dân số - Thu nhập - Giá cả - Mùa vụ ;Thời tiết - Thị hiếu,tập quán.văn hóa - Các yếu tố yểm trợ marketing + Xu hướng vận động - Lượng Chất - Thô Tinh - Ít lợi ích Nhiều lợi ích - Rẻ tiền Đắt tiền - Nhu cầu thay thế; Nhu cầu mới •
  16. 2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NN LÀ GÌ? • Môi trường kinh doanh NN là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động ra các quyết định Marketing và thiết lập,duy trì mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp NN.
  17. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NN • MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • MÔI TRƯỜNG VI MÔ
  18. . MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ ĐN : Tập hợp các yếu tố rộng lớn có ảnh hưởng đến cả hệ thống và DN đến quyết định mar và QH với KH 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học 1) Quy mô, cơ cấu tuổi tác 2) Quy mô và tốc độ tăng dân số 3) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giải phóng phụ nữ 4) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư 5) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư
  19. Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự phân bố dân cư. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết •Các nhà quản lý Marketing rất quan tâm đến các yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp
  20. 1) Quy mô, cơ cấu tuổi tác • Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp. Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi thì thị trường tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ. Do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược Marketing để thích ứng.
  21. 2) Quy mô và tốc độ tăng dân số • Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 90 triệu người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của các công ty trong nước và nước ngoài.
  22. 3) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giải phóng phụ nữ • Đây là các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân cư Việt Nam đang giảm.
  23. 4) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư • Tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, quá trình đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Dòng người từ các vùng quê đổ xô ra thành phố làm ăn
  24. 5) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư • Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục của họ. Đó là văn hoá tiêu dùng như văn hoá ẩm thực, văn hoá thời trang, văn hoá trà Những người có văn hoá cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao hơn.
  25. 3.2.2. Môi trường kinh tế • Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Đó là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân - Lạm phát - Thất nghiệp - Lãi suất ngân hàng. - .
  26. 3.2.3. Môi trường tự nhiên • Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường (SỰ KHAN HIẾM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .)
  27. • 1) Ô nhiễm môi trường • 2) Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu • 3) Sự can thiệp của luật pháp
  28. 3.2.4. Môi trường công nghệ • 1) Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. • 2) Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. • 3) Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: • 4) Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới. •Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.
  29. 3.2.5. Môi trường chính trị, luật pháp • 1) Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp • 2) Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước • 3) Cơ chế điều hành của Chính phủ • 4) Chính sách bảo vệ người tiêu dùng
  30. • Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân.
  31. 3.2.6. Môi trường văn hoá xã hội • 1) Những giá trị văn hoá truyền thống • 2) Những giá trị văn hoá thứ phát • 3) Các nhánh văn hoá (Các dân tộc)
  32. Ảnh hưởng của văn hóa đến HĐ marketing • Khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhãn hiệu Coca-Cola thoạt đầu được phiên âm thành Kekou- Kela. Từ này theo nghĩa tiếng Trung thì giống như : ”Cắn con nòng nọc trơn nhẫy. Sau đó Hãng Coca buộc phải tìm một từ phiên âm mới là:” Kokou-kole” mang ý nghĩa là: “Cảm giác hạnh phúc ngon miệng”. Cách phiên âm này giúp cho sản phẩm cuả hãng tiếp cận được thị trường khổng lồ này.
  33. • Sản phẩm nước khoáng của Schweppes là “Schweppes Tonic Water”. Khi được nhập vào Italia thì tên này được dịch là “Schweppes Toilet Water” với nghĩa “Nước rửa WC hiệu Schweppes. Tên này chắc chắn không phù hợp với sản phẩm nước khoáng. Do vậy, sau đó công ty đã phải đổi tên sản phẩm đó. • Chuyện ngô giông của đồng bào Hơ Mông
  34. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VI MÔ TÍNH HIỆU QUẢ TÍNH PHÁT TRIỂN TÍNH ỔN ĐỊNH
  35. . MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VI MÔ ĐN : Tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mar và quan hệ với khách hàng trên thị trường của doanh nghiếp • 3.3.1. Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp • 3.3.2. Các nhà cung ứng • 3.3.3. Các trung gian Marketing • 3.3.4. Khách hàng • 3.3.5. Đối thủ cạnh tranh • 3.3.6. Công chúng trực tiếp
  36. 3.3.1. Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp • Hoạt động Marketing không phải là một hoạt động riêng rẽ trong doanh nghiệp. Ngược lại nó bị chi phối bởi các lực lượng, các yếu tố khác trong doanh nghiệp. Do vậy: • Vị trí địa lý • Điều kiện tự nhiên • Đất • Lao động • Vốn • CSVC-KT
  37. 3.3.2. Các nhà cung ứng • Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là tài chính, điện, nước, vật tư, máy móc thiết bị Nếu quá trình cung cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. • Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp. N.C.Ư N.S.X
  38. 3.3.3. Các trung gian Marketing • Ai là các trung gian Marketing? Vai trò của họ như thế nào?
  39. • · Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận chuyển, kho vận. Họ giúp cho doanh nghiệp trong khâu phân phối hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhanh chóng và hiệu quả. • · Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí, phát thanh, truyền hình. Họ giúp cho doanh nghiệp tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.Do vậy việc lựa chọn đối tác phù hợp là rất quan trọng. • · Các tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty kiểm toán. Họ hỗ trợ tài chính, giúp cho doanh nghiệp đề phòng rủi ro.
  40. 3.3.4. Khách hàng • Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng.
  41. • Khách hàng tạo nên thị trường của doanh nghiệp. Thường người ta có thể chia thành 5 loại thị trường như sau: • · Thị trường người tiêu dùng • · Thị trường khách hàng doanh nghiệp • · Thị trường các nhà buôn trung gian • · Thị trường các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước • · Thị trường quốc tế
  42. 3.3.5. Đối thủ cạnh tranh • 1) Các loại cạnh tranh • Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của các sản phẩm cùng loại • Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế • Cạnh tranh giành túi tiền của khách hàng.
  43. 2) Cấu trúc thị trường Cấu trúc thị trường Các đặc trưng Cạnh tranh Cạnh tranh Độc quyền Độc quyền hoàn hảo độc quyền nhóm 1. Số các nhà Rất nhiều Nhiều Ít Độc nhất cạnh tranh 2. Quy mô Nhỏ Nhỏ Lớn Rất lớn 3. Bản chất sản Đồng nhất Khác biệt ít Đồng nhất Duy nhất, không có phẩm nhiều hay khác sản phẩm thay biệt thế 4. Khả năng Theo giá thị Chút ít, theo Chút ít Hoàn toàn, trừ phi kiểm soát trường sự Nhà nước điều tiết giá cả khác biệt 5. Rào cản gia Rất dễ dàng Dễ Khó khăn gia Rất khó gia nhập nhập thị nhập thị trường trường
  44. 3) Phân tích cạnh trạnh dùng Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh Michael Porter • Cạnh tranh giữa các công ty cùng loại, tức là các doanh nghiệp trong cùng ngành, cung cấp cùng một loại sản phẩm dịch vụ. • Cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp. • Cạnh tranh từ phía khách hàng. • Cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế • Cạnh tranh từ các đối thủ mới sẽ tham gia vào ngành do xu thế hội nhập, mở cửa thị trường.
  45. 3.3.6. Công chúng trực tiếp Trong phần này, chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi sau đây: • · Ai là công chúng trực tiếp của doanh nghiệp? • · Vai trò của họ đối với doanh nghiệp?
  46. Theo cách này có thể chia công chúng thành 3 loại: • · Công chúng tích cực. Đây là nhóm công chúng có thiện chí đối với doanh nghiệp. • · Công chúng tìm kiếm. Đây là nhóm công chúng mà doanh nghiệp phải tìm cách thu hút, lôi kéo họ ủng hộ. • · Công chúng phản ứng là nhóm người không có thiện chí với doanh nghiệp, cần phải đề phòng phản ứng của họ.
  47. 2.3 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 2.3.1 Chiến lược kinh doanh + Chiến lược là chủ thuyết quản trị kinh doanh bao gồm các định hướng, các kế hoạch và những giải pháp tổng thể giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện thị trường cụ thể . • •
  48. + Chiến lược là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong những thị trường xác định nhằm khai thác các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp + Như vậy cần chú ý ba vấn đề lớn trong chiến lược • Nguồn lực • Lợi thế cạnh tranh • Phát triển bền vững + Để xác định đúng con đường và hướng đi có lợi nhất cho doanh nghiệp đồng thời khai thác triệt để nguồn lực,tạo ra lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt . •
  49. + Hoạch định chiến lược thể hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được,cách thức và các nguồn lực cần có để đạt được mục tiêu,nhặn thực hiện và thời gian cần thiết để thực hiện. + Nói cách khác hoạch định chiến lược cần trả lời các câu hỏi : • Doanh nghiệp muốn cái gì ? • Doanh nghiệp cần cái gì ? • Doanh nghiệp làm như thế nào ? • Ai làm ? • Khi nào làm ? •
  50. 2.3.3 : PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1 Khái niệm • PHSX KD của DN NN là hướng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển toàn diện các nghành • Thể hiện chức năng hoạch định • Trả lời câu hỏi : DN làm gi ? SX cái gì ? + Chuyên môn hóa SXNN biểu hiện của phân công LĐ XH trong NN BIỂU HIỆN - CMH sản xuất theo nghành
  51. - Chuyên môn hóa theo vùng - Chuyên môn hóa theo doanh nghiệp - CMH SX trong nội bộ DN + Phát triển toàn diện các nghành • Nghành SXKD là bộ phận trong PHSXKD của DN được phân biệt bởi ĐTLĐ công cụ LĐ ,quy trình SX tổ chức SX và SP làm ra • Dựa vào vị trí ta có - Nghành chính : Là nghành CMH ,tỷ trọng SPHH cao nhất ,được ưu tiên ,quyết định mục tiêu của DN, tên của DN •
  52. +Nghành bổ sung Là nghành hỗ trợ cho nghành chính phát triển,khai thác tốt hơn các nguồn lực,SP có thể là HH hay tiêu dùng nội bộ,số lượng ,qui mô phụ vào nghành chính + Nghành phụ và phục vụ Hỗ trợ nghành chính và bổ sung,tận dụng triệt để điều kiện, SP phụ số lượng nhiều •
  53. CHÚ Ý: Tại sao trong PHSXKD NN lại kết hơp giữa CMH- PTTD - Đối tượng SXNN là sinh vật - Sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lực - CMH tạo sức mạnh PTTD để hạn chế rủi ro Xác định PHSXKD cần tiếp cận quan điểm hệ thống Chy kỳ SX dài,NHu cầu NS biến động •
  54. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN + Ưu tiên cho nghành chính, tạo điều kiện nghành chính phát triển tốt nhất +Sử dụng triệt để,có hiệu quả nguồn lực + Hạn chế tính thời vụ +Sử dụng tốt SP phụ,giảm CP,tăng TN + Sử dụng vốn có hiệu quả,thu hồi vốn nhanh, sinh lời cao, CP cơ hội thấp •
  55. CĂN CỨ + Nhu câu thị trường về nông sản và DV + Điều kiện tự nhiên – kinh tế + Tình hình cạnh tranh + Lợi thế của DN + Qui hoạch và phát triển vùng + Tính đến hiệu quả kinh doanh •