Bài giảng môn học Ngân hàng thương mại

ppt 57 trang huongle 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_ngan_hang_thuong_mai.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Ngân hàng thương mại

  1. Chương 6 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  2. NỘI DUNG 1. Lịch sử phát triển của NHTM 2. Khái niệm NHTM 3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 4. Chức năng của NHTM 5. Những nguyên lý trong quản lý NHTM
  3. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM ❖ Thời kỳ sơ khai: ▪ Từ 3.500 đến 1.800 trước CN: • Tiền đúc bằng kim loại xuất hiện trong lưu thông • Chiến tranh giữa các bộ tộc → Nảy sinh 2 nhu cầu: • Làm thế nào để bảo vệ an toàn tiền bạc của mình? • Làm sao chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn? → Nghề ngân hàng ra đời với những nghiệp vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền, đổi tiền đúc
  4. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM ▪ Từ 1.800 trước CN đến TKỷ IV sau CN: Hoạt động ngân hàng đã tiến triển thêm một bước mới: • Trong cùng một thời gian, có người đến rút tiền, nhưng cũng có người đến gửi tiền vào → xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi → cho vay. • Từ thế kỷ III trước CN, chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng mở “tiệm” kinh doanh.
  5. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM ❖ Thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XVII ▪ Các ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép, theo dõi tiền gửi, tiền cho vay, ▪ Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng bắt đầu phát triển. ▪ Đến cuối thế kỷXVII, các nghiệp vụ của ngân hàng đã hoàn thiện, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, phát hành tiền giấy có thể chuyển đổi ra vàng, chiết khấu thương phiếu, chuyển tiền, thanh toán bù trừ .
  6. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM ❖Thời kỳ từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX ▪ Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng. ▪ Hệ thống ngân hàng được chia thành 2 nhóm: • Các ngân hàng được phép phát hành tiền → Ngân hàng phát hành • Các ngân hàng không được phép phát hành tiền → Ngân hàng trung gian
  7. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHTM ❖ Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến nay: ▪ Nhà nước nắm lấy các ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô → ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước. ▪ Hệ thống ngân hàng được cấu thành bởi 2 bộ phận: • Ngân hàng trung ương • Ngân hàng trung gian
  8. 2. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ❖ Điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997): “NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
  9. 3. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM ❖ Bảng cân đối kế toán của NHTM ❖ Nghiệp vụ tạo lập vốn ❖ Nghiệp vụ sử dụng vốn
  10. CƠ CẤU TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA NHNT HUẾ QUA 3 NĂM NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (%) (%) (%) TÀI SẢN 1. Dự trữ 54.007 4,19 72.922 5,55 67.681 5,50 -Tiền mặt 22.284 1,73 31.180 2,37 26.242 2,13 - Tiền gửi tại NHNN 31.723 2,46 41.742 3,18 41.439 3,37 2. Cho vay 1.192.485 92,53 1.178.140 89,71 1.081.993 87,93 3. Đầu tư 29.713 2,31 46.189 3,52 66.911 5,44 4. Tài sản cố định 11.030 0,86 13.874 1,06 12.095 0,98 5. Tài sản có khác 1.550 0,12 2.090 0,16 1.825 0,15 Tổng tài sản 1.288.785 100,0 1.313.215 100,0 1.230.505 100,0 NGUỒN VỐN 1. Nguồn vốn huy động 651.151 50,52 837.720 63,79 946.110 76,89 2. Vay VCB trung ương 602.955 46,78 427.613 32,56 238.147 19,35 3. Vốn và các quỹ 31.529 2,45 33.597 2,56 23.127 1,88 4. Tài sản nợ khác 3.150 0,24 14.285 1,09 23.121 1,88 Tổng nguồn vốn 1.288.785 100,0 1.313.215 100,0 1.230.505 100,0
  11. 3. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM ❖ Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn của NHTM TÀI SẢN NGUỒN VỐN + Dự trữ: Dự trữ bắt buộc Dự trữ vượt + Tiền gửi giao dịch mức + Chứng khoán + Tiền gửi phi giao dịch + Các món cho vay + Các khoản tiền vay + Nguồn vốn chủ sở hữu + Tài sản khác của ngân hàng TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
  12. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ❖ Đây là nghiệp vụ tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. ❖ Bao gồm: ▪ Nguồn vốn của ngân hàng ▪ Nguồn vốn huy động ▪ Nguồn vốn đi vay
  13. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ❖ Nguồn vốn của ngân hàng: ▪ Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (thường dưới 10%) nhưng có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng ▪ Bao gồm: • Vốn điều lệ: là số vốn hình thành ngay khi NHTM được thành lập. Vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt động • Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối
  14. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ❖ Nguồn vốn huy động ▪ Đây là bộ phận nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM ▪ Bao gồm: • Tiền gửi không kỳ hạn • Tiền gửi có kỳ hạn • Tiền gửi tiết kiệm
  15. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ▪ Tiền gửi không kỳ hạn: • là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (còn được gọi là tiền gửi thanh toán, tiền gửi có thể phát séc). • Mục đích của người gửi tiền là đảm bảo an toàn cho khoản tiền, thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, không vì mục đích hưởng lãi.
  16. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ▪ Tiền gửi có kỳ hạn: • Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định (nếu rút trước hạn phải chịu mức phạt như chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc thậm chí không được hưởng lãi) • Được hưởng mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn • Mục đích của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi
  17. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ▪ Tiền gửi tiết kiệm: • Là khoản tiền để dành của cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. • Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khác với tiền gửi không kỳ hạn ở điểm là nó luôn được hưởng lãi nhưng đổi lại không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
  18. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ❖ Nguồn vốn đi vay ▪ Bao gồm: • Vay từ NHTW • Vay từ các NHTM và các trung gian tài chính khác • Vay bằng cách phát hành các chứng từ có giá
  19. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ▪ Vay từ NHTW: • Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM • Hình thức cho vay chủ yếu là: – Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác – Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác – Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
  20. 3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn ▪ Vay từ các tổ chức tín dụng khác: • Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW • Thời hạn của loại vay này rất ngắn, thường không quá 1 tuần ▪ Vay bằng cách phát hành các chứng từ có giá: • Phát hành trái phiếu ngân hàng • Phát hành các chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng.
  21. 3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn ❖ Nghiệp vụ sử dụng vốn bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng các khoản vốn huy động được từ nghiệp vụ tạo lập vốn. ❖Bao gồm: ▪ Nghiệp vụ ngân quỹ ▪ Nghiệp vụ cho vay ▪ Nghiệp vụ đầu tư ▪ Nghiệp vụ trung gian khác
  22. 3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn ▪ Nghiệp vụ ngân quỹ: • Tiền mặt tại quỹ: tùy theo quy mô hoạt động, tính thời vụ, các ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ tiền mặt để thực hiện chi trả hàng ngày. • Tiền gửi tại các NHTM khác: để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng. • Tiền gửi tại NHTW: bao gồm tiền gửi DTBB và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng.
  23. 3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn ▪ Nghiệp vụ cho vay • Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng • Rất đa dạng về hính thức: – Cho vay ứng trước (bao gồm cho vay thế chấp và cho vay tín chấp) – Cho vay theo hạn mức tín dụng – Cho vay thấu chi – Cho vay chiết khấu – Cho vay tiêu dùng .
  24. 3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn ▪ Nghiệp vụ đầu tư: • Đầu tư chứng khoán • Hùn vốn liên doanh ▪ Nghiệp vụ trung gian khác: • Thu hộ • Ủy thác • Tư vấn tài chính
  25. 4. CHỨC NĂNG CỦA NHTM ❖ Chức năng trung gian tín dụng ❖ Chức năng trung gian thanh toán ❖ Chức năng cung ứng các dịch vụ tài chính – ngân hàng ❖ Chức năng tạo tiền
  26. 4.1. Chức năng trung gian tín dụng ❖ Ngân hàng đóng vai trò là “cầu nối” giữa những người dư thừa về vốn và những người cần vốn.
  27. 4.1. Chức năng trung gian tín dụng ▪ Lợi ích: • Đối với người gửi tiền: lãi tiền gửi, sự an toàn, tiện lợi • Đối với người đi vay: thõa mãn nhu cầu về vốn để kinh doanh, chi tiêu mà không phải tốn nhiều sức lực, thời gian. • Đối với ngân hàng: lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay • Đối với nền kinh tế: kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  28. 4.2. Chức năng trung gian thanh toán ❖ Ngân hàng thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: trích tiền từ tài khoản của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho họ. ❖ Ngân hàng đóng vai trò là “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân.
  29. 4.2. Chức năng trung gian thanh toán ▪ Lợi ích: • Đối với khách hàng: tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn. • Đối với ngân hàng: hưởng lợi nhuận thông qua phí thanh toán, tăng thêm nguồn vốn • Đối với nền kinh tế: thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông
  30. 4.3. Chức năng cung ứng dịch vụ TCNH ❖ Mua bán ngoại tệ ❖ Bảo quản vật có giá ❖ Cho thuê thiết bị trung và dài hạn ❖ Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn ❖ Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán .
  31. 4.3. Chức năng cung ứng dịch vụ TCNH Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng được thực hiện dựa trên việc khai thác các ưu thế sau: ▪ Ưu thế về cơ sở vật chất: trụ sở, chi nhánh ở trong nước và nước ngoài, ▪ Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của đội ngũ nhân viên ▪ Ưu thế về thông tin
  32. 4.4. Chức năng tạo tiền ❖ Thông qua chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, hệ thống các NHTM có khả năng tạo ra một bội số tiền gửi lớn gấp nhiều lần số tiền dự trữ mới được đưa vào hệ thống.
  33. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Ví dụ: Giả sử có một khách hàng A đem 100 triệu đồng tiền mặt tới gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM X. → Bảng cân đối của NHTM X như sau: NHTM X (Đơn vị triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ: + 100 Tiền gửi của KH: +100
  34. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Giả sử: • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định là 10% trên tổng số tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM. • Các ngân hàng không tiến hành dự trữ vượt mức mà cho vay hết số tiền có thể. • Dân chúng không thích nắm giữ tiền mặt mà sẽ gửi hết vào ngân hàng.
  35. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Như vậy, NHTM X sẽ tiến hành dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW là 10 triệu đồng, có thể cho vay ở mức tối đa là 90 triệu đồng. ▪ Giả sử NHTM X cho ông B vay hết 90 triệu, bảng cân đối của NHTM X sẽ là: NHTM X (Đơn vị triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ: + 10 Tiền gửi của KH: +100 Tiền cho vay: + 90
  36. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Giả sử ông B sử dụng hết số tiền vay được để thanh toán cho ông C và ông này lại gửi hết số tiền đó vào NHTM Y. Bảng cân đối kế toán của NHTM Y như sau: NHTM Y (Đơn vị triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ: + 90 Tiền gửi của KH: + 90
  37. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Với số tiền mới tăng thêm này, NHTM Y cũng chỉ cần dự trữ bắt buộc là 10%, phần còn lại được sử dụng hết để cho vay và qua đó, hình thành nên khoản tiền gửi mới ở NHTM Z. Bảng cân đối kế toán cuối cùng của NHTM Y như sau: NHTM Y (Đơn vị triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ: + 9 Tiền gửi của KH: + 90 Tiền cho vay: + 81
  38. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Bảng cân đối kế toán của NHTM Z là: NHTM Z (Đơn vị triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ: + 8,1 Tiền gửi của KH: + 81 Tiền cho vay: + 72,9
  39. 4.4. Chức năng tạo tiền Bảng tổng hợp: Việc tạo ra các khoản tiền gửi (giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và có thêm 100 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn) Các ngân Thay đổi các Thay đổi các Thay đổi các hàng món tiền gửi món cho vay khoản tiền dự trữ X + 100 + 90 + 10 Y + 90 + 81 + 9 Z + 81 + 72,9 + 8,1 Tổng cộng + 1000 + 900 + 100 cho tất cả các ngân hàng
  40. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Quá trình tạo tiền sẽ diễn ra cho đến khi số tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng đúng bằng với số tiền gửi ban đầu. ▪ Tổng lượng tiền gửi tăng thêm trong nền kinh tế: Δ MS = ΔD = + 100 trđ + 90 trđ + 81 trđ + 100 trđ 1 ΔD = = × 100 trđ = 1000 trđ 1- 9/10 10 1 ΔD = ΔR rD
  41. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Hệ số mở rộng tiền gửi của hệ thống NHTM theo mô hình đơn giản trên được gọi là “hệ số nhân tiền đơn”: m = 1/rD ▪ Hạn chế của mô hình đơn: • Các NHTM không bao giờ cho vay hế số tiền có thể cho vay mà thường dự trữ vượt mức một phần • Nếu một trong số những món cho vay được giữ lại trong lưu thông thì tổng số tiền gửi tăng thêm trong hệ thống sẽ nhỏ hơn mô hình đơn đã chỉ ra.
  42. 4.4. Chức năng tạo tiền 1 ΔD = ΔR rD Trong đó: + ΔD là tổng số tiền gửi tăng thêm trong hệ thống ngân hàng. + rD là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định + ΔR là số dự trữ tăng thêm ban đầu.
  43. 4.4. Chức năng tạo tiền ▪ Mô hình số nhân tiền tệ đầy đủ (mở rộng): C/D + 1 m = C/D + rD + ER/D Trong đó: + C/D là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi có thể phát séc + rD là tỷ lệ dự trữ bắt buộc + ER/D là tỷ lệ dự trữ quá mức mà ngân hàng giữ lại so với tiền gửi có thể phát séc
  44. 5. NHỮNG NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN LÝ NHTM ❖ Đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng ❖ Quản lý tài sản ❖ Quản lý nguồn vốn
  45. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ❖ Để lại một khoản tiền dự trữ hợp lý sẽ giúp ngân hàng ứng phó tốt với nhu cầu thanh toán của khách hàng mà không phải có những thay đổi ở các phần khác nhau trong bảng cân đối kế toán. ❖ Ví dụ 1: Giả sử NHTM A có bảng CĐKT như sau: NHTM A (Đơn vị tỷ đồng) Tài sản Nguồn vốn Dự trữ: 20 Tiền gửi: 100 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10 Cho vay: 80
  46. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ▪ Giả sử tỷ lệ DTBB là 10% trên tổng tiền gửi. ▪ Nếu có khách hàng rút ra 10 tỷ thì bảng cân đối của ngân hàng này được bố trí lại như sau: NHTM A (Đơn vị tỷ đồng) Tài sản Nguồn vốn Dự trữ: 10 Tiền gửi: 90 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10 Cho vay: 80
  47. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên NHTM A (Đơn vị tỷ đồng) Tài sản Nguồn vốn Dự trữ: 10 Tiền gửi: 90 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10 Cho vay: 80 ▪ Nếu một ngân hàng có những khoản tiền dự trữ dồi dào thì khi có một dòng tiền rút ra không cần phải có những điều chỉnh ở các phần khác trong bảng cân đối kế toán của nó.
  48. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ❖ Ví dụ 2: Giả sử ta có bảng CĐKT của NHTM B như sau: NHTM B (Đơn vị tỷ đồng) Tài sản Nguồn vốn Dự trữ: 10 Tiền gửi: 100 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10 Cho vay: 90
  49. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ❖ Khi có khách hàng rút 10 tỷ đồng, bảng cân đối kế toán của NHTM B là: NHTM B (Đơn vị tỷ đồng) Tài sản Nguồn vốn Dự trữ: 0 Tiền gửi: 90 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10 Cho vay: 90
  50. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ▪ Các biện pháp để NHTM B tăng dự trữ: • Vay từ NHTW, các NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác. • Bán chứng khoán. • Giảm bớt các món cho vay → Ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp?
  51. 5.1. Đảm bảo k/n thanh toán thường xuyên ▪ Việc duy trì dự trữ quá mức sẽ giúp NH tiết kiệm được chi phí điều chỉnh bảng CĐKT. ▪ Nói cách khác, các khoản tiền dự trữ quá mức là sự bảo hiểm để hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra. ▪ Chi phí khi có dòng tiền rút ra càng lớn thì có NHTM sẽ càng muốn giữ nhiều tiền mặt dự trữ quá mức hơn.
  52. 5.2. Quản lý tài sản ❖ Quản lý khoản mục cho vay: ▪ Sàng lọc và giám sát ▪ Quan hệ khách hàng lâu dài ▪ Những bắt buộc về tài sản thế chấp ▪ Hạn chế tín dụng
  53. 5.3. Quản lý nguồn vốn ❖ Quản lý quy mô và cơ cấu ▪ Xây dựng kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng ▪ Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi nguồn
  54. 5.3. Quản lý nguồn vốn ❖ Quản lý lãi suất ▪ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất huy động (tỷ lệ lạm phát, độ an toàn của ngân hàng, nhu cầu đầu tư của DN và NN, mức độ phát triển của thị trường chứng khoán ) ▪ Đa dạng hóa lãi suất
  55. 5.3. Quản lý nguồn vốn ❖ Quản lý kỳ hạn ▪ Quản lý kỳ hạn giúp xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu của việc sử dụng nguồn, tạo ra sự ổn định của nguồn ▪ Xác định kỳ hạn danh nghĩa, kỳ hạn thực tế của nguồn và xem xét các nhân tố ảnh hưởng
  56. 5.3. Quản lý nguồn vốn ❖ Xác định tỷ lệ an toàn về nguồn vốn tự có tối thiểu: ▪ Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiếu là tỷ lệ giữa nguồn vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng. ▪ Tỷ lệ này nhằm đảm bảo năng lực tài chính của NHTM, giới hạn quy mô đầu tư rủi ro, hạn chế rủi ro vỡ nợ, bảo vệ lợi ích cho khách hàng gửi tiền
  57. HẾT CHƯƠNG 6!