Bài giảng môn Tài chính tiền tệ (Chuẩn kiến thức)

doc 111 trang huongle 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tài chính tiền tệ (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mon_tai_chinh_tien_te_chuan_kien_thuc.doc

Nội dung text: Bài giảng môn Tài chính tiền tệ (Chuẩn kiến thức)

  1. z Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ  Bài giảng tài chính tiền tệ 1
  2. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ MỤC LỤC Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 4 1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 4 1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ 4 1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 5 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 5 1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ 5 1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN 5 1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ 6 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ 6 1.3.1. HOÁ TỆ 6 1.3.2. TÍN TỆ 6 1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ) 7 1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ 7 1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 7 1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH 7 1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 9 1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 9 1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI 9 1.5.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC 11 1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 11 1.6.1. QUAN NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH 11 1.6.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 12 Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.1.1 KHÁI NIỆM 15 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.2. THU VÀ CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 2
  3. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 2.2.1. THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 2.2.2. CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 17 2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.1. KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 19 2.4.3 NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH 20 Chương 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.2. CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.2.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI 21 3.2.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC 21 3.3. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 21 3.3.1. KHÁI NIỆM 21 3.3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 22 3.4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH-VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 23 3.4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐ - VCĐ 23 3.4.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 24 3.4.3. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 25 a. Hao mòn tài sản cố định 25 b. Khấu hao tài sản cố định 25 3.4.4. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 25 3.5. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG -VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 30 3
  4. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 3.5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 30 3.5.2. PHÂN LOẠI 31 3.6. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 31 3.6.1. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.31 b. Giá thành sản phẩm 32 3.6.2. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 32 c. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp. 32 3.6.3. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 33 Chương 4. TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 34 4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 34 4.1.1 TÍN DỤNG 34 4.1.2. LỢI TỨC TÍN DỤNG 34 4.1.3. LÃI SUẤT TÍN DỤNG 34 4.2. CÁCH TÍNH LỢI TỨC TÍN DỤNG 36 4.2.1. LÃI ĐƠN 36 4.2.2. LÃI KÉP ( LÃI GỘP ) 36 4.3. CÁC LOẠI LÃI SUẤT 36 4.3.1. LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 36 4.3.2. LÃI SUẤT CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 37 4.3.3. CÁC LÃI SUẤT TÍNH TOÁN 37 + Lãi suất tương đương. 38 4.4. GIÁ TRỊ CỦA TIỀN THEO THỜI GIAN 39 4.4.1. ĐƯỜNG THỜI GIAN 39 4.4.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA TIỀN 40 4.4.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA TIỀN 40 Chuơng 5. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1.1. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 4
  5. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 5.2. CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 42 5.2.2. CHỦ THỂ CHO VAY 43 5.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 43 5.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 45 Chương 6. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 49 6.1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ 49 6.2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 49 6.3. CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 52 Chương 7. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 55 7.1. TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 55 7.2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 58 7.3. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG 60 Tài sản 66 Chương : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 70 8.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM 70 8.2. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 71 Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng trung ương 72 Có 72 + Bên có 72 8.2.CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 73 B. Tài khoản vốn 91 C. Cán cân giao dịch dự trữ chính thức 91 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá dẫn đến sự xuất hiện của những "vật ngang giá chung". Đó là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và thường mang tính đặc thù của địa phương. 5
  6. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Trải qua quá trình phát triển, những "vật ngang giá chung" được thay đổi và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng cho việc trao đổi thuận tiện hơn và phạm vi trao đổi rộng lớn hơn. Sau những thứ hàng hoá không phải tiền tệ là những kim loại. Kim loại là những "vật ngang giá chung" được sử dụng rộng rãi nhất. Đầu tiên là sắt, kẽm, rồi đến đồng và bạc . Đầu thế kỷ 19 thì vàng đóng vai trò "vật ngang giá chung" thay thế cho tất cả các "vật ngang giá chung" khác, kim loại này đã được gọi là ‘kim loại tiền tệ". Khi một khối vàng có trọng lượng và chất lượng nhất định được chế tác theo một hình dạng quy định nào đó thì được gọi là "tiền tệ". Vàng trở thành vật ngang giá chung độc tôn trong trao đổi mua bán thì cái tên " Vật ngang giá chung" được thay bằng cái tên là " tiền tệ. " Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào cho nên nó có thể thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. Chính vì vậy vàng -tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt Sau này, để đáp ứng nhu cầu của của nền sản xuất-trao đổi phát triển, tiền tệ được thay thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử và đây là những hình thái hiện đại của tiền tệ và hiện nay vẫn đang được sử dụng 1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ Qua xem xét sự ra đời và phát triển của tiền tệ, ta thấy bản chất của tiền tệ là: "Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tiền tệ ra đời, phát triển và tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định, đó là 2 tiền đề: nền sản xuất hàng hoá và nhà nước. Tiền tệ có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được". Tiền tệ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, tiền tệ bằng vàng dần dần được thay thế bằng hình thức khác với tư cách là những vật thay mặt cho vàng và được bảo đảm giá trị bởi người phát hành ra nó dưới sự bảo hộ của pháp luật. Những hình thức như vậy của tiền tệ đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho quá trình trao đổi hàng hoá vì vậy chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay thì quan niệm về tiền không còn bó hẹp là vàng với tư cách là hàng hoá đặc biệt nữa mà tiền bây giờ là bất cứ những phương tiện nào được luật pháp công nhận là vật đóng vai trò trung gian trao đổi, thậm chí đó chỉ là những tờ giấy được in ấn những hình ảnh và màu sắc theo quy định nào đó. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hoá, dịch vụ khác trước khi đem ra trao đổi. Với chức năng này, nó giúp cho sự trao đổi giảm bớt được số lượng giá cần tính trước khi trao đổi, làm cho quá trình trao đổi thuận tiện hơn rất nhiều 1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN 6
  7. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ . Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, vì nó tiết kiệm được các chi phí quá lớn so với quá trình trao đổi trực tiếp ( Hàng đổi hàng). Bởi vì khi trao đổi trực tiếp như vậy thì những người tham gia trao đổi phải tìm được sự trùng nhau về nhu cầu, thời gian trao đổi và không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ có thể thực hiện được khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trao đổi đã khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Phạm vi trao đổi không bị hạn chế, có thể là trao đổi thanh toán trong nước cũng như trao đổi thanh toán quốc tế 1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hoá tiếp theo, thì lúc này tiền tạm thời ngừng lưu thông và chúng tồn tại dưới dạng ‘giá trị dự trữ’. Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nó là nơi chứa sức mua hàng hoá trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến khi tiêu tiêu dùng nó. Chức năng này rất quan trọng vì mọi người đều không muốn và không thể chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà phải dự trữ một phần để sử dụng trong tương lai 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ 1.3.1. HOÁ TỆ Hoá tệ là lấy hàng hoá làm tiền tệ, đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hoá được sử dụng làm tiền tiền tệ có 2 loại : Hàng hoá không phải kim loại và kim loại. Do vậy hoá tệ cũng có 2 loại Hoá tệ không kim loại. Người ta sử dụng hàng hoá không phải kim loại làm tiền tệ. Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương người ta dùng những hàng hoá khác nhau để làm tiền tệ ( bò, cừu, thuốc lá, muối ) Nói chung đó là những vật dụng quan trọng, hay những đặc sản của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Hoá tệ không kim loại được sử dụng đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá. Nhưng dần dần nó xuất hiện nhiều hạn chế, bất lợi cho quá trình trao đổi như dễ hư hỏng, khó bảo quản, khó vận chuyển, khó phân chia hay gộp lại, chỉ được công nhận trong từng địa phương. Hoá tệ kim loại ( Kim tệ). Người ta lấy kim loại làm tiền tệ. Giá trị của đồng tiền phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng phần kim loại đúc nên tiền.Các kim loại đã được sử dụng để đúc thành tiền là sắt, đồng, kẽm, bạc, và cuối cùng vai trò tiền tệ được cố định ở vàng. Vàng có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác là tính đồng nhất của vàng rất cao. Điều đó làm cho việc đo lường giá trị hàng hoá trong quá trình trao đổi thuận tiện hơn . Vàng dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. Vàng dễ mang theo và thực hiện chức năng dự trữ rất thuận tiện Tuy nhiên khi trình độ sản xuất phát triển lên, khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa ra trao đổi ngày càng nhiều trong khi khả năng về vàng lại có hạn thì việc tìm kiếm ra một hình thái tiền tệ mới để thay thế vàng là việc cần thiết. 1.3.2. TÍN TỆ Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, hoặc giá trị của nó rất nhỏ không đáng kể, nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có 2 loại là tiền kim loại ( dùng kim loại để đúc thành tiền) và tiền giấy ( sử dụng giấy để 7
  8. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ làm tiền). Giá trị của tiền không phụ thuộc vào nguyên liệu làm tiền mà nó phụ thuộc vào những dấu hiệu ghi trên mặt đồng tiền do nhà nước quy định Tiền kim loại với kim tệ ở chỗ: Trong kim tệ giá trị chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền. Còn trong tiền kim loại thì hai giá trị này không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được. Tiền giấy có 2 loại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những tờ giấy bạc này được tự do chuyển đổi thành vàng theo luật định. Nghĩa là trên tờ giấy bạc đã ghi rõ có thể đổi được bao nhiêu vàng. Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy được lưu hành nhưng không thể đem đến ngân hàng đẻ đổi lấy vàng. Đây là loại tiền giấy mà hiện nay các quốc gia đang sử dụng Việc sử dụng tín tệ bây giờ trở nên thông dụng do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hoá. ưu điểm của nó là: Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi, thanh toán nợ. Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ. Chỉ cần thay đổi các con số trên bề mặt đồng tền là có một lượng giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn được biểu hiện. Bằng chế độ độc quyền phát hành và những quy định nghiêm ngặt của chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. Hạn chế của tín tệ xuất hiện khi trao đổi ở quy mô lớn, phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Hơn nữa nó có thể mất giá trị khi dự trữ . 1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ) Đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ, ghi Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng Bút tệ không có hình thái vật chất nhưng nó cũng có những tính chất của tín tệ là được sử dụng để thanh toán qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như séc,, lệnh chuyển tiền Hiên nay là thời đại của tiền ghi sổ. Nó có những ưu điểm là: Giảm bớt một các đáng kể về chi phí lưu thông tiền mặtnhư các chi phí in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng. Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền. Tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng. Ưu điểm nổi bật là khi nó được sử dụng để thanh toán với quy mô không hạn chế, phạm vi trao đổi rộng và trao đổi với tốc độ rất nhanh. 1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động (Nhưng chưa có sự thống nhất coi đây là một hình thái tiền tệ. Có quan điểm cho rằng đây chỉ là phương tiện chi trả với sự chuyển dịch vốn bằng điện tử mà thôi) 1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xác nhận rằng, vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thuỷ. Lúc đó phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển,. Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, theo đó là tiền tệ đã xuất hiện. Đồng thời cũng vào thời kỳ này chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính 8
  9. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ sự xuất hiện sản xuất - trao đổi hàng hoá và tiền tệ đã là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, nhà nước đã xuất hiện. Khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là người có quyền lực chính trị, nhà nước đã nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập của đồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua các thứ thuế bằng tiền và công trái bằng tiền, nhà nước đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ để lập ra các quỹ tiền tệ riêng có quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Tạo ra những mối quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền tệ giữa nhà nước với các tổ chức và dân cư Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trong xã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho các mục đích riêng của mỗi chủ thể. Ở các chủ thể khác như các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình, các quỹ tiền tệ có thể được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp (sản xuất hoặc tiêu dùng) thông qua hành vi trao đổi thành những quỹ vật tư, hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng, sinh hoạt; cũng có thể được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Từ đó xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và dân cư với nhau Tóm lại từ thời kỳ này trong xã hội xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân với nhau. Ta gọi những mối quan hệ kinh tế đó là "Tài chính" Những phân tích kể trên cho nhận xét rằng, trong những điều kiện lịch sử nhất định, tài chính đã xuất hiện và tồn tại theo với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Do đó, có thể coi sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính. Trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá -tiền tệ, hình thức tiền tệ đã trở thành hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của nhà nước cũng như mọi chủ thể khác trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Như vậy, sự phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ đã tạo điều kiện khách quan cho sự mở rộng các quan hệ tài chính. Nói khác đi, phạm vi của các quan hệ tài chính phụ thuộc vào sự phát triển của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong các mối quan hệ kinh tế của xã hội. Cũng cần nhận rõ rằng, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, thông qua chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của mình, nhà nước trong một đất nước nhất định có lúc có tác động thúc đẩy, có lại có tác động kìm hãm sự phát triển của sản xuất hàng hoá -tiền tệ và do đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tài chính; đồng thời, mọi nhà nước đề luôn tìm cách sử dụng tài chính làm công cụ tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; tập trung các nguồn tài chính vào tay nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu và hoạt động của nhà nước. Điều đó có nghĩa là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là tiền đề phát triển của tài chính. Đến một khi xã hội không còn nền sản xuất hàng hoá, không còn 9
  10. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ tiền tệ và không còn nhà nước thì trong xã hội cũng không còn phạm trù tài chính nữa. Vậy có thể nói tài chính là một phạm trù kinh tế, nó ra đời, phát triển và tồn tại trên hai tiền đề là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Trong hai tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hoá - tiền tệ là nhân tố mang tính khách quan, có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính và nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. 1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thức giá trị sau: Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư với nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau 1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức được và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ phân phối .Nhờ có chức năng phân phối mà các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Nghiên cứu về chức năng phân phối của tài chính ta cần làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất : Tài chính phân phối cái gì ? Đối tượng phân phối của tài chính là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. (hay: Các nguồn tài chính là cái mà tài chính phân phối ) Nguồn tài chính là gì ? Xét về mặt nội dung thì nguồn tài chính bao gồm 4 bộ phận Bộ phận của cải xã hội mới sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bộ phận của cải xã hội còn tồn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ trong quá khứ của xã hội và dân cư. Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải được chuyển từ trong nước ra nước ngoài Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn. Xét về mặt hình thức, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hai dạng 10
  11. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện bằng hình thức giá trị và hình thức hiện vật. Dưới hình thức giá trị, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) và vàng. Nguồn tài chính tồn tại dưói dạng giá trị đang vận động thực tế trong chu trình tuần hoàn của nền kinh tế. Nhờ sự vận động của các nguồn tài chính này mà các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng cho các mục đích khác nhau Dưới hình thức hiện vật, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng bất động sản, tài nguyên, đất đai gọi chung là tài sản. Nguồn tài chính dưới dạng hiện vật được gọi là nguồn tài chính tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường tài sản có thể chuyển hoá thành tiền một cách nhanh chóng và dẽ dàng. Khi tài sản thực hiện giá trị nó sẽ biến thành các khối tiền tệ hoà vào các luồng tiền tệ của chu trình tuần hoàn kinh tế và khi đó nguồn tài chính tiềm năng chuyển thành nguồn tài chính thực tế Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính tồn tại dưới dạng những sản phẩm không có hình thái vật chất như: những dữ liệu, những thông tin, những phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật. Những sản phẩm này bản thân chúng có giá trị và trong nền kinh tế thị trường khi qua mua bán chúng có thể chuyển thành tiền. Do đó chúng được coi là một bộ phận cấu thành của tổng thể các nguồn tài chính. Thứ hai : Ai là chủ thể của sự phân phối này ? Chủ thể phân phối có thể là nhà nước các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện trong các tư cách sau: Chủ thể là người có quyền sở hữu nguồn tài chính. Chủ thể là người có quyền sử dụng các nguồn tài chính. Chủ thể là người có quyền lực chính trị. Chủ thể là người chịu sự ràng buộc các quan hệ xã hội. Thứ ba: Kết quả của phân phối tài chính là gì? Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ được hình thành và được sử dụng Thứ tư: Quá trình phân phối của tài chính diễn ra khi nào ? Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình). Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong lĩnh vực sản xuất được chia và được đưa vào các quỹ tiền tệ . Một phần để bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất hoặc tiến hành dịch vụ. Một phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động. Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm. Một phần thu nhập dành cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên bao gồm các cổ đông, các trái chủ, các ngân hàng. Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ. 11
  12. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Thứ năm: Tính khách quan của phân phối tài chính ? Sự cần thiết của phân phối lại bắt nguồn từ các đòi hỏi khách quan. Thứ nhất, để bảo đảm cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính (vốn tiền tệ) để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển. Thứ hai, do đòi hỏi của việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Thứ ba, để đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối Thứ sáu: Sự phân phối tài chính diễn ra đến bao giờ? Mỗi nguồn tài chính được hình thành, trải qua quá trình phân phối chúng được di chuyển qua các luồng khác nhau để tới những tụ điểm vốn khác nhau. Cuối cùng cũng đến giai đoạn chuyển hoá (Khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường tư liệu sản xuất) hoặc kết thúc tồn tại ( Khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường vật phẩm tiêu dùng). 1.5.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC Chức năng giám đốc của tài chính cũng là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức công tác kiểm tra tài chính. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ kiểm tra, đó là kiểm tra tài chính. Giám đốc đối với quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính. Và vì phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, do đó giám đốc là kiểm tra bằng đồng tiền. Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Chủ thể của giám đốc tài chính cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó. Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đặc điểm của giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền. Giám đốc tài chính là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, đó là những chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp, phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Mối quan hệ giữa hai chức năng Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau. Sự hiện diện của chức năng phân phối đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn theo mục tiêu đã định. Công tác giám đốc có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hành động phân phối, 12
  13. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động phân phối đã kết thúc. 1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.6.1. QUAN NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế -xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó. Hệ thống tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế là đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều bộ phận tài chính hợp thành. Có thể chỉ ra các tiêu thức chủ yếu của một bộ phận tài chính là: Một bộ phận tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính. Nói cách khác, được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo lập và được sử dụng. Nơi nào không có việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ riêng thì không được coi là một bộ phận tài chính độc lập. Được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định. Được xếp vào dùng một bộ phận tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. 1.6.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Cấu trúc hệ thống tài chính gồm những tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn được tổ chức theo sơ đồ sau Tài chính Ng©n s¸ch Doanh nghiệp Nhµ n­íc ThÞ tr­êng tµi chÝnh vµ Tæ chøc tµi chÝnh trung gian Tµi chÝnh d©n c­ Tµi chÝnh vµ c¸c tæ chøc x· ®èi ngo¹i a. Tài héi chính doanh nghiệp Tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đây cũng là nơi thu hút phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Trong hệ thống tài chính thì tài chính doanh 13
  14. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ nghiệp có khả năng tạo ra các nguồn tài chính khác. Cho nên tài chính doanh nghiệp có tác động lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển của nền sản xuất Tài chính doanh nghiệp có quan hệ với các bộ phận khác của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn. Quan hệ với tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu; nhận vốn góp bằng việc dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu Quan hệ với ngân sách thông qua nộp thuế; và ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp. Quan hệ với các tổ chức tài chính trung gian thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc trả lãi vay, gửi tiền, lấy lãi Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các bộ phận tài chính khác có thể là trực tiếp với nhau, cũng có thể thông qua thị trường tài chính. b. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước còn có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Ngân sách nhà nước cần có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu như thuế, phí, lệ phí Ngân sách nhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi đầu tư kinh tế. Việc cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho các mục đích khác nhau sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm vốn; Hoạt động thu chi ngân sách nhà nước sẽ nẩy sinh mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế, với các tầng lớp dân cư, giữa ngân sách nhà nước với các bộ phận khác c. Tài chính hộ gía đình và các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Các tổ chức này còn được gọi là các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức xã hội có quỹ tiền tệ riêng để đảm bảo hoạt động của mình. Các quỹ tiền tệ ở đây được hình thành từ nhiều nguồn rất đa dạng như: Đóng góp hội phí của các thành viên tham gia tổ chức. Quyên góp, ủng hộ, tặng, biếu của các tập thể và cá nhân. Tài trợ từ nước ngoài. Tài trợ của chính phủ và nguồn từ những hoạt động có thu của các tổ chức này. Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác (mua tín phiếu, trái phiếu, ). Các quỹ tương hỗ trong dân cư (như quỹ bảo thọ, quỹ bảo trợ quốc phòng, an ninh, ) đều là những quỹ có cùng tính chất với các quỹ của các tổ chức xã hội. Trong dân cư (các hộ gia đình) các quỹ tiền tệ được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh; từ nguồn thừa kế tài sản; từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gia đình hay quan 14
  15. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ hệ xã hội ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn khác (như lãi tiền gửi ngân hàng, lợi tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu, ) Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần tham gia vào quỹ ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí. Tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo hiểm khác nhau (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người). Tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình. Tham gia vào thị trường tài chính qua việc góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu Tài chính hộ gia đình có đặc điểm là phân tán và đa dạng. Nguồn tài chính không quy tụ vào những tụ điểm lớn mà phân bố rải rác trong dân cư. Tài chính dân cư có quan hệ với các bộ phận khác trong hệ thống có thể thường xuyên hoặc không thường xuyên d. Tài chính đối ngoại Trong nền kinh tế thị trường khi các quan hệ kinh tế được quốc tế hoá thì hệ thống tài chính cũng là hệ thống mở, và quan hệ tài chính đối ngoại rất quan trọng. Các quan hệ này không tập trung vào một tụ điểm mà nó phân tán, đan xen trong các quan hệ kinh tế khác. Nhưng do tính chất đặc biệt và vai trò quan trọng của nó nên ta xếp nó thành một bộ phận tài chính trongnhệ thống tài chính có tính chất độc lập tương đối Các kênh vận động của tài chính đối ngoại là: Quan hệ viện trợ hoặc vay vốn nước ngoài cho quỹ ngân sách nhà nước, cho các doanh nghiệp. Quan hệ về tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Quá trình thanh toán xuất nhập khẩu giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Việc thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đối với các pháp nhân nước ngoài và ngược lại. Quá trình chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong nước với nước ngoài e. Bộ phận dẫn vốn: Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian Bộ phận dẫn vốn thực hiện chức năng dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống. Hoạt động của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người có tiền nhà rỗi sang người cần vốn qua hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp diễn ra như sau: Người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu, hoặc thực hiện các món vay thế chấp. Người có vốn sẽ sử dụng tiền của mình mua các công cụ nợ, các cổ phiếu. đó. Vậy là vốn được chuyển trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn Các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động gián tiếp. Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từ người có vốn bằng nhiều hình thức để tạo vốn kinh doanh cho mình. Sau đó họ sử dụng vốn kinh doanh này cho những người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các đầu tư khác nhau Như vậy các trung gian tài chính tập trung được các nguồn vốn nhỏ từ các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng được các nhu cầu về vốn lớn nhỏ khác nhau. Khả năng này thị trường tài chính không thể làm được hoặc có làm thì hiệu quả không cao. Trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng : công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính, quỹ đầu tư 15
  16. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1.1 KHÁI NIỆM Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX, kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 cũng có ghi: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước". Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành. Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Về nội dung kinh tế, ngân sách nhà nước thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư. Xét về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước luôn luôn là một công cụ kinh tế của nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế đều rất quan trọng. Trong cơ chế thị trường. Ngân sách nhà nước không chỉ đóng vai trò thu chi đơn thuần mà còn là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Cụ thể là: a. Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế Chuyển sang cơ chế thị trường, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách nhà nước định hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế ( giảm, miễn, hoàn thuế) và chính sách chi tiêu (cấp vốn) của ngân sách nhà nước để vừa kích thích và vừa gây sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế. b. Điều tiết trong lĩnh vực xã hội Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chung toàn xã hội, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu. Sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, lực lượng quân đội, công an. Sự phát triển của các hoạt động xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, hàng năm chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân cứ có thu nhập thấp nhất. Như các loại trợ giúp trực tiếp cho người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt. Các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước, ), Các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, các chương trình quốc gia lớn về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các chi phí cho việc cung cấp các hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng, 16
  17. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, ngân sách Nhà nước sử dụng chính sách thuế để điều tiết thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao, điều tiết tiêu dùng, bảo đảm thu nhập hợp lý của các tầng lớp người lao động. c. Điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường Trong nền kinh tế thị trường. Giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua thuế và thông qua chính sách chi tiêu của ngân sách nhà nước. Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách nhà nước hàng năm, các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá và tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ lượng dự trữ hàng hoá và tiền, chính phủ có thể điều hoà quan hệ cung - cầu hàng hoá, vật tư để bình ổn giá cả trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả bằng cách cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, đồng thời có thể tăng thuế tiêu dùng để hạn chế cầu, mặt khác có thể giảm thuế với đầu tư, kích thích sản xuất phát triển để tăng cung. ngoài ra, việc chính phủ phát hành các công cụ nợ để vay nhân dân nhằm bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước cũng góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế quốc dân. 2.2. THU VÀ CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.2.1. THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước. a. Đặc điểm của Thu ngân sách Nhà nước Xét về mặt nội dung kinh tế, thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau Thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước là tiền đề vật chất không thể thiếu được để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nước. b. Phân loại thu ngân sách nhà nước Thu trong cân đối ngân sách nhà nước gồm có : Thu thuế, phí, lệ phí. Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước . Thu từ hoạt động sự nghiệp. Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước. Thu tiền sử 17
  18. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ dụng đất, từ hoa lợi công sản và đất công ích. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong, ngoài nước. Các khoản di sản nhà nước được hưởng. Thu kết dư ngân sách năm trước. Các khoản tiền phạt, tịch thu. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản viện trợ không hoàn lại Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài, khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách. Bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài . Các khoản vay trong nươc được thực hiện dưới hình thức phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ. Các khoản vay nước ngoài được thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại, vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty. 2.2.2. CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chi của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của nhà nước. a. Đặc điểm chi ngân sách Chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ. Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi ngân sách Nhà nước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp mà mang tính bao cấp. b. Phân loại chi ngân sách Chi ngân sách chia ra hai loại là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên là những khoản chi để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu thu trong cân đối của ngân sách nhà nước. Gồm có: - Chi về chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng, - Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó - Chi phí do sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng, như: trợ cấp cho các cơ quan nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của chính phủ, Chi đầu tư phát triển là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia như : Mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ. Xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, 18
  19. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ kiến thiết đô thị. Cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Góp vốn vào các công ty, vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh 2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.3.1. KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thâm hụt ngân sách hà nước (hay còn gọi là thiếu hụt ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. 2.3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Trong lịch sử, thâm hụt ngân sách hà nước đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong các nước đang phát triển và những nước kinh tế chậm phát triển.Tuy nhiên, ở mỗi nước, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước khác nhau. Trước hết đó là những nguyên nhân mang tính khách quan -Do diễn biến của chu kỳ kinh doanh -Do tác động của điều kiện tự nhiên, của các yếu tố bất khả kháng. Thứ hai là những nguyên nhân mang tính chủ quan, thuộc về trình độ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. 2.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng lãi suất thị trường. Cản trở đầu tư. Thúc đẩy tình trạng nhập siêu. Khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm. Đời sống của người lao động gặp khó khăn 2.3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước, chính phủ các nước đã nghiên cứu và sử dụng nhiều giải pháp khác nhau như: Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước. Phát hành tiền để bù đắp bội chi. Sử dụng dự trữ ngoại tệ. Vay trong nước và nước ngoài. Mỗi giải pháp trên đây đều có những tác dụng và những mặt hạn chế nhất định, cần tuỳ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn diện, thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước vẫn là biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn chế, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. 2.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.4.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong lĩnh lực phân phối giữa các thành viên xã hội. Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi ngân sách nhà nước không hoạt động một cách riêng lẻ, rời rạc mà có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hệ thống ngân sách nhà nước. 19
  20. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách nhà nước đều được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo hiến pháp quy định. Thế giới có 2 mô hình tổ chức hành chính là: mô hình nhà nước liên bang và mô hình nhà nước thống nhất. + Ở những nước có Tổ chức hành chính liên bang (Mỹ, Canađa, Đức, ), hệ thống ngân sách Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương. + Ở các nước có mô hình tổ chức hành chính thống nhất (Anh, Pháp, Nhật, ) hệ thống ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. + Ở Việt nam, có 4 cấp hành chính là: trung ương, tỉnh (và thành phố trực thuộc trung ương), huyện (và cấp tương đương), xã (và cấp tương đương), tức là có chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). ở mỗi cấp chính quyền địa phương vẫn tồn tại các uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân, trong đó hội đồng nhân dân có nhiệm vụ ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương. Về tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta, luật ngân sách nhà nước quy định: "Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương)". Ngân sách nhà nước ở nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Sự thống nhất thể hiện là: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình quốc hội là bao gồm tất cả các khoản thu chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. ở địa phương, dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách địa phương hàng năm trình hội đồng nhân dân tỉnh là bao gồm tất cả các khoản thu chi của tỉnh và huyện. 2.4.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Phân cấp ngân sách nhà nước, là giải quyết tất cả các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương có liên quan tới hoạt động của ngân sách nhà nước. Nội dung là giải quyết các quan hệ sau: Quan hệ về chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán ngân sách). Làm rõ: mỗi cấp chính quyền nhà nước có quyền ban hành những loại chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động ngân sách nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ khắc phục được tình trạng rối loạn trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước. Theo chế độ phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay được quy định tại các điều khoản trong chương III của luật ngân sách nhà nước, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng trọn vẹn 100% và các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % nhất định. Riêng ngân sách các địa phương (tỉnh, huyện, xã) còn được khoản thu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cấp trên. Về chi tiêu, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư tuỳ thuộc vào phạm vi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền nhà nước theo luật định. 20
  21. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Quan hệ chu trình ngân sách, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của ngân sách nhà nước, từ khâu lập ngân sách đến chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong hệ thống các mối quan hệ này còn bao gồm cả quan hệ trong kiểm tra và thanh tra ngân sách nhà nước. 2.4.3 NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính, tài khoá) là giai đoạn mà trong đó dự toán thu - chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành. Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho 1 năm ngân sách bằng với thời gian của 1 năm dương lịch (12 tháng). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của 1 năm ngân sách giữa các nước có sự khác nhau. ở Việt nam, năm ngân sách được tính từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán ngân sách nhà nước. Do đó, thời gian của 1 chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán ngân sách) không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian của 1 năm ngân sách. 21
  22. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì nhà kinh doanh phải có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Để có các yếu tố đó, doanh nghiệp cần có tiền ứng ra để mua sắm, xây dựng. Số tiền ứng trước đó gọi là vốn của doanh nghiệp. Với số tiền ban đầu đó doanh nghiệp sẽ tổ chức cho nó vận động. Chính sự vận động biến đổi hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động của vốn, doanh nghiệp phải có những mối quan hệ kinh tế với môi trường. Đó là: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân trên các thị trường như thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính. Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp. Vậy: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. 3.2. CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.2.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp . Phân phối tài chính doanh nghiệp là phân phối các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình tạo lập và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chủ thể phân phối là chủ doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu, người có quyền sử dụng các nguồn tài chính, và nhà nước với tư cách là người có quyền lực chính trị cũng tham gia phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được hình thành và sử dụng. Quá trình phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra đến khi nào doanh nghiệp còn tồn tại. 3.2.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC Chức năng giám đốc của tài chínhdoanh nghiệp cũng là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp nhận thức và vận dụng khả năng này để tổ chức công tác kiểm tra tài chính doanh nghiệp. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ kiểm tra tài chính Thực hiện chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp là giám đốc quá trình vận động của các nguồn tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện ra những ưu, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại để tìm biện pháp khắc phục, để tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hơn. 3.3. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1. KHÁI NIỆM a.Vốn của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. 22
  23. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Để có các yếu tố đó thì phải có tiền để mua sắm, xây dựng. Nghĩa là phải có trước một số tiền nhất định. Só tiền có trước đó gọi là tiền vốn của doanh nghiệp. Vậy: Vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để mua sắm tài sản để sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp sẽ được tổ chức vận động nhằm mục đích sinh lời. Nếu số tiền ứng ra để mua sắm, xây dựng tài sản cố định thì gọi là vốn cố định. Nếu ứng ra cho tài sản lưu động thì gọi là vốn lưu động. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Số vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b. Nguồn vốn của doanh nghiệp Để có số vốn cần thiết, doanh nghiệp phải huy động từ đâu ? Đó là các nguồn vốn của doanh nghiệp. Vậy : Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn hình thành nên vốn của doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá, giải phóng các nguồn tài chính trong nên kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh. 3.3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Nguồn vốn và các phương thức tạo vốn (còn gọi là phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể khai thác. Nếu xét theo quyền sở hữu nguồn vốn thì doanh nghiệp được tạo vốn bằng những phương thức sau Phương thức 1: Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp ( Nguồn vốn chủ sở hữu) Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn tự có ban đầu có biểu hiện khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền này, đó là nguồn vốn tự có ban đầu của công ty. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Đối với các công ty như trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, vốn ban đầu là số vốn do các thành viên đóng góp. Vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và để mở rộng kinh doanh hoặc vì những lý do khác mà chủ doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào kinh doanh gọi là số vốn chủ bỏ thêm. Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm cả những nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng tạm thời làm vốn kinh doanh như lợi nhuận chưa chia, các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp Phương thức 2:. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài ( Nợ phải trả ) 23
  24. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + Nguồn vốn vay - Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Đây là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các Ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Không có công ty nào có thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp . Về mặt thời hạn vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay dài hạn (thường tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng thể cho doanh nghiệp vay với nhiều mục đích khác nhau như vay đầu tư tài sản cố định, vay để đầu tư vốn lưu động, vay để phục vụ dự án. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải có được các điều kiện tín dụng, phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng và phải chịu chi phí sử dụng vốn (tiền lãi ). Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể vay theo những phương thức khác như: Vay của các tổ chức kinh tế khác, vay của các tổ chức xã hội có nguuồn tài chính nhàn rỗi, vay của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, vaytheo hình thức phát hành trái phiếu . +Nguồn vốn nợ - Nguồn vốn tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng thương mại có nhiều nhược điểm đối với doanh nghiệp : Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. Hơn nữa nguồn vốn này có những hạn chế về quy mô, thời gian, và đối tượng. Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hoá trả chậm chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc vào quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên. - Nguồn vốn nợ khác: Ngoài nguồn vốn nợ từ tín dụng thương mại ( Nợ ngưòi bán ) như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động các nguồn nợ khác dưới các hình thưc như người mua trả trước, nợ ngân sách nhà nước, nợ người lao động, nhận tiền đặt cọc, ký cược, ký quỹ 3.4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH-VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP Sau đây tài sản cố định viết tắt là TSCĐ và vốn cố định viết tắt là VCĐ 3.4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐ - VCĐ 24
  25. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, hội tụ đủ 4 điều kiện theo quy định của nhà nước: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản cố định đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( Từ 10 triệu đồng trở lên) Nó có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của chúng không thay đổi nhưng nó bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mà nó làm ra. Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định. Xét tại mỗi thời điểm nhất định thì vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm vận động biến đổi hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của vốn cố định hoàn toàn hợp với các đặc điểm của tài sản cố định. Nghĩa là vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định được dịch chuyển từng bộ phận vào giá thành sản phẩm sản xuất ở trong các chu kỳ. Nó hoàn thành một vòng luân chuyển sau một thời gian dài, tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định. 3.4.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a. Căn cứ vào hình thái vật chất của tài sản cố định +Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Theo tính năng, công dụng tài sản cố định chia làm 6 nhóm gồm -Nhà cửa, vật kiến trúc -Máy móc, thiết bị -Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn -Thiết bị, dụng cụ quản lý -Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm -Tài sản cố định hữu hình khác + Tài sản cố định vô hình : Đây là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, cho đối tượng khác thuê có đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Là những khoản chi phí mà doanh nghiêp đã chi ra cho mục đích nào đó nhưng thoả mãn đồng thời 4 điều kiện của tài sản cố định đã nêu trên, Tài sản cố định vô hình chỉ có hình thái giá trị mà không biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể, như các chi phí về thành lập doanh nghiệp, khảo sát thiết kế , uy tín và lợi thế thương mại, quyền sở hữu thương mại, sở hữu công nghiệp ( nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, ) đặc quyền khai thác, quyền kinh doanh, quyền sử dụng . b. Căn cứ vào theo mức độ sử dụng chia thành 3 nhóm -Tài sản cố định đang sử dụng -Tài sản cố định chưa sử dụng -Tài sản cố định chờ xử lý c. Căn cứ vào theo phạm vi sử dụng 25
  26. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ -Tài sản cố định sử dụng trong sản xuất kinh doanh cơ bản -Tài sản cố định sử dụng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản d. Căn cứ vào theo quyền sở hữu chia thành: -Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp -Tài sản cố định thuê tài chính 3.4.3. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a. Hao mòn tài sản cố định Quá trình giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định khi nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh gọi là quá trình hao mòn tài sản cố định. Sự hao mòn này có thể phân chia thành hai hình thức: Hao mòn hữu hình. Đây là sự giảm dần đồng thời cả giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định. Biểu hiện là: Các tính năng tác dụng của tài sản cố định giảm sút, sự giảm này có thể nhìn thấy, có thể đo lường được. Giá trị còn lại của tài sản cố định giảm do việc tính khấu hao chuyển dần từng phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Mức độ hao mòn phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: Công nghệ chế tạo; trình độ sử dụng và tác động của môi trường. Đặc điểm hao mòn hữu hình là xảy ra thường xuyên và khi tài sản càng cũ thì mức độ hao mòn càng nhanh Hao mòn vô hình. Đây là sự hao mòn thuần tuý về giá trị của tài sản cố định. Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đặc điểm là nó không xảy ra thường xuyên mà theo chu kỳ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khi đã xảy ra thì mức độ hao mòn thường lớn hơn nhiều so với hao mòn hữu hình. Tài sản cố định càng mới thì bị hao mòn vô hình càng lớn b. Khấu hao tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trong quá trình này người ta phân bổ vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định vào các sản phẩm mà nó làm ra, với tư cách là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. Số tiền trích ra này được thu hồi khi doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền và tập hợp nên quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ này được sử dụng cho việc tái đầu tư tài sản cố định. Việc tính khấu hao được thực hiện khi tính chi phí hoạt động của doanh nghiệp và khi tính giá thành sản phẩm Nhưng việc thực hiện thu hồi vốn chỉ thực hiện được khi sản phẩm tiêu thụ được và thu được tiền bán sản phẩm. Phần giá trị của tài sản cố định được chuyển vào để thu hồi cần phải tương ứng với hao mòn của nó. Để khi tài sản cố định hết giá trị sử dụng thì cũng đồng thời thu đủ vốn, có thể thay thế nó bằng tài sản cố định khác. ( Việc này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao ) 3.4.4. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a.Quy định hiện hành về trích khấu hao ( Trích và tóm tắt) Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Các quy định chung về trích khấu hao 26
  27. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + Quy định về Thời gian áp dụng. Chế độ này áp dụng từ năm tài chính 2004. Đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi mức trích khấu hao theo chế độ mới. + Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng. Chế độ này áp dụng cho công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Các doanh nghiệp khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao quy định tại chế độ này được thực hiện đối với từng tài sản cố định của doanh nghiệp. + Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại, và tính vào chi phí khác. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: tài sản cố định thuộc dự trữ nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ. tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh. (Nếu các TSCĐ này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. ) Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. ) Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao - Nguyên giá TSCĐ Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. +TSCĐ mua sắm : Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ, 27
  28. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí khác trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến. Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Nguyên giá TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê trả trong tương lai + Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật. Nâng cấp TSCĐ. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ - Thời gian sử dụng TSCĐ + Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình *. Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định ban hành kèm theo để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. *. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau: NG hl Tsd = x Tsdm NG m Trong đó: Tsd = Thời gian sử dụng của TSCĐ NG hl = Giá trị hợp lý của TSC. Là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo danh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận góp vốn, ) NG m = Giá bán của TSCĐ mới cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường Tsdm = Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo QĐ mới 28
  29. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ *. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ với khung thời gian sử dụng quy định doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ tài chính xem xét, quyết định theo 3 tiêu chuẩn sau: -Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế - Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản, ) -Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ +Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. b. Quy định về phương pháp tính khấu hao TSCĐ - Phương pháp khấu hao đường thẳng Nội dung: NG A = Tsd Trong đó A = Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ (đ/ năm ) NG = Nguyên giá của TSCĐ (đ) Tsd = Thời gian sử dụng định mức ( năm) A Ath = 12 Trong đó: Ath = Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng ( đ/ tháng) Ath Ang = T ng Trong đó: Ang = mức trích khấu hao mỗi ngày ( đ/ ngày ) Tng = Só ngày trong tháng tính toán Ghi chú * Mức trích khấu hao năm cuối cùng là Acc = NG - Ai (i =1 n-1) * Khi Tsd hoặc Nguyên giá của TSCĐ thay đổi phải tính lại mức trích khấu hao Gcl Atl = T cl Gcl = Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá trừ số khấu hao luỹ kế Tcl = Thời gian sử dụng còn lại 29
  30. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tc -Tkh Tcl=Tm Tc Trong đó: Tcl là thời gian sử dụng còn lại Tm là thời gian sử dụng xác định theo QĐ mới Tc là thời gian sử dụng xác định theo QĐ cũ Tkh là thời gian thực tế đã trích khấu hao - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Nội dung: Mức khấu hao của tài sản cố định ở năm thứ i là Ai = NGi * Kkhn Trong đó: NGi là giá trị còn lại ở đầu năm sử dụng thứ i Kkhn là tỷ lệ khấu hao nhanh. Kkhn = Kkhđt * Hđc Kkhđt tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng = 1/Tsd Hđc là hệ số điều chỉnh, xác định theo các mức sau : Nếu Tsd không quá 4 năm thì Hđc = 1,5; Nếu Tsd trên 4 năm và không quá 6 năm thì Hđc = 2 và Nếu Tsd quá 6 năm thì Hđc = 2,5 Ghi chú + Mức trích khấu hao hàng tháng và ngày được tính như phương pháp đường thẳng ( Chia đều) + Mức trích khấu hao theo năm tối đa không quá 2 lần mức khấu hao đường thẳng + Khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần còn bằng hoặc nhỏ hơn mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó mức khấu hao hàng năm tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Nội dung: Căn cứ hồ sơ của TSCĐ xác định tổng khối lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế. Tính mức khấu hao bình quân cho mỗi sản phẩm là NG Đkh = Ql Căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp xác định khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng. Xác định mức khấu hao hàng tháng Ai Ai = Qi x Đkh Mức khấu hao mỗi năm bằng tổng mức khấu hao các tháng hoặc Ani = Qni x Đkh Khi công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay đổi thì phải tính lại Dkh 30
  31. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 3.5. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG -VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3.5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM a. Tài sản lưu động Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, cần có đối tượng lao động. Những đối tượng lao động này bao gồm nhiều thành phần phức tạp, ta có thể phân thành hai nhóm chính: Nhóm 1: Bao gồm những đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất chúng có đặc điểm là chỉ tham gia một lần vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Nó biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất ngay khi tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra thực thể của sản phẩm. ( Gọi là nguyên vật liệu chính) Nhóm 2: Bao gồm các đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất chúng cũng có đặc điểm gần như nhóm 1. Chúng có thể bị biến đổi hoặc mất đi hoàn toàn hình thái vật chất để cấu thành sản phẩm với vai trò phụ trợ cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi, hoặc phụ trợ cho sản phẩm tốt đẹp hơn. (Vật liệu phụ, nhiên liệu) Hai nhóm đối tượng lao động trên chỉ tồn tại trong khâu sản xuất (dự trữ sản xuất và các giai đoạn công nghệ chế biến) nên nó được gọi là tài sản lưu động sản xuất. Bên cạnh các tài sản này, để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp còn cần phải có những tài sản chỉ có ở khâu lưu thông như thành phẩm, hàng hoá và các khoản vốn bằng tiền tồn tại trong các quỹ tiền tệ, các khoản vốn tồn tại trong các quá trình thanh toán. Về đặc điểm thì những khoản vốn trên đây cũng chỉ tham gia vào sản xuất kinh doanh một lần và khi nó được sử dụng cho mục đích nào đó thì hình thái của nó bị biến đổi hoàn toàn sang dạng khác. Chúng tồn tại trong khâu lưu thông thanh toán. Gọi tắt là tài sản lưu thông (TSLT) Tập hợp các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông tạo thành tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tóm lại: Tài sản lưu động của một doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông dùng trong doanh nghiệp, chúng là những đối tượng lao động và những khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán của doanh nghiệp đó. Chúng chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh, khi tham gia vào sản xuất kinh doanh chúng biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất của mình để tạo ra những hình thái của sản phẩm. b. Vốn lưu động Vốn lưu động là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản lưu động. Xét tại một thời điểm nhất định, số vốn đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị hiện có của các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm vận động của vốn lưu động hoàn toàn phù hợp với đặc điểm vận động của tài sản lưu động. Nó chỉ tham gia một lần trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó biến đổi hình thái rất nhanh. Chuyển toàn bộ giá trị từ hình thái tiền tệ ban đầu qua các hình thái vật chất khác để rồi lại trở về hình thái tiền tệ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều đó 31
  32. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ có nghĩa là nó hoàn thành một vòng luân chuyển ngay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 3.5.2. PHÂN LOẠI a. Căn sứ theo khả năng chuyển đổi thành tiền chia ra 4 loại +Tiền ( tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) + Các khoản phải thu ngắn hạn (Phải thu của khách hàng; trả trước người bán; Phải thu nội bộ ngắn hạn ; phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; các khoản phải thu khác và Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) +.Hàng tồn kho ( Nguyên vật liệu trên đường, tồn kho, nhiên liệu vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, hàng hoá, thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ ) + Tài sản ngắn hạn khác ( Chi phí trả trước ngắn hạn; tiền đặt cọc, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; thuế và các khoản phải thu cho ngân sách; tài sản ngắn hạn khác) b. Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh chia thành 3 loại + Tài sản lưu động thuộc khâu dự trữ sản xuất + Tài sản lưu động thuộc khâu sản xuất + Tài sản lưu động thuộc khâu lưu thông c. Theo phương pháp quản lý chia thành 2 loại +Vốn lưu động định mức. Đó là các khoản vốn lưu động vận động tuân theo quy luật nhất định, doanh nghiệp có thể dựa vào các điều kiện và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị mà xác định nhu cầu cần thiết tối thiểu cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục. Nó bao gồm các loại vốn về nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ dụng cụ; phụ tùng thay thế; nhiên liệu; hàng hoá mua ngoài; sản phẩm dở dang; chi phí chờ phân bổ; thành phẩm + Vốn lưu động không định mức. Đó là những khoản vốn vận động không tuân theo những quy luật mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được, không thể dựa vào các điều kiện và tình hình thực tế của mình để xác định chính xác nhu cầu cần thiết tối thiểu. Hầu hết các khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán đều thuộc vào loại này (Trừ vốn về thành phẩm , hàng hoá tồn kho) 3.6. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.6.1. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP a. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. + Căn cứ theo các hoạt động của doanh nghiệp. chi phí của doanh nghiệp bao gồm : chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác 32
  33. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + Căn cứ vào tính chất lao động hao phí, ta phân chia thành: Hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá + Căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của chi phí ta phân chia thành các yếu tố chi phí. + Căn cứ vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí chia thành các khoản mục chi phí + Căn cứ vào mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí. chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. + Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng hoạt động. Chia thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. b. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản chi phí mà doanh nghiệp chi ra có liên quan đến việc hoàn thành một ( hay một loại ) sản phẩm nhất định trong kỳ. Giá thành được phân loại như sau: Theo số lượng sản phẩm có giá thành đơn vị và giá thành sản lượng Theo thời gian có giá thành kế hoạch và giá thành thực hiện Theo phạm vi tính toán có giá thành sản xuất, gía thành công xưởng, và giá thành toàn bộ 3.6.2. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP a. Khái niệm Thu nhập của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu được trong thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác b. ý nghĩa của chỉ tiêu thu nhập Thu nhập của các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thu nhập thể hiện sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Về mặt quản lý vốn, khi có thu nhập có nghĩa là vòng tuần hoàn của vốn đã kết thúc, tạo tiền đề cho vòng tuần hoàn mới bắt đầu thu nhập là một chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh tổng hợp quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập là chỉ tiêu phản ánh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thu nhập của doanh nghiệp là nguồn bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn thanh toán các khoản nghĩa vụ với ngân sách, thanh toán các khoản nợ với người cho vay đồng thời là nguồn tạo ra lợi nhuận. Đó chính là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. c. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp. -Thu từ hoạt động kinh doanh. Bao gồm các khoản thu từ việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và thu từ các hoạt động tài chính - Thu nhập khác ( các khoản thu phát sinh ngoài dự kiến của doanh nghiệp như các khoản thưởng của khách hàng, tiền phạt các đối tượng khác vi phạm hợp đồng 33
  34. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ kinh tế với doanh nghiệp, thu về thanh lý tài sản cố định, thu từ những khoản thu khó đòi đã xử lý và những khoản thu có tính chất bất thường khác. ) 3.6.3. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có thu nhập đó tính cho một thời kỳ nhất định. Căn cứ vào các hoạt động của doanh nghiệp có 2 loại: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (gồm thuần từ tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận từ hoạt động tài chính ) và lợi nhuận khác Căn cứ phạm vi tính ta có 2 loại: Tổng lợi nhuận trước thuế và tổng lợi nhuận sau thuế 34
  35. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 4. TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 4.1.1 TÍN DỤNG Tín dụng thực chất là mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn của người khác giữa các tổ chức và cá nhân đó. Trong quan hệ này có 2 bên là bên cho vay ( người cho vay ) và bên đi vay ( người vay ). Từ yêu cầu của người vay, người cho vay chuyển một số tiền hoặc hàng hoá sang cho người vay sử dụng trên cơ sở những hứa hẹn của người vay. Sau một thời gian sử dụng số tiền hoặc hàng hoá trên, người vay trả lại tiền cho người cho vay, ngoài ra còn có thể phải trả thêm một lượng tiền nữa cho người cho vay vì lý do đã sử dụng số tiền của người cho vay trong thời gian trên. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá - tiền tệ các mối quan hệ này nẩy sinh và phát triển như một tất yếu. Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn của người khác giữa các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá. Trong mối quan hệ này thì: Một bên là người cho vay cung cấp tiền, hàng hoá dịch vụ, chứng khoán dựa vào lời hứa sẽ thanh toán lại đúng thời hạn cả vốn và lãi trong tương lai của người vay. 4.1.2. LỢI TỨC TÍN DỤNG Trong quan hệ tín dụng. Người đi vay sau khi chấp nhận một số quy chế nào đó do người cho vay đặt ra thì họ sẽ nhận được vốn vay. Lúc đó họ có quyền sử dụng vốn vay song quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người cho vay, trong quan hệ này quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã tách rời nhau. Để đảm bảo quyền lợi cho mình thì người cho vay phải ràng buộc người vay những cơ chế tín dụng nghiêm ngặt. Người vay sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận ( hoặc thoả mãn nhu cầu nào đó) thì lợi nhuận đó tất yếu phải được phân chia theo một tỷ lệ thoả đáng giữa người vay và người cho vay. Phần lợi nhuận dành cho người cho vay gọi là lợi tức tín dụng. (Tiền lãi) Như vậy, lợi tức tín dụng là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh mà người đi vay phải chia lại cho người cho vay theo quy mô số vốn đã vay và thời gian vay Về bản chất lợi tức tín dụng được xem xét từ hai phía : - Đối với người vay: Lợi tức tín dụng là số tiền ngoài số vốn vay mà người vay phải trả cho người cho vay sau một thời gian sử dụng vốn vay nhất định. Nó chính là khoản chi phí cho việc sử dụng tài sản của người khác. Nên số tiền này được hạch toán vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ - Đối với người cho vay: Lợi tức tín dụng là khoản chênh lệch tăng thêm giữa số tiền thu về và số tiền phát ra ban đầu mà người sở hữu vốn thu được sau một thời gian cho vay nhất định. đây là khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người cho vay. 4.1.3. LÃI SUẤT TÍN DỤNG a. Khái niệm Lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được so với số vốn cho vay trong một thời gian nhất định. 35
  36. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tổng lợi tức tín dụng trong kỳ Lãi suất tín dụng = (%/kỳ) Tổng số tiền vay trong kỳ b Vai trò của lãi suất tín dụng Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: Người có tiền thì Chi tiêu hay dành tiết kệm; đầu tư số vốn tích luỹ được vào đâu Người cần tiền thì vay ở đâu? hay là không vay mà phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư,. Từ đó có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước. Ngoài ra, lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết ổn định của tỷ giá.Từ đó không những tác động đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài. c. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay. Lãi suất là giá cả của cho vay. Vì vậy khi cung và cầu quỹ cho vay thay đổi không cùng một tỷ lệ đều dẫn đến thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tuy mức độ biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng. Khi mức lạm phát dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này có thể được giải thích bằng cả hai hướng : Thứ nhất, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng, đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Thứ hai, công chúng dự đoán lạm phát tăng, sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các Ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung Ảnh hưởng của bội chi ngân sách. Bội chi ngân sách Trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất. Bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy mà sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Mặt khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng, Chính phủ thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa, tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu Chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. Những thay đổi về thuế. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hoá. Nếu các hình thức thuế này tăng lên cũng có nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức tín dụng hay những người kinh doanh chứng khoán. Thông thường ai cũng sẽ quan tâm đến thu nhập thực tế hay lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh 36
  37. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế. Những thay đổi trong đời sống xã hội. Sự phát triển của thị trường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong phú. Với những thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự xuất hiện các chứng khoán mới, cũng như sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường sơ cấp cũng sẽ tác động làm thay đổi lãi suất trên thị trường thứ cấp. Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và gắn liền theo đó là sự cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức này. Hiệu suất sử dụng vốn hay tỷ suất đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong công nghệ và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế cũng tác động đến sự thay đổi lãi suất. Tình hình về kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng vốn đầu tư ra, vào đối với các nước, 4.2. CÁCH TÍNH LỢI TỨC TÍN DỤNG 4.2.1. LÃI ĐƠN Nếu tiền lãi không được nhập vào vốn để tính lãi kỳ sau. Tiền lãi mỗi kỳ đều tính theo số tiền gốc ban đầu thì tiền lãi đó gọi là lãi đơn Nếu gọi P là số vốn vay, gọi i Là lãi suất một kỳ và n là thời hạn tính lãi Công thức tính tổng số tiền lãi đơn là Ađ = P.i.n (đ) 4.2.2. LÃI KÉP ( LÃI GỘP ) Nếu một khoản cho vay được kéo dài nhiều kỳ và cứ hết mỗi kỳ tính lãi, lãi sẽ được nhập vào vốn. Tiền lãi các kỳ sẽ được tính theo số vốn gốc ban đầu cộng với số tiền lãi của các kỳ trước đó. Tiền lãi tính như vậy gọi là lãi gộp ( Lãi kép) Nếu số tiền phát ra cho vay ban đầu là P, lãi suất mỗi kỳ là i, lợi tức tính theo lãi kép, thì số tiền thu được cả vốn và lãi sau n kỳ cho vay là Fn = P (1+i)n Và số tiền lãi là Ak = P [ (1+i)n -1] (đ) 4.3. CÁC LOẠI LÃI SUẤT 4.3.1. LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất trong khung lãi suất ở một thời kỳ nào đó do ngân hàng trung ương quy định cho các ngân hàng thương mại hoặc do ngân hàng thương mại ấn định trong hệ thống của nó để thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại vay theo thể thức cho vay chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng trung ương dành cho ngân hàng thương mại trong trường hợp cấp vốn cho các ngân hàng thương mại thông qua hình thức tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để các ngân hàng thương mại ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác trong khung lãi suất cho phép. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất mua bán vốn giữa các ngân hàng thương mại do ngân hàng trung ương quy định. 37
  38. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 4.3.2. LÃI SUẤT CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lãi suất tiền gửi : Thông thường là lãi suất mà Ngân hàng thương mại trả cho người gửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Một số nước đang phát triển khác, tiền gửi không thời hạn để phát hành séc cũng có thể được trả lãi theo lãi suất tiền gửi nhầm mục đích khuyến khích cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi suất tiền gửi được xác định qua công thức iTG iCB ii Trong đó: itg: lãi suất tiền gửi; iCB: tỷ lệ lãi cơ bản ; ii : là tỷ lệ lạm phát Lãi suất cho vay : Bao gồm nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của món vay và thời gian vay, tuy vậy lãi suất cho vay thường được xác định dựa trên cơ sở lãi suất tiền gửi: iCV iTG X Trong đó: iCV: lãi suất cho vay; X: chi phí nghiệp vụ ngân hàng (bao gồm tất cả các khoản chi phí hoạt động, phát triển vốn và dự phòng rủi ro, lợi nhuận của tổ chức tín dụng ) 4.3.3. CÁC LÃI SUẤT TÍNH TOÁN a. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền ( thu nhập danh nghĩa) thường không phản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa. Vì vậy, lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát. Thông thường trong những điều kiện tỷ lệ lạm phát (ii) không lớn hơn 10% sử dụng công thức đơn giản: b. Phân biệt lãi suất và tỷ suất lợi tức Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập thêm của người có vốn trên tổng số vốn đã đưa vào đầu tư hay cho vay Như vậy, tỷ suất lợi tức không nhất thiết phải bằng lãi suất Ví dụ : Một trái phiếu kho bạc có thời hạn một năm, mệnh giá là 1.000.000 VNĐ, lãi suất cố định là 6%/năm. Nếu người mua trái phiếu đó giữ cho đến ngày đáo hạn, sẽ nhận được khoản lãi là 60.000 Đ, bằng 6% mệnh giá trái phiếu và như vậy tỷ suất lợi tức đúng bằng lãi suất của trái phiếu. -Nhưng nếu người đó đem bán trái phiếu này thu được 1.200.000 VNĐ thì khoản lợi tức của là 200.000 VNĐ và tỷ suất lợi tức lúc này là 20%. c. Lãi suất phát biểu và lãi suất thật Khi tính toán lãi kép, vấn đề rất quan trọng là thời đoạn ghép lãi vào vốn để tính lãi cho kỳ sau. Cùng mức lãi suất như nhau và cùng thời gian tính lãi nhưng thời đoạn ghép lãi khác nhau sẽ cho lợi tức khác nhau. Khi thời đoạn phát biểu lãi suất không trùng với thời đoạn ghép lãi thì lãi suất đó là lãi suất phát biểu. Khi thời đoạn phát biểu lãi suất trùng với thời đoạn ghép lãi thì lãi suất đó là lãi suất thật. Muốn tính lợi tức thì phải tính bằng lãi suất thật. Vậy ta phải chuyển lãi suất phát biểu sang lãi suất 38
  39. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ thật. Cách chuyển như sau: -Trước hết ta chuyển lãi suất phát biểu thành lãi suất thật của kỳ ghép lãi theo phương pháp lãi suất tỷ lệ. Sau đó chuyển lãi suất sang kỳ tính lãi cần thiết theo phương pháp lãi suất tương đương. Ta nghiên cứu thêm 2 phương pháp này + Lãi suất tương đương. Giữa 2 kỳ sẽ có kỳ ngắn và kỳ dài. Ta gọi lãi suất của thời kỳ ngắn hơn là r lãi suất của thời kỳ dài hơn là i. Hai lãi suất này sẽ là 2 lãi suất tương đương với điều kiện khi cùng một thời gian gửi tiền theo lãi gộp, cùng số vốn ban đầu thì số tiền thu được là bằng nhau. Giả sử số tiền gốc là P. Giả sử thời kỳ dài là năm với lãi suất năm là i, tính lãi gộp thì Số tiền vốn cộng lãi một năm là F = P (1+i) Giả sử thời kỳ ngắn là tháng với lãi suất là r %/ tháng, tính lãi gộp thì số tiền vốn cộng lãi một năm là F = P (1+r) 12 Số mũ trong công thức này chính bằng số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài, gọi số mũ là n Hai lãi suất i và r là lãi suất tương đương.Từ đây ta có F = P (1+i) = P (1+r)n Hay 1+i =(1+r)n Bây giờ ta dễ dàng chuyển đổi lãi suất từ thời kỳ ngắn sang thời kỳ dài hơn và ngược lại theo 2 công thức sau. i =(1+r)n -1 và r = (1+i)1/n -1 +Lãi suất tỷ lệ. Hai lãi suất i 1 và i2 và tương ứng với hai thời kỳ khác nhau t 1, t2 sẽ tỷ lệ với nhau khi tỷ lệ của chúng ngang bằng tỷ lệ các thời kỳ tương ứng của chúng, có nghĩa là: i1/i2 = t1/t2 d. Lãi suất hoàn vốn Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó. Lãi suất hoàn vốn được áp dụng đối với các khoản tín dụng mà việc trả vốn và lãi theo kiểu: -Theo định kỳ (hàng kỳ trả lãi, sau cùng trả gốc như trái phiếu -Trả một khoản tiền cố định theo định kỳ( cả vốn và lãi) Đây là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán. Tiền vay và các khoản trả sau này phải cân bằng về giá trị, mà giá trị này đã xét đến sự biến đổi theo thời gian. Trong trường hợp một món vay đơn, một khoản vay trả một lần, lãi suất hoàn vốn được tính từ quan hệ giá trị hiện tại một khoản tiền Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời điểm cuối mỗi năm trong suốt thời kỳ tín dụng thì lãi suất hoàn vốn được tính từ mối quan hệ giá trị hiện tại của dòng tiền đều xuất hiện cuối kỳ 39
  40. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Trường hợp trái phiếu, người sở hữu trái phiếu sẽ được thanh toán số lợi nhuận cố định hàng năm và đến năm cuối cùng của kỳ hạn sẽ nhận nốt số lợi nhuận năm đó và toàn bộ tiền vốn. Nghĩa là hàng năm nhận tiền lãi, năm cuối cùng nhân tiền lãi kỳ đó và tiền gốc. Việc tính lãi suất hoàn vốn của trái phiếu từ công thức trên mà có. Việc tính lãi suất hoàn vốn như vậy rất khó. Trên thực tế ở các thị trường chứng khoán và cũng thường xuyên được đăng tải như trên báo chí là lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm. 2 khái niệm này là sự đơn giản hóa việc tính toán lãi suất hoàn vốn của các trái phiếu trên thương trường để cho các chủ thể kinh doanh có thể nhẩm tính một cách nhanh chóng lợi ích của các lựa chọn đầu tư và kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết khi mà trong tay các chủ thể đó không có cả máy tính cá nhân hay bảng số. e. Lãi suất hoàn vốn hiện hành ic = C/Pcb C iC Trong đó: PCB ic: lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu Pcb : giá của trái phiếu C: tiền trả lãi hàng năm f. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm F P 360 i TG TG F N i TG: lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm F: mệnh giá của trái phiếu tính giảm PTG: giá bán trái phiếu N: số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu 4.4. GIÁ TRỊ CỦA TIỀN THEO THỜI GIAN 4.4.1. ĐƯỜNG THỜI GIAN Đây là công cụ quan trọng trong việc phân tích giá trị theo thời gian của tiền. Đường thời gian là một đoạn thẳng chia làm nhiều đoạn bằng nhau và được quy định như sau: Các điểm chia trên đoạn thẳng được đánh số từ 0 đến n. Mỗi điểm chia thể hiện một thời điểm. Từ thời điểm này đến thời điểm kế tiếp biểu hiện một kỳ Thời điểm 0 là thời điểm hiện tại. Thời điểm 1 là thời điểm cuối kỳ 1 và là đầu kỳ 2. Thời điểm 2 là thời điểm cuối kỳ 2 đồng thời là đầu kỳ 3 .Thời điểm cuói cùng là n 40
  41. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Ở các thời điểm có thể có những khoản tiền xuất hiện, có thể đó là khoản tiền nhận được hoặc tiền chi ra gọi chung là luồng tiền. Quy ước khoản tiền ra thì mang dâu âm. Luồng tiền vào là một khoản tiền thu được, mang dấu dương. Lãi suất của mỗi kỳ được ghi ở phía trên đoạn thẳng ở kỳ tương ứng. (nếu lãi suất ở các giai đoạn sau không đổi vẫn thì không cần ghi ) 4.4.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA TIỀN Giá trị tương lai của tiền là giá trị của một khoản tiền hay nhiều khoản tiền xuất hiện ở những thời điểm trước đó. Tính toán giá trị tương lai của tiền có những trường hợp sau + Giá trị tương lai của một khoản tiền + Giá trị tương lai của dòng tiền biến thiên - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện vào cuối các kỳ - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện vào đầu các kỳ +. Giá trị tương lai của dòng tiền đều - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện đều đặn vào cuối mỗi kỳ - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện đều đặn vào đầu mỗi kỳ 4.4.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA TIỀN Giá trị hiện tại của tiền là giá trị của các khoản tiền được quy đổi về thời điểm hiện tại. Tính toán giá trị hiện tại của tiền có các trường hợp sau: + Giá trị hiện tại của một khoản tiền + Giá trị hiện tại của dòng tiền biến thiên - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện vào cuối các kỳ - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện vào đầu các kỳ +. Giá trị hiện tại của dòng tiền đều. - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện đều đặn vào cuối mỗi kỳ - Trường hợp các luồng tiền xuất hiện đều đặn vào đầu mỗi kỳ 41