Bài giảng Một số kỹ năng cần thiết của đại biểu trong tham vấn - Nguyễn Văn Mễ

ppt 16 trang huongle 3310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Một số kỹ năng cần thiết của đại biểu trong tham vấn - Nguyễn Văn Mễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mot_so_ky_nang_can_thiet_cua_dai_bieu_trong_tham_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Một số kỹ năng cần thiết của đại biểu trong tham vấn - Nguyễn Văn Mễ

  1. Một số kỹ năng cần thiết của đại biểu trong tham vấn Người trình bày: NGUYỄN VĂN MỄ Nguyên PBT Tỉnh uỷ,Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, khoá 11. 1
  2. Chuyên đề 4: Bài trình bày gồm 4 phần: I- Đặt vấn đề. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB. KN chọn vấn đề tham vấn. KN điều phối, tổ chức các hoạt động tham vấn. KN điều hành Hội nghị. KN đặt câu hỏi và KN lắng nghe. III- Một số việc nên làm và nên tránh. IV- Kết luận.
  3. I- Đặt vấn đề: Để tham vấn công chúng có kết quả, ĐBQH phải không ngừng hoàn thiện một số kỹ năng chủ yếu; đồng thời đòi hỏi bộ máy giúp việc thường xuyên rèn luyện để nâng cao kỹ năng tham mưu và phục vụ. Mỗi kỹ năng có vai trò riêng nhưng có tác dụng bổ sung cho nhau và thường được tiến hành đồng thời nhằm đạt được một số mục tiêu, yêu cầu cụ thể.
  4. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB. 1- Kỹ năng xác định vấn đề tham vấn: Các nội dung trọng tâm mà ĐBQH phải tham vấn công chúng thường thuộc các nhóm sau đây: a- Các vấn đề chính sách gây bức xúc rộng rãi trong công chúng cần nghiên cứu để kiến nghị đưa ra bàn tại các kỳ họp của QH. b- Các vấn đề cản trở việc thực thi PL và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy và công chức nhà nước. c- Các dự thảo luật; các chính sách KT-XH tác động đến nhiều nhóm lợi ích và đang có nhiều ý kiến trái chiều cần nghiên cứu để tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi. d- Các vấn đề đặc thù của ngành và địa phương chưa được các cơ quan có thẩm quyền lưu ý khi xây dựng và thi hành chính sách. e- Các vấn đề mới, chưa có thông lệ cần được n/c để đóng góp vào hoạt động chung; trong đó có việc n/c kinh nghiệm quốc tế. Khi n/c xác định v/đ tham vấn có thể đi vào v/đ chung hoặc đi sâu vào các nhóm đối tượng cụ thể
  5. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). Khi xác định v/đ cần làm rõ: v/đ đó đã được qui định hoặc chưa qui định trong dự thảo; ĐB đã phát hiện v/đ đó qua kênh thông tin nào? ( a- Đọc tờ trình; b- Nghiên cứu chủ trương, CS của Đảng; c- Qua nghiên cứu b/c đánh giá thực trạng; d- Qua nghiên cứu phần qui định chung và đối chiếu với phạm vi điều chỉnh; e- Qua TXCT; qua báo chí; qua tư vấn, chuyên gia; qua nghiên cứu tài liệu các ĐGS; các hội nghị, hội thảo.g- Qua vận dụng kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân.). Những nội dung trọng tâm khi lựa chọn v/đ là:a- Phạm vị, đối tượng điều chỉnh của văn bản; b- Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.c- Sự phù hợp với đường lối, CS của Đảng; với Hiếp pháp và PL; c- Chi phí, lợi ích và tính khả thi của CS; d- V/đ nào có trong thực tiễn mà CS chưa đề cập không?
  6. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). Đối với một dự thảo Luật có thể nghiên cứu v/đ qua việc trả lời các câu hỏi:a- Mức độ rõ ràng, đầy đủ của tên gọi. b- Mức độ bao quát của phạm vi, đối tượng điều chỉnh; c- Sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống PL; d- Tính hợp pháp, sự phù hợp với thẩm quyền; e- Ngôn ngữ và kỹ thuật thể hiện; g- Tính khả thi của luật và trách nhiệm thực hiện. Ví dụ: Khi nghiên cứu dự thảo Luật Đầu tư công cần xem xét tính thống nhất với các Luật khác như Luật doanh nghiệp; Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản QPPL khác. Mặt khác cần cân nhắc phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật có hay không điều chỉnh nguồn ĐTC qua các tập đoàn, các doanh nghiệp có vốn NN. Khi nghiên cứu Luật Bảo vệ di sản văn hóa cần đi sâu xem xét các điều khoản liên quan đến Luật về QH; Luật XD; Luật đất đai
  7. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). Khi xác định vấn đề tham vấn cần dựa vào các tiêu chí SMART để từ nội dung trọng tâm ( tầng 1 ) đi đến xác định những thước đo cụ thể để đo lường, đánh giá tầm, mức của v/đ tham vấn(tầng 2 ). S: Cụ thể. M: Đo đếm được. A: Có thể đạt được ( khả thi ). R: Liên quan, thích hợp. T: Thời hạn. Từ vấn đề được chọn,ĐB xác định đối tượng cần tham vấn bao gồm những tổ chức và cá nhân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chính sách về quyền lợi, nghĩa vụ và các bên liên quan khác. Đồng thời làm rõ qui mô, yêu cầu tham vấn; các công cụ sẽ sử dụng. Đó chính là những “ đầu vào “ quan trọng để lập KH tham vấn. Ví dụ: Khi chuẩn bị thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện KH phát triển KT-XH các năm 2006,2007, ĐB Nguyễn Ngọc Trân chọn v/đ tham vấn là mối tương quan giữa tổng mức ĐTPT với khả năng hấp thụ của nền KT quốc gia; được thể hiện qua các chỉ số được trình bày trong b/c của CP.Đối tượng TV chủ yếu là các cơ quanTW
  8. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). 2- KN điều phối, tổ chức các hoạt động tham vấn. Việc điều phối, tổ chức các hoạt động TV phải dựa vào KH tham vấn bao gồm các bước: a- Bước sáng kiến: Ai là người nêu kiến nghị về v/đ TV ? b- Bước quyết định và điều phối TV: Là việc chia nhóm nội dung; làm rõ mục đích và đối tượng TV; lựa chọn công cụ TV và cách làm; cân đối nguồn lực ; đặt hàng với các bên liên quan. c- Bước thực hiện: Lập KH tiến độ và phân công lực lượng thực hiện các hoạt động TV: Do UB hay HĐDT, ĐĐBQH hay từng ĐB chịu trách nhiệm tổ chức; có hay không sự phối hợp với HĐND cấp tỉnh?; sẽ huy động lực lượng nào cùng tham gia; phân chia tổ, nhóm thế nào?Làm rõ mối quan hệ giữa người chịu trách nhiệm chính với người đảm trách từng hoạt động TV; phân công nhiệm vụ thực hiện công tác truyền thông và thu thập, sử lý thông tin.d- Bước phân tích, sử dụng kết quả TV:Để tham gia XD, hoàn chỉnh và thực thi CS; dự thảo luật; để đeo bám giải quyết các kiến nghị chính đáng của công dân
  9. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). Một số kinh nghiệm khi phân công, điều phối hoạt động TV của các nhóm: + Căn cứ khối lượng công việc để phân công công việc phù hợp cho từng nhóm. + Chọn cách phân công hợp lý; hoặc theo ngành, theo địa bàn hoặc theo nhóm nội dung TV. + Xác định rõ mục đích TV và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm. + Nghiên cứu việc lập hay không lập BCĐ hoặc BĐH hoạt động TV thí điểm.( Kinh nghiệm TPHCM, Lào cai, Nghệ an, Đồng tháp ) + Qui định rõ cơ chế phối hợp giữa các nhóm đối với các hoạt động đan chéo, tiếp nối hoặc hỗ trợ. + Qui định đầu mối tiếp nhận thông tin. Giao việc cụ thể và tạo điều kiện cho VP thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu, giúp việc
  10. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). 3- KN điều hành Hội nghị. Chỉ đạo việc lập KH chi tiết; thời gian cụ thể dành cho từng việc; xây dựng chương trình, thống nhất phương pháp làm việc và phân công trong chủ tọa, văn phòng và các bên phối hợp. Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi điều hành; bố trí người lo khâu thủ tục; ghi chép, tổng hợp và chuẩn bị các loại biên bản. Xây dựng nội qui áp dụng trong quá trình TV trong đó có việc xác định danh sách người được mời TV, thẩm quyền đại diện; phạm vi hoạt động của cơ quan BC; làm rõ thời gian tối đa cho mỗi lượt phát biểu và quyền can thiệp khi cần thiết của chủ tọa Nên đến sớm trước giờ khai mạc để kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị, rà soát lại việc phân công và giao tiếp ban đầu với cử trị. Bám sát kịch bản, kế hoạch và cấu trúc nội dung để điều hành cho đến khi không còn nội dung trùng nhưng phải sử lý linh hoạt khi cần.
  11. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). Khi điều hành hội nghị TV cần tôn trọng một số nguyên tắc: + Truyền đạt thông tin phải ngắn, gọn, dễ hiễu; phần trình bày chiếm ít thời gian hơn để dành cho việc tiếp thu YK phản hồi của các đối tượng được TV. + Cần tóm tắt , chốt lại chủ đề TV trước khi nghe YK phản hồi . Hướng người đối thoại đi vào đúng trọng tâm; khéo léo nhắc nhở khi họ hiểu sai ý hoặc phát biểu lạc đề; không gợi ý bằng câu hỏi khác.Đặt mình vào vị trí người dân xem họ có trả lời được không? + Có thái độ tôn trọng, lắng nghe, chân thành, cởi mở; khi cần có thể hỏi thêm để làm rõ YK người phát biểu. + Căn cứ các nhóm v/đ để yêu cầu người tiếp thu, giải trình một cách ngắn gọn, không bỏ qua những kiến nghị chủ yếu. + Không nhận xét đúng, sai về YK vừa phát biểu; không gây căng thẳng; không bộc lộ thiên kiến, áp đặt. Tránh độc thoại. + Chủ động có phương án sử lý các sự cố bất thường, ngoài kịch bản
  12. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). 4- KN đặt câu hỏi và KN lắng nghe. 4.1- KN hỏi của Đại biểu: Mỗi dạng hội nghị TV sẽ có cách vận dụng khác nhau về cách hỏi.( Ví dụ: Điều tra XHH có cách hỏi khác với KN hỏi tại hội nghi TXCT). Cần có sự phân công trong chủ tọa về việc đặt câu hỏi và kịp thời điều hòa, phối hợp chặt chẽ trong HN; tránh tình trạng chủ tọa đông nhưng chỉ có 1,2 người đặt câu hỏi. Một số nguyên tắc đặt câu hỏi: + Bám sát chủ đề. + Thể hiện rõ câu hỏi; có lúc phải dùng ngôn ngữ bình dân ( chú ý cách hỏi phù hợp ở vùng đồng bào các DT ).+ Không đặt quá nhiều yêu cầu trong một câu hỏi. + Không hỏi theo cách gợi ý sẵn câu trả lời.+ Không đặt câu hỏi có thể gây tổn thương người đối thoại. + Chủ động , không để bị cuốn theo người được hỏi. Cách hỏi: + Dựa trên câu trả lời để hỏi tiếp. + Hỏi lại để hiểu rõ YK người phát biểu. + Hỏi bổ sung ý của ĐB đã hỏi trước. + Có thái độ khuyến khích, động viên người phát biểu; khéo léo cắt chuyển khi cần thiết và chủ động giải thích lại đúng lúc.
  13. II- Một số kỹ năng chủ yếu cần có của ĐB ( tt ). 4.2- Kỹ năng nghe: Có thái độ tôn trọng, chú ý lắng nghe YK người đối thoại; bình tĩnh khi tiếp nhận YK “ nghịch nhĩ”. Phân biệt YK tham gia có tính tác nghiệp và YK có tầm chính sách. Kết hợp KN nghe với KN hỏi để tiếp tục tìm thêm thông tin về v/đ mà ĐB quan tâm. Không được bỏ ra ngoài, nghe điện thoại hoặc nói chuyện riêng khi đối tượng được TV trình bày YK. Khi phát biểu tiếp thu cần khái quát đầy đủ nội dung chủ yếu của cuộc đối thoại; ghi nhận và đánh giá cao tinh thần hợp tác của người được TV; chốt lại nhưng YK mang tầm chính sách và đặt vấn đề tiếp tục giữ các kênh liên lạc với họ sau buổi TV.Tiếp thu tốt, đầy đủ là sự phản ảnh kết quả của KN nghe; bỏ qua những YK tâm huyết, có chất lượng của người đối thoại là khuyết điểm khó chấp nhận.
  14. III- Một số việc nên làm và nên tránh. 1- Một số việc nên làm: Tạo sự đồng thuận trong HTCT về đổi mới nội dung, hình thức TV Cần chủ động triển khai sớm hoạt động truyền thông nhằm quán triệt MĐ,y/c; các nội dung trọng tâm và các công cụ; cách làm sẽ được áp dụng để huy động sự tham gia tích cực của các đối tượng TV trong tất cả các bước . Công tác chuẩn bị TV bao gồm việc thu thập thông tin, chọn lựa v/đ tham vấn; bố trí nguồn lực thực hiện Là những khâu có tính quyết định đối với chất lượng, kết quả TV. Những công việc phức tạp cần tìm kiếm sự cộng tác của các đơn vị tư vấn và chuyên gia và làm tốt việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CB trực tiếp đảm nhiệm các hoạt động TV. Chọn hình thức TV thích hợp; vừa tầm, có tính khả thi. Ví dụ: Hình thức TV các bên liên quan chỉ nên áp dụng sau khi đã tiến hành một số hình thức khác và đã chọn đúng nội dung TV. Hình thức điều tra XHH chỉ có thể triển khai khi đã hội đủ một số điều kiện.
  15. III- Một số việc nên làm và nên tránh ( tt ). 2- Những việc nên tránh: Chọn v/đ TV nằm ngoài KH hoạt động của cơ quan DC và chưa thực sự bức xúc. Chuẩn bị TV một cách sơ sài; thiếu KH chi tiết và không tổ chức được sự phối hợp. Chọn lựa công cụ không phù hợp; thiếu tính khả thi về thời gian và nguồn lực. Thiếu kịch bản cho hoạt động TV đặc thù, ở vùng có đặc điểm riêng có về KTXH ( Ví dụ: Cách tiến hành TV ở vùng đồng bào các DT ít người phải khác nhiều so với vùng tập trung dân cư) Hoạt động truyền thông không tốt làm cho đối tượng TV không hiểu rõ MĐ, y/c và nội dung, hình thức TV nên cộng tác thiếu tích cực và hiệu quả. Không tạo được sự đồng thuận trong HTCT về hoạt động TV; về thí điểm áp dụng các hình thức TV mới.
  16. IV- KẾT LUẬN ĐBQH cần không ngừng rèn luyện các KN tham vấn .Ngoài các KN đã nêu ở các phần trên; ĐB cũng cần đi sâu nghiên cứu một số KN khác như KN thuyết trình; KN thuyết phục, tạo sự đồng thuận; KN thương lượng; KN làm việc với giới truyền thông Tuy vậy 4 KN đã đề cập là những KN quan trọng nhất, chi phối nhiều KN khác. Tuy phần trình bày này không đề cập đến các KN cần thiết của bộ máy VP giúp việc; nhưng đội ngũ này giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định đối với chất lượng và kết quả TV. Việc tập huấn, bồi dưỡng KN cho VP là hết sức cần thiết, cấp bách. Chú ý các KN thu thập , sử lý thông tin; xác định v/đ; lập KH; lo khâu thủ tục; lập các loại biên bản