Bài giảng Nguyên tắc bình đẳng thực chất về Giới

ppt 34 trang huongle 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên tắc bình đẳng thực chất về Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nguyen_tac_binh_dang_thuc_chat_ve_gioi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nguyên tắc bình đẳng thực chất về Giới

  1. Nguyên tắc bình đẳng thực chất về Giới PGS.TS Lê Thị Quý T.T NC Giới & Phát triển ĐHKHXH& Nhân văn
  2. Bình đẳng giới Xem xét hai quan điểm: ‐ Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới ‐ Quan điểm Bình đẳng có nhận thức giới
  3. Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới • Bình đẳng là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, bình đẳng giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện,
  4. Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới ( tiếp ) không phân biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam hay giới nữ. ở đây, điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng, sau đó người ta tin rằng họ sẽ thực hiện và được hưởng thụ như nam giới.
  5. Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới ( tiếp ) • Khi cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao mở ra cho cả nam và nữ thì phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội đó như nam giới (vì lý do sức khoẻ, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong phân công lao động) • Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau (do đã được tạo điều kiện) thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp những khó khăn, cản trở hơn so với nam giới.
  6. Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới ( tiếp ) • Ví dụ hai sinh viên nam và nữ cũng tốt nghiệp đại học, mười năm sau, trình độ, khả năng thăng tiến giữa họ lại rất khác nhau. Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối hơn việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ (quá trình đào tạo liên tục của nam giới và đứt đoạn của phụ nữ ). • Vậy là đối xử như nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khác nhau về mặt tự nhiên và mặt xã hội (do lịch sử để lại).
  7. Quan điểm Bình đẳng khi chưa có nhận thức giới : • Ví dụ: Sự khác nhau trong vấn đề doanh nhân nam và nữ. ‐ Nam giới có thể theo đuổi ý tưởng kinh doanh của mình trong nhiều năm liên tục còn phụ nữ thì bị đứt đoạn do phải mang thai, sinh con, chăm sóc và nuôi dạy con. Các công việc nội trợ mà người phụ nữ phải gánh chịu đã phân tán khả năng tư duy và hoạt động kinh doanh của phụ nữ trong khi cơ hội kinh doanh là một trong những yếu tố đưa đến thành công. Tính quyết đoán là một khả năng được coi như của nam giới và nó có ít hơn ở phụ nữ trong khi tính cách này đóng vai trò quan trọng ở doanh nhân.
  8. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới : – Khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tự nhiên và xã hội so với nam giới, thì đối xử như nhau sẽ không đạt được bình đẳng. Cho nên, bình đẳng giới không chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cả những gì nam giới có thể và có quyền làm. – Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ.
  9. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới : • Những đối xử đặc biệt tác động đến khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ hạn chế những thiệt thòi của phụ nữ cần được duy trì thường xuyên như (chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em). Các đối xử đặc biệt tác động làm thay đổi vị thế người phụ nữ do lịch sử để lại được duy trì chừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn.
  10. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới • Đối xử đặc biệt không chỉ căn cứ vào sự khác biệt giữa nam và nữ, quá trình tiến tới bình đẳng giới còn phải chú ý sự khác biệt ngay trong giới nữ, thể hiện qua các nhóm phụ nữ khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân với nông dân, trí thức, giữa phụ nữ giàu và phụ nữ nghèo, giữa doanh nhân với cán bộ nhà nước Như vậy, đối xử như nhau giữa các bộ phận xã hội không giống nhau sẽ không thể đạt tới bình đẳng.
  11. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới • Bình đẳng giới không chỉ đơn giản là nam giới và phụ nữ hay em trai và em gái có số lượng tham gia như nhau trong mọi hoạt động • Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được hưởng các vị thế xã hội ngang nhau • Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà có nghĩa là sự tương đồng và khác biệt của họ được thừa nhận và được coi trọng như nhau
  12. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới • Bìng đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được trải nghiệm những điều kiện ngang nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của mình, có cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các họat động phát triển của quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội • Điều quan trọng, bình đẳng giới có nghĩa là nam và nữ được thụ hưởng các thành quả một cách bình đẳng.
  13. Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới : ‐ Để đạt tới bình đẳng giới cần có các đối xử đặc biệt dành cho các nhóm xã hội yếu thế. Trong một môi trường mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơn nam giới thì điều kiện cần thiết là phải có các đối xử đặc biệt với phụ nữ.
  14. Các đối xử đặc biệt • Những đối xử đặc biệt tác động đến khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ hạn chế những thiệt thòi của phụ nữ cần được duy trì thường xuyên như (chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em). • Các đối xử đặc biệt tác động làm thay đổi vị thế người phụ nữ do lịch sử để lại được duy trì chừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn.
  15. Các nhu cầu giới C¸c nhu cÇu giíi thùc tÕ C¸c nhu cÇu giíi chiÕn lîc C¸c ®iÒu kiÖn vËt chÊt C¶i thiÖn vÞ trÝ x· héi/kinh tÕ/ chÝnh trÞ Chøc n¨ng cña ph©n c«ng lao Nh÷ng th¸ch thøc cña ph©n ®éng theo giíi vµ m« h×nh ra c«ng lao ®éng theo giíi, tiÕp quyÕt ®Þnh c©n, kiÓm so¸t vµ ra quyÕt ®Þnh VÝ dô VÝ dô Níc uèng §éc lËp vÒ kinh tÕ Dinh dìng Gi¸o dôc/kiÕn thøc Søc kháe vµ bµ mÑ trÎ em Tù do c¸ nh©n NhËn biÕt vÒ chÝnh trÞ vµ quyÒn lùc Nhu cÇu giíi thùc tÕ kh«ng Nhu cÇu giíi chiÕn lîc lµm
  16. Các thí dụ về sự khác biệt • Vai trò giới • Định kiến giới
  17. Vai trò giới • Là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là nam hay nữ. • Vai trò giới do quá trình dạy và học mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, thể chế chính trị. • Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổi người ta còn chịu ảnh hưởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều người không dám công khai thực hiện thay đổi vai trò giới, mặc dù đây là những việc rất đáng khích lệ.
  18. Vai trò giới ( tiếp ) • Các vai trò giới là trách nhiệm và hoạt động khác nhau mà nam giới và phụ nữ phải đảm nhiệm trên thực tế. Ví dụ phụ nữ làm việc nhà, nam giới làm quản lý. Vai trò về giới có thể thay đổi giữa nam và nữ. – Những phân công vai trò giới tạo nên sự bất bình đẳng trong công việc cũng như lợi ích mà họ được hưởng Ví dụ phụ nữ tham gia 75% công việc nông nghiệp, nam giới tham gia 25% công việc nông nghiệp nhưng hưởng thụ bình quân của phụ nữ nông thôn thấp hơn nam giới.
  19. Các vai trò giới • Vai trò sinh sản, nuôi dưỡng: Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động (Không chỉ bao gồm tái sản suất sinh học, mà còn có cả chăm lo duy trì lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai).
  20. Các vai trò giới • Vai trò sản xuất: Bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi. Ví dụ công việc đồng áng của nhà nông, làm công nhân, làm thuê, buôn bán v v (tiền công của phụ nữ thấp hơn, công việc đơn giản, nặng nhọc ) • Vai trò cộng đồng: Bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng, nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người. Nam và nữ khác nhau :Ví dụ phụ nữ làm vệ sinh đường làng quyên góp, vận động KHHGĐ, nam tham gia chính quyền.
  21. Vai trò giới và gánh nặng 3 vai của phụ nữ. • Khi nói tới gánh nặng 3 vai của phụ nữ có nghĩa là người đặt ra yêu cầu phụ nữ đồng thời phải thực hiện cả 3 vai trò, nhiều nơi còn yêu cầu họ phải làm tốt cả 3 vai trò đó. Đây thực sự là gánh nặng đối với phụ nữ khi mà người ta thường quan niệm họ là phái yếu. • Khi nói tới vai trò giới của phụ nữ là muốn đề cập những công việc mà phụ nữ làm với tư cách họ là phụ nữ.
  22. Vai trò giới ( tiếp ) • Chẳng hạn công việc nội trợ được xem là thích hợp với phụ nữ hơn nam giới. Khi thực hiện vai trò giới công việc của phụ nữ bị xem nhẹ, vì vậy vị thế của họ thường thấp hơn nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội. • Sự thay đổi định kiến, giá trị và vai trò giới có thể xoá bỏ khoảng cách giới đem lại sự bình đẳng giữa nam và nữ.
  23. Định kiến giới • Định kiến giới là nhận định của mọi người trong xã hội về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng và các loại hoạt động mà họ có thể làm. Có nhiều biểu hiện khác nhau của định kiến giới song phổ biền hơn cả là những quan niệm về đặc điểm, tính cách và khả năng tính cách của phụ nữ và nam giới.
  24. Định kiến giới ( tiếp ) ‐ Ví dụ nam giới thì mạnh mẽ, độc lập quyết đoán, phụ nữ thì rụt rè tình cảm, bị động, nam giới thì giỏi về kỹ thuật hay sáng tạo, phụ nữ thì thiên về các hoạt động xã hội và công việc tỷ mỷ.
  25. Định kiến giới (tiếp) • Định kiến giới có tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân và quan niệm của những người xung quanh. ‐ Những đặc điểm liên quan đến nam giới và phụ nữ thường được dập khuôn và mang tính cố định, được lặp đi lặp lại qua các thế hệ mà do đó nam giới và phụ nữ không có sự lựa chọn nào khác.
  26. Định kiến giới (tiếp) ‐ Định kiến giới đã làm cho nam giới luôn phải cương lên trong vị trí lãnh đạo của họ và làm cho phụ nữ thiếu tự tin và hạn chế sự lựa chọn của họ, những định kiến có thể dẫn đến nhận thức thiên lệch, đánh gía và nhận xét thiếu khách quan đối với phụ nữ và nam giới từ đó hạn chế cơ hội phát triển của họ.
  27. Định kiến giới (tiếp) • Định kiến giới còn rất phổ biến trong xã hội chúng ta vì định kiến giới đã ăn sâu, bắt rễ trong nhận thức của nhiều người trong xã hội và trở thành lực cản trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách, chương trình kế hoạch trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. • Định kiến giới có tác động xấu về vị trí, thái độ và những hoạt động của nam và nữ, đặc biệt là hạn chế những mong muốn, dự định phát triển cá nhân và cả việc đón nhận những cơ hội và điều kiện phát triển của phụ nữ.
  28. Ý KIẾN CỦA ÔNG ( BÀ ) • Việc không sinh được con trai hoàn toàn là do phụ nữ. • Thiên chức của phụ nữ là sinh đẻ, nuôi con và làm nội trợ. • Để phụ nữ chăm sóc người ốm là thích hợp nhất. • Để phụ nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình là phù hợp vì họ liên quan đến việc sinh đẻ, nuôi con nhiều hơn nam giới. • Đàn ông cần ăn nhiều vì họ làm việc nặng hơn đàn bà.
  29. Ý KIẾN CỦA ÔNG ( BÀ ) • Nam giới có thể vào quán bia vào buổi tối còn phụ nữ thì phải ở nhà. • Nam giới có đầu óc quyết đoán do vậy là những người ra quyết định còn phụ nữ cần phục tùng các quyết định cũng như yêu cầu của nam giới. • Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu. • Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần. • Đàn ông rộng miệng thì sang. Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
  30. Định kiến giới (tiếp) • Định kiến giới là quan niệm truyền thống về khả năng, công việc mà phụ nữ và nam giới có thể, cần làm và nên làm cũng như vị trí có được của họ. • Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trò.
  31. Định kiến giới (tiếp) • Tính chất và mức độ tham gia của họ không như nhau. Nếu như phụ nữ làm hầu hết công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, nhiều khi người ta còn coi đó là thiên chức của phụ nữ thì nam giới không được trông đợi làm việc đó, họ cho rằng mình làm là trợ giúp phụ nữ mà thôi.
  32. Định kiến giới (tiếp) • Công việc của nam giới thường được xem quan trọng hơn công việc của phụ nữ. Cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giờ cũng tốt hơn phụ nữ.
  33. Làm thế nào để xóa bỏ định kiến giới (tiếp) • Xoá bỏ định kiến giới là trách nhiệm của ai? Của các nhà hoạch định chính sách, các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, của hội phụ nữ, phụ nữ của các nhà làm khoa học? • Vì vậy để thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến về giới phải có sự tham gia của toàn xã hội, hướng vào việc tạo cơ hội, điều kiện phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ. Trong chính sách và kế hoạch phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực cần phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ và xoá bỏ tác động của định kiến giới.
  34. Xin cám ơn