Bài giảng Nhận thức và kiểm soát bản thân - Phạm Thị Thúy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhận thức và kiểm soát bản thân - Phạm Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nhan_thuc_va_kiem_soat_ban_than_pham_thi_thuy.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nhận thức và kiểm soát bản thân - Phạm Thị Thúy
- NHẬN THỨC và KIỂM SOÁT BẢN THÂN Ths. Phạm Thị Thúy Tham vấn tâm lý, đào tạo kỹ năng sống, phương pháp sư phạm 0918604397, thuyanh77vn@gmail.com www.hoiquancacbame.com, www.kynangsong.com
- ◼“Hãy yêu người như yêu chính bản thân mình” ◼ Kinh Thánh
- ◼ ‘Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. ◼ Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành, và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. ◼ Không quá đáng khi nói rằng nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho sự thành công trong cuộc sống” ◼ TS Joyce Brothers
- “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”
- Đại bàng gà ◼ Chuyện kể rằng một người đàn ông nọ tìm thấy một quả trứng chim đại bàng, nhưng không biết nên đã đặt nó vào ổ gà mái đang trong thời kỳ ấp trứng. Chim đại bàng con cùng nở ra và lớn lên với đàn gà con. ◼ Từ nhỏ cho đến lớn, con đại bàng con đều làm những việc mà những con gà thực thụ làm và luôn nghĩ mình là con gà không hơn không kém: nó đào đất tìm giun và côn trùng, kêu cục tác, cũng vỗ cánh và bay được một ít trên không trung.
- ◼ Năm tháng trôi qua, con “đại bàng-gà” cũng đã trưởng thành. Một ngày đẹp trời nọ, nó nhìn lên bầu trời và thấy một con chim rất đẹp, dũng mãnh lướt đi trong gió. Nó ngước nhìn con chim đang bay đầy vẻ kính sợ, và hỏi những con gà quanh đó “Ai đấy?” ◼ “Đó là chim đại bàng, chúa tể của các loài chim.”, một trong những con gà trả lời. “Ông ấy thuộc về bầu trời, còn chúng ta thuộc về mặt đất – vì chúng ta là gà.”
- ◼ Và như thế, con chim đại bàng đã cam chịu với số phận của mình, nó đã sống và chết như một con gà, vì nó luôn nghĩ mình chỉ là một con gà mà thôi. ◼ Thiếu sót lớn nhất trong cuộc đời con “đại bàng-gà” này chính là niềm say mê khám phá bản thân. ◼ Nó chưa bao giờ mơ ước được bay và chưa bao giờ học bay để có thể tự tin bay vút lên trời xanh như tổ tiên ngàn đời của mình.
- Phỏng vấn: Bạn có thông minh không?
- Hoạt động 1: Khám phá trí thông minh
- 8 loại trí thông minh 1. Trí thơng minh lơgic 2. Trí thơng minh ngơn ngữ 3. Trí thơng minh vận động cơ thể 4. Trí thơng minh âm nhạc 5. Trí thơng minh khơng gian 6. Trí thơng minh tương tác cá nhân 7. Trí thơng minh nội tâm 8. Trí thơng minh thiên nhiên ◼ Howard Gardner - Thomas Armstrong
- Trí thông minh lôgic ◼ Bạn có khả năng tính toán và hiểu rõ các con số, hay khái niệm toán học, bạn thích tìm tòi và say mê khoa học. ◼ Có thể bạn thích các câu đố, các vấn đề phức tạp, máy tính, mật mã hay làm các thí nghiệm khoa học
- Trí thông minh ngôn ngữ ◼ Bạn yêu thích ngôn từ, và cách sử dụng chúng để nói, để viết. ◼ Bạn thích chơi xếp chữ, đánh vần, kể chuyện, học ngoại ngữ, viết lách hay đọc sách
- Trí thông minh âm nhạc ◼ Bạn yêu thích âm nhạc, tiết tấu, giai điệu, các loại âm thanh. ◼ Bạn có thể nhận biết được trường độ, cao độ. ◼ Bạn thích nghe nhiều loại nhạc, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đĩa CD hoặc tham dự các buổi hòa nhạc
- Trí thông minh không gian ◼ Bạn thích ngắm nhìn thế giới và dõi theo những điều thú vị trong đó. ◼ Bạn có thể hình dung các sự vật hoặc hình ảnh trong đầu. ◼ Bạn có thể ghi nhớ những hình ảnh đã nhìn thấy và thể hiện cho người khác bằng cách vẽ tranh, tạo mẫu, chụp ảnh, kiến trúc hoặc chế tạo
- Trí thông minh vận động cơ thể ◼ Bạn có một vóc dáng tốt và có thể điều khiển cơ thể tiếp thu các kỹ năng mới hoặc tự khám phá bản thân theo những cách khác nhau. ◼ Có thể bạn giỏi điền kinh, khiêu vũ đẹp hay diễn xuất cừ. ◼ Hoặc thích làm đồ thủ công mỹ nghệ, thiết kế tạo dáng hoặc sửa chữa mọi thứ
- Trí thông minh tương tác cá nhân ◼ Bạn yêu mến những người xung quanh và cách họ đối xử với nhau. ◼ Bạn có thể là thành viên của nhiều nhóm bạn, bạn có rất nhiều bạn bè và thường xuyên giúp đỡ láng giêng hoặc tham gia các hoạt động trong bất kỳ nhóm xã hội nào
- Trí thông minh nội tâm ◼ Bạn biết mình đang cảm thấy gì, thành thạo trong việc gì và cần tự hoàn thiện lĩnh vực nào. ◼ Bạn luôn hiểu bản thân hơn người khác hiểu bạn. ◼ Có thể bạn sẽ viết nhật ký, tự đề ra kế hoạch cho tương lai, ngồi suy ngẫm về quá khứ hay tự đánh giá bản thân
- Trí thông minh thiên nhiên ◼ Bạn thích quan sát, khám phá, và phân loại các sự vật, hiện tượng, ví dụ như thực vật, động vật hay các loại đá hoặc cũng có thể phân loại các loại đĩa CD, trang phục của các bạn cũng lớp. ◼ Bạn thích chơi ngoài trời, làm vườn, chăm sóc vật nuôi, nấu nướng hay dồn hết tâm trí vào thế giới tự nhiên
- ◼ Bạn có sẵn cả 8 loại hình trí thông minh!
- Những tin tốt lành ◼ Tám loại hình thông minh khác nhau nhưng chúng có giá trị như nhau! ◼ Dù bạn đang sở hữu trí thông minh ở mức độ nào bạn cũng có thể khám phá, bồi dưỡng, và phát triển nó. ◼ Có thể bạn biết mình giỏi ở lĩnh vực nào, nhưng như vậy không có nghĩa là khả năng của bạn chỉ giới hạn ở đó. => cần phát hiện thêm khả năng của bạn ở những lĩnh vực khác ◼ Mỗi loại hình thông minh đều có nhiều cách biểu hiện (VD, có thể nói giỏi nhưng viết không giỏi ở những người có trí thông minh ngôn ngữ) ◼ Trí thông minh đa dạng thể hiện trong hầu hết những việc bạn làm. ◼ Tám loại hình thông minh được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, khắp các quốc gia, và ở bất kỳ độ tuổi nào.
- Mỗi thiên tài đều từng là đứa trẻ ◼ Thomas Edison từng được thầy giáo nhận xét “ trò T.Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng khồng nên trò trống gì ” Trích Wikipedia. ◼ Albert Einstein lên 6 chưa biết nói, thầy giáo khuyên cho ở nhà vì nghi ông bị thiểu năng ◼ Herry Ford đã từng bị nhiều người đánh giá “ngu ngốc”
- Những người trên đều có suy nghĩ: ◼ Nếu không ai hướng dẫn chỉ dạy- giúp tôi, tôi sẽ tự học hỏi ◼ Nếu mọi người không tin tôi, tôi sẽ tự tin chính mình ◼ Nếu người khác thành công, tại sao tôi lại không?
- ◼ Dù hoàn cảnh bản thân bạn như thế nào đi nữa, nhưng chỉ khi bạn tin vào chính mình và hành động không ngừng để đạt được mục tiêu, bạn có thể đạt được nhiều thành tích nằm ngoài sức tưởng tưởng của mình.
- Clip Nick Vujicic
- Hoạt động 2: Trò chơi vẽ cây bản thân ◼ - Thân: tên của bạn ◼ - Quả: thành công, những gì bạn đã làm được ◼ - Hoa: Mục tiêu ◼ - Lá: Ước mơ ◼ - Sâu: những điểm yếu, nhược điểm, trở ngại ◼ - Rễ: Sức khỏe, Đức tính tốt, quan điểm sống, ưu điểm, các quan hệ xã hội bạn đang có ◼ Thời gian: 10 phút
- Hoạt động 3: TÔI LÀ AI? - Anh chị hãy viết ít nhất 5 câu thể hiện “Tôi là ai” bắt đầu bằng: Tôi là - Thời gian: 5 phút
- “Con là ai?” ◼ Một phụ nữ qua đời khi đi vào cổng thiên đàng gặp Thánh Phêrô, thánh Phêrô hỏi ◼ “Con là ai?” Bà đáp, “Con là vợ của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty X.” ◼ “Ta không hỏi con là vợ của ai. Hãy nói cho ta biết con là ai?” ◼ “Con là mẹ của ba đứa con.” ◼ “Ta không hỏi con là mẹ của ai. Con là ai?”
- ◼ “Con là một tín đồ công giáo.” ◼ “Ta không hỏi con theo đạo nào. Con là ai?” ◼ “Con là người lương thiện, thường làm việc thiện, chăm đi nhà thờ.” ◼ “Ta không hỏi con là người như thế nào. Con là ai?” ◼ Chưa đến số chết, bà quay về trần đời và trở thành một người khác hẳn, sống chan hòa, bao dung với mọi người hơn.
- TÔI LÀ AI? ◼ “Tôi” thật sự là những gì ở bên trong mình: những suy nghĩ, những phẩm chất tốt đẹp như sự trong sáng, vô tư, tình yêu thương, công bằng, . ◼ Những phẩm chất tốt đẹp này bị che lấp dần khi ta nhận diện bản thân bằng những gì thuộc bên ngoài vốn hay bị xáo trộn và dễ thay đổi.
- HỆ QUẢ CỦA VIỆC ĐỒNG HÓA BẢN THÂN TA VỚI NHỮNG THỨ TA CHỈ CÓ QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨ KHÔNG HOÀN TOÀN SỞ HỮU ◼ Điều gì xảy ra khi tôi quên mất chính mình và đồng hóa tôi với chồng tôi là một? ◼ Điều gì xảy ra khi tôi cho rằng con tôi thuộc quyền sở hữu của tôi? ◼ Điều gì xảy ra khi tôi đồng hóa giá trị của tôi với tiền của, nhà cửa, địa vị, học vấn của chính tôi hoặc của chồng, con tôi?
- Điều quan trọng nhất khi nhận ra mình là ai đó là biết: Ô chữ gồm 6 chữ cái: Giá trị
- ◼ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” ◼ Tuyên ngôn độc lập, Mỹ, 1776
- Bạn là nhân tố quyết định ◼ Một ông giám đốc giúp các nhân viên nhận ra giá trị của họ bằng bức thư được soạn trên chiếc máy đánh chữ bị hỏng phím “a”: ◼ “Chiếc mxý đxnh chữ của tôi hoxt động rxt tốt ngoxi trừ một phím bị hỏng. Bxn sẽ nghĩ rxng với cxc phím hoxt động tốt còn lxị thì không xi để ý đến phím hỏng. Nhưng một phím hỏng dường như cũng đủ sức phx huỷ mọi nỗ lực chung đxy bxn x.
- ◼ Bxn có thể tự nhủ rxng không sxo, chỉ có mỗi mình tôi như thế. Sẽ chxng xi để ý tôi có nỗ lực hết mình không. Nhưng có sự khxc biệt đxy vì một txp thể muốn hoxt động hiệu qux rxt cxn txt cx cxc thxnh viên hoxt động hiệu qux bxng cxch nỗ lực hết khx nxng củx mình. Vì thế, nếu có lúc nxo bxn nghĩ rxng mình không quxn trọng, hxỹ nhớ đến chiếc mxy đxnh chữ cux tôi. Bxn lx nhxn tố quyết định.”
- ◼Cái bình nứt
- ◼ “Ý thức về giá trị bản thân không tùy thuộc vào những thành tựu mà ta đạt được, vào cách người ta đối xử với bạn, vào tiếng tăm hay thành công của bạn. ◼ Cảm nhận về giá trị của bạn cần phải được dựa vào sự thật bạn là con của Đấng Tối Cao. Là một loài thụ tạo độc đáo của Người, chúng ta có điều gì đó để dâng tặng cho cuộc đời. “ ◼ Vui hưởng Cuộc sống J. Osteel - Đình Tứ dịch
- ◼ “Bạn là một vật sở hữu quý giá của Chúa. Bất kỳ điều gì bạn đã trải qua trong cuộc đời, bất kỳ những thất vọng nào bạn đã phải chịu đựng, giá trị con người bạn trước mắt Chúa vẫn không thay đổi. Bạn luôn là một đứa con cưng trong mắt Chúa. Chúa không hề chối bỏ bạn, cớ sao bạn lại chối bỏ chính mình. “
- ◼ “Dù cả cha me có ruống rẫy tôi đi nữa, Chúa vẫn chấp nhận tôi, và nhận tôi làm con của Người.” Thánh thi 17:10, ◼ Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đừng để thái độ ruổng rẫy của người khác trở thành nguyên nhân khiến bạn không chấp nhận bản thân.” ◼ Vui hưởng Cuộc sống J. Osteel - Đình Tứ dịch
- Hoạt động 4: ◼Anh/ chị đang là ai?
- Để biết rõ mình là ai cần tham khảo thêm nhận xét của những người xung quanh
- Hoạt động 5: ◼ Bài tập nhóm: “Hãy nói cho tôi biết tôi là ai” ◼ 2 người 1 cặp ◼ Trong 5 phút, ghi nhanh những cảm nhận của mình về người bạn cùng cặp. ◼ “Bạn .”
- ◼Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.
- Bạn muốn đẹp trong mắt người khác không? ◼TÂM SINH TƯỚNG
- Hoạt động 6: Xây dựng hình ảnh của bản thân bạn muốn => Bài tập về nhà Tự tin? Mạnh mẽ? Cứng rắn? Hình ảnh Bản thân Tôi muốn Dịu dàng? Chín chắn? Dễ thương?
- Muốn khám phá bản thân hãy: ◼HÀNH ĐỘNG
- Hoạt động 7: ◼Điều gì xảy ra khi mình đánh giá sai lệch MÌNH LÀ AI?
- CATMIRROR
- KIỂM SOÁT BẢN THÂN
- Hoạt động 8: LIỆT KÊ NHỮNG ĐIỀU TÔI KIỂM SOÁT ĐƯỢC VÀ KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC? ◼ KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC ◼ KIỂM SOÁT ĐƯỢC ◼ Tinh yeu ◼ - suy nghi cua minh ◼ sU nong gian ◼ Cam xuc ◼ Hanh dong, viec lam ◼ Ghen ◼ Cam xuc ◼ Uong, an ◼ Nguoi cu xu voi minh ◼ Tinh cam ◼ Thoi tiet ◼ Uong , an ◼ Su kien khach quan ◼ Suy nghi cua nguoi khac ◼ Suc khoe ◼ Chong/ vo/ con ◼ Loi noi ◼ Bien co ◼ Suc khoe ◼ Ham muon ◼ Than the ◼ ◼ Thoi gian ◼ Tien bac
- ◼Ta thường “quên” kiểm soát bản thân mình và thích kiểm soát người khác. ◼Điều gì xảy ra khi ta muốn kiểm soát người khác? Sở hữu người khác?
- ◼ Chúng ta thường không biết chính mình, dễ dãi với chính mình và khó với người khác, chính vì thế Chúa Giesu đã cảnh cáo/nhắc nhở ◼ Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét. Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy. ◼ Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được. ◼ (Math 7:3-5)
- ◼ “TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ KHÁCH CỦA THẾ GIAN NÀY” ◼ BS. Prashant Kakoday
- KIỂM SOÁT BẢN THÂN là ◼ KIểm soát được suy nghĩ của mình => giúp kiểm soát được cảm xúc, hành động của chính ta.
- THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG ◼ Một buổi sáng, cả nhà cô T. đang dùng điểm tâm. Con gái làm đổ café lên áo cô ấy. Cô T. mắng con, cháu bé khóc. Cô trách chồng để café quá gần rìa bàn. Hai người cãi nhau môt hồi. T đùng đùng bỏ lên lầu thay áo. ◼ Khi cô trở xuống, con gái vẫn đang khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đến trường. Chồng cô ấy vội vã đi làm với bộ mặt bực tức. T đưa con đến trường, vì sợ trễ nên cô chạy xe vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát phạt.
- ◼ Cuối cùng cô cũng đưa con đến lớp, nhưng trễ 15 phút. Con gái chạy vội vào lớp mà không chào mẹ. Cô đến văn phòng trễ 20 phút, và nhận ra mình bỏ quên túi xách ở nhà. Một ngày làm việc băt đầu thật tồi tệ. Chuyện càng lúc càng tệ hại. Khách hàng cáu gắt với cô . ◼ Buổi chiều cô buồn chán trở về nhà, thấy chồng con đều không cười vui với mình như mọi ngày.
- ◼ Tại sao cô T. có 1 ngày tệ như thế? ◼ a. Tại tách café? ◼ b. Tại con gái cô ấy ? ◼ c. Tại người cảnh sát ? ◼ d. Tại cô ấy ?
- Quy luật 9/1: bí quyết thành công trong cuộc sống. 10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn. Còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó.
- ◼ Tôi chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình chứ không phải ai khác. ◼ Tình huống đã xảy ra rồi, không né tránh được. Nhưng tôi có thể khiến nó trầm trọng hơn hay giảm nhẹ đi.
- ◼ Một bà vợ than phiền: chồng không quan tâm, không tặng hoa, không mua quà không biết cách làm vợ vui ◼ Ai có lỗi? ◼ Ai là nô lệ, ai là ông chủ ban phát? ◼ => làm chủ bản thân, dẹp bỏ kỳ vọng vào người khác, đừng để bất cứ ai mang u sầu đến cho bạn.
- ◼ KIỂM SÓAT BẢN THÂN LÀ KHÔNG ĐỂ TÌNH HUỐNG HAY NGƯỜI KHÁC QUYẾT ĐỊNH SỰ VUI BUỒN CỦA MÌNH.
- ◼ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI ◼THAY SUY NGHĨ ĐỔI CUỘC ĐỜI
- ◼ Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý anh/chị! ◼ Chúc quý anh/chị hạnh phúc- bình an!
- ◼ “Là người giàu nhất trong nghĩa trang chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Trước khi lên giường ngủ mỗi đêm, cảm thấy rằng mình đã làm được một điều tuyệt vời. Đó mới là điều có ý nghĩa” - Steve Jobs ◼ so/459698/Steve-Jobs-va-trai-tao-cuoc-doi Ky-3-Tinh-cach-thay-doi-so-phan.html
- ◼ “Biết rằng tôi sẽ chết là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để đưa ra những lựa chọn lớn trong đời. Bởi mọi thứ từ những kỳ vọng, sự tự hào, nỗi xấu hổ vì thất bại đều trở nên vô nghĩa trước cái chết. Nhớ rằng bạn sẽ chết là cách tốt nhất để tránh cái bẫy của lối suy nghĩ rằng bạn có gì đó để mất. Bạn đã trần trụi sẵn rồi. Chẳng có lý do gì mà không hành động theo tiếng gọi của trái tim” - Steve Jobs