Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình - Phan Văn Tú

ppt 27 trang huongle 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình - Phan Văn Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhap_mon_bao_chi_truyen_hinh_phan_van_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình - Phan Văn Tú

  1. NHẬP MÔN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH (MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN) Trình bày: ThS. PHAN VĂN TÚ
  2. Chúng ta sẽ cùng trao đổi những nội dung gì trong học phần này? Anh chị mong muốn được trao đổi những vấn đề nào trong học phần này? + đặc trưng loại hình + lịch sử truyền hình thế giới và Việt Nam + hệ thống ở truyền hình Việt Nam + cơ cấu tổ chức và hoạt động của một đài truyền hình + vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong ê-kíp sản xuất + cấu trúc chương trình truyền hình + qui trình sản xuất tác phẩm/chương trình truyền hình + tổng quan về các thể loại truyền hình + truyền hình thực tế + xây dựng khung chương trình phát sóng + quy hoạch và quản lý nhà nước về truyền hình ở Việt Nam + xã hội hóa các hoạt động sản xuất chương trình + truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay + xu thế truyền thông đương đại và xu thế phát triển truyền hình
  3. NHẬP MÔN TRUYỀN HÌNH Bài giảng: Nhập môn truyền hình – các file PP của ThS. Phan Văn Tú Tài liệu tham khảo: –Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb VHTT, 2003 –Dương Xuân Sơn, Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2009 –The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, 2007 –Trần Lâm, Truyền hình Việt Nam, một phần tư thế kỷ, Nxb CTQG, 1995 –Lê Hồng Quang, Một ngày thời sự truyền hình, Hội Nhà báo Việt Nam –Nhật An, Phát thanh truyền hình, Nxb Trẻ, 2006 –Neil Everton, Làm tin – Phóng sự truyền hình, Quĩ Reuters –Brigitte Besse-Didier Desormeaux, Phóng sự truyền hình, Nxb Thông tấn, 2003 –Zettl, Television Production Handbook –Tony Paice, Planning for Production of TV Program, 2000 –Mike Barnacoat, Scheduling and Programming for Television, 2001 • Các trang web của các Đài truyền hình trong nước và nước ngoài • Các tài liệu khác (tư liệu về Programming, các video clip tiêu biểu, hình ảnh )
  4. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm: Thuật ngữ truyền hình (television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Theo đó, thành tố “tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “vision” là ''thấy được'‘. Television nghĩa là xem được từ xa. Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh đi xa qua sóng điện từ, qua hệ thống cáp, qua mạng internet, qua vệ tinh Truyền hình là một loại hình báo chí xuất hiện sau báo in và phát thanh (đầu thế kỷ XX) nhưng có tốc độ phát triển cực nhanh nhờ những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật. Truyền hình là một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ truyền thông thiết yếu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của hầu hết các quốc gia.
  5. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Phân loại: + Xét dưới góc độ quản lý, có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). + Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí, truyền hình thông tấn Hiện ở Việt Nam còn một cách phân loại khái quát hơn xét về nội dung các kênh sóng: truyền hình quảng bá và truyền hình chuyên biệt + Xét theo góc độ kỹ thuật sản xuất và phát sóng có truyền hình tương tự (analog TV) và truyền hình số (digital TV) + Xét theo góc độ dịch vụ, chúng ta có truyền hình trả tiền và truyền hình miễn phí + Xét theo phương tiện kỹ thuật truyền tải, có truyền hình sóng (wireless TV); truyền hình cáp (CATV); truyền hình internet (IPtv).
  6. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình + Hình ảnh cần truyền được camera điện tử (video camera) biến đổi thành tín hiệu hình (tín hiệu video). + Tín hiệu hình sau khi xử lý sẽ được truyền đi nhờ máy phát hình, hệ thống cáp + Tại nơi nhận máy thu hình (hoặc các thiết bị giải mã) tách tín hiệu hình nhận được rồi đưa đến đèn hình, LCD để biến đổi ngược lại thành hình ảnh tái hiện trên màn hình. + Âm thanh đi kèm với hình ảnh cũng được biến đổi thành tín hiệu và cũng được truyền đi cùng tín hiệu hình một cách đồng bộ.
  7. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình
  8. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình + Để xây dựng hệ thống truyền hình màu, người ta dựa trên nguyên lý ba màu cơ bản. Theo đó, mọi hình ảnh đều có thể phân chia thành ba thành phần màu cơ bản là màu đỏ (R), màu xanh (B) và màu lục (G). Hay nói cách khác, bất kỳ một màu sắc nào có trong tự nhiên cũng đều có thể tạo ra được bằng cách kết hợp ba màu đỏ, xanh dương và xanh lục theo những tỷ lệ thích hợp. + Trong truyền hình màu, hình ảnh được tách ra thành 3 ảnh theo 3 màu cơ bản, hệ thống sẽ biến đổi ba ảnh cơ bản thành ba tín hiệu mang thông tin màu tương ứng Er, Eb, Eg.
  9. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình + Các thiết bị thu tín hiệu truyền hình sẽ biến đổi theo quy trình ngược lại để cung cấp hình ảnh màu từ 3 ảnh cơ bản + Ba tín hiệu màu Er, Eb, Eg được mã hóa thành một tín hiệu video màu tổng hợp. Những phương pháp mã hóa tín hiệu video màu khác nhau dẫn đến việc có các hệ truyền hình khác nhau. Trên thế giới hiện nay tồn tại ba hệ truyền hình màu là: NTSC, PAL, SECAM.
  10. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Nguyên lý truyền hình cũng dựa trên một số đặc điểm về mắt người như: Phổ điện từ và khoảng tần số ánh sáng thấy được, độ nhạy của mắt với các màu sắc (mắt nhạy cảm nhất với mầu lục và giảm dần với các màu xung quanh); khả năng phân giải của mắt.
  11. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Mắt có độ nhạy cao nhất với màu lục
  12. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Độ tương phản là tỷ lệ giữa độ chói cao nhất so với độ chói thấp nhất, tỷ lệ này càng lớn thì độ tương phản càng cao. Ngoài tự nhiên thì độ chênh lệch này là khoảng 10.000 lần nhưng trong truyền hình thì độ thay đổi này là khoảng trên 100 lần. Trong màn hình máy tính thì độ thay đổi là 256 lần. Mắt người có khả năng phân biệt được hai điểm sáng có độ tương phản hơn kém nhau khoảng 0,02 lần.
  13. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Khả năng phân giải của mắt là khả năng mắt người phân biệt được hai điểm riêng biệt khi nhìn từ một góc hẹp. Mắt người chỉ có khả năng phân biệt được hai điểm A, B trên khi nhìn từ một góc α > 1,5’. Nếu góc α < 1,5' thì mắt người không có khả năng phân biệt được hai điểm riêng rẽ. Dựa vào đặc điểm này trong truyền hình người ta chỉ phát lại các điểm ảnh rời rạc sao cho từ mắt người nhìn vào các điểm ảnh với một góc nhìn đủ nhỏ để ta không thấy được đó là hai điểm phân biệt.
  14. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Quán tính của mắt: Khi ta nhìn một bức ảnh, nếu bức ảnh đó vụt tắt thì hình ảnh đó vẫn tồn tại trong con ngươi khoảng 0,1 giây, đó là hiện tượng lưu ảnh trong võng mạc hay còn gọi là quán tính của mắt. Nếu ta cho bức ảnh xuất hiện rời rạc khoảng 10 lần trong 1 giây thì ta có cảm nhận đó là một bức ảnh liên tục. Trong truyền hình, người ta truyền đi 25 bức hình / giây, do đó hình ảnh ta cảm nhận là liên tục (tùy hệ truyền hình)
  15. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Nguyên lý truyền hình Khác với điện ảnh, trong truyền hình, người ta không truyền nguyên vẹn cả một hình ảnh (khuôn hình) đi tức thời mà hình ảnh cần truyền được phân thành những phân tử rất nhỏ gọi là điểm ảnh. Những điểm ảnh này được xếp theo từng dòng, 525 dòng (hệ FCC) và 625 (hệ CCIR hoặc OIRT) Nhờ hệ thống quét hình điện tử camera các giá trị sáng tối của từng điểm hình được biến đổi thành tín hiệu video rồi truyền đi với tốc độ quét ra 1750 dòng (hệ FCC) hoặc 15625 dòng (hệ CCIR hoặc OIRT) trong một giây.
  16. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Một số khái niệm: + Truyền hình analog (tương tự) Là công nghệ truyền hình phổ biến từ khi ra đời đến nay. Truyền hình analog còn gọi là truyền hình tương tự vì tín hiệu của nó phát đi, khi TV nhận được, giải điều chế sẽ chuyển ra kết quả là tín hiệu tương tự như tín hiệu gốc của âm thanh và hình ảnh. Tín hiệu gốc được điều chế theo kiểu biến thiên của dòng điện. Hạn chế: Tín hiệu bị ảnh hưởng của môi trường, dẫn đến sự sai lệch so với tín hiệu gốc: nhòe hình, nhiều hạt , lãng phí tài nguyên tần số, chất lượng hình ảnh trung bình.
  17. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Một số khái niệm: + Truyền hình digital (số) Thông tin trước khi truyền đi đã được mã hóa thành tín hiệu số (0 - 1) (không còn là tín hiệu hình sin như truyền hình analog). Tín hiệu số 0 - 1 này sau đó được điều chế lên thành sóng cao tần phát đi. Truyền hình số vệ tinh thì phát tín hiệu qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất phát tín hiệu từ mặt đất. Do các máy thu hình hiện nay là máy thu hình analog nên phải có bộ giải mã. Công nghệ DTH: Đài truyền hình phát sóng lên vệ tinh, từ vệ tinh tín hiệu được truyền về anten parabol của người xem. Ưu điểm: Chất lượng hình ảnh, âm thanh hoàn hảo (cũng bị ảnh hưởng của thời tiết do truyền trong không khí) và có thể đến với vùng sâu, vùng xa
  18. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Một số khái niệm: + Truyền hình internet (IPtv) Tín hiệu được truyền đi trên mạng thông tin toàn cầu internet qua giao thức IP. Truyền hình internet hiện có nhiều hình thức. Hình thức truyền thống và hình thức dịch vụ sử dụng băng thông rộng. Truyền hình internet có thế mạnh tương tác, thế mạnh tùy chọn, và có nhiều kênh truyền hình miễn phí. Chất lượng đường truyền internet ở Việt Nam chưa ổn định nên loại hình này chưa phát triển mạnh ở Việt Nam
  19. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Một số khái niệm: + Truyền hình cáp: Còn gọi là truyền hình hữu tuyến, sử dụng cáp quang, cáp đồng trục để truyền tải tín hiệu đến người sử dụng (thuê bao). Ưu điểm: chất lượng kỹ thuật tốt, số lượng kênh phong phú, tạo mỹ quan cho đô thị, khu dân cư, tính toán được các thống kê về khán giả, thu lệ phí, thông tin được 2 chiều. Nhưng không phải nơi nào cũng có thể phát triển truyền hình cáp, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng núi. Tín hiệu truyền trực tiếp qua dây dẫn nên - trên lý thuyết - không bị ảnh hưởng của thời tiết. Nhưng trên thực tế, nhiều kênh nước ngoài được đài của VN đang tiếp sóng qua vệ tinh và nén theo chuẩn của riêng mình nên cũng bị ảnh hưởng
  20. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình: + Hệ thống báo chí trên thế giới hiện nay được xếp thành 4 loại hình cơ bản. Đó là báo in (báo viết), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và báo mạng (trực tuyến). Sự phân chia thành 4 loại hình như vậy xuất phát từ đặc trưng loại hình, mà chủ yếu là do sự khác biệt về mặt ngôn ngữ biểu hiện (phương tiện, ký hiệu thông tin) giữa các loại hình báo chí. + Đặc trưng của một loại hình báo chí là những nét riêng biệt để phân định những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng loại hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. + Khi xét đặc trưng của một loại hình báo chí, thường người ta xét đến các khía cạnh như phương pháp thể hiện, phương pháp truyền tải thông tin
  21. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình: + Hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí? - Ngôn ngữ là hệ thống những ký hiệu (động tác, lời nói, âm thanh, hình ảnh, biểu tượng v.v để nhận thức, tư duy, trao đổi. - Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những ký hiệu mà các loại hình báo chí dùng để truyền đạt thông tin + Đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở đặc điểm ngôn ngữ báo chí của nó. Hay nói cách khác, đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở hệ thống ký hiệu thông tin riêng biệt của loại hình này.
  22. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình: + Nếu như báo in chủ yếu sử dụng ngôn ngữ viết (sau này thêm ngôn ngữ ảnh và đồ họa, trình bày), phát thanh sử dụng ngôn ngữ âm thanh (lời nói, tiếng động hiện trường, âm nhạc ) thì truyền hình có lợi thế là ngôn ngữ hình ảnh (động) + Tất nhiên, truyền hình không chỉ có ngôn ngữ hình ảnh động mà còn có ngôn ngữ văn bản và các hình thức ngôn ngữ đồ hình khác. Nhưng đặc điểm riêng biệt của truyền hình xuất phát từ ngôn ngữ chủ yếu mà nó sử dụng. Hay nói cách khác, nếu ngôn ngữ viết là chính văn của báo in, âm thanh là chính văn của báo nói, thì hình ảnh động là chính văn của truyền hình. + Ngôn ngữ truyền hình là dạng ký hiệu thông tin mang tính trực quan, sinh động, đơn chất. Ngôn ngữ truyền hình ít có sự khác biệt giữa ký hiệu thông tin và bản chất sự kiện.
  23. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 2. Đặc trưng tiếp nhận của truyền hình: + Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận tác phẩm bằng thị giác, phát thanh bằng thính giác, khán giả truyền hình tiếp cận tác phẩm bằng cả thị giác và thính giác, trong đó, thị giác chiếm ưu thế chủ đạo. +Chính vì có ngôn ngữ hình ảnh động, truyền hình có thể giúp khán giả dõi theo các chuyển động, hành động một các liên tục, nên truyền hình có ưu thế về sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo chí ra đời trước nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin có hiệu quả thông điệp cao.
  24. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 2. Đặc trưng tiếp nhận của truyền hình: + Cùng với âm thanh, hình ảnh động tạo nên sức thuyết phục, tạo sự tin tưởng trong lòng người xem. Với truyền hình, với hình ảnh động, dường như không còn tồn tại những sự nghi ngờ nào về độ chính xác của sự kiện. Người xem thực sự như được trực tiếp chứng kiến sự kiện đó, và hiệu quả cảm xúc đạt được là rất cao. + Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện và mang sự kiện đi xa, nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình. + Do hình ảnh động và âm thanh có thể tác động trực tiếp và “dễ hiểu” nên truyền hình dễ dàng đến được với nhiều người, ở mọi tầng lớp, mọi trình độ. Nếu đại chúng là thuộc tính của ngôn ngữ báo chí nói chung, thì ngôn ngữ truyền hình là đại chúng hơn cả.
  25. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 3. Đặc trưng truyền tải của truyền hình: + Truyền hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với báo in. Người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày. Đây là ưu thế của truyền hình so với một số loại hình báo chí khác. + Truyền hình cũng đến được với lượng công chúng lớn hơn nhiều lần so với báo in. + Với các tính năng kỹ thuật, truyền hình cho phép truyền tải thông tin theo quá trình, diễn tiến nên có sức thuyết phục cao.
  26. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 4. Hạn chế của truyền hình: + Chuyển tải thông tin theo tuyến thời gian. + Hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng. Ký hiệu thông tin truyền hình thuộc ký hiệu đồng nhât (sự phù hợp hoàn toàn giữa nội dung ký hiệu và vật thể mà ký hiệu đại diện) nên thông tin trong truyền hình thường mang tính cụ thể, dễ hiểu bằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, nhưng khó chuyển tải những thông tin trừu tượng, lý luận. + Hạn chế về điều kiện tiếp thu + Hạn chế về đối tượng
  27. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 5. Đặc trưng sản xuất của truyền hình: + Quá trình làm ra một sản phẩm, nếu ở báo in, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo thì ở truyền hình, đó thường là đứa con tinh thần của cả một tập thể. + Không chỉ mang đến cho người xem tin tức, truyền hình còn là phương tiện chuyển tải nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều chương trình giải trí. Do đó, truyền hình trở thành một nhà hát tổng hợp, một phương tiện giải trí toàn năng.