Bài giảng Nhập môn Dotnet

ppt 32 trang huongle 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn Dotnet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhap_mon_dotnet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn Dotnet

  1. Nhập môn DotNet. Bài 1
  2. Yêu cầu Biết được sự ra đời, quá trình phát triển, tương lai cũng như cấu trúc của bộ sản phẩm .Net Nắm được các khái niệm cơ bản trong C# như: cấu trúc chương trình, từ khóa, các toán tử Biết cách sử dụng một số kiểu dữ liệu cơ bản: mảng, xâu ký tự, liệt kê, struct.
  3. Giới thiệu Microsoft.Net Cùng với sự phát triển liên tục của CNTT nhất là phần mềm, hệ điều hành, các môi trường phát triển phần mềm→ các ứng dụng liên tục được ra đời, tuy nhiên phát triển chưa được thống nhất. Java ra đời đã có sức mạnh đáng kể, đặc biệt với các ứng dụng trên Internet.
  4. Giới thiệu Microsoft.Net Microsoft đã dùng ASP để làm giảm ảnh hưởng của JAVA. Ngoài ra khi làm việc trên môi trường web còn một số ngôn ngữ như CGI-Perl, PHP Lập trình ứng dụng cũng có nhiều công cụ: Visual C++, Delphi, Visual Basic Tháng 7/2000 Microsoft phát hành phiên bản beta của .Net
  5. Cấu trúc Microsoft.Net Microsoft.Net bao gồm hai phần chính: Framework và Integrated Development Environment (IDE). Thành phần Framework là tinh hoa, nền tảng của .Net, còn IDE chỉ là môi trường để triển khai các ứng dụng. Trong .Net toàn bộ các ngôn ngữ C#, Visual C++, Visual Basic.Net đều dùng cùng một IDE.
  6. Microsoft.Net Framework
  7. Microsoft.Net Framework Thành phần quan trọng nhất của .Net Framework là CLR-Common Language Runtime, cung cấp môi trường cho ứng dụng thực thi. .Net hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ, có thể kế thừa các lớp, bắt các biệt lệ, đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .Net framework sử dụng đặc tả Common Type System-CTS (hệ thống kiểu chung) và Common Language Specification-CLS (đặc tả ngôn ngữ chung).
  8. Ngôn ngữ trung gian MSIL Với .Net chương trình không biên dịch thành tập tin thực thi mà biên dịch thành ngôn ngữ trung gian MSIL-Microsoft Intermediate Language. Sau đó chúng được CLR thực thi. Các tập tin MSIL biên dịch từ C# đồng nhất với các tập tin MSIL biên dịch từ ngôn ngữ .Net khác. Khi chạy chương trình IL được biên dịch (hay thông dịch) một lần nữa bằng trình Just In Time-JIT→mã máy.
  9. Visual Studio.Net Tạo một Project mới
  10. Visual Studio.Net Môi trường làm việc
  11. Ngôn ngữ C# C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, được kế thừa có chọn lọc, phát triển từ C++ và Java, với khoảng 80 từ khóa và hơn 10 kiểu dữ liệu dựng sẵn. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, lập trình hướng đối tượng và hướng thành phần (component oriented).
  12. Cấu trúc chương trình C# using System; namespace example { class Program { static void Main(string[] args) { //In ra man hinh Console.WriteLine("Lap trinh C#"); Console.ReadLine(); } } }
  13. Cấu trúc chương trình C# Lớp, đối tượng: Bản chất của lập trình HĐT là tạo ra các kiểu mới. Giống như các ngôn ngữ HĐT khác một kiểu trong C# cũng định nghĩa bằng từ khóa class (gọi là lớp). Thể hiện của một lớp gọi là đối tượng. Hành vi của lớp được gọi là các phương thức thành viên Ghi chú: tron C# sử dụng hai kiểu ghi chú quen thuộc là “//” và “/* */”
  14. namespace (không gian tên) Console là một lớp trong cả ngàn lớp của bộ thư viện .Net. Một vùng tên có thể có nhiều lớp và vùng tên con khác. Nếu vùng tên A nằm trong vùng tên B, ta nói vùng tên A là vùng tên con của vùng tên B, khi đó các lớp trong vùng tên A được ghi như sau: B.A.ten_lop_trong_vung_ten_A System là vùng tên chứa nhiều lớp hữu ích cho việc giao tiếp với hệ thống hoặc các lớp công dụng chung như Console, Math, Exception
  15. Toán tử chấm “.” Toán tử chấm dùng để truy xuất dữ liệu và phương thức của một lớp, đồng thời cũng để chỉ định tên lớp trong một vùng tên Ví dụ: System.Console Toán tử chấm cũng dùng để truy xuất các vùng tên con của một vùng tên Ví dụ: VungTen.VungTenCon.VungTenConCon
  16. Biên dịch, thực thi chương trình Có hai cách biên dịch, thực thi chương trình đó là dùng môi trường phát triển tích hợp IDE (Visual Studio) hoặc viết bằng trình soạn thảo văn bản và dịch bằng dòng lệnh Sau khi đầy đủ mã nguồn ta tiến hành biên dịch: nhấn “Crtl+Shift+B” hoặc Build>Build Solution. Nhấn F5 để bắt đầu chạy chương trình.
  17. Kiểu dữ liệu định sẵn Kiểu Kích Kiêu .Net Giá trị thước(byte) byte 1 Byte 0 255 char 1 Char Mã Unicode bool 1 Bollean True hoặc False sbyte 1 Sbyte -128 127 short 2 Int16 -32768 32767 ushort 2 Uint16 0 65535 int 4 Int32 -2147483647 float 4 Single Số thực
  18. Chuyển đổi kiểu định sẵn Một đối tượng có thể chuyển từ kiểu này sang kiểu kia một cách ngầm định hoặc tường minh short x=3; int y; y=x; x=(short) y;
  19. Biến và hằng Khi dùng một biến trước hết nó phải được khởi tạo int x; x=5; int y=x; Hằng là một biến nhưng giá trị không thay đổi theo thời gian. const int hs=10;
  20. Vào ra dữ liệu int n; Console.Write("Nhap gia tri n:"); n = Convert.ToInt32(Console.ReadLine()); n = int.Parse(Console.ReadLine());
  21. Các toán tử
  22. Các toán tử n++, ++n là các toán tử tăng giá trị giá trị của n được tăng thêm 1. Sự khác nhau chỉ thể hiện rõ trong các biêu thức toán học. Toán tử tam phân: ? : ;
  23. Các lệnh rẽ nhánh không điều kiện Có hai loại câu lệnh rẽ nhánh không điều kiện: lệnh gọi phương thức và sử dụng từ khóa goto, break, continue, return.
  24. Các lệnh rẽ nhánh có điều kiện Các từ khóa if-else, while, do-while, for, switch-case dùng để điều khiển dòng chảy của chương trình if(biểu thức logic) khối lệnh ; if(biểu thức logic) khối lệnh 1; else khối lệnh 2;
  25. Các lệnh rẽ nhánh có điều kiện switch(biểu thức lựa chọn) { case biểu_thức_hằng: khối lệnh; lệnh nhảy; [default: khối lệnh; lệnh nhảy;] }
  26. Lệnh lặp Lệnh goto có thể dùng để tạo vòng lặp có điều kiện, cụ thể: tạo nhãn và goto đến nhãn đó Lệnh while Cú pháp: while (biểu_thức_logic) khối lệnh;
  27. Lệnh lặp Lệnh do-while do khối lệnh; while (biểu_thức_logic) Vòng lặp for for ([khởi_tạo_biến_đếm];[biểu_thức];[tăng _biến_đếm]) khối lệnh;
  28. Các kiểu dữ liệu cơ bản Trong C# cũng hỗ trợ các kiểu dữ liệu như: mảng, chuỗi, liệt kê, cấu trúc giống như trong C++ và Java Kiểu mảng: ⚫ kiểu[] tên_mảng; ⚫ kiểu[,] tên_mảng; ⚫ Kiểu[][] tên mảng
  29. Các kiểu dữ liệu cơ bản Kiểu chuỗi ⚫ Cú pháp: string tên_chuỗi; ⚫ Tạo chuỗi bằng phương thức ToString() của đối tượng. Kiểu liệt kê: là tập hợp các tên hằng có giá trị không thay đổi ⚫ Cú pháp enum [kieu_co_so] {danh_sach_cac_thanh_phan_liet_ke};
  30. Các kiểu dữ liệu cơ bản Cấu trúc: là kiểu dữ liệu đơn giản, kích thước nhỏ, dùng thay thế lớp, cũng có thể chứa các phương thức, thuộc tính, các trường, các toán tử, các kiểu dữ liệu lồng bên trong. ⚫ struct [:danh_sách giao_diên] { [thành_viên_cấu trúc]; }
  31. Các kiểu dữ liệu cơ bản using System; public struct Location {public Location( int xCoordinate, int yCoordinate) {xVal = xCoordinate; yVal = yCoordinate;} public int x {get{return xVal;} set{xVal = value;}} public int y {get{return yVal;} set{yVal = value;}}
  32. Các kiểu dữ liệu cơ bản public override string ToString() {return (String.Format(“{0}, {1}”, xVal, yVal));} // thuộc tính private lưu toạ độ x, y private int xVal; private int yVal; }