Bài giảng phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Bài 3: Giai đoạn xác định

ppt 30 trang huongle 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Bài 3: Giai đoạn xác định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_bai_3_giai_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Bài 3: Giai đoạn xác định

  1. BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM BÀI 3. GIAI ĐOẠN XÁC ĐỊNH
  2. NỘI DUNG l Mục đích l Các loại tài liệu l Đề cương dự án l Hồ sơ nghiên cứu khả thi l Tài liệu yêu cầu l Danh sách rủi ro l Kế hoạch ban đầu l Đề xuất l Hỏi đáp
  3. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH l Nắm được đây đủ yêu cầu để có thể hình dung chính xác yêu cầu của dự án và ước lượng được dự án l Tìm hiểu thấu đáo các vấn đề của người dùng và những gì cần thiết để giải quyết l Quyết định có thực hiện dự án hay không – tính khả thi l Nếu thực hiện được thì rủi ro như thế nào l Bắt đầu các ngay các hoạt động dự án, lập các tài liệu dự án, các báo cáo, mở hồ sơ dự án
  4. TÀI LIỆU DỰ ÁN l Đề cương dự án: nêu vấn đề để cấp trên hoặc khách hàng chấp nhận xem xét và ủng hộ l Nghiên cứu khả thi: chứng minh rằng dự án có thể thực hiện được về mặt kinh tế - kỹ thuật. Mục đích là được cấp trên hoặc khách hàng thông qua l Tài liệu yêu cầu: làm rõ các yêu cầu,trên cơ sở đó mới có thể ước lượng được chi phí và thời gian. Tài liệu cần được thông qua ở mức người dùng l Danh sách rủi ro để dự phòng, đối phó l Kế hoạch ban đầu: các bước đi chính để lập lịch và phân bố tài nguyên sau này. Kế hoạch phải được nhóm dự án chấp nhận. l Đề xuất : ước lượng ban đầu về thời hạn và giá thành, môi trường thực hiện l Các tài liệu này có thể có nội dung giao nhau, nhưng nó nhằm những mục đích khác nhau và cho các đối tượng khác nhau
  5. 1. TÀI LIỆU ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Đây là tài liệu đầu tiên nhằm phác thảo nên một dự án để thuyết phục cấp trên hoặc khách hàng xem xét để đi đến một dự án. l Nội dung: nhấn mạnh vào lợi ích có thể có, Không đi sâu vào kỹ thuật, không đi sâu vào tính khả thi (vì không phải là lúc quyết phải đầu tư như thế nào), dự toán có thể không chính xác. l Cần lưu ý rằng khi viết đề cương thì ta đang đứng với vai trò người đầu tư, nhưng trên thực tế thì người xây dựng đề cương rất có thể là người đang nhằm sau này sẽ là người thực hiện dự án này.
  6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Tên dự án l Nội dung l Đơn vị chủ trì (phân biệt đơn vị – Mô tả nội dung chức năng phối hợp, đơn vị thực hiện) cần đạt được l Các căn cứ – Mô tả các tính năng cần đạt được – Căn cứ pháp lý (các văn bản, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, – Mô tả các hạng mục cần tổ chức) thực hiện – Tình hình (nhiệm vụ liên quan l Mô tả hiệu quả dự kiến đến dự án, hiện trạng (về thiết – Hiệu quả nghiệp vụ bị, tổ chức con người, quy trình, – Hiệu quả kinh tế - xã hội phần mềm, thông tin), yêu cầu ) l Dự toán sơ bộ và lịch trình – Tính cần thiết của dự án sơ bộ l Mục tiêu, phạm vi l Kết luận : kết luận về lợi ích, – Mục tiêu dài hạn khả năng thực hiện và kiến nghị – Mục tiêu cụ thể phù hợp với cấp trên cho triển khai dự án mục tiêu dài hạn l Các phụ lục. Làm rõ thêm dự án nhưng không để trong dự án làm rối
  7. VÍ DỤ ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Tên dự án: Xây dựng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công vịêc tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh X l Đơn vị chủ trì: Sở KHĐT tỉnh X l Các căn cứ – Căn cứ pháp lý (các văn bản về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ chính trị của Sở, các văn bản về tin học hoá hành chính nhà nước, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ cơ quan về tin học hoá, Quyết định của Giám đốc Sở về triển khai tin học hoá ) – Tình hình tin học hoá (thiết bị, các phần mềm ứng dụng, con người, dữ liệu, chính sách) – Tình hình nghiệp vụ (tần suất công văn, nguyên nhân trì trệ trong hoạt động hành chính, xác định ) – Tính cần thiết của dự án: khẳng định hệ thống hiện tại không đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như trong thời gian tới, cần phải tin học hoá l Mục tiêu và phạm vi – Mục tiêu dài hạn: cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý – Mục tiêu cụ thể: Xây dựng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc qua mạng, – Phạm vi, chỉ xây dựng phần mềm, áp dụng tại trụ sở của Sở
  8. VÍ DỤ ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Nội dung – Xây dựng phần mềm với các chức năng và tính năng sau (quản: . – Xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản – Tổ chức lại quy trình thực hiện – Chuyển giao công nghệ l Hiệu quả dự kiến – Tính sẵn sàng của văn bản, tìm kiếm nhanh, chính xác – Xử lý văn bản dễ dàng: tiếp nhận, công bố, phân văn bản, lập hồ sơ xử lý – Dễ dàng xác nhận trách nhiệm, dễ dàng kiểm soát tiến độ và nội dung xử lý – Xây dựng được nề nếp làm việc văn minh, công nghiệp – Giảm được thời gian làm việc để có thể giảm biên chế ??? Thành lập được bộ phận dịch vụ mà không phải tăng người
  9. VÍ DỤ ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Dự kiến tiến trình triển khai – Xây dựng đề án khả thi : 2 tháng – Chọn nhà thầu: 1 tháng – Thống nhất thiết kế: 1 tháng – Xây dựng phần mềm: 8 tháng – Chuyển giao: 1 tuần – Đưa vào vận hành : 3 tháng thử nghiệm, sau đó đưa vào chính thức l Dự kiến kinh phí (phác thảo – không cần quá chính xác) – Cơ sở dự toán – Kinh phí làm phần mềm (giải trình theo phụ lục) – Kinh phí làm dữ liệu – Kinh phí mua sắm thêm máy scanner và nâng cấp mạng – Kinh phí đào tạo – Kinh phí quản lý (tư vấn, giám sát, nghiệm thu ) – Kinh phí dự phòng (cỡ 10%)
  10. VÍ DỤ ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN l Kết luận – Không thể không tin học hoá – Điều kiện đã chính muồi – Nếu được thực hiện sẽ – Kính đề nghị lãnh đạo Sở xem xét cho triển khai l Phụ lục: – Phụ lục 1. Tình hình triển khai ở một số tỉnh bạn và hiệu quả – Phụ lục 2. Dự toán phần mềm – Phụ lục 3 .
  11. 2. HỒ SƠ NGHIÊN CỨU (DỰ ÁN) KHẢ THI l Mục tiêu của nghiên cứu khả thi là chứng minh tính khả thi của dự án để thuyết phục người đầu tư hoặc lãnh đạo đầu tư triển khai dự án l Phân biệt dự án khả thi và hồ sơ (tài liệu) nghiên cứu khả thi. – Hồ sơ nghiên cứu khả thi làm rõ công việc có đáng làm hay không và có làm được hay không (khả thi) về các phương diện kinh tế, kỹ thuật. Nếu được thì chi phí bao nhiêu và lợi ích ra sao. Hồ sơ nghiên cứu khả thi xem căn cứ pháp lý, tính cần thiết của dự án, mục tiêu phạm vi là đã được nêu và được chấp thuận. – Dự án khả thi sẽ bao gồm một phần nội dung như ở đề cương dự án ví dụ tên, đơn vị chủ trì (đơn vị phối hợp), kinh phí, thời hạn, cơ sở pháp lý, tình hình hiện tại, sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi của dự án và hồ sơ nghiên cứu khả thi
  12. CẤU TRÚC HÔ SƠ NGHIÊN CỨU KHẢ THI l Đặt vấn đề l Tính khả thi về tổ chức l Hiện trạng và yêu cầu – Đưa ra phương thức tổ chức triển khai thông qua đó thể hiện l Một số giải pháp kỹ thuật tính khả thi – Chức năng – Cũng có thể dự kiến lịch trình – Giải pháp kiến trúc triển khai – Giải pháp về môi trường l Khả thi về tài chính Khả thi về l Đánh giá các giải pháp về kinh tế (chi phí): mặt kỹ thuật và tài chính – Không phải nêu trong hồ sơ vì (có thể trình bày đan xen chi phí sẽ được cấp trên hoặc trong trình bày giải pháp) đơn vị chủ trì quyết định. Về l Lựa chọn giải pháp tối ưu nguyên tắc người lập hồ sơ là đồng thời chỉ ra tính khả cung cấp thông tin về chi phí thi về kỹ thuật chứ không thể quyế định – Tuy nhiên phải lập dự toán l Kết luận l Phụ lục (nếu cần thiết)
  13. VÍ DỤ l Đặt vấn đề: ví dụ thực hiện chủ trương đã được Sở KHĐT đã xây dựng đề cương dự án “Xây dựng phần mềm ” và đã được chấp nhận. l Hiện trạng liên quan đến dự án – Tổ chức: Sở có n phòng, k cán bộ, làm việc phân tán ở hai địa điểm cách nhau 10 km. Văn phòng là đơn vị đầu mối trong giao dịch với các tổ chức và cá nhân. Quy trình giải quyết công văn và quy trình tiếp nhận các thủ tục hành chính – Hiện trạng tin học hoá: máy móc, mạng, các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, công nghệ sử dụng, những người tham gia với nghiệp vụ và kỹ năng tin học. – Mô tả hệ thống dự kiến với các chức năng và tính năng cần có.
  14. VÍ DỤ: Giải pháp khả thi - kỹ thuật l Các giải pháp kiến trúc: 1.Phân tán ở các trụ sở, 2. tập trung và truy cập từ xa, 3. Nửa tập trung: văn bản toàn văn phân tán, còn lại tập trung và đồng bộ hoá định kỳ dữ liệu toàn văn l Giải pháp chức năng dự kiến: Quản trị các loại văn bản phát hành, ghi nhận công văn đến, ghi nhận các yêu cầu thủ tục hành chính, tổ chức giải quyết, ghi nhận hồ sơ giải quyết công việc. l Môi trường: hệ điều hành (LINUX/Windows), Dbsystem (MySQL, Posgress, Microsoft SQL, Access, ORACLE), môi trường lập trình, môi trường tiếng Việt (8 bít hay UNICODE, dựng sẵn hay tổ hợp), Winform/WEBforrm l Phân tích chọn một tổ hợp giải pháp chẳng hạn nửa tập trung, dùng Windows, MS/SQL, tiếng Việt unicode dựng sẵn, .Net, WEBform. l Trong khi chọn giải pháp đồng thời cũng chứng tỏ tính khả thi về mặt kỹ thuật.
  15. VÍ DỤ: Giải pháp khả thi - kỹ thuật (tiếp) l Kế hoạch tổ chức l Dự toán – Dự kiến phân công trách – Cơ sở dự toán, nhiệm giữa các đơn vị – Chi phí tư vấn, – Dự kiến thành lập các tổ – Chi phí thiết kế kỹ thuật và xây chức, như ban quản lý dựng tổng dự toán, dự án để triển khai dự án – Chi phí phần mềm, – Kế hoạch lựa chọn đối – Chi phí mua phần cứng, lắp đặt tác (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ – Chi phí giám sát, định thầu, tự thực hiện) – Chi phí quản lý, và lý giải lý do – Dự phòng – Phối hợp giữa chủ đầu l Kết luận tư, nhà thầu, giám sát l Phụ lục
  16. 3. TÀI LIỆU YÊU CẦU l Nếu như đề cương dự án và nghiên cứu khả thi để thuyết phục đầu tư thì tài liệu yêu cầu nhằm cho người sử dụng và người phát triển. l Mục đích là: – Xác nhận yêu cầu với khách hàng – Chuẩn bị cho người phân tích và thiết kế hệ thống – Làm tài liệu kiểm thử. l Tài liệu cần viết theo ngôn ngữ tự nhiên, cố gắng sử dụng thuật ngữ nghiệp vụ
  17. NỘI DUNG TÀI LIỆU YÊU CẦU l Giới thiệu chung: giới thiệu l Đầu ra: xác định các thông về nhiệm vụ, tổ chức, lịch sử tin cung cấp cho khách phát sinh vấn đề, môi hàng, các báo cáo, các tài trường liệu, tương tác với các hệ l Mục tiêu của dự án thống khác l Các ràng buộc l Đầu vào: có thể chưa đầy đủ và cần khảo sát thêm l Mô tả các chức năng chính và tính năng l Anh hưởng: sự thay đổi về tổ chức hay nghiệp vụ khi l Các yêu cầu khác: tần suất giao dịch, khối lượng thông triển khai hệ thống tin xử lý, người sử dụng l Nếu viết hồ sơ gọi thầu sẽ thông tin, trong trường hợp bổ sung thêm yêu cầu năng nào lực của nhà thầu và các điều khoản ràng buộc về bản quyền, trách nhiệm, bảo hành,,,
  18. TÀI LIỆU YÊU CẦU l Cần phối hợp với người dùng, không được áp đặt các tiêu chuẩn của người làm tin học l Phải thông báo các ảnh hưởng với người sử dụng cuối cùng và thống nhất được các yêu cầu với họ l Có thể xác định yêu cầu qua phỏng vấn, điều tra, xác nhận qua bản mẫu l Phải làm rất kỹ, tránh để sau này lúc làm phải sửa lại yêu cầu, sẽ rất tốn kém l Ước lượng có thể chưa chính xác, nếu cần ước lượng hai vòng l Nhất thiết phải được sự xác nhận của người dùng
  19. 4. DANH SÁCH CÁC RỦI RO l Rủi ro là những điều không chắc chắn và sẽ gây tổn thất. l MụcNo tiêuTên rủilà rolên Xácmột suất danhMức độ sách Theo các dõi rủi roBiện có pháp thể, mức độ ảnhXảy hưởng,ra ảnh hưởng dự phòng và giảmgiảm nhẹ nhẹ ảnh hưởng. l Ở giai đoạn xác định này việc xác định các rủi ro cũng nhằm mục đích lập được kế hoạch tổng thể
  20. 5. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU l Lập kế hoạch rất khó chính xác, vì vậy có thể lập qua nhiều vòng. l Kế hoạch ở mức khả thi có thể chấp nhận sai số tới 100%. l Giai đoạn kế hoạch ban đầu và làm tài liệu yêu cầu cần phải giảm sai số tới mức dưới 50% l Đến giai đoạn phân tích là lúc ước lượng đã có thể thực hiện chính xác hơn, sai số nên ở mức dưới 25% l Kế hoạch thực hiện ở mức thiết kế có thể, sai số cần đạt mức 10%
  21. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU - tiếp l Mục tiêu xác định l Xây dựng tài liệu nội bộ về kế hoạch ban đầu liên quan đến thời gian, chi phí và nhân sự l Về nhân sự, tạo ra một sự cam kết của các thành viên với các vai trò khác nhau. – Trường ban dự án (chức vụ hành chính) – Người điều hành dự án – Các thanh viên của ban dự án – Các nhóm kỹ thuật trong đó có nhóm trưởng
  22. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU – PHÂN RÃ CÔNG VIỆC l Dễ ước lượng l Dễ phân công theo sở trường l Dễ lập kế hoạch l Dễ kiểm soát l Tạo điều kiện suy nghĩ một cách toàn diện l Phân chia công việc theo cấu trúc phân cấp từ trên xuống dưới, cho đến mức thấp nhất. l Phần mềm MS/Project có một chức năng lập kế hoạch rất tiện
  23. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU – PHÂN RÃ CÔNG VIỆC Dự án Quản lý văn bản và điều hành 1. GĐ xác định 2. GĐ phân tích 3.GĐ thiết kế Đề cương Tài liệu yêu cầu Kế hoạch ban đầu l Mức độ phân rã: l Khi đủ rõ ràng l Đủ biết có thể giao cho l Với mỗi công việc cần phải chỉ rõ người thực hiện cụ thể – Thời gian l Đủ để ước lượng được chi – Nhân lực phí, thời gian và nhân lực – Nỗ lực = Nhân lực x thời gian (người .tháng) l Đủ để xác định được thời gian biểu
  24. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU – PHÂN RÃ CÔNG VIỆC l Xác định thứ tự logic của l Tài liệu kế hoạch ban đầu công việc theo thời gian (sơ l Giới thiệu nhóm dự án (không đồ PERT hoặc tương đương cần nêu tên) mà chỉ mô tả vị bằng biểu đồ Gantt) trí, vai trò và quan hệ. Viết cả l Xác định đường găng dưới dạng sơ đồ tổ chức (critical path) l Xác định chế độ review và lập l Tính giá thành tổng thể của báo cáo, xây dựng các mẫu dự án tài liệu, xác định đường đi của l Lập lịch các tài liệu l Các kết quả chuyển giao và yêu cầu l Bảng phân công công việc (tài liệu nội bộ)
  25. KẾ HOẠCH BAN ĐẦU – PHÂN RÃ CÔNG VIỆC Stt Tên công việc Thời Nhân Nỗ Chi CV cần gian lực lực phí làm trước
  26. 6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGƯỜI DÙNG l Đóng vai trò tài liệu dự thầu nếu dự án thuê làm phần mềm l Ở giai đoạn xác định, đề xuất giải pháp mới ở mức cho phân tích chứ không phải cho phải đề xuất cho thiết kế. l Lưu ý rằng do chưa hình dung hết tính phức tạp nên đề xuất chi phí thường bị tính không đủ, thấp hơn thực tế
  27. CẤU TRÚC TÀI LIỆU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGƯỜI DÙNG l Muc tiêu của tài liệu – Tài chính (kinh phí, phân tích, ngân sách và nguồn l Các nội dung chính vốn, thời hạn dự tính) – Đơn xin dự thầu, tổng quan – Kế hoạch : các điểm chung về tài liệu mốc, – Trang bìa và mục lục – Các kết quả chuyển giao – Phạm vi : những vấn đề cần – Nghiệm thu thế nào giải quyết, những gì không – Các giải pháp để so nếu dễ gây hiểu lầmnhững sánh mục tiêu chính, nhưng người tham gia, vai trò của dự án – Ràng buộc trong tổng thể, đánh giá tiến – Giải thích thuật ngữ triển trong giai đoạn tới – Tính ưu việt , chứng minh khả năng đáp ứng
  28. TÓM TẮT BÀI GIẢNG Giai đoạn xác định rất quan trọng để mở dự án. Có 4 mốc cần đạt được l Quyết định nên hay không nên đầu tư cho dự án l Xây dựng được yêu cầu và thông qua được người dùng l Lên được kế hoạch ban đầu với sự nhất trí của các thành viên trong nhóm dự án l Tài liệu đề xuất giải pháp được thông qua.
  29. HỎI VÀ ĐÁP
  30. HẾT BÀI 3 CHÚC HỌC TỐT