Bài giảng Pháp luật về Thương mại điện tử - Trần Hoàng Nga

pptx 31 trang huongle 8670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật về Thương mại điện tử - Trần Hoàng Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_phap_luat_ve_thuong_mai_dien_tu_tran_hoang_nga.pptx

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật về Thương mại điện tử - Trần Hoàng Nga

  1. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Trần Hoàng Nga (email: thnga@hcmulaw.edu.vn)
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC  Số tín chỉ: 1  Thời lượng: 12 tiết lý thuyết + 4 tiết thảo luận  Phương pháp giảng dạy:  Phương pháp đánh giá: Điểm bộ phận (thảo luận, bài tập nhóm, bài tập cá nhân) 30% + Điểm thi hết môn 70%  Tài liệu tham khảo: Theo danh mục đính kèm
  3. GIỚI THIỆU MÔN HỌC  NỘI DUNG: 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 2. GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CHỮ KÝ SỐ 3. CHỨNG CỨ TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 4. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
  4. I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT 1.2. Các hình thức TMĐT 1.3. Lịch sử hình thành của pháp luật điều chỉnh TMĐT 1.4. Điều chỉnh pháp luật đối với TMĐT
  5. 1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT 1.1.1. Khái niệm: a) Các thuật ngữ được sử dụng  Thị trường điện tử (e-market)  Kinh doanh điện tử (e-business)  Thương mại trực tuyến (online trade)  Thị trường ảo (virtual market place)  Thương mại điện tử (e-commerce)
  6. 1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT
  7. b) Thương mại • Điều 1 Pháp lệnh TTTM 2003 (hết hiệu lực) Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. • Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  8. c) Phương tiện Điện tử • Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử: Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
  9. c) Phương tiện điện tử (tt) • Bộ CôngThương, Báo cáoTMĐT Việt Nam 2008, tr. 34: “phương tiện điện tử được giới hạn là internet, có khi được mở rộng hơn để bao trùm các mạng kết nối máy tính nói chung, hoặc hơn nữa là gồm những phương tiện điện tử như điện thoại, fax v.v ” “Tuy nhiên thống kê theo mã chỉ tiêu 1607 [Quyết định 305/2005/QÐ-TTg ngày 24/11/2005 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia] giới hạn phương tiện điện tử là internet”.
  10. d) Thương mại Điện tử • Theo nghĩa hẹp: WTO: Thương mại điện tử là việc sản xuất, tiếp thị, bán và phân phối hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử. (BCTMĐTVN 2008, tr. 142) Thông dụng: TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc MBHH và CƯDV thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
  11. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: EU: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, ký hiệu, âm thanh và hình ảnh. APEC: Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số. UNCITRAL ML ON E-COMMERCE:  Chú thích tại Điều 1  Như chú thích tại Điều 1 Model Law on International Commercial Arbitration
  12. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: VN: Bộ Công Thương, Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008, tr. 34: “Trong bối cảnh VN hiện nay, để thực hiện cho mục đích thống kê, có thể hiểu giao dịch thương mại điện tử là việc sử dụng phương tiện điện tử để tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động thương mại khác. (Khoản 1 Điều 3 NĐ 52/2013): Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
  13. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: VN: “THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” - Giao dịch Thương mại Điện tử: “giao dịch thương mại” + “phương tiện điện tử” - Hoạt động Thương mại Điện tử: “hoạt động thương mại” + “phương tiện điện tử”
  14. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: Giao dịch Thương mại Điện tử: - “Giao dịch”? (Đ.121 Bộ Luật Dân sự 2005) Hợp đồng/hành vi pháp lý đơn phương → phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ - “Giao dịch điện tử” – Luật Giao dịch Điện tử Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử (K.6 Đ.3) – gồm giao dịch hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại và khác (Đ.1) - Mối quan hệ giữa “Giao dịch Thương mại Điện tử” và “Giao dịch Điện tử”?
  15. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: Hoạt động Thương mại Điện tử: - “Hoạt động thương mại”? (K.1 Đ.3 LTM) * Mục đích sinh lợi + Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ + Xúc tiến thương mại + Đầu tư + Khác
  16. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: Hoạt động Thương mại Điện tử: - “Hoạt động thương mại điện tử”? (Chương III Nghị định 52/2013) * tổ chức hoạt động mang tính chuyên nghiệp + Website TMĐT bán hàng (K.1 Đ.25) + Website cung cấp dịch vụ TMĐT (K.2 Đ.25) Sàn giao dịch TMĐT Website đấu giá trực tuyến Website khuyến mại trực tuyến Website khác do Bộ Công Thương qui định
  17. d) Thương mại Điện tử (tt)  Theo nghĩa rộng: Hoạt động Thương mại Điện tử: Mối quan hệ giữa “hoạt động TMĐT” và “giao dịch TMĐT”?
  18. 1.1.2. Đặc điểm TMĐT  TMĐT sử dụng chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu;  Giao dịch TMĐT cần sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thông;  TMĐT cho phép các bên giao dịch từ xa (không quen biết, không trực tiếp gặp nhau) với tốc độ cao;  Thị trường giao dịch TMĐT không biên giới;
  19. * Câu hỏi thảo luận nhóm Phân biệt TMĐT với GDĐT
  20. 1.2. Phân loại TMĐT 1.2.1. Phân loại theo chủ thể tham gia • TMĐT giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) • TMĐT giữa Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C) • TMĐT giữa Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C) • TMĐT giữa Người tiêu dùng với Doanh nghiệp (C2B) • TMĐT giữa Doanh nghiệp với Người lao động (B2E) • TMĐT giữa Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) • TMĐT giữa Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
  21. 1.2. Phân loại TMĐT (tt) 1.2.2. Phân loại theo hình thức hoạt động: • Giao dịch TMĐT trực tiếp và đơn lẻ • Tổ chức hoạt động TMĐT mang tính chuyên nghiệp
  22. 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh TMĐT 1.3.1. Trên bình diện quốc tế:  LHQ:  NQ số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005 của ĐHĐLHQ thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Sử dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng quốc tế (UN Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts)  UNCITRAL:  Luật mẫu về TMĐT 1996 (UNCITRAL Model law on electronic commerce)  Luật mẫu về Chữ ký điện tử 2001 (UNCITRAL Model law on electronic Signatures)  UNCTAD: Báo cáo TMĐT hàng năm  UN/CEFACT (Tổ chức hỗ trợ TM & TMĐT): ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trên môi trường internet
  23. * WIPO: Quy định về bảo vệ quyền SHTT trong môi trường điện tử * OECD: nghiên cứu các vấn đề thuế, quyền riêng tư và an toàn trong giao dịch điện tử * OECD, ISO, ITU: nghiên cứu & ban hành tiêu chuẩn kỹ thuậtAPEC: 1998: Chương trình hành động về TMĐT 1999: Nhóm chỉ đạo về TMĐT (Electronic Commerce Steering Group - ECSG) (từ 2007: trực thuộc UB TM&ĐT [(Committee on Trade and Investment – CTI]).
  24. * APEC: SOM III APEC tháng 8/2008: 6 dự án DA1: Bộ tiêu chí chung hướng dẫn DN, TC xây dựng bảo vệ dữ liệu cá nhân qua biên giới DA2: Bộ nguyên tắc cho các tổ chức chứng nhận website TMĐT uy tín (Trustmark) cần thực hiện để được APEC công nhận là tổ chức Trustmark DA3: Bộ tiêu chí để Trustmark đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức, DN với “Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân của APEC” DA4: Danh bạ các cơ quan phụ trách về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các nền kinh tế thành viên DA5: Mẫu thỏa thuận hợp tác bảo vệ dữ liệu cá nhân qua biên giới DA6: Mẫu đề nghị giải quyết tranh chấp qua biên giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân
  25. ASEM: thiết lập cổng thông tin TM “Single Window” Chưa làm được: chưa có hiệp định đa phương nào về công nhận chữ ký số và chứng thư số
  26. 1.3.2. Ở Việt Nam: • Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11) ngày 29/11/2005)  Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006 (Luật số 67/2006/QH11)  Luật TM 2005  BLDS 2005  BLHS: Điều 224, 225, 226 (sửa năm 2009); Điều 226a, 226b (bổ sung năm 2009)  Nghị định 52/2010  Nghị định 26//2007 và Nghị định 106/2011 và Nghị định 170/2013
  27. 1.4. Điều chỉnh pháp luật đối với TMĐT 1.4.1. Mục tiêu điều chỉnh: 1.4.2. Phương pháp điều chỉnh: 1.4.3. Các nội dung chủ yếu:
  28. 1.4.1. Mục tiêu của pháp luật về TMĐT  Tạo điều kiện cho TMĐT phát triển → tăng tốc về phát triển kinh tế  Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về kinh tế  Đối xử bình đẳng giữa TMĐT và TM truyền thống
  29. 1.4.2. Phương pháp điều chỉnh  Đề ra yêu cầu về tính xác thực của thông điệp dữ liệu để công nhận  Bảo vệ dữ liệu cá nhân  Chống tội phạm tin học
  30. 1.4.3. Các nội dung chủ yếu:  Sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TMĐT (Đ.7, 8 Luật GD ĐT, Đ. 5, 6 NDD52)  Các hành vi bị cấm trong TMĐT (Đ. 4 NĐ 52, Đ. 9 Luật GD ĐT)  An toàn, an ninh trong TMĐT (Đ.44-46 Luật GD ĐT, Đ. 68-72 NĐ 52)  Giao kết hợp đồng trong TMĐT (Đ. 15-23 NĐ52; Chương 4 (Đ.33-43) Luật GD ĐT; BLDS, LTM)  Các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT (Đ. 25; 27- 34; 35-38; 39-43; 44-51 NĐ 52)
  31. 1.4.3. Các nội dung chủ yếu (tt):  Giải quyết tranh chấp trong TMĐT (Đ. 50-52 Luật GD ĐT, Đ. 76-78 NĐ 52)  Thanh tra và xử lý vi phạm trong TMĐT (Đ. 61-72 NĐ 26; Đ. 77, 78 NĐ 52; Đ. 50 Luật GD ĐT)  Chứng từ điện tử (Đ. 9-14 NĐ 52)  Các khái niệm, định nghĩa có liên quan (Đ. 4 Luật GD ĐT, Đ. 3 NĐ 52, Đ. 3 NĐ 26, )