Bài giảng Phát triển cộng đồng - Phí Thị Hồng Minh

doc 158 trang huongle 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển cộng đồng - Phí Thị Hồng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_phat_trien_cong_dong_phi_thi_hong_minh.doc

Nội dung text: Bài giảng Phát triển cộng đồng - Phí Thị Hồng Minh

  1. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên bài giảng Phát triển cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn) Biên soạn Th.S. Phí Thị Hồng Minh Thái Nguyên 2005 1
  2. Bài mở đầu Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc phát triển là tìm kiếm những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển. Đó là sự phát triển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân, coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang phát triển cộng đồng nhằm giúp họ nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự phát triển của chính họ khi họ nhận thức được giá trị và sức mạnh của chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng vào hoạt động phát triển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát triển. Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộc vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môic huyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, phát triển cơ sở hạ tầng Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát triển cộng đồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của quốc gia. ở Việt Nam, khái niệm phát triển cộng đồng đã được áp dụng từ lâu nhưng mới được đưa vào chương trình giáo dục trong những năm gần đây nên chưa có tính hệ thống và định hướng rõ rệt. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo chuyên ngành Khuyến nông, Phát triển nông thôn và các ngành liên quan trong Trường Đại học. Xin giới thiệu với bạn đọc quan tâm và mong nhận được ý kiến góp ý để tài liệu được hoàn chỉnh hơn Chương 1: 2
  3. Những khái niệm cơ bản về phát triển cộng đồng 1.1. một số Khái niệm về cộng đồng: Cộng đồng được khái niệm như là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên và lợi ích chung Nói một cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung. 1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng: - Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do họ có những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ. - Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và không gian, mà con người sinh sống có thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định. - Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa và chi phối đến người khác. - Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống chung trong các hoạt động hàng ngày. - Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan tâm đáp ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các phương tiện cộng cộng 1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng: Quá trình hình thành cộng đồng gồm các bước sau: + Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức nào đó: Ví dụ con người di chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống 3
  4. + Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm chung. Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thông, trung tâm thương mại, và những cái khác xung quanh thành phố hoặc cộng đồng. + Chuyên môn hoá: Là phân loại sử dụng, chức năng các loại hình hoạt động ở vùng nông thôn và thành thị. + Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuyển đến vùng ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự di chuyển ra xa trung tâm. + Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt động nào đó được tập trung ở một vùng cụ thể. 1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng: Mô tả đặc điểm xã hội Cộng đồng bao gồm các nội dung sau: + Cấu trúc xã hội: loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau. + Mục đích chung: nó rạo ra tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. + Tài nguyên: Một cộng đồng không thể sống nếu không có tài nguyên + Thứ bậc xã hội: Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng; Các cộng đồng khác nhau có những tiêu chí phân loại khác nhau. + Sự thưởng phạt: là cần thiết để cộng đồng thực hiện tốt chức năng của nó. + Quyền lực/sự ảnh hưởng: Bạn có thể không có quyền lực nhưng bạn có một sức mạnh (sự ảnh hưởng) để kiểm soát người khác. + Lãnh thổ: nó bao gồm cả lãnh thổ về mặt không gian và lãnh thổ về mặt tâm lý. 1.1.4. Khái niệm về phát triển và phát triển cộng đồng Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác phát triển là tìm kiếm những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trọng tâm” nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người dân. Những nỗ lực trong lĩnh vực này hầu hết dựa vào phương pháp phát triển dựa trên sáng kiến từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như thế đã dẫn tới kết quả là chuyển từ phương pháp hướng về cung cấp an sinh xã hội đối với người dân là những người thụ hưởng sang phương pháp phát triển cộng đồng, nhằm giúp cộng đồng có nghĩa là họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực. 4
  5. Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng tưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến động về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ. Vận dụng vào phát triển xã hội thì phát triển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng, đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến chất xã hội theo chiều hướng tiến bộ xã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn. Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người dần dần có khả năng kiểm soát (điều khiển) được điều kiện vật chất, xã hội và môi trường quyết định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát đó tạo nên. Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng là một bộ môn mới hình thành, đang trên con đường hoàn thiện, do đó việc định nghĩa chúng là một quá trình hoàn thiện dần dần. Nhìn chung các định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau: Phát triển cộng đồng là một qúa trình chuyển biến xã hội trong cộng đồng mà thông qua đó con người phát triển và trưởng thành trong phạm vi tiền năng vốn có của họ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ chức nhằm giúp cho những cá nhân có được những thái độ và quan niệm phù hợp, kỹ năng tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vào việc đưa ra các giải pháp cải thiện có hiệu quả các vấn đề chung theo thứ tự ưu tiên được xác định. Các khái niệm cụ thể là: “Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự phát triển của quốc gia” Theo định nghĩa này Phát triển cộng đồng có hai nội dung chủ yếu. Một là sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa. Hai là hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ để khuyến khích sáng kiến, sự tương thân tương trợ để nỗ lực của người dân có hiệu quả cao hơn. “Là một tiến trình giải quyết vấn đề của cộng đồng qua đó cộng đồng được tăng sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện phân tích vấn đề , ưu tiên hoá chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho cộng đồng để tự 5
  6. quyếtt định về sự phát triển của mình. Mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động của người dân vào tiến trình phát triển”. Người ta thừa nhận rằng phương pháp phát triển cộng đồng có khả năng giải quyết những vấn đề, những thách thức mà những cộng đồng ở nông thôn và thành thị của các nước đang phát triển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp giải quyết những vấn đề của các nhóm bị thiệt thòi và đang bị lãng quên ở những nước đang phát triển. Phương pháp phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm và quan tâm trước tiên đến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng: để người dân có thể tự kiểm soát và định hướng cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giá trị và sức mạnh của mình. Phương pháp phát triển cộng đồng tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan tới quá trình phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ ở các nước đang phát triển cho thấy phương pháp phát triển cộng đồng lấy toàn bộ cộng đồng làm nhóm đối tượng đã không tác động nhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thức này đã dẫn tới việc hình thành phương pháp hướng về đối tượng, tập trung trực tiếp vào những nhóm bị thiệt thòi 1.2. Lịch sử hình thành phát triển cộng đồng Phương pháp phát triển cộng đồng bắt đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở những vùng nông thôn còn mang tính truyền thống và gần như tự cung tự cấp. Các đặc điểm văn hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật. Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng đầu tiên của phát triển cộng đồng. Nhưng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị làng xã không thể sinh hoạt cô lập được nhất là về mặt kinh tế. Mà chúng phải hoà nhập vào tiến trình phát triển chung. Vả lại làng xã không thể tự phát triển nếu không có một chính sách phát triển chung. Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm có thể trở thành một khu phố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị rộng hơn. Ngoài ra với điều kiện sống như ngày nay những người có những lợi ích chung chưa chắc gì đã cư trú gần nhau, nhưng họ lại liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích hoặc dưới hình thức hợp 6
  7. tác xã hay hiệp hội. Đây là những cộng đồng chức năng, như các tổ chức quần chúng hoặc nhóm xã hội có thể được coi là “Cộng đồng”. Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. ở Ghana một người Anh tốt bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống nằng nỗ lực chung của chính quyền và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạm xá Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho chính cuộc sống của họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phải được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc điạ ở châu á và châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 60 – 70 được chọn là thập kỷ phát triển thứ nhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng. Vào thời điểm ấy dân cư nông thôn chiếm 80- 90% các nước cựu thuộc địa nên Phát triển cộng đồng chủ yếu và phát triển nông thôn và các cộng đồng nông thôn (làng xã). Năm 1970 Liên hợp quốc đánh giá thập kỷ phát triển đầu tiên của phát triển cộng đồng. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn, với hạ tầng cơ sở, tiện nghi công cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên, phong trào rầm rộ này tỏ ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số cơ sở vật chất nhưng chúng không được sử dụng tốt và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân. Phong trào không đạt được kết quả mong muốn, nhất là không tạo được sự chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ: Như chưa có sự thay đổi về hành vi, tập quán từ người dân để tiếp nhận tiến trình hiện đại hoá và phát triển của xã hội. Chưa có sự công bằng xã hội vì có một số ít khá lên, nhưng người nghèo vẫn nghèo thậm chí nghèo hơn. Sự tham gia 7
  8. của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng kiến còn rất hạn chế. 1.3. Nguyên lý, mục tiêu và qui tắc hành động trong phát triển cộng đồng 1.3.1. Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng Như một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng thực chất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của lý thuyết phát triển cộng đồng, nguyên lý là tam vị nhất thể. Có nghĩa là coi cộng đồng như là một thực thể có 3 mặt như hình bên. Ngoài ra triết lý tham gia (participation) là một trong những quan điểm quan trọng của phát triển cộng đồng, được dịch thành 2 từ, nhìnchung là thống nhất: một là tham dự, hai là tham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữ nghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là tham gia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Ví dụ trong một cuộc họp, các đại biểu là người tham dự, còn khi phát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích cực. Đây là sự phân biệt có tính chất để chỉ ra các mức độ tham dự mà thôi, nhìn chung ở nước ta gọi đó là Triết lý tham gia. Triết lý này được thể hiện như sau: thừa nhận rằng để cho một cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà tạm hình dung là có 4 lực lượng chủ chốt sau đây tham dự vào phát triển cộng đồng, đó là: Bản thân cộng đồng; Nhà nước; Thị trường; và các nhân tố xã hội khác. Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết phát triển cộng đồng và thực hành trong đời sống, trưước hết là ở các cộng đồng nông thôn, đã định hình cho chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là: 8
  9. 1. Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. 2. Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hoá phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạn nhưng tính đồng bộ của sự phát triển luôn đòi hỏi các chương trình phải có tính tính toán các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả kinh nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn. 3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương phải được điểu chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chính quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng. 4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó. 5. Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt. 6. Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải được đặt ngang tầm với vị trí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng. Hoạt động đánh giá (Evaluation) là một bước đo lường hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án. 1.3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng 9
  10. Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành viên của cộng đồng) và phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu của phát triển là tăng khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển khả năng con người và cải tiến định chế xã hội mà chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những khía cạnh của phát triển. Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hội trong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi trường. Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục tiêu trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau: 1. Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. 2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào hoạt đồng phát triển, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội. 3. Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến biến xã hội và tăng trưởng. 4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình phát triển. 1.3.3. Qui tắc tiến hành hoạt động phát triển cộng đồng 1. Tin tưởng vào năng lực người dân và cộng đồng: Phát triển cộng đồng hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn để của mình trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sống còn. 2. Đảm bảo công bằng xã hội: Công bằng phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên, bao gồm: tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rất quan trọng vì không ít chương trình phát triển đã tạo thêm khoảng cách giàu – nghèo. 3. Tạo các hình thức hợp tác thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng. 4. Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi. 10
  11. 5. Bắt đầu với con người: Không nên có thái độ “Đỗ lỗi cho nạn nhân” với những lập luận như ”Dân trí thấp”, “Người ít học khó tiếp thu”, “Người nghèo hay an phận”. 6. Phát triển chỉ có thể Nội sinh nghĩa là xuất phát từ một ý chí và nội lực từ bên trong. Sự hỗ trợ bên ngoài về chuyên môn và nguồn lực là rất cần thiết nhưng chỉ xúc tác. 7. Mọi chương trình hành động đều phải thông qua tiến trình do cộng đồng tự quyết. 8. Dân chủ là một nguyên tắc phải hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình rèn luyện và có qui tắc. 1.4.Tiến trình chung của Phát triển cộng đồng Phát triển cộng đồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện về kinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng, biết định hướng nhu cầu, tự lực, nâng cao ý thức, phương pháp phát triển từ cơ sở và tăng quyền lực cho cộng đồng. Trọng tâm của phương pháp này từ sự hội nhập và tính bền vững. Phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển bắt đầu ở cấp thấp nhất và sáng kiến, tính sáng tạo và năng lực của quần chúng có thể được sử dụng để cải thiện chính cuộc sống của họ thông qua những tiến trình dân chủ và những nỗ lực tự nguyện. Nó bao hàm việc nâng cao ý thức quần chúng ở cấp thấp nhát khi họ được đánh thức để nhận ra năng lực của mình. Trong hoàn cảnh lý tưởng, những thành viên cộng đồng tự tổ chức lại một cách dân chủ để: a. Xác định nhu cầu, khó khăn, vấn đề. b. Triển khai kế hoạch và những chiến lược nhằm đáp ứng được những nhu cầu này. c. Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộng đồng để đạt được thành quả. Tiến trình chung của phát triển cộng đồng có thể được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây: 11
  12. tiến trình chung của dự án phát triển cộng đồng 12
  13. Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cộng đồng theo các giai đoạn như sau: Cộng đồng thức tỉnh: Là cộng đồng hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn đề của chính họ. Việc làm đầu tiên là phải giúp cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về các nhu cầu và những vấn đề khó khăn cũng như những tiềm năng và thuận lợi. Cộng đồng đã gia tăng năng lực: Cộng đồng hiểu rõ và biết cách khai thác huy động những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, cơ sở, nhân tài), những nguồn hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ ) Thông qua học tập, huấn luyện cộng đồng khắc phục những hạn chế, tăng cường kiến thức và kỹ năng để hành động. Ngoài ra còn biết cách liên kết tổ chức lại để hành động chung có hiệu quả. Cộng đồng tự lực: Thông qua hành động cộng đồng đã thay đổi và phát triển đó là sự tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết các khó khăn, khủng hoảng trước mắt mà mỗi khi khó khăn nảy sinh, cộng đồng tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài để giải quyết. Mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn. Tiến trình phát triển cộng đồng luôn tiếp diễn và tái diễn vì cuộc sống là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục. 13
  14. 1.5. Đánh giá sự phát triển của cộng đồng Tất cả chúng ta đề đã có những ý niệm nhất định về sự “Phát triển”, đó là sự thay đổi mang lại sự cải thiện tốt hơn, sự thoả mãn hơn cho nhu cầu sống của con người. Điều đáng đề cập ở đây là sự tác động, ảnh hưởng đến các thành viên cộng đồng không giống nhau,mà thường là đem đến lợi ích cho một cá nhân hay tầng lớp nhất định, đồng thời đem đến sự thiệt hại cho các bộ phận cộng đồng khác. Phát triển phải là một quá trình mang lại sự cải thiện cho hầu hết mọi người, phát triển không đơn thuần mang lại lợi ích cho một cá nhân, hay chỉ một bộ phận nào đó. Mục đích tối cao của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên của cộng đồng, bởi vậy chúng ta chỉ có thể giành được sự phát triển đúng nghĩa của nó theo cách như vậy. Thế giới xung quanh ta luôn thay đổi, sự đổi mới là tiền đề cho sự phát triển chỉ khi nào nó mang lại sự cải thiện cho toàn thể cộng đồng. Chúng ta tác động để tạo ra sự thay đổi (đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi, kích thích phát triển kinh tế )nhưng phải đánh giá xem những thay đổi đó có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng hay không. Theo đúc kết của nhiều công trình nghiên cứu, những thay đổi ở vùng nông thôn mang lại sự phát triển khi những thay đổi đó có đặc tính như sau: - Mang lại cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người - Số người bị thiệt hại ít hơn đáng kể so với số người được hưởng lợi, hoặc đã hạn chế đến mức tối thiểu số người bị thiệt hại. - Phải đảm bảo thoả mãn được nhu cầu tối thiểu cho mọi người - Phải phù hợp với nhu cầu, ý muốn đặc thù của mọi người trong cộng đồng. - Kích thích và tăng được khả năng tự chủ của cộng đồng - Mang lại sự cải thiện lâu dài, bền vững 14
  15. - Không làm tổn hại mà không thể khắc phục được đối với môi trường thiên nhiên. Đánh giá phát triển cộng đồng thực chất là đánh giá chuyển biến xã hội trong cộng đồng và tác động của các chuyển biến này đến năng lực giải quyết vấn đề, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường, cũng như giải quyết các xung đột và đảm bảo công bằng xã hội đem lại những thành quả trên đây. Các chuyển biến đó là: - Chuyển biến để tổ chức cộng đồng - Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, tinh thần trách nhiệm cộng đồng. - Cải tiến về thể chế, các qui ưước, quy định trong hoạt động cộng đồng. Cải thiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và đảm bảo công bằng. Phát triển cộng đồng không chỉ nói tới các cộng đồng thể. Đó chỉ là thực thể tác động hơn là mục tiêu của phát triển cộng đồng. Tạo sự chuyển biến xã hội, trong đó tăng cường năng lực tổ chức, khả năng đoàn kết xã hội, hướng tới khả năng nâng cao tính cộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đến phát triển cộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng thể, nó có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Trong một số tài liệu viết về phát triển và tổ chức cộng đồng, khái niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa là những cộng đồng nhỏ,ở nông thôn thì đó là những dòng họ, gia đình, làng - xã, còn ở đô thị thì đó là nhóm thân hữu cho đến như cấu trúc nhỏ như là câu lạc bộ, nhóm người nghèo + Cộng đồng tính là một thuộc tính hay một quan hệ xã hội được các nhà xã hội học xác định và cụ thể hoá trong các nghiên cứu của mình. + Cộng đồng thể là là những nhóm người có phạm vi tập hợp và đặc trưng nhóm rất khác nhau. Tốt nhất là chúng ta nên chọn một khái niệm làm việc với một số đặc trưng nào đó mà ta có thể làm việc được. Trong báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới chúng ta thấy trong đó có tới hơn 200 chỉ số về sự phát triển xã hội để so sánh giữa các nước, giữa các khu vực về sự phát triển. Trong đó nếu gom lại thị có các nhóm chỉ số cơ bản sau đây: + Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu người so sánh giữa các cộng đồng và các khu vực. 15
  16. + Nhóm chỉ số phát triển xã hội, người ta quan tâm nhiều nhất đến chỉ số phát triển xã hội, đặc biệt là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất là dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế được đặc biệt quan tâm. Chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân bản (HID – Human Development Index) là chỉ số tổng hợp kinh tế – xã hội của sự phát triển, bao gồm (1) Thu nhập bình quân đầu người, (2) Tuổi thọ trung bình, (3) Trình độ học vấn trung bình và một số chỉ báo khác. Và cuối cùng là quan niệm rất hiện đại mà chúng ta vừa mới tiếp cận. Đó là những chỉ số phát triển bền vững – một quan niệm rất hiện đại. Lâu nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, con người, văn hoá nhưng ít đề cập tới quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên trong xã hội học. Lâu nay trong giới khoa học xã hội và nhân văn cho thấy rằng đó là vấn đề của các khoa học khác, nhưng chính xã hội theo nghĩa rộng của nó là phải nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là những quan niệm mở rộng, có một loạt các chỉ số có liên quan như chỉ số bảo vệ môi trường, phát triển con người. Phát triển kinh tế – xã hội mà không bảo vệ môi trường thì có nguy cơ sẽ dẫn tới mặt trái của nó, tức là suy thoái mà thế giới hiện đại đã có quá nhiều bài học. Ví dụ các chỉ số dưới đây: 1. Kinh tế/nguồn lực - Sử dụng ít tài nguyên sẵn có để tăng thu nhập - Cơ hội việc làm lớn 2. Xã hội: - Tiếp cận với kỹ thuật và các dịch vụ xã hội như văn hoá, y tế, cơ sở hạ tầng. - Có chỗ ở tốt hơn với đầy đủ các phương tiện (điện, đường, ) - Nâng cao vị thế tổ chức 3. Văn hoá tinh thần - Sự thống nhất cao hơn và tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề cộng đồng - Số người tuân thủ pháp luật nhiều hơn 4. Chính trị - Cuộc sống và tài sản được bảo đảm hơn (hoà bình, ổn định và trật tự) 16
  17. - Tham gia nhiều hơn trong việc ra quyết định và hoạt động cộng đồng - Con người không còn thoả mãn với điều kiện hiện tại 5. Sinh thái - Bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên (lưu vực, rừng ) - Tài nguyên nước trên đất liền và ven biển - Đối với nông nghiệp, phương pháp canh tác không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Chương 2 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 17
  18. 2.1. Cộng đồng nông thôn và nhu cầu phát triển nông thôn Cộng đồng nông thôn dưới con mắt của các nhà xã hội học là một hệ thống xã hội gắn với hình thái kinh tế nông nghiệp, đối lập với một hệ thống xã hội khác là đô thị gắn với nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng. Phân loại của Tonnies là một cách nhìn có tính khái quát về lịch sử phát triển các cộng đồng người. Bảng phân loại của P.A sorokin và C.C zimnerman Đặc trưng Nông thôn Đô thị 1. Nghề Dân cư chủ yếu gắng với trồng Dân cư chủ yếu gắn với thương nghiệp trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi mại – dịch vụ, quản trị, công trồng thuỷ sản và các nghề nông chức, nghề tự do và các nghề nghiệp khác phi nông nghiệp khác 2. Môi Môi trường tự nhiên ưu trội hơn Sự tách biệt với thiên nhiên lớn trường môi trường xã hội – nhân văn. hơn. Môi trường nhân tạo lấn át Con người quan hệ trực tiếp với tự môi trường tự nhiên nhiên. 3. Kích cỡ Các cộng đồng nhỏ gồm nông trại Kích cỡ cộng đồng lớn hơn cộng đồng và xóm – làng gắn với văn minh nhiều gắn vưói văn minh công nông nghiệp nghiệp 4. Mật độ Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình Lớn hơn cộng đồng nông thôn. dân số thành 2 khái niệm tương phản: tính Tính đô thị và mật độ dân cư là nông thôn và mật độ dân cư 2 khái niệm tương ứng nhau 5. Tính hỗn Thuần nhất hơn về đặc điểm chủng Tính không đồng nhất lớn hơn tạp và thuần tộc và tâm lý so với các cộng đồng nông nhất về dân thôn. Tính không thuần nhất và cư tính đô thị là hai khái niệm tương ứng nhau 6. Phân tầng Khoảng cách khác biệt và phân Sự khác biệt và phân tầng xã hội 18
  19. xã hội tầng xã hội ít hơn xo với đô thị lớn hơn. Sự khác biệt và phân tầng xã hội là những khái niệm tương ứng với tính đô thị. 7. Hướng di Những kiểu di động xã hội theo Gia tăng mạnh hơn. Tính độ thị động xã hội lãnh thổ, nghề và những kiểu khác và tính di động là 2 khái niệm thường có cường độ không lớn, tương ứng nhau. Chỉ trong giai thường là di động cá nhân từ nông đoạn/hoàn cảnh đặc biệt mới có thôn ra thành thị sự di động từ đô thị về nông thôn 8. Hệ thống Quan hệ xã hội thường là các quan Quan hệ xã hội ẩn danh, được tương tác hệ sơ cấp, dựa trên tình thân láng tiêu chuẩn hoá và hình thức hoá giềng, huyết thống và ít phức tạp hơn Trong tiến trình thay đổi và phát triển chung thì cộng đồng mang các đặc thù nông thôn và cộng đồng đô thị hoá. Các đặc thù này liên quan đến việc xác định các cộng đồng nông thôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển hiện nay. Về khái niệm chung nhất, cộng đồng nông thôn có hoạt động kinh kế chính là trực tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên và sống dựa vào các nguồn tài nguyên này. Trên thế giới người ta dựa vào hai tiêu chí chính để phân biệt vùng nông thôn và thành thị là mật độ dân số và phát triển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên tiêu chí này rất tương đối và thay đổi tuỳ theo từng nước. ở Việt Nam việc phân biệt các cộng đồng đô thị và nông thôn được thực hiện theo các quyết định về tổ chức đơn vị hành chính. Một cộng đồng là đối tượng của phát triển nông thôn gồm các thành viên được xác định theo ba tiêu chí chính: + Là cộng động mang tính xã hội nông thôn + Thành viên cộng đồng có cùng đơn vị hành chính + Thành viên cộng đồng có cùng khu vực cư trú tại vùng nông thôn Tóm tắt các đặc điểm xã hội phân biệt cộng đồng nông thôn và thành thị 19
  20. Cộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị 1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thân Mối quan hệ bình thường giữa các cá thuộc hàng ngày nhân có tính chất giao kèo và lý luận 2. Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình Quan hệ tồn tại theo các hội, đoàn có chủ thức phả hệ gia đình đích 3. Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau, Sự ràng buộc xã hội hướng theo các mục cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn tiêu cụ thể 4. Sự thồng nhất cao theo các tập tục, ý Thống nhất theo phân chia lao động, tưởng và những mong đợi của nhóm chuyên môn hoá theo chức năng có sự phục thuộc lẫn nhau 5. Sự thống nhất dựa trên cơ sở sự giống Sự thống nhất đạt được dựa trên cơ sở nhau về đặc thù phụ thuộc mục tiêu do chuyên môn hoá Trong quá trình phát triển chung thì cộng đồng nông thôn có quá trình thay đổi theo hướng đô thị hoá. Chỉ tiêu quan trọng nhất của quá trình này là giảm dần sự lệ thuộc trực tiếp vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sinh kế của cộng đồng được đa dạng hoá cùng với tiếp cận trao đổi với thị trường ngày càng tăng. Quá trình đó làm cơ sở cho tích luỹ cài tiến điều kiện hạ tầng cơ sở, thay đổi đặc điểm xã hội truyền thống và thu hút lực lượng lao động lập nghiệp theo phương thức công nghiệp. Về nhu cầu Phát triển nông thôn: Trong quá trình phát triển của thế giới , trong lịch sử cho thấy sự cách biệt giữa các vùng nông thôn và thành thị ngày càng cách biệt vì sự thay đổi và tăng trưởng trong các vùng đã đô thị hoá nhanh hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy rằng cần phải chú trọng hơn nữa đến sự phát triển của các cộng đồng nông thôn. Đó chính là phải phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị, và cân đối giữa các lĩnh vực. Như vậy, không chỉ cần đầu tư phát triển ở nông thôn về nguồn lực mà còn cần có các phương pháp phù hợp. 2.2. Phát triển cộng đồng nông thôn và nhu cầu của phát triển nông thôn 20
  21. Phát triển nông thôn theo khái niệm chung nhất là hoạt động phát triển cộng đồng xã hội con người ở các vùng nông thôn, nó chú trọng nhiều đến phát triển con người. Theo ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược được hoạch định để cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của một tầng lớp người đã được xác định – tầng lớp người nghèo ở nông thôn. Nó chú trọng đến việc phân phối lợi ích của phát triển đến những người nghèo nhất đang kiếm sống trong các vùng nông thôn. Tầng lớp này bao gồm nông dân sản xuất nhỏ, những người thuê đất sản xuất và những ngưồi làm công không có đất” Theo UmaLele: “Phát triển nông thôn được khái niệm như là một quá trình cải thiện mức sống của hầu hết những người thu nhập thấp đang sinh sống trong các vùng nông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền vững của họ”. Theo Guy Hunter: “Mục đích cơ bản của phát triển nông thôn là phải làm cho hầu hết dân cư nông thôn nghèo được thoả mãn nhu cầu sống thiết yếu bằng sự nỗ lực của chính bản thân họ”. Mục đích lâu dài của phát triển nông thôn đề cập chủ yếu đến sự cải thiện về chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Có nghĩa rằng, phát triển nông thôn nhằm giúp những người nông thôn làm cho điều kiện sống ở làng mạc thôn quê trở lên hấp dẫn đối với mọi người. Muốn đạt được mục tiêu lâu dài, phát triển nông thôn cần phải giành được những mục đích gần hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn hay còn gọi là mục tiêu cấp bách trước mắt. Đó là phải tăng được năng lực của dân cư nông thôn, đặc biệt là tầng lớp nghèo, để họ tự kiếm thêm, tiến tới kiếm đủ thu nhập, trang trải cho nhu cầu sống thiết yếu của họ. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu về mặc và nhà ở, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, nhu cầu về nguồn nước và vệ sinh, nhu cầu về ánh sáng và giải trí, nhu cầu đi lại và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng. Một trong những nhân tố quyết định đảm bảo cho những cải thiện trên là môi trường xã hội có khả năng cung cấp đầu đủ cơ hội kiến dược việc làm phù hợp vho tất cả mọi người. Bên cạnh tăng thu nhập, mạng lưới cung ứng đầy đủ các loại dịch vụ và phương tiện cần thiết ở nông thôn cũng mục tiêu cần đạt được, đặc biệt là đối với các 21
  22. vùng nông thôn xa xôi. Cơ sở giáo dục, y tế, mạng lưới giao thông và thương nghiệp phải được cải tiến, tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả thoả mãn nhu cầu dân cư trên cơ sở quan hệ bình đẳng. Tóm lại: Mặc dù có những chú trọng khác nhau, nhưng nhìn chung phát triển nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng năng lực của dân cư nông thôn thực hiện các mục đích cụ thể sau đây: + Mở rộng sản xuất và tăng năng lực sản xuất +Thúc đẩy để đạt một mức thu nhập cao hơn + Tạo ra công ăn việc làm ở nông thôn, đổi nghề nhưng không đổi chỗ ở. + Phân phối hợp lý và công bằng các lợi ích thu được từ phát triển. + Ưu tiên cải thiện điều kiện sống cho người nghèo. + Tạo lập được phát triển bền vững, phát triển từ những tiềm năng tại chỗ. + Tạo được sự tự chủ cho những người nghèo ở nông thôn hay tự phát triển. Trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội, phát triển nông thôn còn được xem như là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương. Nhấn mạnh vào quá trình có chủ ý và bền vững. Phát triển nông thôn không phảilà một công việc làm trong một thời gian ngắn. Nó cần được theo đuổi trong một thời gian dài nhiều năm và có chủ ý. Phát triển nông thôn nhấn mạnh nâng cao đời sống của người dân địa phương. Một số phát triển “Địa phương” hoặc “Khu vực” trước đây được khuyến khích do nhu cầu quốc gia (như điện, nước hoặc quốc phòng), hơn là nhu cầu của bản thân người dân địa phương. Nhu cầu quốc gia tất nhiên có thể được đáp ứng thông qua phát triển nông thôn, và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địa phương sẽ đóp góp gián tiếp cho sự phồn thịnh của quốc gia. Nhưng khái niệm hiện đại về phát triển nông thôn nhấn mạnh hàng đầu vào việc đáp ứng nhu cầi của người dân nông thôn. * Tổng hoà phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn 22
  23. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa PTCĐ và PTNT Khái niệm phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có một số điểm tương đồng và một số trọng tâm như nhau chính vì vậy việc sử dụng hai khái niệm này trong những hoàn cảnh cụ thể có thể thay thế nhau. Việc phân biệt hai khái niệm này nhằm giúp cho cán bộ chuyên ngành và cán bộ nghiên cứu phát triển nông thôn thấy rõ hơn trọng tâm hoạt động ở hai khái niệm này. Điểm tương đồng quan trọng nhất: Là phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có 2 nguyên lý chung là hướng đến tăng năng lực của cộng đồng và tạo ra các chuyến biến xã hội trong cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nghèo, để giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, duy trì công bằng xã hội, và bảo vệ được tài nguyên môi trường của họ. Điểm phân biệt chính: là phát triển nông thôn có các hợp phần hoạt động rộng hơn và tập trung chủ yếu vào đối tượng nghèo ở nông thôn. Trong khi đó phát triển cộng đồng xem xét toàn thể cộng đồng nghèo trong một tiến trình phát triển liên tục có thời kỳ mang đặc thù thành thị. Các điểm tương đồng và phân biệt chính giữa phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có thể tóm tắt như sau: Tóm tắt các đặc điểm chính phân biệt phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn Đặc trưng của Đặc trưng của Phát triển cộng đồng Phát triển nông thôn Khái Là tiến trình có kế hoạch và có tổ Là chiến lược có kế haọch và có tổ niệm chức, hỗ trợ cộng đồng tăng năng chức, hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở lực để cải thiện điều kiện kinh tế, nông thôn để cải thiện điều kiện xã hội và môi trường thông qua sống về vật chất và tinh thần nội lực là chính Mục Cải thiện đời sống của toàn thể ưu tiên cải thiện đời sống của người tiêu cộng đồng như là một đơn vị mục nghèo của các cộng đồng nông thôn 23
  24. tiêu Nguyên Lấy con người làm trung tâm, thúc Lấy con người làm trung tâm, thúc lý cơ đẩy tham gia, tăng sức mạnh và đẩy tham gia, tăng sức mạnh và đảm bản đảm bảo công bằng, thông qua hợp bảo công bằng, thông qua hợp tác tác tương trợ lẫn nhau tương trợ lẫn nhau Cấu trúc Phối hợp các cấp (trung ương, địa Phối hợp các cấp (trung ương, địa hoạt phương) các ngành và các loại phương) các ngành và các loại hình động hình tổ chức (cá nhân, nhà nước, tổ chức (cá nhân, nhà nước, và các tổ và các tổ chức phi nhà nước) chức phi nhà nước) Đối Cộng đồng nghèo (tổ chức, nhóm, Người nghèo (cá nhân, nhóm, cộng tượng cộng đồng) ở vùng nông thôn và đồng) ở vùng nông thôn mục tiêu thành thị 2.3. Tiếp cận phát triển nông thôn toàn diện, bền vững và dựa vào cộng đồng 2.3.1. Phát triển nông thôn toàn diện - Nhấn mạnh các khía cạnh về Xã hội, kinh tế và môi trường - Phải triển phải là cả “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên”. Nó phải bao trùm chính sách, tiền tệ và hỗ trợ của Chính phủ (ở mọi cấp) và năng lực, tài nguyên và sự tham gia của người dân - Phải có sự tham gia của mọi khu vực đối tượng (nhà nước, tư nhân) - Phải dựa trên tinh thần hợp tác và cộng tác Nông, Lâm, Ngư nghiệp là một hệ thống sản xuất ở nông thôn, do người nông dân thực hiện. Trong Nông, lâm, ngư nghiệp thì sản xuất chế biến – lưu thông – tiêu thụ sản phẩm, cũng là một hệ thống sản xuất kinh doanh, trong đó người nông dân thực hiện nhiều công đoạn. Trong kinh tế nông thôn, nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn cũng là một hệ thống, do người nông dân thực hiện. Tiếp cận phát triển nông thôn toàn diện đòi hỏi kiến thức đa ngành. 24
  25. Phát triển nông thôn đòi hỏi kiến thức đa ngành về các lĩnh vực kỹ thuật và xã hội. 2.3.2. Phát triển bền vững Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Trong bối cảnh như vậy, phát triển bền vững được khái niệm như sau: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Báo cáo Brunđtlan 1987). Một định nghĩa khác về phát triển bền vững cũng được sử dụng thường xuyên là : “Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường”. Các định nghĩa trên có thể là một điểm xuất phát có ích để suy nghĩ về sự bền vững có ý nghĩa trong phát triển nông thôn. Để có thể đưa ra cơ sở đánh giá một chương trình hoặc một dự án cụ thể có thực sự bền vững hay không. Chúng ta cần có một định nghĩa có thể hỗ trợ cho việc đánh giá đó, và phản ánh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện và phát triển dựa vào cộng đồng. Phát triển bền vững được khái niệm là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó. Trên cơ sở đó, một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế duy trì cơ sở tài nguyên thiên 25
  26. nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ thuật và công bằng xã hội. Trên thực tế, nếu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế không được phân phối đồng đều trong xã hội, và nếu sự chênh lệch thu nhập di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không những mức độ tăng trưởng sản xuất có thể suy giảm mà ngay cả xã hội cũng trở nên mất ổn định và có thể sụp đổ trong dài hạn. Tương tự, tăng trưởng kinh tế một cách thiển cận có khả năng làm cạn kiệt các tài nguyên không thể tái sinh quá nhanh, hay huỷ hoại môi sinh quá đà và do đó gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sự sinh tồn của con người. Trong chiều hướng này, tăng trưởng bền vững cần hội đủ 3 yếu tố: Những chủ đề trên đã được thảo luận tại 2 Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro năm 1992 và tại Johannesburg năm 2002. + Tổng sản phẩm chia đầu người gia tăng với mức độ tốt từ năm này sang năm khác (nhất là khi nền kinh tế còn trong vòng đang phát triển); + Thành quả tăng trưởng được san sẻ tương đối đồng đều và mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội bình đẳng như nhau; và + Môi trường thiên nhiên (như một phương tiện để sinh sống và sản xuất) được duy trì thoả đáng. Một hệ thống canh tác bền vững, bao gồm các biện pháp nuôi chồng nhằm đảm bảo nhu cầu nông lâm sản của con người nhưng cũng góp phần cải thiện môi trường và tài nguyên, sử dụng hiệu quả các tài nguyên không tái tạo, duy trì hiệu quả kinh tế của sản xuất và cải thiện đời sống nông dân trong bối cảnh xã hội chung. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững đều hướng đến mục tiêu là dung hoà và kết hợp giữa 2 lĩnh vực đang phát sinh nhiều mâu thuẫn – ít nhất trong giai đoạn nông nghiệp đang chuyển mình theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung - đó là ý chí phát triển sản xuất, cải thiện đời sống với bảo vệ tài nguyên, môi trường. *Phát triển bền vững xem xét các khía cạnh: 1, Con người: để bền vững, phát triển phải tuân theo các nguyên tắc: - Dân chủ và an toàn; - Bình đẳng và đối xử công bằng; 26
  27. - Chất lượng cuộc sống cho mọi người dân; - Hành động của người dân trong hợp tác với Chính phủ; và - Tôn trọng tổ tiên và quyền lợi của những người chưa sinh ra. 2, Kinh tế: Để bền vững, phát triển phải: - Hỗ trợ để tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; - Đảm bảo cho người dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phương; - Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trước mắt; và - Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và đến các khu vực và địa phương khác trên lãnh thổ địa lý 3, Môi trường: Để bền vững, phát triển phải: - Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường - Giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo - Sử dụng tài nguyên với tốc độ phù hợp với khả năng tái tạo; - Sử dụng tài nguyên có hiệu quả; và - Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường. 4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải: - Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế để khống chế và quản lý, để có thể đáp ứng các tiêu chí nêu trên; - Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai. *Những tiêu chí Phát triển bền vững trong Chiến lược của Chính phủ đến năm 2010 đề cập đến các cân nhắc về xã hội, kinh tế và môi trường. Xã hội: - Tạo điều kiện cho sự phân bố lại sức lao động địa phương theo hướng giảm dần số người lao động chỉ đơn thuần làm nghề nông, và tăng số người lao động tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ. - Hạn chế và tiến tới xoá bỏ, di chuyển tự phát sức lao động nông thôn ra thành phố kiếm sống. - Thành lập những điểm công nghiệp, thương mại và dịch vụ gắn liền với nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá. 27
  28. - Nâng cao tiêu chuẩn văn hoá, tri thức và xã hội của người dân nông thôn theo hướng văn minh và hiện đại, dần dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Kinh tế: - Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp gắn chặt với vùng nguyên liệu, giảm chi phí vận tải, và giá thuê nhân công rẻ hơn. - Tận dụng điều kiện thuận lợi về đất đai ở nông thôn, nơi mà giá thuê đất rẻ hơn ở thành phố. - Thúc đẩy chuyển hướng nhanh chóng của kinh tế nông thôn theo hướng có nhiều hơn cơ sở vệ tinh sản xuất công nghiệp và dịch vụ khác. - Khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và điều kiện sống ở cộng đồng nông thôn. Môi trường - Tận dụng điều kiện thuận lợi và việc xử lý chất thải ở nông thôn dễ dàng hơn so với thành phố bởi vì có nhiều đất trống và mật độ dân cư thấp. - Đảm bảo chất thải công nghiệp có thể tận dụng được: ví dụ, chất thải công nghiệp sau quá trình chế biến nông lâm sản có thể sử dụng như phân bón vi sinh hoặc thức ăn gia súc. 2.3.3. Phát triển dựa vào cộng đồng Với ý nghĩa này, phát triển nông thôn là cho người dân. Nhưng nó cũng phải được theo đuổi với con người, và do con người. Đó là phát triển nông thôn phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng sống trong khu vực đó. Họ là cở sở phát triển nông thôn bền vững vì : - Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. - Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó. - Kỹ năng, truyền thống, kiến thức vă năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển; và 28
  29. - Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được). Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng làng xóm, cùng nhau chung lưng đấu cật, khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, làm thuỷ lợi, phòng lụt, chống hạn, để trồng lúa nước và nông nghiệp, và văn minh nông nghiệp lúa nước lại làm cho cộng đồng làng xã có mối quan hệ bền vững thêm. Cộng đồng làng xã là một cơ cấu kinh tế xã hội bền vững trải qua những biến thiên của lịch sử đất nước vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đến nay nước ta có trên 9000 đơn vị xã, với khoảng 50.000 làng, ấp, buôn, bản Làng xã không chỉ là đơn vị hành chính cơ sở đơn thuần, mà còn là một đơn vị xã hội dân sự truyền thống. Trong cộng đồng làng xã, trải qua các thế hệ đã hình thành những cung cách làm ăn, nếp sống, phong tục tập quán thích ứng với điều kiện từng vùgn nông thôn khác nhau (đồng bằng, miền núi, ven biển ) Chính cộng đồng làng xã, do đòi hỏi của thực thể sản xuất và đời sống, đã sáng tạo ra các hình thức tương trợ, hợp tác giúp nhau cấy, gặt, lo việc hiếu hỷ Những loại hình hợp tác đa dạng, đơn giản, không thành văn, những có hiệu quả thiết thực, được các thế hệ nông dân trong cộng đồng làng xã tự nguyện thực hiện, không cần có bất cứ mệnh lệnh nào. Đây là những tiền để của các tổ chức hoạt động kinh tế hợp tác hiện nay. Trong cộng đồng làng xã cũng hình thành và phát triển các mối quan hệ văn hoá xã hội truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, cần được tiếp tục vun đắp và phát huy. Phát triển nông thôn và nông nghiệp trong thời gian tới muốn phát triển mạnh mẽ và vững chắc, không thể không quan tâm đến việc phát huy sức mạnh của cộng đồng làng xã. 2.4. Thách thức và định hướng phát triển cộng đồng bền vững ở Việt Nam Kể từ ngày cải tổ kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Sản lượng nông lâm thuỷ sản tăng nhanh, không những đảm bảo an toàn lương thực 29
  30. cho cả nước mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Xuất khẩu nông nghiệp đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ đầu thập kỷ 1990. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như các hiệp ưước tương tự trong tương lai sẽ tiếp tục khuyến khích sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng cũng như năng suất đạt được một phần là nhờ vào các phương pháp sản xuất có xu hướng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi sinh. Các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp trong nông nghiệp đã gây ra nhiều sự suy thoái môi trường nghiêm trọng mà điển hình hơn hết là mức phá rừng cao, sử dụng phân hoá học và thuốc diệt sâu bọ bừa bãi, và khai thác quá độ hải sản dọc theo bờ duyên hải. Những sự suy thoái này đã dẫn đến các vấn đề quan hệ trực tiếp tới nông nghiệp như lũ lụt, đất xói mòn, nhiễm mặn, phèn hoá, tăng nồng độ hoá chất độc, ô nhiễm nguồn nước, đất mất hoa màu và suy giảm đa dạng sinh học. Với dân số gia tăng và diện tích canh tác giới hạn, năng suất nông nghiệp tính trên đất canh tác phải tăng khoảng 20% trong 20 năm tới để thoả mãn nhu cầu lương thực của dân chúng với mức tiêu thụ như hiện tại. Điều này đòi hỏi 3 điều kiện: đầu tư vốn nhân tạo, cải tiến kỹ thuật sản xuất và chất lượng môi trường được duy trì tốt. Bốn thách thức to lớn cho phát triển nông thôn Việt Nam là: 1, Phải tiếp tục chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường; 2, Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp đóng kín sang sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường mở toàn cầu hoá; 3, Chuyển từ sản xuất tăng trưởng theo chiều rộng lấy khai thác tự nhiên và tăng đầu tư tài nguyên làm động lực sang phát triển theo chiều sâu lấy chất lượng hiệu quả; và 4, Lấy phát triển bền vững làm mục tiêu, từ kinh tế nông nghiệp dang công nghiệp hoá. Cần có chính sách và thể chế vĩ mô thuận lợi Những vấn đề về tính ổn định, hiệu quả và độ bền vững của sản xuất nông nghiệp hầu như bắt nguồn từ sự mất đồng bộ giữa sản xuất với các yếu tố: thị trường tiêu thụ, giải quyết vấn đề tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện nông thôn, chuẩn bị nguồn nhân lực, đề xuất các chính sách và giải pháp. Như vậy, vấn đề phát triển bền vững 30
  31. nông nghiệp cần đặt trong trong bài toán vĩ mô kinh tế – xã hội, được xác định trong bối cảnh phát triển bền vững và mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế. Trưước tốc độ đổi mới nhanh chóng về kinh tế xã hội, câu hỏi về quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, về tương quan giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị dường như chưa có lới đáp thoả đáng. Biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là không tương xứng với vai trò quan trọng của lĩnh vực này. Mức đầu tư hạn hẹp kéo dài làm cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo nàn. Tỷ trọng đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội giảm từ năm 1990 là 17% xuống 7,4% trong giai đoạn 1995 – 1997. Trong khi đó một số nước phát triển và đang phát triển ở Châu á, vào giai đoạn có cơ cấu nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) tương tự như Việt Nam như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines đều có tỷ trọng đầu tư vào nông lâm nghiệp và thuỷ lợi trên 20%. Đầu tư không công bằng giữa nông thôn và thành thị, cùng với một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong chính sách vĩ mô như tỷ giá, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu công nghiệp có lẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “cánh kéo giá” làm cho tốc độ tăng giá nông sản chậm hơn so với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và dịch vụ. Đổi mới thể chế và chính sách trong nội bộ ngành nông nghiệp Các chính sách quan trọng nhất trong quá trình đổi mới trưước đây chủ yếu nhằm tháo bỏ các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung như chính sách đất đai, tự do hoá thương mại, từ bỏ vai trò quản lý sản xuất của hợp tác xã nhưng thực tế mới đang đòi hỏi việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế phải đáp ứng những yêu cầu về mở rộng cơ hội cho người sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực và tạo điều kiện pháp lý để học thực hiện những sự lựa chọn đó. + Để thích ứng với sự biến động của thị trường và đáp ứng xu hướng sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải có khả năng sử dụng nguồn lợi tự nhiên theo hướng chủ động hơn, đa dạng hơn, bền vững hơn. + Cơ chế tổ chức ngân hàng và hệ thống tín dụng cần phải được cải thiện. Để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, thực sự làm sản xuất kinh 31
  32. doanh chuyển sang phát triển theo chiều sâu thì phải tăng khả năng thiếp cận của nông dân, nhất là người nghèo với thị trường tín dụng. + Sự chậm trễ của cải cách thể chế còn tạo nên mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh và cách thức tổ chức chỉ đạo thiên về khuyến khích tăng sản lượng. + Nông dân chưa có đời sống văn hoá xã hội với chất lượng tốt so với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. + Tình trạng thiếu việc làm có thu nhập xứng đáng dẫn đến tình trạng kéo dài trong một bộ phận đáng kế dân cư nông thôn. Để con người phát triển, nhu cầu có việc làm và có thu nhập ngày càng tăng thông qua lao động là nhu cầu tối quan trọng và chính đáng. Làm thế nào để thực thi được những quyền đó trong hoàn cảnh tài nguyên hạn hẹp, khả năng cạnh tranh của nông sản kém, thiếu thị trường là câu hỏi mà quá trình đổi mới cần tiếp tục giải quyết. Công nghiệp hoá nông thôn Hai vấn đề quan trọng cần đặt ra. Đầu tiên là tìm cách tiến hành công nghiệp hoá ngay tại nông thôn, bao gồm 2 việc chính đó là tích luỹ tư bản để tài trợ thúc đẩy công nghiệp và tìm thị trường cho đầu ra. Sau đó là phát triển mối liên hệ mật thiết giữa công nghiệp và nông nghiệp. Theo mô hình trên, nông nghiệp sẽ là khu vực truyền thống cung cấp lương thực và lao động vơi năng suất và đồng lương thấp, ít có khả năng tích luỹ, nhưng lại là thị trường quan trọng cho hàng công nghiệp. Đồng thời, phát triển khu vực công nghiệp sẽ thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng hay đầu tư (máy móc, vốn) cũng như các sản phẩm đầu vào (phân bón hoá học, thuốc trừ sâu )Sự phát triển khu vực công nghiệp ở nông thôn sẽ đòi hỏi các yếu tố đặc trưng sau đây: - Cần khởi động nguồn vốn ban đầu lấy từ thặng dư trong nông nghiệp và sau này sẽ là tích luỹ ngay từ các xí nghiệp ở nông thôn; - Các xí nghiệp trên cần hướng vào các ngành sử dụng nhiều lao độngvà tài nguyên là lợi thế so sánh của nông thôn; 32
  33. - Lúc ban đầu có thể khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông thôn bao gồm cả sở hữu tập thể lẫn tư nhân, nhưng để mau đạt hiệu quả kinh tế cần hướng ngay từ sớm đếm các sở hữu tư nhân; - Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các xí nghiệp công nghiệp nông thôn và thành thị về công nghệ, máy móc và nhân lực, cũng như khuyến khích cạnh tranh giữa các xí nghiệp này để làm giảm giá thành và tăng chất lượng; và - Các xí nghiệp công nghiệp nông thôn không nhất thiết phải được phân bổ đồng đều trong cả nước, trái lại sẽ thay đổi tuỳ theo các điều kiện ban đầu của từng địa phương, vị trí địa lý và lợi thế so sánh. Tuy nhiên và trên hết, các đầu tư chính phủ hay tài trợ quốc tế ODA vào cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố cốt lõi sự sự phát triển và phân bổ nói trên. Cải câch các doanh nghiệp nhà nước ở khu vực nông thôn Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp rất quan trọng trong phát triển nông thôn. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam không nên sản xuất các loại cây trồng không có lợi thế cạnh tranh. Mía đường là một ví dụ. Năm 1994, Chính phủ Việt Nam mục tiêu đến năm 2000 tự túc về mía đường đã đầu tư phát triển ngành đường. Nhà nước khuyến khích nông dân trồng mía đường để cung cấp nguyên liệu thpp cho nhiều nhà máy tinh luyện. Mặc dù tổng diện tích trồng mía đường giai đoạn 2000 – 2001 là 320.000ha nhưng chưa đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu của các nhà máy. Thiếu mía đã đẩy giá lên cao và kết quả là nông dân chuyển sang trồng mía ở những vùng đất không thích hợp. Hậu quả là năng suất rất thấp, chỉ khoảng 50 tấn/ha. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1999, giá đường nội địa hiện cao hơn 25% so với giá đường nhập khẩu. Kiếm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh Đổi mới kinh tế ở Việt Nam với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần được bắt đầu trưước hết trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá, dịch vụ được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường. Kết quả quan trọng này làm tiền đề cho các yếu tố cạnh tranh xuất hiện là làm thay đổi cấu trúc thị trường theo hướng phi tập trung, theo đó các loại hình thị trường cạnh tranh ra đời và phát triển. 33
  34. Tuy nhiên vẫn chưa có một cơ chế cho sư vận hành đầy đủ của cạnh tranh lành mạnh. Độc quyền và những tác động tiêu cực của nó vẫn được khắc phục. Nhà nước vẫn chưa ban hành luật khuyến khích cạnh tranh và Kiếm soát độc quyền. Vì vậy tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền đã trở thành đặc quyền gây không ít trở ngại cho quá trình phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cạnh tranh không lành mạnh và độc lập thể hiện ở việc phân biệt đối xử về chính sách bảo hộ, vay vốn tín dụng, tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ điện, thuỷ lợi, đất đai, thông tin, độc quyền mua nguyên liệu nông sản, độc quyền xuất khẩu, giành giật thị trường, ép cấp, ép giá, ấn định mức giá độc quyền cao, đang là những vấn đề cần được tháo gỡ. Trên cơ sở đó sẽ cần tìm một số giải pháp kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh khônglànhmạnh trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, nhằm tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nông thôn Việt Nam. Tín dụng nông thôn Những bài học đúc kết từ một số nghiên cứu và khảo sát gần đầy về tín dụng nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam là: mang ngân hàng đến với người dân, kết nói nguồn cung cấp tín dụng với việc huy động tiết kiệm, cho vay không nên là hoạt động biệt lập với những chương trình phát triển nông thôn, giảm thiểu chi phí giao dịch đối với người cho vay lần người đi vay, cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung cho thấy có nhiều mặt tích cực, chú trọng đến khả năng sinh lợi để đảm bảo tính ổn định về dài hạn. Hiện trạng tín dụng nông thôn ở Việt Nam được phân tích chi tiết về 3 mảng chính: khu vực chính thức (gồm những định chế như Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quĩ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần nông thôn); Khu vực bán chính thức (Bao gồm các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ; và Khu vực phi chính thức (vay vốn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng, người cho vay lại, họ/hụi) Cải tiến y tế, xã hội và giáo dục Lĩnh vực y tế nông thôn được đầu tư thích đáng trong nhiều năm. Hệ thống trạm xá y tế chỉ nhận phần nhỏ ngân sách trong khi hệ thống này phải lo cho 73% dân chúng sống 34
  35. ở nông thôn. Đóng góp của dân trong y tế gấp 8 lần đóng góp của nhà nước và chỉ dưới 12% dân được bảo hiểm y tế – an sinh xã hội. Lĩnh vực y tế chưa được hữu hiệu vì các chính sách phát triển vùng và chính sách chi tiêu nhà nước chưa thoả đáng, và ít có cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Việt Nam không có một mạng lưới y tế an sinh xã hội đúng mức. Các dịch vụ xã hội – y tế tại nông thôn bị đe doạ vì các gia đình không có tiền trả lệ phí. Việt Nam cần tái xét chính sách y tế, chú trọng vào việc xây dựng một mạng lưới y tế bao trung nông thôn. Việt Nam cần xây dựng và đa dạng hoá các nguồn tài trợ của các quỹ y tế . Cải tổ cơ cấu hành chính y tế sẽ giúp tăng các dịch vụ y tế nông thôn. Những ưu tiên gồm: (1)củng cố mạng lưới y tế xã phục vụ cho đa số nhằm phòng hơn chữa; (2) cải cách chính sách y tế; hợp tác giữa khu vực công và tư nhằm có cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội; (4) khuyến khích hợp tác quốc tế và trợ giúp nhân đạo về nông thôn. Với một nửa dân số trong lứa tuổi dưới 25, và trên 1 triệu người gia nhập thị trường công nhân hàng năm, cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trọng việc huấn luyện người nông dân nông thôn, để họ có thể có đầy đủ khả năng và kiến thức chuyên môn để thu hút được các dự án đầu tư về những vùng họ sinh sống. Chính vì nhu cầu đào tạo cấp thiết đó cho nên những yểm trợ giáo dục từ bên ngoài, nếu muốn có tác dụng tối đa và nhanh chóng, cần phải hướng vào chương trình huấn luyện và đào tạo Đại học, đặc biệt là những chương trình đào tạo 2 năm theo mô hình đào tạo cộng đồng. Vì nhu cầu cấp thiết cho nên những chu kỳ đào toạ rút ngắn 2 năm sẽ giúp huấn luyện kịp thời đội ngũ chuyên viên làm nền móng cho việc đẩy mạnh các chương trình phát triển tại nông thôn. Vì là chế độ Đại học, sinh viên các cơ sở đại học cộng đồng không những được hấp thụ kiến thức chuyên môn, mà còn đựơc đào tạo để tự phát triển khả năng phân tích và hành động độc lập, đồng thời với việc trau dồi phương pháp suy luận và quyết định độc lậo, để phát huy khả năng dáng tạo cho sinh viên. Ngoài ra, một cơ sở đại học cộng đồng còn trở thành một trung tâm cung cấp thông tin và số liệu chuyên môn cập nhật và một cơ quan tư vấn chi những công trình nghiên cứu và phát triển trong tầm hoạt động của địa phương. 35
  36. 2.5. Vai trò của chính phủ và các tổ chức khác trong phát triển cộng đồng “Chương trình phát triển cộng đồng” cho rằng vai trò của Chính phủ trong phát triển cộng đồng là tổ chức, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động”. đồng thời công nhận: - Vai trò chủ chốt của bản thân người dân. Sự cần thiết giao trách nhiệm, ở nơi thích hợp, cho các chính quyền tỉnh và cơ sở. - Vai trò của các tổ chức quần chúng, các nhóm tự giúp đỡ nhau và các hợp tác xã kiểu mới; và - Hoạt động đang phát triển của khu vực tư nhân. 2.5.1. Vai trò của chính phủ Vai trò của Chính phủ trong phát triển cộng đồng là vai trò lãnh đạo, nhưng không phải chỉ là vai trò diễn xuất. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo và phối hợp hành động của hàng loạt các cơ quan, tổ chức và các lợi ích, những người đóng góp cho quá trình phát triển cộng đồng to lớn này. Trong bối cảnh này, các hoạt động của Chính phủ trong phát triển cộng đồng tập trung vào: - Đề ta chiến lược và các chính sách phát triển cộng đồng - Xây dựng khung luật pháp, tài chính, thuế khoá và các luật lệ để khuyến khích các hình thức phát triển mong muốn; - Làm dễ dàng quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghiệp mới - Phát triển năng lực của nhân dân và các tổ chức thông qua việc mở rộng các dịch vụ, thông tin, đào tạo và các hoạt động liên quan khác. - Sử dụng một cách khôn ngoan quyền lực của mình với tư cách là người mua, người cung cấp và người chủ. - Đầu tư ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội, tái định cư và một số lĩnh vực khác. - Đàm phán với các cơ quan tài trợ và viện trợ nước ngoài - Hỗ trợ những người và những vùng bị thiệt thòi; và - Giám sát nỗ lực tổng quan của phát triển cộng đồng 36
  37. Đề ra chiến lược và chính sách phát triển cộng đồng Vai trò trưước tiên của Đảng và Chính phủ là xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển cộng đồng, và làm rõ chiến lược này về: - Chính sách của Chính phủ áp dụng đối với các ngành khác nhau, và đối với hành động ở cấp quốc gia, tỉnh, huyện và cơ sở. - Nêu rõ những ưu tiên và mục tiêu để đảm bảo rằng các nguồn lực hiện có sẽ được sử dụng với hiệu quả tốt nhất. Chiến lược và nưhngx chính sách này cần phải dựa vào sự phân tích sâu sắc và thường xuyên được cập nhật tình trạng xã hội, kinh tế và môi trường ở các vùng cần phát triển. Sự phân tích này bao gồm việc giám sát thường xuyên, thu nhập một cách có hệ thống các dữ liệu, cấc thông tin phản hồi về kinh nghiệm và đề nghị từ cấp cơ sở, cấp huyện, tỉnh cho Chính phủ trung ương. Quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát các chính sách cso thể được cai là một “Thác ý tưởng” chuén động từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới giữa các cấp Trung ương, tỉnh, huyện và cơ sở. Quá trình đạt tới đỉnh cảo với mõi kế hoạch 5 năm. ở năm hiện tại, nó được tập trung vaof Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn đến năm 2010, đã được đại hội 9 thông qua vào năm 2001. Trong các cẩm nang này, nó được gọi là “Chiến lược đến năm 2010” 37
  38. “Thác ý tưởng” này có thể coi là hệ thống dọc đi từ cấp trung ương đến cơ sở. Nó được xây dựng phù hợp với nhu cầu về hệ thống ngang giữa các ngành khác nhau của Chính phủ. Tài liệu của ngân hàng Thế giới “Việt Nam năm 2010: Bưước vào thế kỷ 21”lưu ý rằng:”Nhiều yếu tố hướng dẫncác đầu tư ra nằm ở ngoài phạm vi tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đòi hỏi của các Bộ khác phải có nưhngx quyết định đúng đắn: Ví dụ: “Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản xây dựng ” Chiến lược đến năm 2010 nêu sự “đồng bộ” của các chính sách áp dụng đối với nông nghiệp và nông thôn; và sự chỉ đạo cải tiến từ Chính phủ tới các tổ chức sẽ thực hiện các chính sách này. Chỉ đạo việc sang nền kinh tế thị trường Vấn đề cần giải quyết là: - Những người sản xuất có thể không đưa được hàng hoá và dịch vụ của họ vào các thị trường có thể trả cho họ giá cả hợp lý hơn; - Các hàng hoá và dịch vụ của họ có thể bị giảm giá do ccs hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ các nước khác; hoặc - Họ có thể thấy rằng nhu cầu đối với hàng hoá của họ biến động thất thường năm này sang năm khác, trong khi họ lại thiếu các nguồn tài chính để tồn tại ở cấc thời kỳ giá thấp hoặc thiên tai. Vì vậy, hiện nay Việt Nam không thể chỉ dựa vào nền kinh tế thị trường để duy trì thu nhập có thể tồn tại và công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người dân. Trong khi đó, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường lại gây ra đau đớn cho hàng triệu hộ và doanh nghiệp. Không thể đảo ngược những chuyển động hướng tới nền kinh tế thị trường. Những cái thu được trong tương lai, thông qua việc tạo ra một nền kinh tế vững mạnh và tham gia vào mậu dịch tự do của thế giới là rất lớn để không phải vứt bỏ chúng để rồi rút về sự cô lập hoặc nền kinh tế chỉ huy. Tất nhiên, trong thời gian ngắn, một số hình thức bảo vệ (như kiểm soát nhập khẩu, thuế quan, hoặc hạn ngạch) có thể được chứng minh là đúng. Nhưng câu trả lời chính nằm ở ssự kết hợp: - Các biện pháp đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, bao gồm: 38
  39. + Đẩy mạnh hơn nữa các hệ thống thông tin mà nền kinh tế thị trường có hiệu quả dựa vào nó để phát triển; + Nâng cao kỹ thuật và các tiềm năng của các doanh nghiệp hiện có; và + Khuyến kích sự phát triển và đa dạng hoá nền kinh tế trên khắp đất nước. - Khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị trường bằng cách: + Sử dụng quyền lực Chính phủ với tư cách là người mua, người cung cấp và người chủ. + Tạo hệ thống hỗ trợ đối vưío nưhngx người và vùng bị thiệt thòi. Nghiên cứu khoa học và công nghệ Nghiên cứu khoa học và công nghệ có thể đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh chủ yếu đến nỗ lực sâu rộng của nghiên cứu và triển khai do Chính phủ thực hiện và theo đuổi với sự cộng tác với tất cả các khu vực có liên quan. Chiến lược thừa nhận rằng, tới nay: - Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ và công nghệ chuyển giao còn ít. - Tổ chức của hệ thóng nghiên cứu khoa học còn phân tán. Hầu hết các thiết bị nghiên cứu đã lạc hậu. Các nhóm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật không đủ mạnh. Một số lĩnh vực nghiên cứu thiếu các chuyên gia đầu ngành. - Công tác thông tin khoa học còn yếu kém. Đầu tư ngân sách nhà nước cho nghiên cứu nông nghiệp còn quá ít so với các nước khác. Trong những năm 1998 và 1999 lĩnh vực này chỉ nhận được 80 tỉ đồng, bằng 1,7% tổng chi phí cho nông nghiệp và 0,08% tổng sản phẩm quốc nội từ nông nghiệp. Cùng với thời gian trên, Trung Quốc đầu tư 6% tổng chi cho nông nghiệp, Malaysia và Thái Lan 10% và các nước châu á khác tối thiểu là 3%. Trong tương lai, chiến lược đã nêu rõ: Hiện đại hoá nông thôn là một quá trình phát triển và đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới Nưhngx khoa học và công nghệ mới ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và các chương trình nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, phát triển tiểu htị công nghiệp và dịch vụ. Việc hiện đại hoá sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực chính sau: - Nhanh chóng phát triển và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. 39
  40. - Từng bưước áp dụng công nghệ tự động hoá - áp dụng công nghệ thông tin - áp dụng công nghệ vật liệu mới áp dụng công nghệ Công nghệ sinh học: Đưa nhanh các tiên bộ mới trong công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm tạo ra sự đột phá mới về năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Chuyển giao công nghệ, xây dựng ngành công nghệ sinh học hiện đại trong nông nghiệp có khả năng giải quyết những vấn đề mà thực tế đặt ra. Công nghệ tự động hoá: áp dụng những thành tựu trong nước và nước ngoài trong tự động hoá vào các lĩnh vực sau: - Chế biến nông sản, trong đó ưu tiên cho sản phẩm xuất khẩu. - Chăn nuôi gia súc, bao gồm sản phẩm thức ăn gia súc, thịt và chế biến thịt, sữa. - Thủy lợi: hệ thống điều khiển, an toàn cho các thiết bị tưới tiêu, các trạm bơm, ngăn ngừa lũ lụt Công nghệ thông tin: Ngành nông nghiệp đã được trang bị hàng nghìn máy vi tính và các máy chủ cỡ lớn và một mạng toàn quốc kết nối Bộ với gần 200 đơn vị trong ngành và được nối mạng Internet. Hàng nghìn người đã được đào tạo có khả năng sử dụng và khai thác mạng lưới máy tính này NHưng hệ thống này còn nhiêu nhược điểm. Cơ sở dữ liệu còn hạn chế, số lượng các nhân viên chuyên về công nghệ thông tin còn ít, việc sử dụng và trao đổi thông tin giữa các các cơ quan còn rất hạn chế. Trong tương lai, cần tập trung vào việc hoàn thiện mạng lưới thông tin, hiện đại hoá các cơ quan thông tin trong ngành nông nghiệp, phát triển phần mềm và các cơ sở dữ liệu liên quan đến thiết kế máy móc, thiết bị nông nghiệp và các công trình thuỷ lợi Công nghệ vật liệu mới: áp dụng những thành tựu trong nước và nước ngoài trong công nghệ vật liệu mới vào sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm: - Các máy móc, thiết bị phục vụ cơ khí hoá nông nghiệp, thuỷ lợi, chăn nuôi gia súc, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất và chế biến muối, các ngành nghề khác ở nông thôn. 40
  41. - Đóng gói các sản phẩm nông nghiệp - Thuỷ lợi, Ví dụ: Sử dụng kỹ thuật địa chất tổng hợp trong các bộ phận cốt lõi của các đập, hoặc dùng vật liệu mới trong chế tạo các ống. Phát triển nguồn nhân lực Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn phụ thuộc vào việc phát triển nguồn nhân lực: nông dân, công nhân, những người quản lý và các nhà doanh nghiệp để họ có thể sử dụng được công nghệ và đáp ứng các yêu cầu của kinh tế thị trường. Do đó, chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh đến việc xây dựng năng lực ở các lĩnh vực như dịch vụ khuyến nông, thông tin và đào tạo. Chiến lược nêu nên sự cần thiết phải tăng cường và mở rộng hệ thống các dịch vụ cho nông dân và cố vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn ở các khu vực khác. Nhằm mục đích này, chiến lược phát thảo các đề xuất: - Xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ chuyên ngành hoặc công nghệ chung ở các vùng các các huyện. - xây dựng các tổ chức mới của nhà nước hặoc các tổ chức của những người tình nguyện tham gia về nông nghiệp và công tác khuyến nông. Những tổ chức này sẽ liên kết các cơ quan nghiên cứu và dạy nghề với các đơn vị sản xuất (hộ dân, các trang trại và hợp tác xã); - Giúp đỡ chuyển giao công nghệ mới, thông qua các trung tâm, trường dạy nghề, trong đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ở nông thôn; - Giúp các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế lựa chọn những lĩnh vực và phương án kinh doanh; - Mở các trung tâm tư vấn để cố vấn chgo các trang trại gia đình và các cơ sở sản xuất và giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. - Hình thành các trung tâm thông tin huỵện và xã gắn với công tác khuyến nông (gồm cả nông,lâm nghiệp, nghề cá và tiểu thủ công nghiệp); và các tổ chức cung cấp thông tin và hướng dẫn kỹ thuật về các giống mới, và về nhu cầu của thị trường cho các hộ và các cơ sở kinh doanh ở nông thôn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng một trang Web và lắp đặt mạng máy tính kết nối Bộ với các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở 64 tỉnh, 41
  42. thành phố, rồi sau đó tới các huyện, để giúp các tổ chức này tiếp cận với các thông tin về thị trường. Bộ có ý định mua các tìn từ các cơ quan, tổ chức trên thế giới về giá cả, thị trường, quy cách và tiêu chuẩn của các hàng háo nông nghiệp trên thị trường thế giới để giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng hoạt động sản xuất của họ. Hỗ trợ những người và nưhgnx vùng bị thiệt thòi Nền kinh tế thị trường không đáp ứng tốt nhu cầu của những người nghèo, những người thất nhghiệp hoặc nói cách khác những người bị thiệt thòi. Những người này không thể cạnh tranh được với nưhngx người giàu về hàng hoá dịch vụ. Do thiếu phương tiện vận chuyển hoặc thông tin nên họ có thể không tiếp cận được các thị trường mà tại đó họ có thể bán hàng hoá hoặc mua những thứ mà họ cần với giá phải chăng. Do thiếu tín dụng, họ có thể không mua được máy móc để cải thiện thu nhập của bản thân. Do Chính phủ đã cam kết, vì lợi ích bình đẳng và đoàn kết dân tộc, giúp đỡ những người và những vùng bị thiệt thòi. Điều này, bao gồm xoá đói giảm nghèo, quan tâm nhiều hơn đến hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số và những người bị thiệt thòi khác. Chính sách này nhận được hỗ trợ của nhiều cơ quan viện trợ quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ, những người đang tài trợ những dự án ở các vùng nông thôn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạ nghèo khó, suy dinh dưỡng và những thiệt thòi khác. Chương trình 135: Cộng cụ của Chính phủ trong lĩnh vực này là chương trình 135 bắt đầu từ năm 1998. Chương trình này nhằm cải thiện đời sống của những người dân ở các xã miền núi xa xôi ít được ưu tiên, và để tạo điều kiện cho họ khắc phục sự nghèo khó và hoà nhập tốt hơn vào xu thế phát triển chung của người Việt Nam. Chương trình bao gồm 5 hoạt động chính nhằm vào mục tiêu này: - Tạo việc làm và cỉa thiện sinh kế ằng cách đẩy mạnh việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chế biến sản phẩm ở cùng xa; - Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt chý ý đến sự tiếp cận và vận chuyển, cung cấp nước, điện khí hoá; - Cải thiện trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục, tiêu thụ sản phẩm và trao đổi thông tin; 42
  43. - Đào tạo cán bộ ở cấp xã (thôn, ấp, làng, bản ) để quản lý tốt hơn sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương họ; và - Di chuyển dân ở các vùng cực kỳ khó khăn đến nưhngx nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Chính phủ đã có thu hút sự đóng góp to lớn của những nhà tài trợ nước ngoài, các cơ quan viện trợ và các tổ chức phi Chính phủ để thực hiện chương trình 135. 2.5.2. Vai trò của các tổ chức khác trong phát triển nông thôn Phát triển nông thôn phụ thuộc vào sự đóng góp tích cực của cấc tổ chức khác nhau trong cáckhu vực công cộng, tư nhân và tình nguyện. Những tổ chức này có vai trò bổ sung cho vai trò của Chính phủ và của các tổ chức viện trợ nước ngoài. Trong bối cảnh của chính sách “đổi mới” vá của việc giao một số chức năng của Chính phủ cho địa phương, tính chất của nhiều trong số những tổ chức này, và tầm quan trọng tương đối vai trò của họ ở Việt Nam đang thay đổi dần. Các loại tổ chức quan trọng nhất là: - Chính quyền tỉnh, huiyện và cơ sở có thể đóng vai trò ngày càng tăng không chỉ trong việc cung cấp và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội mà còn trong việc quản lý các chương trình phát triển. - Các tổ chức quần chúng, bao gồm những tổ chức đại diện cho nông dân, phụ nư, thanh niên và cựu chiến binh: họ có thể giúp huy động công sức và tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ chưc của họ và có thể cung cấp các dịch vụ mở rộng, đào tạo và tín dụng. - Các hợp tác xã kiểu mới có thể có vai trò chủ yếu trong việc giúp đỡ các thành viên về tiêu thụ sản phẩm của họ và có được các thông tin - Các ngân hàng và hiệp hội tín dụng đang đương đầu với thách thức để có thể huy động thêm tiền tiết kiệm và cung cấp tín dụng là nưhngx thứ thiết yếu đối với nông dân và các doanh nghiệp nhỏ khác. - Khu vực tư nhân đang phát triển cả về số lượng lẫn sự đa dạng,. đóng vai trò then chốt trong vịec đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; nó bao gồm cả các liên doanh với các công ty nước ngoài. 43
  44. - Các doanh nghiệp nhà nước đang thay đổi, chuyển động hướng tới môt thị trường mở hơn. - Nguồn viện trợ nước ngoài, kể cả các tổ chức của liên hợp quốc, cả các tổ chức đa biên hoặc song phương, tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức khác. Chính quyền tỉnh, huyện và cơ sở Chính quyền đang tăng cương giao trách nhiệm cho cấc Uỷ ban nhân dân và chính quyền cấp tỉnh và các cấp cơ sở về: - Việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của địa phương của họ, kể cả việc cung cấp cơ sở hạ tầng; - Quy hoạch việc sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp và các mục đích khác theo đúng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể của tỉnh; - Phân bổ ngân sách, tín dụng và nguồn lao động - Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng và xâu dựng các cơ sở chế biến ở các vùng sản xuất tập trung, chuyên anh, ở những nơi thích hợp; và - Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và tiếp cận các thị trường Để các cấp chính quyền tỉnh và cơ sở có thể đảm đương vai trò ngày càng cao này, Chính phủ đề ra các biện pháp phát triển kỹ năng cho cán bộ chính quyền của các cấp đó và cán bộ lãnh đạo của Đảng. Hợp tác xã Quá trình được bắt đầu từ chính sách “Đổi mới”, đã mang lại sự thay đổi chủ yếu về tính chất và vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã khác ở Việt Nam. Luật Hợp tác xã (1997) quy định việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới. Những hợp tác xã kiểu mới này dựa trên cơ sở tự nguyện gia nhập của nông dân và những người và các tổ chức khác. Các hợp tác xã không quản lý các hoạt động canh tác chính. Thay vì đó, họ cung cấp các dịch vụ cho nông dân, như cung cấp giống và phân bón, cấp vốn để mua các máy móc đắt tiền, quản lý các hệ thống thuỷ lợi hoặc cung cấp điện và tín dụng. Các hợp tác xã cũng hành động để khắc phục những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trờng, thí dụ bằng cách mua và tích trữ các sản phẩm nông nghiệp trong những thời kỳ giá hạ. 44
  45. Một số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tham gia vào những hình thức hoạt động đa dạng hơn. Ví dụ, HTX Duy Sơn 2 ở tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và quản lý điều hành các nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, các xí nghiệp sản xuất giầy, hàng dệt và các hàng hoá khác. Vài nghìn hợp tác xã kiểu mới đã đi vào hoạt động, nhiều vùng nông thôn có thể hưởng lợi từ các hợp tác xã như vậy. Nhưng ở nhiều địa phương, các hợp tác xã kiểu mới chưa được hình thành, các vấn đề tồn đọng của hợp tác xã kiểu cũ chưa được giải quyết triệt để. Ngân hàng và các hiệp hội tín dụng Những người muốn thành lập hoặc mở rộng các doanh nghiệp hoặc dịch vụ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn thường rất cần tín dụng. Do đó, việc cung cấp tín dụng, với các điều kiện mà cá nhân và các tổ chức có thể quản lý được, có tầm quan trọng sống còn đối với chương trình phát triển nông thôn của đất nước. Các nguồn tín dụng chính phục vụ mục đích này là: * Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (BARD) * Ngân hàng chính sách xã hội. * Các Hiệp hội hoặc các Quỹ tín dụng, bao gồm cả những quỹ do các tổ chức quần chúng điều hành (phục vụ các hội viên của họ). * Một số tổ chức xã hội khác, kể cả tổ chức phi Chính phủ, trong đó một số cấp những vốn vay rất nhỏ mà các ngân hàng khó điều hành được: một thí dụ về tín dụng nhỏ này được nêu ở trang sau. Các số liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy tháng 8 năm 2000 chỉ có trên 4,5 triệu người vay của ngân hàng này. Tất cả, trừ 50.000 trong số những người vay này, là các hộ gia đình hoặc cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, hoặc hàng thủ công. Những người vay khác gồm 27.000 trang trại, 24.000 tổ hợp tác và 2.300 hợp tác xã, trong đó chỉ có 280 hợp tác xã nông nghiệp. 45
  46. Xét đến tín dụng mà bản thân ngân hàng và những tổ chức cho vay khác cung cấp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính: khoảng 40% số hộ nông thôn đã vay được vốn; 36% số hộ không có nhu cầu cần vay; nhưng chỉ có trên 20% (3 triệu hộ) cần vay vốn nhưng không vay được, chủ yếu do lãi suất quá cao hoặc do họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ước tính rằng một tỷ lệ lớn các hợp tác xã nông nghiệp muốn vay vốn, nhưng không vay được do lãi xuất quá cao hoặc (đối với đại đa số) do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và họ không biết rõ là tài sản nào của họ có thể dùng để thế chấp vốn vay. Để vượt qua những khó khăn này. Chiến lược đến năm 2010 đề ra phải hoàn thành sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông hộ, các hợp tác xã có thể dùng tài sản của mình để thế chấp vốn vay; và nếu có thể cần điều chỉnh lãi suất vay. Khu vực tư nhân Chính phủ mong muốn khu vực t nhân ngày càng tham gia vào kinh tế nông nghiệp và nông thôn nh là một phần của chuyển động hướng tới kinh tế thị trờng. Con số nổi bật trong khu vực tư nhân là hàng triệu hộ và các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, dịch vụ v v và khoảng 120.000 trang trại lớn hơn. Chính phủ muốn khuyến khích phát triển hoạt động, kinh tế của các hộ và doanh nghiệp này, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá và chế biến, tiểu công nghiệp và thủ công và trong việc sử dụng hiệu quả đất bỏ hoang và đất khai hoang. Chính phủ cũng sẽ khuyến khích phát triển của hoạt động thương mại trên quy mô lớn hơn, đặc biệt ở các ngành chế biến, chăn nuôi gia súc quy mô lớn và các ngành khác không sử dụng nhiều đất nông nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2000 đã kích thích đáng kể việc thành lập các doanh nghiệp mới. Luật này cũng thúc đẩy cả việc tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Vào cuối năm 1999, có 286 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào với tổng số vốn cam kết là 1,3 triệu USD (đô la) cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Chính phủ sẽ xem xét lại các điều kiện đang làm hạn chế hoạt động này. 46
  47. Quá trình cổ phần hoá hoặc đa dạng hoá chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước sẽ cung cấp thêm cơ hội cho khu vực tư nhân đầu tư vào kinh tế nông thôn. Chính phủ cũng sẽ huy động tiền tiết kiệm của các cá nhân, các hộ và doanh nghiệp để đầu tư vào nông thôn. Dự kiến là khoảng 30.000 tỷ đồng hiện đang được lưu giữ ở dạng tiền gửi, tiền mặt, vàng, đô la Mỹ, thóc gạo Huy động một tỷ lệ các khoản tiết kiệm này có thể đáp ứng phần lơn nhu cầu về vốn ở các vùng nông thôn. Các doanh nghiệp nhà nước Các công ty nhà nước sở hữu, được gọi là các doanh nghiệp nhà nước - nắm phần sản lượng công nghiệp chủ yếu trong thời kỳ kinh tế chỉ huy. Thực hiện chính sách “đổi mới”, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước đang chuyển đổi dần trong các cải cách bắt đầu từ 1989. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã trở thành công ty cổ phần, hoặc được bán, hoặc sát nhập hoặc đóng cửa. Trong thời kỳ 1990 và 2000 số doanh nghiệp nhà nước giảm từ khoảng 12.000 xuống còn khoảng 5.300; tỷ trọng về sản lượng công nghiệp của những doanh nghiệp này đã giảm từ 62% xuống 42%; và lực lượng lao động giảm từ 2.5 triệu người xuống còn 1.6 triệu người. Từ năm 1998,Chính phủ đã đánh giá lại tất cả các nghiệp nhà nước và đã ra một chương trình cải cách chi tiết. Chủ trương này nhằm cải thiện năng suất của các doanh nghiệp nhà nước; giảm thiểu tình trạng lỗ nặng và nợ nần mà nhiều doanh nghiệp nhà nước mắc phải và xem xét lại vai trò của chúng với tư cách là một bộ phận của động lực quốc gia để hiện đại hoá Việt Nam. Để thực hiện những mục tiêu này, Chính phủ dự định: * Đa dạng hoá chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc cổ phần hoá tức là bán các cổ phần của nhà nước) hoặc bán hoàn toàn hoặc chuyển nhượng tự do cho khu vực tư nhân; * Giải thể các doanh nghiệp nhà nước không có hiệu quả. * Cơ cấu lại những doanh nghiệp nhà nước vẫn thuộc Chính Phủ quản lý; * Xây dựng một hệ thống an toàn xã hội cho những công nhân mất việc làm do thực hiện những chính sách này. 47
  48. Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến là các doanh nghiệp nhà nước vẫn là lực lượng lãnh đạo trong những lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là việc tiêu thụ sản phẩm và chế biến gạo, đường muối, cao su, cà phê, chè và các sản phẩm chủ yếu khác. Những doanh nghiệp nhà nước này sẽ phải hoạt động có hiệu quả hơn. Nhiều doanh nghiệp trong số này sẽ được củng cố thành một số ít các công ty chủ chốt. Các doanh nghiệp chế biến sẽ được cổ phần hoá và từng bước sẽ bán cổ phần cho các nông dân sản xuất nguyên liệu. Như vậy sẽ gắn kết quyền lợi của các doanh nghiệp chế biến với nông dân sản xuất nông sản nguyên liệu. Lĩnh vực lâm nghiệp cũng đã có cải cách tương tự. Trước năm 1999, có 412 doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, nắm các hạn ngạch đốn gỗ trên diện tích 3.5 triệu ha đất rừng và thu hoạch khoảng 3.5 triệu m3 gỗ mỗi năm. Do nhu cầu bảo tồn các nguồn lợi gỗ của quốc gia và xây dựng lại rừng quốc gia, các doanh nghiệp, lâm nghiệp nhà nước đã được cải tổ theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ năm 1999 - 130 doanh nghiệp, lâm nghiệp nhà nước tiếp tục quản lý các rừng tự nhiên để phục vụ các mục đích sản xuất, với sản lượng giảm đi rất nhiều. Còn 120 doanh nghiệp lâm nghiệp quốc doanh khác được giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho tới khi các khu rừng phát triển tới mức độ có thể thu hoạch được. Các doanh nghiệp còn lại được chuyển thành các Ban Quản Lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với vai trò chính là bảo vệ rừng quốc gia. 2.6. Những bài học phát triển nông thôn từ nông nghiệp Trải qua hàng vạn năm hình thành và phát triển, qua các bước thăng trầm của lịch sử, nông nghiệp nước ta với những người nông dân áo vải cần cù, chịu thương, chịu khó, thông minh, sáng tạo từ đời này sang đời khác đã có những đóng góp vô cùng to lớn, đồng thời để lại những kinh nghiệm làm nông nghiệp quý báu mà cho đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực. Kinh nghiệm, bài học phát triển nông nghiệp nước ta gồm nhiều mặt: tổ chức, kỹ thuật canh tác, đấu tranh chống thiên nhiên, thể chế Phát triển nông nghiệp, bắt đầu từ nông nghiệp là một trong những vấn đề mang tính quy luật đối với những nước mang tính lạc hậu, kém phát triển đi lên. Nghiên cứu lịch sử phát triển của một số nước công nghiệp phát triển, hay của một số nước công nghiệp mới 48
  49. ở Châu á hay sự chuyển tiếp thành công của một số nước xã hộp chủ nghĩa cũ từ kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang kinh tế thị trường đều thấy rõ một kinh nghiệm chung là bắt đầu từ nông nghiệp. Cách đây hơn 200 năm, ở nước anh rồi đến Tây Âu đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của loài người, mở đường cho sự hình thành nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Nhưng trước đó đã có sự chuyển động cơ bản của nông nghiệp Tây Âu, mà nhiều nhà kinh tế học gọi là cuộc cách mạng thức ăn gia súc, đã tạo điều kiện để cho cách mạng công nghiệp ra đời và phát triển. Mỹ cũng đã khởi đầu xây dựng nông nghiệp tiến thẳng lên nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phong kiến với tô và tức. Nông nghiệp bắt đầu với những trang trại lớn và nhỏ, những cơ sở khai thác rừng hay chế biến nông sản. Một điểm đáng chú ý là, Mỹ đã biết mua công nghệ của Anh và Đức, gửi người đi các nước này đào tạo những cán bộ chuyên ngành và công nhân chủ chốt.Mỹ cũng bắt đầu mua ở Tây Âu một số thiết bị để làm nông nghiệp và khai thác rừng. Nhật Bản có nông nghiệp truyền thống lâu đời. Để cách tân đất nước, Nhật Bản cũng đã hướng về Tây Âu và học tập kinh tế t bản chủ nghĩa. Nhật Bản đã bắt đầu canh tân nông nghiệp với việc phát triển và nâng cao những kinh nghiệm truyền thống, thúc đấy chế biến và sử dụng các loại phân bón địa phơng, sau này sử dụng nhiều phân hoá học để thâm canh nông nghiệp; và với phơng pháp khoa học thực nghiệm đã hình thành được một nền nông nghiệp và khoa học nông nghiệp vào loại cao ở châu á. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã có một số nhà khoa học Nông nghiệp giỏi về lúa. Đài loan chủ trơng phát triển nông nghiệp để có cơ sở phát triển công nghiệp, sau đó dựa vào công nghiệp để phát triển thêm nông nghiệp được đề ra. Sau đó trong đờng lối được bổ sung thêm: phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu. Cải cách ruộng đất đã tiến hành một cách ôn hoà theo 3 bước: giảm tô từ 1949, tô tối đa không qua 37,5%(trước đây là 50%) và thời hạn lĩnh canh không dới 6 năm. Bước hai bán ruộng cho nông dân ( năm 1951 ); và bước ba thực hiện người cày có ruộng. Chủ đất chỉ được giữ lại 3ha ở đất thấp và 6ha ở đất cao; ngoài ra phải bán cho nhà nước và được trả bằng 7% khế 49
  50. ước hàng hoá và 3/10 bắng cố phiếu các xí nghiệp quốc doanh. Chính phủ bán lại cho nông dân đất với giá rẻ: bằng 2/5 sản lượng cây trồng chính vụ trong 1 năm và được trả dần trong 10 năm. Hàn Quốc cách đây35 năm, thu nhập quốc dân/ đầu người ở Hàn Quốc là 80 USD. Năm 1994 số thu nhập quốc dân đầu ng àn Quốc đã tăng hơn 100 lần là 8.600 USD/ đầu người. Hàn Quốc cũng đã có một nền nông nghiệp phát triển, năng suất lúa của Hàn Quốc nhiều năm đã vượt 62 tạ/ha, đứng hàng đầu châu á. Malaysia cũng rất tích cực chăm lo đến phát triển nông nghiệp, nhất là cọ dầu và cao su là hai mặt hàng mà Malasia có u thế trên thị trờng thế giới. Đã tích cực thâm canh cây lơng thực, đã đạt năng suất lúa gần 30 tạ/ ha, vào loại khá ở Đông Nam á đang tích cực sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, có thể cạnh tranh trên thị trờng thế giới. Trung Quốc thi hành chính sách cải cách và mở của cũng đã bắt đầu từ nông nghiệp. Từ 1978 với cải cách mở cửa, Trung Quốc bắt đầu giải tán các công xã nhân dân. Ruộng đất được giao cho xã viên sử dụng 15 năm, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp khác. Năm 1993, Trung Quốc đã sản xuất được 450 triệu tấn lơng thực cho gần 2 tỷ dân. đã mở nhiều xí nghiệp ở nông thôn. Các xí nghiệp hơng trấn được thành lập với phơng châm: “Rời ruộng, không rời làng”; và “Vào xởng chử không vào thành” để mong giử lại dân ở nông thôn, tránh hiện tợng dân dồn về thành thị. Xí nghiệp hơng trấn phát triển nhanh, kể cả công nghệ chính xác và sản xuất hàng xuất khẩu, đã chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Kinh nghiệm xây dựng thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là yếu tố mở đờng đảm bảo cho nông thôn phát triển. Trước cách mạng tháng tám đã hình thành và tồn tại một thể chế nông nghiệp và nông thôn với nền kinh tế phông kiến tiểu nông cổ truyền bao gồm các hình thức tổ chức quản lý hành chính từ trung ơng đến làng xã, các tổ chức kinh tế xã hội dân sự, cũng nh cac phong tục, tập quán, với những quy định thành văn và không thành văn. Hệ thống thể chế cổ truyền được xay dựng trên cơ sở quyền tự chủ của các hộ tiểu nông và mối quan hệ giữa chính quyền phong kiến trung ơng và cộng đồng làng xã. 50
  51. Thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá, một thể chế nông nghiệp và nông thôn mới ra đời dựa trên nề kinh tế nông nghiệp tập thể hoá, kế hoạch hoá tập chung, quyền tự chủ sản xuất của hộ nông dân gần nh bị xoá bỏ. Trong trời kỳ đổi mới, thể chế nông nghiệp và nông thôn được hình thành thông qua các nghị quyết của Đảng, luật pháp cơ bản nh Hiến pháp(1992) Luật ruộng đất(1993) Luật hợp tác xã (1996) và các quy định về Nhà nước. thể chế mới, về mặt tổ chúc, đang hình thành, tiến tới hoàn thiện qua các hệ thống tổ chức quản lý hành chính của nhà nước, hệ thống tổ chức dân sự và hệ thống kinh tế thị trờng. Hệ thống tổ chức dân sự đang được xây dựng bao gồm 2 loại hình:1) tổ chức dân sự về kinh tế nh các hình thức tổ chức hợp tác, tơng trợ trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; 2)tổ chức dân sự về xã hội nh các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội, nhân đạo Hệ thống kinh tế thị trờng bao gồm các chợ nông thôn, các tụ điểm thơng mại, các tổ chức dịch vụ kinh tế kỹ thuật thuộc các thành phần kinh tế. Kinh tế hộ nông dânvà kinh tế hợp tác xã là lực lượng chủ yếu quyết định sự phát triển chủ yếu nông nghiệp và nông thôn. Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất thích ứng với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh gay gắt. Ngay ở các nước t bản công nghiệp phát triển, kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại, không hề bị tiêu vong, Khi cạnh tranh với các doanh nghiệp t bản quy mô lơn, nó vẫn tồn tại trong các trang trại gia đình quy mô khác nhau: nhỏ, vừa và lớn. ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, hộ nông dân trở thành hộ kinh tế tự chủ và kinh tế hộ nông dân được hình thành. Với các quyền tự chủ về sản xuất, cụ thể là tự chủ về đất đai, lao động, vốn, t liệu sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất và phân phối sản phẩm, kinh tế hộ nông dân đã trở thành một chủ thể phát triển nông nghiệp và công nghệ, thiết bị, các hộ nông dân đã huy động được mọi tiềm năng, nguồn lực có thể để phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng,nghề cá và các ngành luỹ, và điều quan trọng là chuyển từ sản xuất tự túc dần sang sản xuất nông sản hàng hoá. 51
  52. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ có những biến động: đa dạng hoá, chuyên môn hoá, hợp tác háo sản xuất. Do đó nảy sinh nhu cầu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn. Tác dụng của các hợp tác xã là hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh cho nông dân, để giúp nông dân tạo ra u thế cạnh tranh trên thị trờng, bảo vệ quyền lợi củ nông dân, hạn chế sự lũng đoạn của t bản t nhân. Kinh tế hợp tác xã có lớn mạnh thì mới hỗ trợđắc lực cho kinh tế hộ nông dân phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đa khoa học công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn là yêu cầu cấp thiết. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên thực hiện công nghiệp hoá. Việc đa khoa học công nghệ để phát triển kinh tế là tất yếu. Mục tiêu của việc đa khoa học công nghệ vào nông nghiệp là nhằm thúc đẩy sản xuất tăng trởng, phát triển nhanh, cải biến nền nông nghiệp lạc hậu, thành nền nông nghiệp tiên tiến, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị đất đai, mặt nước, tăng năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên lao động nông nghiệp và nông thôn và cuối cùng là nâng cao mức sống và thu nhập của nông dân. Phơng hướng đa khoa học công nghệ vào nông nghiệp nước ta là lựa chọn và ứng dụng kỹ thuật thích hợp với đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của nước ta, kết hợp cổ truyền và hiện đại, vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, vừa đuổi theo, vừa đón đầu, lấy hiệu quả tổng hợp làm thước đo. Nội dung khoa học công nghệ trong từng thời kỳ phải toàn diện. Phải coi trọng cả công nghệ sinh học và công nghệ cơ điện, hoá học đồng thời hết sức coi trọng bảo vệ môi trờng sinh thái. 52
  53. Chơng 3. Một số nội dung quan trọng trong PHáT TRểN CộNG ĐồNG 3.1 Xây dựng phát triển tổ chức cộng đồng. 3.1.1 Khái niệm Xây dựng tổ chức cộng đồng là một quá trình theo đó cộng đồng tăng sức mạnh bằng cách lamg việc để xác định nhu cầu của mình và xác định các vấn đề của cộng đồng theo phương pháp tập thể trong một tổ chức hiện có hoạec hình thành một tổ chức mới trong cộng đồng. Quá trình kiện toàn tổ chức có hoặc hình thành tổ chức mới trong cộng đồng xây dựng niềm tin và năng lực của các thành viên bằng cách: * Tạo điều kiện cho cộng đồng nhận thức rõ hơn về thực trạng và môi trờng của họ, ý thức được trách nhiệm và khả năng chung để tự phát triển. * Tạo cơ hội cho cả nam giới và nữ giới tham gia vào các quyết định và những hành động sẽ ảnh hởng đến cuộc sống của họ, chính vì lẽ đó mà phát triển được ý thức làm chủ và trách nhiệm tập thể đối với những quyết định và hành động đó. * Củng cố năng lực của cộng đồng để tiếp cận nguồn lực bên trong cũng nh bên ngoài nhằm hỗ trợ cho các dự án kinh tế xã hộ bền vững và quan trọng. * Tạo điều kiện cho cộng đồng liên kết và hình thành các nhóm cụ thể để chia sẻ công cụ và ủng hộ lẫn nhau. * Xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức lâu dài cho phát triển cộng đồng. Cán bộ tổ chức cộng đồng là người đóng vai trò quyết định trong việc thúc đấy toàn bộ quảtình xây dựng tổ chức cộng đồng. Người tổ chức cộng đồng có khả năng: * Hiểu biết các khái niệm về phát triển và quảtình xây dựng tổ chức cộng đồng. * Có kỹ năng liên kết vận động cộng đồng để thúc đẩy sự thống nhất xã hội trong cộng đồng. 53
  54. * Khả năng làm việc với những nhóm cộng đồng khác nhau. *Có kiến thức và kỹ nănggiúp cộng đồng tiếp cận sự trợ giúp kỹ thuật *Nhạy cảm với văn hoá địa phơng và vấn đề giới . Xây dựng và phát triển tổ chức cộng đồng là cả một quá trình, thời gian, mục đích và kết quả do mọi người và cán bộ tổ chức cộng đồng đề ra. Thời gian này có thể koé dài đến vài năm và có các bước sau: * Đào tạo và định hướng việc xây dựng tổ chức cộng đồng cho mục tiêu cụ thể. * Tiếp xúc xã giao với lãnh đạo hiện tại và xác định những lãnh đạo tiềm năng. * Thu thập số liệu thông qua những hoạt động sinh kế và xã hội của cộng đồng. * Thành lập nhóm trung tâmcó thể khởi xớng những hoạt động. Đào tạo khả năng lãnh đạo của nhóm trung tâm. * Thành lập ban lãnh đạo và xây dựng đội ngũ. * Phát triển hình thức tổ chức phù hợp cho quản lý và hành chính để hỗ trợ những dự án tạo sinh kế và kinh tế cụ thể. * Tăng cờng và chính thức hoá tổ chức bằng việc đăng ký tổ chức này với một cơ quan thíh hợp, thông qua quá trình công nhận của chính quyền địa phơng nếu thấy thích hợp. * Củng cố tổ chức đóng vai trò quyết định trong việc hoạt động của tổ chức. Việc này đòi hỏi phải xây dựng năng lực cho lãnh đạo và các thành viên để đảm nhiệm được vai trò của tổ chức trong cộng đồng. 3.1.2 Thành lập một tổ chức tại cộng đồng. Tổ chức là một thể thống nhất gồm những người hoặc những tổ chức có chung mục đích, nội quy, quy định Có nhiều loại hình tổ chức khác nhau, từ các tổ chức chính xác chính thức ( nh chính phủ, ngân hàng) đến những tổ chức không chính thức ( mạng lới, gia đình). Một số tổ chức phân cấp bậc (nh nhóm bạn bè, mạng lới). Có những tổ chức 54
  55. văn bản nội quy, quy định, nh một số nhóm nông dân, cũng có những tổ chức không có (hầu hết các gia đình không có vì mọi người đều biết vị trí của mình và những quy tắc chung). Một số tổ chức có kế hoạch hoạt động lau dài, một số khác chỉ tập chung vào các hoạt động hằng ngày. Phát triển thể chế: Là sự phát triểnmối quan hệ giữa các tổ chức ( thành lạp mạng lới) để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và bề vững. Ví dụ là sự cải thiện mối quan hệ giữa một tổ chức nông dân với các tổ chức khuyến nông, hay sự phát triển mối quan hệ giữa các dơn vị tín dụng, tiết kiệm với nông dân (nhóm nông dân) được vay vốn. Mạng lới cũng có thể hiểu nh một thể chế. Thành lập một tổ chức gồm các bước nh sau: Bước 1: Định hướng chiến lược * Đánh giá cơ hội, vấn đề khó khăn, và nhu cầu của đối tợng hởng lợi của tổ chức. * Xác định xứ mệnh của các tổ chức: lý do thành lập, những giá trị đem lại khi hình thành tổ chức. * Xác định chiến lược: tổ chức sẽ hoạt động cùng với đối tợng nào? Những thành viên của tổ chức sẽ đóng góp và hởng lợi ích gì? * Xác định mục tiêu chính: tổ chức đạt được gì trong một vài năm tới? Những mục tiêu cần mang tích tổng thể cho phép sự sửa đổi linh hoạt. * Xác định nhiệm vụ chính của tổ chức. Bước 2: Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức được thể hiện trong sơ đồ tổ chức, thể hiện vị trí của bạn quản lý, các chức năng khác hoặc các nhóm thành viên. Để đảm bảo tính dân chủ, cơ quan cao nhất của một tổ chức phải là hội đồng các thành viên, hoặc đại hội đồng, cho phép mọi thành viên tham gia ban hành những quyết định chính, nh định hướng chiến lược hay những vấn đề liên quan đến quản lý. 55