Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin quản lí

pdf 35 trang huongle 7530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin quản lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_he_thong_thong_tin_quan_ly_chuong_1_ton.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin quản lí

  1. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
  2. NỘI DUNG CHÍNH 1. Bối cảnh 2. Các khái niệm 3. Chu trình phát triển hệ thống thông tin
  3. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 1. Bối cảnh
  4. Nội dung 1. Hệ thống thông tin 2. Môi trường (Environment) và bối cảnh (Context) 3. Nền kinh tế toàn cầu (Global economy) 4. Nền kinh tế số (Digital economy) 5. Thương mại điện tử (Electronic commerce)
  5. Nội dung (tt) 7. Các tác động phi thương mại (Non- commercial impacts) 8. Sự thay đổi (Change) 9. Chiều kích về con người (Human dimension) 10.Các khía cạnh về tổ chức (Organizational aspects) 11.Các khía cạnh về nghề nghiệp (Professional aspects)
  6. 1. Hệ thống thông tin • Hệ thống thông tin trong tổ chức cung cấp các quy trình và thông tin hữu ích cho các thành viên và khách hàng. – Giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. – Các thông tin có thể liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, các sản phẩm, thiết bị, thủ tục, hoạt động của tổ chức.
  7. Ví dụ về hệ thống thông tin • Hệ thống bảng lương là hệ thống thông tin. Đây là một trong những ứng dụng đầu tiên được tin học hóa. • Nhà đấu giá điện tử (như eBay). Nó sử dụng World Wide Web (WWW) làm giao diện người dùng.
  8. 2. Môi trường và bối cảnh • Hệ thống thông tin được phát triển và hoạt động trong một môi trường có ảnh hưởng đến nó. • Môi trường này ngày càng phức tạp và năng động.
  9. 2. Môi trường và bối cảnh: Một số nhân tố • Nền kinh tế toàn cầu • Nền kinh tế số • Thương mại điện tử • Các tác động phi thương mại • Sự thay đổi • Khía cạnh về con người • Các khía cạnh về tổ chức • Các khía cạnh về tính chuyên nghiệp
  10. Nền kinh tế toàn cầu • Các công ty không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty địa phương khác. Cạnh tranh có thể đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Hiện đã có một sự giảm thiểu trong rào cản về thương mại và cạnh tranh. • Một tác động nữa của nền kinh tế toàn cầu là mặc dù thị trường có thể cởi mở hơn và dễ tiếp cận, chi phí vẫn có thể khác nhau đáng kể từ quốc gia này sang quốc gia khác, đặc biệt là chi phí lao động.
  11. Nền kinh tế số • Một yếu tố khác trong bối cảnh năng động của kinh doanh là nền kinh tế số, kết quả từ sự hội tụ của công nghệ máy tính và viễn thông. • Nó có ảnh hưởng đáng kể lên các doanh nghiệp và xã hội nói chung và điển hình chính là những tác động của Internet và World Wide Web (WWW).
  12. Thương mại điện tử • Nền kinh tế số bao gồm thương mại điện tử hoặc thương mại điện tử chỉ đơn giản là việc tiến hành các giao dịch thương mại bằng điện tử, thường là thông qua Internet, giữa các bên cách biệt về mặt địa lý. • Nó có thể liên quan đến một số hoặc tất cả các bộ phận của quá trình giao dịch liên quan đến các hoạt động trước khi bán, thanh toán, thực hiện và sau bán hàng.
  13. Các tác động phi thương mại • Mặc dù thương mại điện tử được đặt lên hàng đầu, có những tác động phi thương mại của nền kinh tế số cũng quan trọng không kém. • Tại nhiều quốc gia lĩnh vực công chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động.
  14. Sự thay đổi • Các tổ chức thành công thường là những tổ chức có khả năng đối phó với những thay đổi và nắm bắt các cơ hội. • Các tổ chức hiện đại tìm cách đáp ứng, thích nghi, và linh hoạt trong hoạt động và chiến lược của mình. • Tuy nhiên, các tổ chức nhận ra rằng đạt được điều đó không dễ dàng, để đạt được ít nhất là hệ thống thông tin (IS) và công nghệ thông tin (IT) của họ cần phải linh hoạt và thích nghi.
  15. Khía cạnh về con người • Các bên liên quan bên phát triển hệ thống: – Các lập trình viên (Programmers) – Các chuyên viên phân tích hệ thống (Systems analysts) – Các chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business analysts) – Các nhà quản lý dự án (Project managers) – Các nhà quản lý CNTT cao cấp (Senior IT management) – Giám đốc thông tin (Chief information officer - CIO)
  16. Khía cạnh về con người (tt) • Người dùng nội bộ (Internal users): – Người dùng cuối (End-users) – Người dùng nghiệp vụ (Business users) – Quản lý kinh doanh (Business management) – Quản lý chiến lược kinh doanh (Business strategy management) • Người sử dụng bên ngoài (External users): – Khách hàng và khách hàng tiềm năng (Customers and potential customers) – Người sử dụng thông tin (Information users) – Người dùng bên ngoài đáng tin cậy (Trusted external users) – Cổ đông, các chủ sở hữu và các nhà tài trợ khác (Shareholders, other owners and sponsors) – Xã hội (Society)
  17. Các khía cạnh về tổ chức • Mặc dù các phương pháp luận, các kỹ thuật, và các công cụ là những phần cần thiết của cơ sở hạ tầng để phát triển hệ thống thông tin, Tuy nhiên, về khía cạnh quản lý, phát triển hệ thống thông tin như một tổng thể và từng dự án hệ thống thông tin riêng lẻ cần được quản lý. • Các tổ chức có thể khác nhau, nhưng có điểm chung là phải có: – một nhóm chiến lược hệ thống thông tin, – một ban chỉ đạo và – một đội phát triển hệ thống.
  18. Các khía cạnh về tính chuyên nghiệp • Một liên kết giữa chiều kích của con người và các khía cạnh tổ chức liên quan đến các vấn đề về tính chuyên nghiệp. • Quy tắc nghề nghiệp với mục đích là để ngăn chặn thất bại: – The Code of Australian Computer Society (ACS, 2005 – The Code of Association of Computing Machinery (ACM, 2005) – The Code of British Computer Society (BCS, 2005a, 2005b, 2005c, 2005d)
  19. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 2. Các khái niệm
  20. Nội dung 1. Các khái niệm cốt lõi 2. Nhu cầu cần một phương pháp luận 3. Phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin
  21. 1. Các khái niệm cốt lõi • Dữ liệu (Data) • Thông tin (Information) • Tri thức (Knowledge) • Hệ thống (System) • Các hệ thống con (Subsystems) • Hệ thống thông tin (Information systems)
  22. 2. Nhu cầu cần một phương pháp luận • Sự phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính thời kì đầu tập trung vào công nghệ, kỹ năng lập trình và kỹ thuật chứ không phải là người sử dụng và các yêu cầu nghiệp vụ • Các chuyên viên phát triển hệ thống đã được huấn luyện kỹ thuật và tay nghề cao, và sử dụng quy tắc kinh nghiệm (rule-of-thumb) và kinh nghiệm cá nhân • Khi việc sử dụng máy tính đã trở thành phổ biến rộng rãi hơn: – các yêu cầu phát triển ứng dụng trên máy tính ngày càng nhiều và việc phát triển không đáp ứng kịp – các ứng dụng ngày càng gia tăng các yêu cầu thay đổi – các thay đổi được thực hiện thường không đáp ứng đúng.
  23. Nhu cầu cần một phương pháp luận • Đầu những năm 1960: các phương pháp luận chưa được hình thức hóa – các nhiệm vụ xử lý dữ liệu cơ bản – xử lý theo lô (batch processing), công nghệ không phức tạp – cấp độ tác nghiệp, các ứng dụng mang tính riêng lẻ – thực hiện bởi các lập trình viên – các vấn đề về bảo dưỡng / thay đổi – nghèo nàn tài liệu – thiếu các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng • Nhu cầu đối với các hoạt động phân tích và thiết kế và nhân sự trong sự phát triển của các hệ thống thông tin • Cần thiết phải có hệ thống thông tin tích hợp chứ không phải là từng phần, cần một giải pháp duy nhất (one-off) • Mong muốn về một cách tiếp cận được tiêu chuẩn hóa được chấp nhận để phát triển
  24. 3. Phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin Một tập hợp các thủ tục, kỹ thuật, công cụ và tài liệu hướng dẫn hỗ trợ để giúp các nhà phát triển hệ thống trong nỗ lực của họ để thực hiện một hệ thống thông tin mới. Một phương pháp luận sẽ bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm các giai đoạn nhỏ hơn, điều này sẽ hướng dẫn các chuyên viên phát triển hệ thống lựa chọn những kỹ thuật có thể thích hợp cho từng giai đoạn của dự án và cũng giúp họ lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát và đánh giá các dự án hệ thống thông tin.
  25. Phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin • Các kỹ thuật (techniques) và các công cụ (tools) cho thấy nét đặc biệt trong mỗi phương pháp luận. Một số kỹ thuật và các công cụ riêng biệt có thể chỉ ra nét nổi bật trong một số phương pháp luận. • Kỹ thuật là một cách để thực hiện một hoạt động cụ thể trong quá trình phát triển hệ thống thông tin, và một vài phương pháp luận riêng biệt có thể dùng các kỹ thuật này cho nhiều hoạt động. • Mỗi kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ tiêu biểu trong việc phát triển hệ thống thông tin.
  26. Phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin • Có nhiều phương pháp luận khác nhau để giải quyết các mục tiêu khác nhau như: – Để ghi lại một cách chính xác các yêu cầu đối với một hệ thống thông tin. – Để cung cấp một phương pháp phát triển có tính hệ thống từ đó tiến đến việc giám sát một cách hiệu quả. – Để cung cấp một hệ thống thông tin trong một thời hạn phù hợp với chi phí chấp nhận được. – Để tạo ra một hệ thống được lập tài liệu tốt và dễ dàng để bảo trì. – Để cung cấp một dấu hiệu cho bất kỳ thay đổi nào cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình phát triển. – Để cung cấp một hệ thống được yêu thích bởi những người bị ảnh hưởng bởi hệ thống đó.
  27. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 3. Chu trình phát triển hệ thống thông tin
  28. Nội dung 1. Chu trình phát triển hệ thống thông tin (SDLC) 2. Phương pháp luận (Methodology) 3. Các kỹ thuật (Techniques) 4. Các công cụ (Tools) 5. Các thế mạnh tiềm năng của SDLC 6. Các điểm yếu tiềm ẩn của SDLC
  29. Chu trình phát triển hệ thống thông tin (SDLC) • SDLC đã có một ảnh hưởng to lớn như là một cách tiếp cận tổng thể để phát triển hệ thống thông tin. Mặc dù có rất nhiều phiên bản, nó có cấu trúc cơ bản như sau: – nghiên cứu khả thi (feasibility study) – điều tra về hệ thống (system investigation) – phân tích hệ thống (systems analysis) – thiết kế hệ thống (systems design) – thực hiện (implementation) – xem xét và bảo trì (review and maintenance) • Các giai đoạn này phối hợp cùng với nhau thường được gọi là "phân tích hệ thống thông thường", "phân tích hệ thống truyền thống", "chu trình phát triển hệ thống thông tin", đôi khi còn gọi là mô hình thác nước (waterfall model).
  30. Phương pháp luận • Việc sử dụng một phương pháp luận giúp cải thiện qui trình phát triển hệ thống thông tin. • Các thuộc tính kỳ vọng đối với một phương pháp luận bao gồm: – một chuỗi các giai đoạn (a series of phases) – một chuỗi các kỹ thuật (a series of techniques) – một chuỗi các công cụ (a series of tools) – một chương trình đào tạo (a training scheme) – một triết lý (a philosophy)
  31. Phương pháp luận • Một số phương pháp hiện đại: – Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống theo cấu trúc (Structured systems analysis and design method - SSADM), – Merise, – Phương pháp luận hệ thống của Yourdon (Yourdon Systems Methodology - YSM), – Phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development (RAD), – Nhiều góc nhìn (Multiview), – Phương pháp luận hệ thống mềm (Soft Systems Methodology - SSM),
  32. Các kỹ thuật • Sơ đồ luồng dữ liệu (Data flow diagrams - DFD) • Sơ đồ thực thể quan hệ (Entity-relationship diagrams - ERD) • Ngôn ngữ mô hình thống nhất (Unified Modeling Language - UML) •
  33. Các công cụ • Hê thống làm việc theo nhóm (Groupware): Group Systems, Lotus Notes, • Phát triển website: Dreamweaver, Zend Studio , • Vẽ sơ đồ: Microsoft Visio, PowerDesigner • Quản lý dự án: Microsoft Project, Primavera • Quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft Access, Microsoft SQL Server, Oracle, DB2, MySQL
  34. Các thế mạnh tiềm năng của SDLC • Được thử nghiệm và kiểm thử tốt • Cung cấp hướng dẫn cơ bản để phát triển hệ thống • Nhấn mạnh vào kiểm soát dự án, lập tài liệu, các tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng • Phù hợp để xây dựng các hệ thống xử lý giao dịch và hệ thống thông tin quản lý lớn đòi hỏi cấu trúc cao và được định nghĩa tốt • Xây dựng hệ thống phức tạp
  35. Các điểm yếu tiềm ẩn của SDLC • Thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu quản lý • Các mô hình của các quá trình không ổn định • Thiết kế dựa theo kết quả đầu ra dẫn đến thiếu linh hoạt • Người sử dụng không hài lòng • Vấn đề với tài liệu • Thiếu kiểm soát • Hệ thống không đầy đủ • Sự tồn đọng ứng dụng • Khối lượng công việc bảo trì • Các vấn đề với cách tiếp cận "lý tưởng" (ideal) • Nhấn mạnh về tư duy "cứng" (“hard” thinking) • Giả định về phát triển “green-field”