Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1 đến Chương 5

pdf 82 trang huongle 6210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1 đến Chương 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_chuong_1_den_chuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Chương 1 đến Chương 5

  1. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
  2. CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chương này giới thiệu và mô tả một cách khái quát về những tài liệu cơ bản được sử dụng trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để việc đánh giá được thuận tiện, bảng Cân Đối Kế Toán (bảng tổng kết tài sản) và báo cáo thu nhập của ngân hàng sẽ được trình bày một cách cụ thể để làm ví dụ, ngoài ra còn có những tài liệu bổ sung về tình hình tài chính và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. I. TÌM HIỂU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng vào ngày cuối năm. Để có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng một cách chính xác, bảng Cân Đối Kế Toán dùng làm cơ sở để đánh giá phải được phản ảnh bằng số dư bình quân ngày thay vì số liệu cuối năm. Điều này rất dễ hiểu bởi vì sự sai lệch có thể phát hiện được nếu những số liệu hàng ngày được quan tâm đến. Số liệu cuối năm chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định nào đó. 2. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán Bảng Cân Đối Kế Toán được thể hiện một cách tổng quát bao gồm 2 phần: - Phần Tài sản (Assets) của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn (ngân quỹ) của ngân hàng, nó thể hiện hoạt động của ngân hàng. - Phần Nợ phải trả & vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity) được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của ngân hàng. Nợ phải trả không thuộc quyền sở hữu trong tài sản của ngân hàng. Vì vậy, vốn chủ sở hữu sẽ bằng giá trị tài sản trư đi giá trị nợ phải trả. VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ Sau đây xin mô tả một cách chi tiết về các khoản mục trên bảng Cân Đối Kế Toán của một ngân hàng thương mại Bảng 1: Bảng Cân Đối Kế Toán bình quân ngày của Ngân hàng thương mại (NHTM) CN của Mỹ ĐVT: 1.000.USD Tài sản (Assets) 2000 2001 2002 2
  3. 1/ Tiền mặt tại quỹ 10.217 11.698 13.205 2/ Chứng từ có giá trị ngắn hạn 2.723 2.200 1.504 3/ Đầu tư chứng khoán + Chứng khoán chịu thuế. 16.697 18.625 26.925 + Chứng khoán miễn thuế 17.012 16.330 15.176 4/ Cho vay + Cho vay sản xuất kinh doanh 26.659 31.561 32.817 + Cho vay tiêu dùng 19.679 26.938 28.141 + Cho vay xây dựng, mua sắm tài sản cố định 16.054 20.869 22.154 + Cho vay khác 123 262 341 Tổng số cho vay: 65.515 79.630 83.453 Trừ: Dự trữ cho tổn thất cho vay (480) (686) (777) Cho vay ròng 65.035 78.944 82.676 5/Tài sản cố định, máy móc thiết bị 3.260 3.503 3.781 6/Tài sản khác 1.006 1.855 2.891 Tổng cộng Tài sản: 115.950 133.155 146.158 Nguồn vốn (Liabilitíes and equity) 2000 2001 2002 1/ Tiền gởi theo yêu cầu thanh toán 18.986 19.125 21.632 2/ Tiền gởi thanh toán 15.689 16.983 19.107 3/ Tiền gởi tiết kiệm 9.162 7.185 6.843 4/ Tiền gủi thị trường tiền tệ 10.725 16.710 20.012 5/ Kỳ phiếu 18.401 20.425 19.338 6/ Chứng chỉ tiền gửi (CD) 20.159 27.165 32.078 3
  4. 7/ Tiền gởi có kỳ hạn khác 10.163 10.403 11.664 Tổng cộng tiền gởi 103.285 117.996 130.674 8/ Vay ngắn hạn: + Từ ngân hàng trung ương 1.715 2.463 2.175 + Từ các tổ chức khác 1.405 1.654 1.384 9/ Nợ phải trả khác 790 950 1.091 10/ Nợ dài hạn - - - 11/ Vốn chủ sở hữu + Cổ phiếu thông thường 963 1.013 1.103 + Chênh lệch tăng giá 1.348 1.798 1.795 12/ Thu nhập chưa phân phối 6.444 7.281 8.023 Tổng cộng vốn chủ sở hữu 8.755 10.092 10.834 Tổng nguồn vốn 115.950 133.155 146.158 3. Mô tả các khoản mục trên bảng Cân Đối Kế Toán 3.1. Các khoản mục Tài sản (sử dụng vốn) - Tiền mặt tại quỹ bao gồm bốn loại tài sản bằng tiền như sau: + Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của ngân hàng (NH), dành để thanh toán cho những khách hàng, các khoản tiền nhỏ hàng ngày và các khoản cho vay đột xuất. + Tiền gửi dự trữ ở NH Trung ương, do các biện pháp phòng ngừa phải tiến hành, các ngân hàng gửi một khối lượng tiền giấy và tiền kim loại ở mức tối thiểu và an toàn tại ngân hàng trung ương. + Tiền gửi dự trữ ở NH chi nhánh, nhiều ngân hàng lớn trong một số khu vực ở trong nước phục vụ như là “tổng kho” của các ngân hàng nhỏ. + Các khoản tiền trong quá trình thu, các khoản tiền trong lãnh vực thanh toán sẽ thu trong thời gian ngắn. 4
  5. - Chứng từ có giá ngắn hạn: Các chứng từ có giá ngắn hạn ngân hàng đang nắm giữ như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc. Đây cũng là dự trữ của ngân hàng có tính thanh khoản cao. - Đầu tư chứng khoán: Các ngân hàng thương mại đầu tư vào các chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động để nâng cao lợi tức. - Cho vay (tín dụng) : Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị ngân hàng cũng phải quyết định phân chia vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài sản cố định, tín dụng khác - Tài sản cố định, máy móc thiết bị: Bao gồm giá trị tài sản của ngân hàng như nhà cửa, trang thiết bị và những trang bị cần thiết dành cho các hoạt động của ngân hàng. - Tài sản khác: Là những tài sản không nằm trong các loại tài sản nói trên. 3.2 Các khoản mục Nguồn vốn Bộ phận lớn nhất thuộc nguồn của ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp. - Tiền gửi theo yêu cầu (thanh toán) của khách hàng: Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào cho nhu cầu thực tế. Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi phát hành séc, nghĩa là chúng có thể được rút ra bằng cách phát hành séc. Loại tiền gửi này luôn đáp ứng cho chủ tài khoản các giao dịch thanh toán của họ. - Tiền gửi tiết kiệm là phương thức phổ biến nhất đối với công chúng phản ánh trong các tài khoản tiết kiệm và bằng các sổ tiết kiệm. Những loại ký thác này có thể rút ra bình thường bất cứ lúc nào, nhưng về phương diện kỹ thuật, tại một số ngân hàng theo quy định của họ cần phải có thời gian nhất định. - Tiền gửi của thị trường tiền tệ: Tiền gửi của khách hàng hoạt động trên thị trường ngọai hối, thị trường tiền tệ quốc tế. - Kỳ phiếu: là giấy nợ được ngân hàng phát hành theo điều luật của ngân hàng như là bộ phận nguồn vốn của ngân hàng. - Chứng chỉ tiền gửi: Các cá nhân, công ty, doanh nghiệp ký thác có kỳ hạn được chứng nhận bằng chứng chỉ tiền gửíi của NH, lọai huy động vốn này hiện nay chiếm vị trí lớn so với tiền gửi tiết kiệm. 5
  6. - Tiền gửi có kỳ hạn khác: Tiền gửi của cá nhân, các tổ chức theo kỳ hạn nhất định của ngân hàng, khi đến hạn mới được rút ra. Trong trường hợp đặc biệt cần người gửi tiền cũng có thể rút tiền trước kỳ hạn, nhưng không được hưởng lãi suất kỳ hạn. - Vay ngắn hạn: Đây là khoản vay của ngân hàng nhằm bổ sung cho vốn hoạt động kinh doanh của mình, có thể vay từ ngân hàng nhà nước, hoặc từ các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài. - Nợ dài hạn: Các khoản vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng khác, có thể trong nước hoặc từ nước ngoài. - Nợ phải trả khác: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, như phải trả người bán người cung cấp, phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả công nhân viên . . . - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phiếu thông thường, chênh lệch tăng giá và thu nhập chưa phân phối. II. BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG 1. Khái niệm Báo cáo thu nhập là một báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng sau một kỳ kế toán (cuối năm). Thu nhập lãi suất trên tài sản sinh lợi cuả ngân hàng là nguồn thu nhập cơ bản, trong khi chi phí lãi suất cần để huy động được nguồn quỹ tiền tệ của ngân hàng thường là chi phí cơ bản. Ngoài ra, các khoản thu nhập khác như thu lệ phí về dịch vụ, hoa hồng nhận ủy thác là những khoản thu quan trọng của hầu hết các ngân hàng. Các khoản chi phí khác như chi phí nhân viên ( tiền lương, phụ cấp ), máy móc thiết bị và những chi phí khác nhằm phục vụ cho hoạt động ngân hàng có ý nghĩa cho hoạt động của ngân hàng. Sau đây là mẫu bảng báo cáo thu nhập lãi lỗ của ngân hàng Bảng 2: Bảng báo cáo thu nhập của NHTM CN qua 3 năm ĐVT:1.000.USD Khoản mục 2000 2001 2002 I. THU NHẬP 1/ Thu nhập lãi 6
  7. + Chứng từ có giá trị ngắn hạn 279 159 153 + Đầu tư chứng khoán chịu thuế 1.792 1.850 1.920 + Đầu tư chứng khoán miễn trừ thuế 1.098 1.068 1.025 + Cho vay sản xuất kinh doanh 4.109 3.665 3.533 + Cho vay thương mại 2.898 3.229 3.408 + Cho vay xây dựng, mua sắm TSCĐ 1.936 2.923 2.224 + Cho vay khác 16 29 32 Tổng cộng thu nhập lãi 12.182 12.023 12.295 2/ Thu nhập ngoài lãi + Thu phí dịch vụ 657 947 1.061 + Thu nhập ngoài lãi khác 309 349 468 Tổng thu nhập hoạt động 13.094 13.519 13.842 II. CHI PHÍ 1/ Chi phí lãi + Tiền gởi theo yêu cầu (thanh toán) 535 547 593 + Tiền gởi thanh toán 482 345 296 + Tiền gởi tiết kiệm 885 1.321 1.155 + Tiền gửi của thị trường tiền tệ 1.626 1.637 1.494 + Kỳ phiếu 2.434 2.266 2.603 + Chứng chỉ tiền gửi (CD) 1.091 865 393 + Tiền gởi có kỳ hạn khác 346 409 198 + Vay ngắn hạn 62 89 85 + Nợ phải trả khác 0 0 0 7
  8. + Nợ dài hạn Tổng chi phí lãi 7.461 7.479 7.363 2/ Chi phí ngoài lãi + Dự phòng tổn thất tín dụng 297 403 517 + Lương và thu nhập của công nhân viên 2.505 2.721 3.002 + Chi phí hoạt động 806 883 969 + Chi phí khác 751 628 687 Tổng chi phí 11.640 12.114 12.538 Thu nhập trước thuế 1.454 1.205 1.304 Thuế thu nhập 139 38 102 Thu nhập ròng ( sau thuế) 1.315 1.167 1.202 Chia cổ tức 481 506 507 2. Giải thích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo thu nhập - Thu nhập lãi là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này. Tất cả thu nhập lãi trừ đi phần chi phí liên quan là phần chịu thuế, với sự ngoại trừ thu nhập lãi của chứng khoán miễn trừ thuế. - Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của ngân hàng như nhận sự ủy thác của khách hàng, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng . . . - Thu nhập ngoài lãi khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp . . . - Chi phí lãi là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác. . . trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi là loại chi phí được trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng. - Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh. Theo qui định dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí ngòai lãi , làm giảm lợi nhuận của NH, giảm tài sản trên bảng Cân đối kế toán Về quản trị dựa trên kiến thức và sự nhận biết về chất lượng của các khoản tín dụng có thể 8
  9. dự phòng ít hơn hay nhiều hơn mức qui định và tin tưởng rằng sẽ đủ bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng có thể xảy ra. - Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe của nhân viên . . . - Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mướn văn phòng máy móc, và thuế trên máy móc thiết bị. - Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bưu phí . . . - Thu nhập trước thuế là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập hoạt động và tổng chi phí. - Thu nhập ròng là khoản thu nhập trước thuế trừ đi khoản thuế thu nhập phải nộp cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương của năm đó. III. NHỮNG THÔNG TIN BỔ SUNG Những khoản mục từ bảng Cân Đối Kế Toán của ngân hàng thường được kết hợp với những thông tin bổ sung sẽ rất hữu hiệu trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng. Sau đây là sự mô tả về các thông tin bổ sung có liên quan trong việc đánh giá. 1. Tài sản sinh lời (TSSL) Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại lãi . Tiền tại quỹ và thiết bị máy móc thiết bị là 2 loại tài sản không thuộc tài sản sinh lợi. TSSL = Tổng tài sản - (Tiền tại quỹ + tiền dự trữ + máy móc thiết bị và TSCĐ) 2. Tài sản rủi ro (TSRR) TSRR là tài sản sinh lợi phụ thuộc vào rủi ro tín dụng cũng như rủi ro lãi suất, là những tài sản đầu tư vào những lãnh vực có rủi ro cao, có thể bị tổn thất. Ở các nước tư bản, một số ngân hàng vẫn còn tính tài sản rủi ro bằng tài sản sinh lợi trừ đi toàn bộ chứng khoán của chính phủ. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng tính tài sản rủi ro bằng tài sản sinh lợi trừ đi các phương tiện chi trả và chứng khoán đầu tư kỳ hạn dưới 1 năm. TSRR = TSSL - ( các chứng từ có giá + chứng khoán đầu tư dưới 1 năm) 3. Kỳ hạn của chứng khoán đầu tư Các loại chứng khoán được phân loại chứng khóan đầu tư ngắn hạn và chứng khoán đầu tư dài hạn. Thông tin này giúp cho chúng ta hiểu được sự nhạy cảm lãi suất của danh mục vốn đầu tư chứng khoán và tiềm năng tăng hoặc giảm thu nhập của danh mục vốn đầu tư này nếu lãi suất thay đổi. 9
  10. 4. Giá thị trường so với giá sổ sách của các chứng khoán Chỉ tiêu này chỉ tỷ lệ % của giá trị sổ sách so với giá thị trường của chứng khoán ngân hàng. Sự khác nhau giữa giá thị trường và giá trị trên sổ sách của chứng khoán tượng trưng cho sự tăng giá hay giảm giá không thể hiện trong danh mục đầu tư chứng khoán. 5. Tổn thất tín dụng và khoản dự trữ bù đắp Tình hình dự trữ cho tổn thất tín dụng và khoản tổn thất tín dụng thực tế phát sinh của NH, một nhà quản trị NH có kinh nghiệm sẽ dự trữ cho tổn thất tín dụng một số lượng tương đối phù hợp hơn. 6. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy một số nhận xét về chất lượng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. 7. Sự nhạy cảm lãi suất Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm lãi suất) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định (30 ngày , 90 ngày , 6 tháng ). Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi. * Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoản thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. * Nguồn vốn (Nợ phải trả) nhạy cảm lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. 8. Số lượng nhân viên Chỉ tiêu này có thể được dùng để đánh giá qui mô hoạt động của ngân hàng. Ngòai ra cần phân loại nhân viên chính thức và nhân viên bán thời gian qui đổi tương đương, hoặc nhân viên biên chế và hợp đồng, điều này cho thấy trình độ chuyên môn của nhân viên trong hoạt động ngân hàng, từ đó có thể đánh giá được năng lực họat động của NH. 9. Giá cổ phiếu trên thị trường (đối với ngân hàng cổ phần) Cổ phiếu của NH có thể bán được với giá cao một cách tích cực trên thị trường hoặc ngược lại. Giá cổ phiếu trên thị trường tăng hay giảm cho thấy được kết quả kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không, chắc chắn rằng khi giá cổ phiếu trên thị trường của ngân hàng có xu hướng gia tăng hàng năm, chứng tỏ ngân hàng này hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngược lại thì sự phá sản đang đến gần với ngân hàng. 10
  11. 10. Thuế Thuế là phần thu nhập của ngân hàng thương mại trong quá trình họat động kinh doanh phân phối cho Nhà nước theo chế độ qui định Tùy theo chính sách của mỗi quốc gia các loại thuế ngân hàng phải thực hiện theo nghĩa vụ đối với Nhà nước bao gồm các thuế gì, thuế suất bao nhiêu đều được qui định trong luật thuê. Trong ví dụ của ngân hàng thương mại CN thuế thu nhập NH phải nộp với thuế suất 32%. Các thông tin bổ sung của NHTM CN được hệ thống trong bảng sau đây: Bảng 3: Các thông tin bổ sung của ngân hàng CN ĐVT:1.000 USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. Tài sản sinh lời 101.467 115.899 126.281 2. Tài sản rủi ro 92.700 108.241 119.046 3. Chứng khoán đầu tư + Dưới 1 năm 6.044 5.458 5.731 + Trên 1 năm - 5 năm 11.421 14.218 15.372 + 5 năm - 10 năm 9.653 9.824 15.808 + Trên 10 năm 6.591 5.255 5.190 Giá trên sổ sách / giá thị trường của các chứng khoán + Chứng khoán đầu tư chịu thuế + Chứng khoán đầu tư miễn trừ thuế 96,81% 98,17% 108,91% 90,04% 96,01% 103,18% 5. Tổn thất tín dụng trừ khoản dự trữ bù đắp. 287 320 424 6. Nợ quá hạn + Cho vay SXKD 552 681 845 + Cho vay tiêu dùng 964 1.433 1.688 + Cho vay TSCĐ 251 388 436 + Cho vay khác 1 3 3 7. Sự nhạy cảm lãi suất (1 năm) + Tài sản nhạy cảm lãi suất 50.644 59.766 70.352 11
  12. + Nguồn vốn nhạy cảm Lãi suất 46.741 66.182 81.749 8. Số lượng lao động ( người) 126 132 136 9. Giá thị trường cuả mỗi cổ phiếu 13 12 10 10 . Thuế : Được tính toán trên cơ sở luật thuế qui định cho NH CN như sau: + Mức thu nhập lãi suất trên chứng khóan miễn trừ thuế. 1.633 1.577 1.498 + Tổn thu nhập lãi suất tương đương tính thuế + Tổng thu nhập tương đương tính thuế 12.663 12.532 12.768 13.629 13.828 14.315 Các thông tin bổ sung cho biết chi tiết hơn những dữ liệu cần thiết sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho phép đánh giá về qui mô, năng lực, và khả năng sinh lợi cũng như rủi ro trong họat động đầu tư của NH một cách chính xác hơn. IV. GIỚI THIỆU KẾ TOÁN KHOẢN DỰ TRỮ TỔN THẤT TÍN DỤNG Mức yêu cầu dự trữ cho sự bù đắp tổn thất tín dụng nên được dựa trên kiến thức về quản lý các danh mục đầu tư tín dụng hiện có của NHTM. Đặc biệt, người quản lý phải xem xét thường xuyên những vướng mắc gặp phải về tổn thất tín dụng và khái quát chất lượng danh mục đầu tư tín dụng, những điều kiện về kinh tế tài chính hiện tại và khả năng trong tương lai, những kinh nghiệm liên quan đến các khoản tín dụng hiện hành để xác định mức dự trữ một cách chính xác. Ví dụ : Tài liệu của NHTM CN (2002 ) Bảng 4: Kế toán khoản dự trữ về tổn thất tín dụng ĐVT: USD Dự trữ cho tổn thất tín dụng còn lại , 31/ 12/ 2001 731.300 Tổn thất tín dụng trong năm 2002 phát sinh - 423.820 Dự phòng cho tổn thất tín dụng năm 2002 + 517.220 Dự trữ cho tổn thất tín dụng còn lại , 31 / 12/ 2002 824.700 Bảng 4 cho thấy dự trữ cho tổn thất tín dụng năm 2001 còn thừa lại 731.300 USD sau khi dã bù đắp cho tổn thất trong năm. Nhà quản trị ngân hàng này đã thấy rằng các khoản đầu tư tín 12
  13. dụng có khả năng tổn thất nhiều hơn trong năm 2002, nên đã dự trữ thêm một khoản là 517.220 USD. Do dự trữ thêm nhiều hơn sự tổn thất phát sinh là 423.820 USD trong năm 2002, nên vào cuối năm 2002 mức dự trữ tổn thất còn lại 824.700 USD, vẫn ở mức cao hơn năm trước. Khoản dự trữ tổn thất đã làm tăng thêm chi phí của NH, tức là giảm lợi nhuận, nếu dự trữ quá lớn chi phí sẽ tăng cao, lợi nhuận càng giảm. Vấn đề ở đây cần xem xét mức dự trữ hợp lý nhất, bảo dảm hiệu quả trong họat động. V. NHỮNG THÔNG TIN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngân hàng đã phát triển nhiều hoạt động mới trong kinh doanh. Các hoạt động này không được liệt kê trên bảng cân đối kế toán như các tài sản hay các khoản nợ phải trả. Những hoạt động này có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Có hai loại hoạt động thuộc thông tin ngoài bảng cân đối kế toán: - Loại hoạt động thứ nhất bao gồm các hoạt động đem lại thu nhập hoặc phải chi một số chi phí mà không liên quan đến sự sản sinh hay nắm giữ tài sản hoặc nguồn vốn của ngân hàng. Thí dụ : người môi giới để hưởng hoa hồng. - Loại hoạt động thứ hai bao gồm những cam kết phải thực hiện của ngân hàng và quyền đòi hỏi phải được thực hiện. Loại hoạt động này được chia làm ba loại cụ thể như sau: Sự đảm bảo về tài chính: Là sự nhận trách nhiệm bởi một ngân đứng ra nhận nhiệm vụ đối với thành phần thứ ba để thực hiện nhiệm vụ nếu thành phần thứ ba này không thực hiện được như: + Bảo đảm thư tín dụng ngân hàng phải trả cho người hưởng lợi số tiền nếu thành phần thứ ba có sự bất ổn về tài chính. Trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, nếu ngân hàng mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán cho đơn vị xuất khẩu, ngân hàng bảo lãnh này sẽ thực hiện nhiệm vụ này. + Hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã thống nhất với khách hàng của mình ngân hàng phải cung cấp đến mức tối đa cho khách hàng trừ khi điều kiện được thay đổi một cách cụ thể. + Tín dụng tuần hoàn là hợp đồng tín dụng thông thường giữa ngân hàng và khách hàng ngân hàng sẽ cấp vốn cho khách hàng tùy thuộc vào thời hạn đã ghi trên hợp đồng. + Những tiện nghi phát hành chứng khoán được đảm bảo bởi ngân hàng. Tài chính thương mại Tài chính thương mại bao gồm mở thư tín dụng thương mại và chấp nhận chi trả thư tín dụng được dùng trong tài chính thương mại quốc tế. Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm với khách hàng mình sẽ trả cho thành phần thứ ba theo hợp đồng. Sự chấp nhận của ngân hàng thực hiện đối với hối phiếu có kỳ hạn bảo đảm sẽ thanh toán tiền khi đến hạn. 13
  14. Những hoạt động đầu tư Những hoạt động này không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, như các nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn, nghiệp vụ hóan đổi tiền tệ (Swap ), nghiệp vụ quyền chọn (Option) Những hoạt động này đều có cùng đặc tính như những hoạt động khác ngoài bảng cân đối kế toán. Ngân hàng luôn luôn nhận được lệ phí hoặc thay đổi vị trí rủi ro, đây là những hoạt động không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán bây giờ nhưng qua đó ngân hàng có thể thực hiện trong tương lai. VI. THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH Thông tin phi tài chính cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính tổng quát cuả ngân hàng. Danh sách các thông tin này đã được đưa ra bởi Michael Knapp và tóm tắt như sau: Danh sách câu hỏi thuộc thông tin phi tài chính 1. Ngân hàng có được đảm bảo bởi trung tâm dịch vụ thông tin không ? 2. Ngân hàng có được kiểm toán bởi công ty kiểm toán không ? 3. Ngân hàng vừa thay đổi người kiểm toán độc lập phải không ? 4. NH có thay đổi về sự quản lý trong những năm gần đây không ? 5. Những thông tin gì vê kinh nghiệm hoạt động ngân hàng và kinh nghiệm về kinh doanh chung mà các người bên ngoài có thể có được ? 6. Sự xuất hiện các nhà giám đốc nổi tiếng bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng không ? 7. Ngân hàng có hội đồng xem xét lại, kiểm tra lại khoản cho vay không ? 8. Chất lượng tổng quát và điểm mạnh tài chính của ngân hàng là gì ? 9. Ngân hàng có sử dụng phương pháp bảo tòan vốn để không thực hiện những khoản cho vay không ? 10. Ngân hàng có tặng khoản tiền thưởng lãi suất đáng kể cho nguời gởi tiền không? Quan điểm cơ bản về những thông trên là sự bổ sung quan trọng cho thông tin tài chính của ngân hàng. VII. NGUỒN THÔNG TIN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN Các nguồn thông tin ngân hàng sắp xếp thứ tự từ báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng đến sự phân tích chi tiết tài chính sẵn có trong những báo cáo hoạt động ngân hàng thống nhất. 14
  15. Công ty tư vấn, hội liên hiệp công nghiệp, và dịch vụ thông tin cũng cung cấp thông tin quan trọng cho việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng thông tin, cụ thể thông tin về tài chính, trên cương vị ngân hàng đáng đề cao quan điểm chất lượng của thông tin cần thiết để phân tích hoạt động kinh doanh. Ba lãnh vực cần quan tâm: + Sử dụng thời điểm của dữ liệu + Sử dụng giá trị sổ sách của dữ liệu + Sự nhận thức cho phép định rõ những dữ liệu cơ bản Hầu hết các báo cáo tài chính hàng năm hay từng quí của ngân hàng đều được thực hiện vào một điểm thời gian cụ thể, nhưng những tài sản và nguồn vốn tài chính là ngắn hạn hoặc có thể mua, bán, hoặc có thể trả lại trong một thời gian ngắn, một số dữ liệu thời điểm có thể không phản ánh một cách chính xác được quá trình biến động của chúng. Các nhà phân tích ngân hàng luôn dùng số dư bình quân ngày về tài sản và nguồn vốn cho việc đánh giá hoạt động của ngân hàng. Dữ liệu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng như bảng cân đối kế toán không thể dùng số liệu thời điểm, vì sẽ không chính xác. Giá trị sổ sách của dữ liệu không phản chính xác hiệu quả của họat động kinh doanh trong lãnh vực đầu tư các chứng khoán, khi giá thị trường của chứng khoán thay đổi tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi. Thông tin tài chính ngân hàng được chỉ ra một cách tổng quát theo giá trị sổ sách hơn là giá thị trường. Chỉ có khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà đa số ngân hàng cung cấp trên thông tin giá trị thị trường là chứng khoán đang nắm giữ Còn những tài sản cơ bản khác, như các khoản cho vay, và nợ phải trả, như vay dài hạn đều được trình bày theo giá trị sổ sách. Cuối cùng, nhiều loại thông tin tài chính ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi quy tắc kế toán, luật thuế, và sự quyết định quản lý. 15
  16. Chương 2 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Nhiều ngân hàng sẽ phải quản trị và chấp nhận rủi ro cao để có thể đạt được lợi nhuận hợp lý. Điều quan trọng một ngân hàng có thể đo lường rủi ro để thực hiện lợi nhuận khả quan hơn trong kỳ tới với những thách thức của các nhân tố bên ngoài và sự điều chỉnh các luật lệ. Hoạt động của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến giá trịï của nó trên thị trường, năng lực của nó sẽ thôn tính ngân hàng khác hoặc là bị thôn tính với giá tốt, và năng lực sẽ tạo nên trong thị trường tài chính. Mặc dù ngân hàng không thể thay đổi kết quả hoạt động đã qua, nhưng qua đánh giá kết quả hoạt động này là bước đầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động trong tương lai. Chương này giới thiệu kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, bằng cách vận dung các tỷ số đo lường lợi nhuận và rủi ro trong doanh nghiệp vào phân tích lợi nhuận và rủi ro trong họat động của ngân hàng. Đồng thời cho thấy sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro , nghĩa là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. I. VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TỪ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Nhiều nhà ngân hàng cho rằng ngân hàng thương mại thì khác với kinh doanh phi tài chính vì thế những khái niệm được sử dụng trong phân tích doanh nghiệp thì không phù hợp cho các ngân hàng thương mại. Mặc dù ngân hàng hoạt động trong một lãnh vực đặc biệt, nhưng hầu hết các khái niệm nguyên thủy được phát triển đều hướng về lợi nhuận. Nói một cách tổng quát, những khái niệm cơ bản dùng trong phân tích hoạt động doanh nghiệp phù hợp cho việc phân tích ngân hàng thương mại. 1. Thực hiện mục tiêu đầu tiên - Trong lãnh vực hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp mua nguyên vật liệu gì kết hợp với tiền vốn và lao động để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Rồi sau đó hàng hóa và dịch vụ sẽ được bán cho người sử dụng với giá cao hơn chi phí nguyên vật liệu, vốn và lao động và thu được lợi nhuận. - Trong lãnh vực tài chính, một doanh nghiệp thu hút được nguồn quỹ tiền tệ từ các chủ nợ và chủ sở hữu; chi nguồn quỹ cho nguyên vật liệu, tư bản, lao động và bảo tồn nguồn quỹ. Theo lý thuyết tài chính hiện nay, mục tiêu cơ bản của quản trị doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị chủ sở hữu đầu tư của doanh nghiệp. 2. Đo lường rủi ro cho doanh nghiệp Để xác định xem việc quản trị hoạt động kinh doanh có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không, cần phân tích lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp. Sự giới thiệu này liên quan khả năng 16
  17. sinh lợi được phân tích bao hàm trong mô hình lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mô hình này được phát triển đầu tiên bởi Dupont Corporation. Nó có thể dược phân tích để làm rõ những lãnh vực mà trong đó doanh nghiệp có thể cần cải tiến. 3. Thông tin cần thiết bổ sung thêm đối với doanh nghiệp Đi sâu hơn nữa trong phân tích khả năng sinh lợi, lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải được đánh giá. Đo lường rủi ro, như sự thay đổi của chi phí hàng bán, của các loại chi phí . . . cần phải được tính toán một cách cụ thể. Đo lường rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp thường được so sánh với các doanh nghiệp khác cùng qui mô, cùng tính chất sản xuất. Quản trị doanh nghiệp thành công là sự nỗ lực cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận vì sự tối đa hóa giá trị đầu tư của doanh nghiệp. 4. Đối với hoạt động của ngân hàng Ngân hàng thương mại huy động được vốn từ các khách hàng, các chủ nợ, và nguồn vốn chủí sở hữu, rồi sử dụng nguồn quỹ tiền tệ cho nguyên vật liệu, lao động . . . và hy vọng để thu hồi lại số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra. Đối với ngân hàng thương mại, nguyên vật liệu là quỹ tiền tệ, và sản phẩm bán ra cũng là quỹ tiền tệ. Cũng như doanh nghiệp phi tài chính, mục tiêu cơ bản của quản trị ngân hàng là tối đa hóa giá trị đầu tư của chủ sở hữu trong ngân hàng. 5. Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng Để phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng tài liệu được sử dụng là các báo cáo tài chính của ngân hàng như : + Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản) thể hiện bằng số liệu bình quân. + Bảng báo cáo thu nhập lãi lỗ của ngân hàng. Và tính toán các chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng sinh lợi trên cơ sở mô hình Dupont. Trước tiên ta lấy ví dụ phân tích khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phi tài chính, đó là công ty ABC của Mỹ họat động trong lãnh vực sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Báo cáo tài chính của công ty ABC Bảng1: Bảng Cân Đối kế Toán bình quân của công ty ABC năm 2002 ĐVT: USD Tài sản Nguồn vốn Vốn bằng tiền 5.000.000 Nợ ngắn hạn 3.000.000 Khoản phải thu 30.000.000 Nợ dài hạn 2.000.000 17
  18. Hàng tồn kho 20.000.000 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.000.000 TSCĐ 45.000.000 Thu nhập giữ lại 4.000.000 Tổng cộng 100.000.000 Tổng cộng 10.000.000 Bảng 2: Bảng báo cáo thu nhập của công ty ABC năm 2002 ĐVT: USD Chỉ tiêu Số tiền 1 - Doanh thu bán hàng 20.000.000 2 - Giá vốn hàng bán 15.000.000 3 - Thu nhập hoạt động (lãi gộp) 5.000.000 4 - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN 3.000.000 5 - Thu nhập hoạt đông trước thuế và lãi vay 2.000.000 6 - Lãi vay 4.00.000 7 - Thu nhập chịu thuế 1.600.000 8 - Thuế thu nhập (34%) 544.000 9 - Thu nhập sau thuế 1.056.000 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty ABC, căn cứ vào hai báo cáo tài chính của công ty để tính các tỷ số về khả năng sinh lợi, như sau: Kết quả tính toán của các tỷ số cho thấy khả năng sinh lợi của công ty rất khả quan. Lợi nhuận biên tế khá cao đạt đến 25%, tức là 100 USD doanh thu đem lại 25 USD lợi nhuận gộp. Tỷ số ROA và ROE cũng đạt được tỷ lệ khá cao là 10,56% đối với ROA và 21,12% đối với ROE, cho thấy công ty này sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu có hiệu quả cao. Để phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích thường sử dung sơ đồ Dupont để phân tích nhằm xác định rõ các nhân tố có liên quan tác động đến tỷ số ROE, tức là các nhân tố làm tăng hoặc giảm tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, từ sự phân tích có thể đưa ra quyết định hợp lý cho việc nâng cao hiệu quả sử dung vốn chủ sở hữu. Qua sơ đồ cho thấy tỷ số ROE bằng hệ số vốn chủ sở hữu nhân với ROA, hệ số vốn chủ sở hữu và ROA càng cao thì ROE sẽ cao. Như vậy để tăng ROE thì một hoặc cả hai nhân tố này tăng lên. Nhân tố thứ nhất là hệ số vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản chia cho vốn chủ sở hữu, để có hệ số này cao hơn thì hoặc là tăng tổng tài sản hoặc giảm vốn chủ sở hữu theo một cơ cấu 18
  19. tốt nhất cho họat động kinh doanh của công ty. Nhân tố thứ hai là ROA được tính bằng cách lấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhân với hệ số sử dung tài sản. Để tăng ROA, một trong hai nhân tố hệ số sử dung tài sản hay tỷ suất lợi nhuận tăng lên, do đó cần phải thu nhanh các khoản phải thu, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tồn kho và nâng cao hiệu quả sử dung TSCĐ, hoặc tăng thu nhập và giảm chi phí trên doanh thu. Như phân tích khả năng sinh lợi của công ty sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích ngân hàng cũng sử dụng các chỉ tiêu tương tự để phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sau đây lấy ví dụ phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng XYZ Bảng 3: Bảng Cân Đối Kế Toán của ngân hàng XYZ năm 2002 ĐVT: USD TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐTIỀN Tiền mặt,chứng từ có giá 8.000.000 Nợ ngắn hạn 70.000.000 Cho vay ngắn hạn 40.000.000 Nợ dài hạn 23.000.000 Chứng khoán ngắn hạn 20.000.000 Cổ phiếu thường 1.000.000 Cho vay dài hạn 20.000.000 Lãi chưa phân phối 6.000.000 Chứng khoán dài hạn 10.000.000 - - Tài sản cố định 2.000.000 - - TỔNG CỘNG 100.000.000 TỔNG CỘNG 100.000.000 Bảng 4: Báo cáo thu nhập lãi lỗ của ngân hàng thương mại XYZ. 2002 ĐVT:USD 1- Doanh thu ( thu lãi cho vay và tiền gởi) 9.000.000 2- Chi phí trả lãi 4.000.000 3 -Thu nhập về lãi ( 1 - 2 ) 5.000.000 4- Chi phí quản lý, lao động, dụng cụ . . . 3.000.000 4 - Thu nhập ( lợi nhuận ) hoạt động trước thuế 2.000.000 6 - Thuế thu nhập ( 34%) 680.000 7- Thu nhập (lợi nhuận ) sau thuế 1.320.000 19
  20. Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại XYZ: Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng XYZ cũng tương tự như phân tích khả năng sinh lời của công ty ABC. Các chỉ tiêu sinh lời giữa công ty thương mại ABC và ngân hàng thương mại XYZ được phân tích qua các năm để có thể đánh giá xu hướng của lợi nhuận và khả năng sinh lời. Đánh giá rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng nên được so sánh với những ngân hàng tương tự. Nói một cách tổng quát, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao. Ngân hàng cố gắng tối đa hóa giá trị đầu tư của vốn chủ sở hữu trong ngân hàng bằng cách cân bằng sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu đo lường thu nhập được xem xét kết quả và so sánh với kết quả tương tự đối với công ty ABC. Công ty ABC hoạt động trong lãnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp nhẹ, cùng qui mô họat động ( tổng tài sản ) . Có lẽ chỉ tiêu quan trọng nhất là thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong đó thu nhập sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí và thuế chia cho vốn chủ sở hữu: cổ phiếu thông thường, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ dự trữ . Tỉ số ROE về mặt quản trị cho biết khả năng, mức độ kiếm được lợi nhuận tính trên giá trị sổ sách của vốn sở hữu đầu tư vào ngân hàng. Sự đo lường này cũng phản ảnh doanh thu, hiệu quả hoạt động đạt được. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bắt nguồn từ lợi nhuận trên tổng tài sản và hệ số vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng tài sản. Tỉ số này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Nhiều nhà quản trị tin rằng tỉ số ROA là phương pháp tốt nhất đo luờng hiệu quả của ngân hàng, bởi vì ROA đối với những trung gian tài chính như ngân hàng thương mại thì thấp hơn hầu hết các doanh nghiệp phi tài chính. Đa số các trung gian phải sử dụng đòn bẩy tài chính một cách mạnh mẽ để tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đo lường lợi nhuận và rủi ro của NH nên được so sánh với các NH tương tự cũng như các DN phi tài chính. Nói một cách tổng quát lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao. Quản trị NH cố gắng tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu đầu tư vào NH bằng cách cân bằng sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ban quản trị ngân hàng nên giữ những khái niệm như vậy trong ý tưởng của mình khi phân tích các tỉ số đo lường lợi nhuận đạt được và rủi ro phải chấp nhận của ngân hàng thương mại. II. ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Sau đây chọn ngân hàng SMV làm một ví dụ của NHTM hoạt động trong môi trường giả thuyết sẽ được dùng để chứng minh cách đo lường lợi nhuận và rủi ro của NH và đánh giá mối quan hệ của chúng với nhau. Căn cứ vào ví dụ cơ bản, coi như NH có thể huy động nguồn quỹ trong 5 cách sau đây: 20
  21. + Tiền gởi không kỳ hạn + Tiền gởi có kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng . . . + Vay mượn từ các nguồn khác + Vốn CSH, vốn đầu tư của các CSH + Thu nhập chưa phân phối. Tương tự, với nguồn quỹ có được ngoài mua sắm máy móc thiết bị, và tiền để tại quỹ, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn quỹ còn lại theo 5 cách sau đây: + Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 3 tháng. + Cho vay ngắn hạn chất lượng cao, và lãi suất thay đổi. Chất lượng cao có nghĩa là khoản cho vay này được phân loại không rủi ro. + Cho vay trung hạn chất lượng trung bình, và lãi suất thay đổi. Chất lượng trung bình có nghĩa là khoản cho vay này được phân lọai có thể bị rủi ro. + Cho vay dài hạn chất lượng cao, và lãi suất không đổi. Chất lượng cao có nghĩa là khoản cho vay này được phân loại không rủi ro. 1. Môi trường hoạt động của NH SMV Ngân hàng SMV hoạt động trong nền kinh tế và luật lệ của Mỹ vào thập niên 90, sau đây cho thấy lãi suất huy động vốn và cho vay của ngân hàng ( xem bảng 5 ) Bảng 5: Môi trường họat động của ngân hàng SMV Các khoản có thu nhập và chi phí trong môi trường kinh doanh Lãi suất A. Khả năng thu nhập sẳn có + Chứng khoán ngắn hạn 5% + Chứng khoán dài hạn (mới lưu hành) 7% + Chứng khoán dài hạn (đã lưu hành) 8% + Cho vay ngắn hạn , chất lượng cao 7% + Cho vay trung hạn, chất lượng TB 9% + Cho vay dài hạn lãi suất cố định (mới) 8% + Cho vay dài hạn lãi suất cố định (cũ ) 9% 21
  22. B. Chi phí trong môi trường hoạt động + Tiền gởi không kỳ hạn 3% + Tiền gởi ngắn hạn 4% + Tiền gởi dài hạn 5% + Vay các tổ chức khác 4% + Các chi phí khác ( số tiền) $2.000.000 + Thuế suất thuế thu nhập 34% Bảng này trình bày điều kiện cơ bản trong môi trường giả thuyết mà trong đó NH SMV phải hoạt động. Mặc dù môi trường này không có nghĩa là tiêu biểu cho bất cứ thời kỳ cụ thể nào, nhưng thu nhập và chi phí nó không xa rời với thực tế của thập niên 90. Hơn nữa, mối quan hệ giữa các lãi suất rất là hợp lý tiêu biểu cho các kỳ hạn khác nhau. Chứng khoán ngắn hạn lãi suất 5% , dài hạn 7% bởi vì rủi ro lãi suất trên chứng khoán dài hạn cao. Cho vay lãi suất cao hơn đầu tư chứng khoán bởi vì rủi ro tín dụng lớn hơn. Bảng 6: Bảng Cân Đối Kế Toán của ngân hàng SMV ĐVT: ( USD 1.000 ) Tài sản Số tiền Nợ phải trả & nguồn vốn CSH Số tiền Tiền mặt tại quỹ 6.900 Tiền gởi không kỳ hạn 30.000 Chứng khoán ngắn hạn 15.000 Tiền gởi có kỳ hạn ngắn hạn 30.000 Chứng khoán dài hạn 15.000 Tiền gởi có kỳ hạn dài hạn 30.000 Cho vay ngắn hạn 20.000 Vay các tổ chức khác 3.000 Cho vay trung hạn 20.000 Vốn chủ sở hữu 7.000 Cho vay dài hạn 20.000 - TSCĐ & Máy móc thiết bị 3.100 - Tổng cộng 100.000 Tổng cộng 100.000 22
  23. Bảng 7: Báo cáo thu nhập của NH SMV ĐVT: USD 1.000 Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 6.950 Chi phí lãi - 3.720 Các chi phí khác - 2.000 Thu nhập hoạt động 1.230 Thuế -418 Thu nhập ròng 812 Bảng Cân Đối Kế Toán của NH SMV cho thấy nguồn quỹ có được từ các nguồn như tiền gởi không kỳ hạn 30 triệu, tiền gởi có kỳ hạn và tiết kiệm 30 triệu, tiền gởi kỳ hạn dài hạn 30 triệu, ngoài ra NH còn vay thêm 3 triệu và vốn CSH 7 triệu. Sử dụng nguồn quỹ này NH giữ tiền tại quỹ và dự trữ 6,9 triệu (15% của 30triệu tiền gởi không kỳ hạn và 4% của 60 triệu tiền gởi có kỳ hạn), và TSCĐ và các tài sản khác trị giá 3,1 triệu. NH đã đầu tư 15 triệu vào chứng khoán ngắn hạn và cho vay 20 triệu cho mỗi loại như cho vay ngắn hạn chất lượng cao, cho vay trung hạn chất lượng thấp, và cho vay dài hạn lãi suất cố định, 15 triệu còn lại đầu tư vào chứng khoán dài hạn. Báo cáo thu nhập của NH được tính toán trên cơ sở số dư của từng khoản và lãi suất trong môi trường hoạt động. Doanh thu được tính toán như sau: Bảng 8: Doanh thu của NH SMV ĐVT: USD 1.000 Các khoản đầu tư Số dư Lãi suất Doanh thu Tiền mặt tại quỹ 6.900 0% 0 Chứng khoán ngắn hạn 15.000 5% 750 Chứng khoán dài hạn 15.000 8% 1.200 Cho vay ngắn hạn 20.000 7% 1.400 Cho vay trung hạn 20.000 9% 1.800 Cho vay dài hạn 20.000 9% 1.800 TSCĐ & Máy móc thiết bị 3.100 0% 0 Tổng doanh thu 6.950 23
  24. Chi phí lãi cũng được tính tương tự như doanh thu, căn cứ trên số dư và lãi suất của từng khoản huy động vốn được thể hiện ở bảng 9. Bảng 9: Chi phí lãi suất của NH SMV ĐVT: USD 1.000 Các loại phải chi phí lãi Số dư Lãi suất Chi phí Tiền gởi không kỳ hạn 30.000 3% 900 Tiền gởi có kỳ hạn ngắn hạn 30.000 4% 1.200 Tiền gửi có kỳ hạn dài 30.000 5% 1.500 Vay các tổ chức khác 3.000 4% 120 Tổng chi phí 3.720 Thu nhập hoạt động bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí lãi và chi phí khác. Thu nhập ròng bằng thu nhập hoạt động trừ đi thuế thu nhập, thí dụ thuế thu nhập 34%. Căn cứ vào báo cáo tài chính của ngân hàng SMV, các tỉ số đo lường lợi nhuận và rủi ro của NH SMV được tính toán như sau: 2. Đo lường kết quả thu nhập Hoạt động của NH này như thế nào? NH có đem lại lợi nhuận thích hợp không? Những rủi ro gì NH gặp phải để có được những kết quả này? Bảng trên đã chỉ ra cách tính toán 10 tỉ số để đo lường kết quả và rủi ro của NH SMV. Sự đo lường kết quà và mối quan hệ giữa các tỉ số được thể hiện trong sơ đồ Dupont. - Chỉ tiêu lãi suất biên tế tính theo tỷ lệ % đó là thu nhập lãi trừ chi phí lãi chia cho tài sản sinh lợi. - Tỷ suất lợi nhuận bằng thu nhập ròng ( lợi nhuận sau thuế ) chia cho doanh thu. - Lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng lợi nhuận biên nhân với hệ số sử dụng tài sản. - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường lợi nhuận của NH, nó phản ánh tình hình kết quả hoạt động của NH. 3. Đo lường rủi ro Đo lường mức độ rủi ro liên quan đến sự đo lường lợi nhuận, bởi vì NH phải chấp nhận rủi ro để thu được lợi nhuận thích đáng. Sau đây là 4 loại rủi ro cơ bản mà NH cần phải đo lường: 3.1 Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gởi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Vốn cho vay là 24
  25. một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của NH. Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, sự tồn tại đó được chứng minh qua quan sát rằng một sự thay đổi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn sang chứng khoán dài hạn hoặc cho vay thì tăng lợi nhuận của NH nhưng cũng tăng rủi ro thanh khoản của nó. Vì vậy, tỷ số thanh khoản càng cao hơn của NH sẽ cho thấy rủi ro thấp và lợi nhuận thấp. 3.2 Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất của NH có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Để đo lường rủi ro này ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất. Cụ thể trong các thời kỳ sự thay đổi lãi suất lớn. Tỷ số này phản ánh rủi ro mà NH sẵn sàng chấp nhận đó nó có thể tiên đoán cho cho xu hướng của thu nhập. Nếu một NH có tỷ số này> 1.0 thì thu nhập của NH sẽ thấp hơn nếu lãi suất giảm và cao hơn nếu lãi suất tăng. Một số NH kết luận rằng cách làm cho rủi ro lãi suất nhỏ nhất là có được một tỷ số nhạy cảm lãi suất gần bằng 1. Đúng là một tỷ số khó cho một số NH có thể đạt được điều này và thường chỉ có thể đạt đến mức chi phí làm giảm thu nhập trên tài sản, như các chứng khoán ngắn hạn hoặc các khoản cho vay lãi suất thay đổi. 3.3 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng của NH là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi trên chứng khoán và các khoản cho vay sẽ không nhận được như đã hứa. Trong ví dụ về NH SMV, rủi ro tín dụng được đánh giá qua sự quan sát các thành phần của tài sản, đó là những khoản cho vay chất lượng trung bình. Để phân tích rủi ro tín dụng, số liệu liên quan đến nợ quá hạn hoặc các khoản tổn thất tín dụng sẽ đánh giá chính xác hơn, nhưng trong ví dụ này không có những số liệu đó. Rủi ro tín dụng cao hơn nếu NH có các khoản cho vay chất lượng trung bình nhiều hơn. Thu nhập có xu hướng thấp hơn nếu chọn rủi ro tín dụng thấp hơn bằng cách giảm đi phần tài sản thuộc các khoản cho vay chất lượng trung bình. 3.4 Rủi ro vốn Rủi ro vốn của NH chỉ rằng bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản ký thác vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong họat động. Vì vậy, một NH có tỷ số vốn CSH / tài sản là 10% có thể giữ vững vị trí giảm giá trị tài sản lớn hơn một NH có tỷ số này là 5%. Rủi ro vốn có liên quan với hệ số vốn CSH và thu nhập trên vốn CSH (ROE) . khi NH chọn rủi ro vốn cao hơn, hệ số vốn CSH và ROE cao hơn, khi NH chọn làm giảm rủi ro vốn, hệ số vốn CSH và ROE thấp hơn. Tóm lại, rủi ro vốn càng cao thì ROE càng cao. 25
  26. 4. Đề ra mục tiêu cho lợi nhuận và rủi ro: Rõ ràng, lợi nhuận tăng bằng cách tăng một hoặc nhiều hơn trong bốn loại rủi ro của NH có thể gánh chịu. Dĩ nhiên, quản trị ngân hàng muốn có lợi nhuận cao với mức rủi ro cho phép, và giảm rủi ro thấp nhất để có được lợi nhuận cho phép. Hai câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị NH: - Mức độ rủi ro nào NH nên gánh chịu để tăng lợi nhuận? - Bao nhiêu loại rủi ro trong rủi ro của NH nên chấp nhận. Câu trả lời của những câu hỏi này thực khó và không chính xác. NH có thể nhìn vào tình hình hoạt động đã qua và xác định lợi nhuận đạt được của NH một cách thích hợp với rủi ro gánh chịu. NH có thể so sánh lợi nhuận và rủi ro của NH mình với những NH khác cùng lãnh vực cùng qui mô hoạt động trên các chỉ tiêu đo lường. Ba bước sau đây các ngân hàng nên dùng vì chúng rất hữu ích. Bước đầu tiên cho nhà quản trị NH là đánh giá NH hay nhóm NH đã thực hiện quyết định lợi nhuận và rủi ro như thế nào. Bước thứ hai so sánh tình hình kết quả hoạt động của NH thông qua các tỷ số đo lường rủi ro và lợi nhuận của NH với các NH khác. Bước cuối cùng đề ra mục tiêu thích hợp cho hoạt động của NH, trên cơ sở hoạt động đã qua của NH và của các NH khác cùng qui mô và trong môi trường hoạt động. Bảng10: Tình hình thực hiện mục tiêu của NH SMV Tỷ số đo lường lợi nhuận Mục tiêu Thực hiện Lãi suất cận biên 4,0% 3,59% Hệ số sinh lợi (LN biên tế) 11,0% 11,68% Hệ số sử dụng tài sản 9,0% 6,95% Thu nhập trên tài sản ( ROA) 1,0% 0,81% Hệ số vốn CSH 14 x 14,29 x Thu nhập trên vốn CSH( ROE) 14,0% 11,6% Tỷ số đo lường rủi ro Rủi ro thanh khoản 23,0% 16,67% Rủi ro lãi suất 1,0% 0,87 Rủi ro tín dụng 20,0% 20,0% Rủi ro vốn 10,0% 9,33% 26
  27. So sánh với mục tiêu đã đề ra: Giả sử sau khi nghiên cứu một cách cẩn thận tình hình hoạt động đã qua của NH và các NH khác cùng qui mô. NH SMV quyết định đề ra mục tiêu về các tỷ số đo lường rủi ro và lợi nhuận như bảng trên. Mục tiêu này được dùng so sánh với tình hình hoạt động thực tế của NH trong kỳ. ROE của NH SMV phần nào thấp hơn mục tiêu đã đề ra. Lợi nhuận biên và ROA của NH cũng thấp hơn mục tiêu đã đề ra. NH có thể đạt được gần mục tiêu ROE chỉ bằng cách chấp nhận rủi ro cao hơn mong muốn trong lãnh vực này, cũng như chấp nhận rủi ro vốn cao hơn để cung cấp một hệ số vốn CSH cao hơn. NH hình như phải hy sinh để tăng một cách đáng kể hoặc lãi suất hoặc nhu cầu cho vay. Dựa trên sự phân tích trên, NH SMV có thể đề ra những mục tiêu tương lai như tăng lợi nhuận biên tế, tăng tài sản thanh toán và cân bằng vị trí sự nhạy cảm của lãi suất. Hành động như vậy sẽ tăng giá trị cổ phiếu đầu tư trong NH. III. SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO Thêm hai ví dụ nữa về NH SMV chứng minh sự khó khăn đạt được mục tiêu và sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, và rủi ro phải chấp nhận của mỗi NH thương mại. Giả sử rằng năm tiếp theo, các khoản tiền gởi vào của NH tăng 10 tỷ và vốn CSH tăng 1 tỷ, thu nhập và chi phí vẫn như cũ. NH đề ra mục tiêu ưu tiên tăng vị trí thanh khoản của NH và làm giảm bớt sử tổn thất đối với sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, NH chọn cách sắp đặt tất cả nguồn quỹ thu hút mới, giảm khoản tiền dự trữ, tăng đầu tư chứng khoán ngắn hạn.û 1. Nhấn mạnh đến thanh khoản và sự nhạy cảm lãi suất cân bằng Bảng 11: Bảng cân đối kế toán ngân hàng SMV ĐVT: USD 1.000 Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền mặt tại quỹ 7.300 Tiền gởi không kỳ hạn 30.000 Chứng khoán ngắn hạn 25.000 Tiền gởi có kỳ hạn ngắn 35.000 hạn Chứng khoán dài hạn 15.000 Tiền gởi có kỳ hạn dài hạn 35.000 Cho vay ngắn hạn 20.000 Vay các tổ chức khác 3.000 Cho vay trung hạn 20.000 Vốn chủ sở hữu 8.000 Cho vay dài hạn 20.000 - TSCĐ & Máy móc thiết bị 3.100 - Tổng cộng 111.000 Tổng cộng 111.000 27
  28. Bảng 12: Báo cáo Thu nhập của NH SMV ĐVT: USD 1.000 Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 7.480 Chi phí lãi -4.170 Các chi phí khác -2.000 Thu nhập hoạt động 1.310 Thuế (34%) -445 Thu nhập ròng 865 Bảng 13: Các tỷ số đo lường lợi nhuận và rủi ro Tỷ số đo lường lợi nhuận Mục tiêu Thực hiện Nhấn mạnh năm trước thanh khoản Lãi suất cận biên 4,00% 3,59% 3,92% Hệ số sinh lợi (LN biên tế) 11,00% 11,68% 11,56% Hệ số sử dụng tài sản 9,00% 6,95% 6,74% Thu nhập trên tài sản ( ROA) 1,00% 0,81% 0,78% Hệ số vốn CSH 14 lần 14,29 lần 13,88 lần Thu nhập trên vốn CSH( ROE) 14,00% 11,60% 10,81% Tỷ số đo lường rủi ro Rủi ro thanh khoản 23,00% 16,67% 25,60% Rủi ro lãi suất 1,00 0,87 0,96% Rủi ro tín dụng 20,00% 20.00% 18,02% Rủi ro vốn 10,00% 9,33% 10,67% 1.1 Kết quả giảm thấp rủi ro hơn Ban giám đốc NH quyết định cải tiến vị trí rủi ro của NH, rủi ro thanh khoản , rủi ro tín dụng, rủi ro vốn đều tốt hơn mục tiêu đề ra. Độ nhạy cảm lãi suất của NH từ 0,87 tăng lên 0,96 hướng đến mục tiêu 1,0. Tuy nhiên, mặt khác tình hình hoạt động của NH như lợi nhuận không đạt được cả hai tỷ số lãi suất biên tế và lợi nhuận biên tế đều giảm, bởi vì sự sử dụng nguồn quỹ 28
  29. vào các thanh khoản, các chứng khoán có lãi suất thay đổi thu nhập thấp hơn các loại khác. Kết quả lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn CSH giảm đến 0,78% và 10,81% theo thứ tự thấp hơn cả mục tiêu đề ra. Vì vậy, NH không thể đạt được rủi ro mục tiêu mà không làm tổn thương đến thu nhập một cách tương ứng. Cổ đông NH có lẽ không thích thú với sự quyết định quản trị này. 1.2 Kết quả cải tiến lợi nhuận Để tiếp tục ta sử dụng ví dụ như trên (Tiền gởi tăng 10 tỷ,vốn CSH tăng 1 tỷ, với chi phí và thu nhập như cũ). Ví dụ 2 giả sử rằng ban quản trị NH quyết định tăng lợi nhuận. NH lựa chọn để đầu tư những nguồn vốn mới huy động được, bằng cách giảm dự trữ, tăng đầu tư vào 2 loại tài sản sinh lời cao nhất. Kết quả được thể hiện trong các bảng Cân Đối Kế Toán, báo cáo thu nhập và các tỷ số đo lường lợi nhuận và rủi ro dưới đây: Bảng14: Bảng cân đối kế toán của NH SMV ĐVT: USD 1.000 Tài sản Số tiền Nợ phải trả& VCSH Số tiền Tiền mặt tại quỹ 7.300 Tiền gởi không kỳ hạn 30.000 Chứng khoán ngắn hạn 15.000 Tiền gởi có kỳ hạn ngắn hạn 35.000 Chứng khoán dài hạn 15.000 Tiền gởi có kỳ hạn dài hạn 35.000 Cho vay ngắn hạn 20.000 Vay các tổ chức khác 3.000 Cho vay trung hạn 25.500 Vốn chủ sở hữu 8.000 Cho vay dài hạn 25.100 - TSCĐ & Máy móc thiết bị 3.100 - Tổng cộng 111.000 Tổng cộng 111.000 Bảng 15: Báo cáo thu nhập của NH SMV Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 7.853 Chi phí lãi -4.170 Các chi phí khác -2.000 Thu nhập hoạt động 1.683 Thuế thu nhập (34%) -572 Thu nhập ròng 1.111 29
  30. Tỷ số đo lường lợi nhuận Mục tiêu Thực hiện Nhấn mạnh năm trước lợi nhuận Lãi suất cận biên 4,00% 3,59% 3,66% Hệ số sinh lợi (LN biên tế) 11,00% 11,68% 14,14% Hệ số sử dụng tài sản 9,00% 6,95% 7.07% Thu nhập trên tài sản (ROA) 1,00% 0,81% 1.00% Hệ số vốn CSH 14x 14,29x 13,88x Thu nhập trên vốn CSH 14,00% 11,60% 13,88% (ROE) Tỷ số đo lường rủi ro Rủi ro thanh khoản 23,00% 16,67% 15.00% Rủi ro lãi suất 1,00 0,87 0,86% Rủi ro tín dụng 20,00% 20.00% 22,97% Rủi ro vốn 10,00% 9,33% 9,35% 3. Bộ phận quản lý, cổ đông và định chế Có quyết định quản trị mới đã làm tăng lợi nhuận của NH lên. Lãi suất biên tế cải tiến một chút ít, lợi nhuận biên tế và hệ số sử dụng tài sản cũng cải tiến một cách đầy ý nghĩa. Kết quả lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn CSH đã tăng lên lần lượt là 1,00% và 13,88% và rất gần với mục tiêu của NH là 1,00 và 14,00%. Chi phí để có được lợi nhuận này đã chấp nhận rủi ro cao hơn năm trước và cao hơn mục tiêu của NH đề ra. Thanh khoản của NH bị giảm đi. Thu nhập nhạy cảm hơn so với sự biến động của lãi suất và chấp nhận rủi ro tín dụng bình quân cao hơn một chút, rủi ro vốn CSH của NH được cải tiến một chút so với năm trước. Tuy nhiên, nó vẫn còn có ý nghĩa đối với mục tiêu của NH. Chủ sở hữu của NH có thể rất hạnh phúc với lợi nhuận cao hơn, nhưng những thành phần khác như các chủ đầu tư lớn (người ký thác nhiều) có thể quan tâm về rủi ro mà NH phải gánh chịu để có được lợi nhuận đó. 4. Tình hình bổ sung sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nhà quản trị NH cố gắng cho thay đổi các tình huống khác nhau về họat động của NH SMV bằng nhiều cách như thay đổi về cấu trúc nợ phải trả , tăng hoặc giảm vốn CSH, sự thay đổi về cơ cấu nguồn quỹ huy động, tăng trưởng nguồn quỹ cao. Bốn trường hợp như vậy được tổng kết trên bảng sau. Kết quả đều cho thấy có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Có nghĩa là để tăng lợi nhuận NH phải gánh chịu rủi ro thêm. Ngược lại, rủi ro thấp thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. 30
  31. Bảng16: Tình hình bổ sung về rủi ro và lợi nhuận Tỷ số đo lường lợi nhuận Mục (1) Thanh (2) Khả năng (3) Thay (4) Tăng tiêu khoản, Vốn sinh lợi, Vốn đổi nguồn trưởng CSH thấp CSH cao quỹ nguồn quỹ Lãi suất cận biên 4,0% 3,21% 3,74% 3,42% 3.50% Hệ số sinh lợi (LN biên tế) 11,0% 10,85% 14,82% 12,52% 15,97% Hệ số sử dụng tài sản 9,0% 6,74% 7,07% 7,03% 6,98% Thu nhập trên tài sản ( ROA) 1,0% 0.73% 1,05% 0,88% 1,10% Hệ số vốn CSH 14 lần 18,5 lần 11,1 lần 13,88 lần 13,00lần Thu nhập trên vốn CSH( ROE) 14,0% 13,53% 11,64% 12,20% 14,32% Tỷ số đo lường rủi ro Rủi ro thanh khoản 23,0% 25,60% 15,0% 17,00% 18,36% Rủi ro lãi suất 1,00 0,94 0.92 0,98 0,90 Rủi ro tín dụng 20,0% 18,02% 22,97% 19,82% 20,00% Rủi ro vốn 10,0% 8,00% 11,68% 9,45% 10,10% 4.1 Thanh khoản, tình hình vốn chủ sở hữu thấp: Tình huống thứ nhất được tóm tắt trên bảng 16 với giả sử là các nhà quản trị giảm vốn chủ sở hữu thấp xuống vì thế sẽ nâng cao hệ số vốn chủ sở hữu lên. Giả sử rằng NH SMV cần thanh khoản 2 triệu USD, và có được 2. triệu USD do vay. Mặc dù ROA thấp hơn do chi phí của khoản vay 1 triệu USD thêm, ROE thì cao hơn một cách có ý nghĩa so với trước vì hệ số vốn CSH cao hơn. Các rủi ro không thay đổi, ngoại trừ rủi ro vốn. 4.2 Lợi nhuận, tình hình vốn chủ sở hữu cao: Tình huống thứ hai được tóm tắt trên bảng16 với giả sử là các nhà quản trị cần 2 triệu USD để bổ sung thêm vốn cho lợi nhuận cao, rủi ro cao.Cấu trúc tài sản không đổi, nhưng khoản vay giảm xuống 1 triệu USD và vốn tăng lên 2 triệu USD. Với hệ số VCSH thấp hơn, ROE giảm từ 13,88 % xuống 11,64% và, ngoại trừ rủi ro vốn các rủi ro khác vẫn còn cao. Tăng vốn hạ thấp khả năng sinh lợi và không cải tiến thanh khoản của NH, sự nhạy cảm lãi suất, hoặc tình hình rủi ro tín dụng. 31
  32. 4.3 Tình hình thay đổi các nguồn quỹ Trong tình huống thứ ba được tóm tắt trên bảng16, giả sử rằng các nguồn quỹ của NH thay đổi như sau: Tiền gởi thanh toán giảm xuống còn 20 triệu USD, và NH giữ qui mô cũ bằng cách thu hút 5 triệu USD nữa trong tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn, và 5 triệu USD nữa trong tiền gởi dài hạn. Nguồn quỹ có được đã được đầu tư vào 5 loại của tài sản sinh lợi. Kết quả của trường hợp này, Lợi nhuận thấp hơn trung bình (ROE = 12,20%) và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, và rủi ro vốn đều thấp hơn mục tiêu đề ra. 4.4 Tăng trưởng nhanh chóng: Tình huống thứ tư giả định rằng NHSMV quyết định tăng trưởng nhanh, từ 111 triệu tăng lên 130 triệu trong năm sau. Nguồn quỹ tạo được với chi phí cao để thu hút được 5 triệu tiền gởi ngắn hạn và tiết kiệm mới, 5 triệu tiền gởi dài hạn mới và 7 triệu khoản vay mới, vốn được tăng lên đến 10 triệu. Trong trường hợp này với nguồn quỹ có được đó được đầu tư vào 1 trong 5 tài sản sinh lợi, kết quả cho thấy trong bảng 16, NHSMV vượt quá lợi nhuận mục tiêu, đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cũng cao. Một NH có sự tăng trưởng trung bình cao cần xem xét sự ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận, sự tăng trưởng được tài trợ như thế nào và nguồn quỹ có được sẽ được sử dụng như thế nào? 32
  33. Chương 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương này tổng hợp lại và tăng cường thêm những thông tin tổng quát của ngân hàng và phương pháp đo lường lợi nhuận và rủi ro. Nội dung được mở đầu bằng sự đánh giá 10 chỉ tiêu đo lường kết quả và rủi ro ngân hàng điển hình. I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Trước tiên cần hệ thống lại các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và rủi ro trong ngân hàng và có điều chỉnh. Chương hai đã trình bay các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và rủi ro nhưng chỉ phù hợp với số liệu đưa ra trong ví dụ ở chương này, như cách tính hai tỷ số rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không thể sử dụng phổ biến cho tất cả các ngân hàng. Vì vậy, hai tỷ số rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cần được thống nhất lại tính toán dùng cho ngân hàng theo hệ thống các tỷ số sau đây: Tiếp theo đây ta dùng số liệu ngân hàng CN (chương 1) để làm ví dụ phân tích theo 10 tỷ số đo lường lợi nhuận và rủi ro Bảng 1: Tỉ số đo lường rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng CN. Các tỉ số 2000 2001 2002 Lãi suất cận biên Hệ số sinh lợi (LN biên tế) Hệ số sử dụng tài sản Thu nhập trên tài sản ( ROA) Hệ số vốn CSH Thu nhập trên vốn CSH (ROE) Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro tín dụng Rủi ro vốn 1. Phân tích tỷ số lợi nhuận và rủi ro Tiếp theo ta cần quan tâm phân tích các tỷ số lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng theo trình tự như sau: 33
  34. - Thứ nhất: Xu hướng của các tỷ số lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng qua các năm như thế nào. - Thứ hai: So sánh các tỷ số này với các ngân hàng khác tương tự và rút ra những điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng. - Cuối cùng: So sánh các tỷ số thực hiện với mục tiêu đã đề ra của ngân hàng (so với kế hoạch). 2. Phương pháp đo lường bổ sung hoạt động của ngân hàng: Trong khi các tỉ số lợi nhuận - rủi ro của ngân hàng được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những lãnh vực quan tâm lớn nhất thì phương pháp đo lường bổ sung hoạt động của ngân hàng có thể được sử dụng để làm rõ từng điểm mạnh - yếu của ngân hàng. Điều bao hàm ở đây tại thời điểm phân tích loại đo lường bổ sung nào của ngân hàng có thể sử dụng. Xu hướng, mục đích và số liệu của các ngân hàng cùng nhóm là cơ sở cho sự đánh giá như các tỉ số bổ sung. - Bốn loại đầu tiên của sự đo lường bổ sung là rất hữu ích cụ thể cho việc hiểu một cách chi tiết các yếu tố thuộc về tỉ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. + Thứ nhất là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi loại tài sản sinh lợi. + Thứ hai xem xét nguồn thu nhập ngoài lãi suất để xác định hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ các nguồn thu nhập ngoài lãi suất. + Hai loại khác là chi phí lãi suất của ngân hàng về các nguồn vốn huy động được và những chi phí khác để thực hiện hoạt động của ngân hàng như chi phí lương, chi phí quản lý - Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của ngân hàng thường cung cấp thông tin bổ sung cho các tỷ số lợi nhuận và rủi ro. Phân tích cơ cấu này trong sự liên hệ với lợi tức trên tài sản và chi phí của các nguồn vốn thường chứng minh có ích. - Xác định tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của một số khoản mục được chọn cung cấp hữu ích cho cả lợi nhuận và rủi ro. - Cuối cùng, bốn loại của tỷ số rủi ro về tài chính giúp ta hiểu sâu hơn về rủi ro mà ngân hàng chấp nhận khi cố gắng để thu được lợi nhuận cao hơn. Nội dung đo lường bổ sung của ngân hàng được thiết lập theo bảng sau đây: 34
  35. Bảng 2: Nội dung đo lường bổ sung của ngân hàng CN: CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 1/ Lợi tức trên tài sản sinh lợi - Lợi tức trên dầu tư chứng khóan 10.25 % 7.32% 3.52% - Lợi tức trên các khoản cho vay 13.77 11.33 11.12 - Lợi tức trên tổng tài sản sinh lợi 12.87 10.81 10.11 2/ Hiệu quả thu nhập ngoài lãi - Phí, lệ phí dịch vụ / Doanh thu 5.02% 7.00% 7.66% - Thu nhập ngoài lãi khác / Doanh thu 2.36 2.58 3.51 - Tổng thu nhập ngoài lãi /tổng tài sản sinh lợi 0.95 1.12 1.23 3/ Chi phí cho các nguồn quỹ tiền tệ - Chi phí trên tiền gởi tiết kiệm 5.26% 4.80% 4.31% - Chi phí trên tài khoản thị trường tiền tệ 8.25 7.90 5.77 - Chi phí trên chứng chỉ tiền gởi 8.83 8.01 7.73 - Chi phí trên các hình thức huy động khác 10.74 8.31 8.05 - Tổng chi phí tiền gởi và các hình thức huy 8.37 7.06 6.49 động - Chi phí cho các khoản vay ngắn hạn 11.09 9.93 5.56 - Chi phí cho các nguồn vốn khác 7.85 9.37 7.79 - Tổng chi phí phát sinh ra nguồn vốn 8.53 7.26 6.54 - Chi phí lãi / Tài sản sinh lợi 7.35 6.45 5.83 4/ Hiệu quả của chi phí - Dự phòng tổn thất tín dụng / Doanh thu 2.27% 2.98% 3.73% - Tiền lương và trợ cấp / Doanh thu 19.13 20.13 21.69 - Tiền lương và trợ cấp / lao động ($ ) 9,881.00 20,613.00 22,074.00 - Tổng tài sản / lao động (1000$) 920.00 1,008.00 1,074.00 - Chi phí họat động / Doanh thu 6.16% 6.53% 7.00% - Chi phí họat động / Tổng tài sản 0.70 0.66 0.66 35
  36. - Chi phí khác / Doanh thu 4.36 4.65 4.96 - Chi phí ngòai lãi / Tổng tài sản sinh lợi 3.83 3.65 3.69 - Tổng chi phí / Tổng tài sản sinh lợi 11.47 12.61 11.91 - Thuế / Thu nhập trước thuế 9.56 3.15 7.82 5/ Cấu trúc của tài sản - Tài sản sinh lợi / Tổng tài sản ( chi tiết cho 87.52% 87.04% 86.40% từng lọai tài sản sinh lợi trên bảng cân đối kế toán ) 6/ Cấu trúc của nguồn vốn - Nguồn vốn huy động/ Tổng nguồn vốn (Lấy số liệu chi tiết tứng lọai nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán ) 7/ Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm - Tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản 14.84% 9.77% - Tỷ lệ tăng trưởng của cho vay 27.54 11.73 - Tỷ lệ tăng trưởng của tiền gởi 14.24 10.74 - Tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu 15.27 7.25 8/ Các tỷ số thanh khoản bổ sung - Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản 7.56% 5.75% 4.95% - Tổng nợ vay / Vốn chủ sở hữu 35.63 40.79 32.88 - Tiền gởi dễ biến động/ Tổng số tiền gởi 34.20 28.21 33.47 9/ Các tỷ số nhạy cảm với lãi suất bổ sung - Tài sản nhạy cảm lãi suất / Tổng tài sản 43.69% 44.88% 48.12% - Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất / Tổng tài sản 40.31 49.70 55.93 10/ Chỉ tiêu đánh giá tổng tài sản tín dụng bổ sung - Tài sản rủi ro / Tổng tài sản 79.95% 81.29% 81.45% - Dự phòng tổn thất tín dụng / Tổng dư nợ 0.45 0.59 0.56 11/ Các tỷ số vốn bổ sung - Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản 7.55% 7.58% 7.40% 36
  37. - Vốn chủ sở hữu / Tổng dư nợ 13.46 12.17 11.68 Bảng trên cho thấy các chỉ tiêu đo lường bổ sung cho lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng cần phải tính qua 3 năm để có thể phân tích được xu hướng của các chỉ tiêu, từ đó có thể rút ra kết luận chính xác hơn. II. TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG TRONG QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO Phương pháp phân tích được áp dụng bởi Ngân hàng CN (chương 1) đã được các nhà NH, nhà phân tích và các nhà làm qui chế áp dụng rộng rãi. Tăng cường kỹ năng phân tích của phương pháp tiếp cận truyền thống về đo lường lợi nhuận và rủi ro được đề cập trong hai nội dung sau đây: 1. Phương pháp phân tích ROE: Mục đích của phần này là trình bày và giải thích một sự lựa chọn phương pháp phân tích ROE. Phương pháp này cho rằng ROE của ngân hàng là tổng hợp của 2 thành phần: - Thành phần thứ nhất: thu nhập của NH trên sự đầu tư vốn như cho vay, đầu tư chứng khoán, và các khoản đầu tư khác (Return on invested fund được viết tắt là ROIF) - Thành phần thứ hai: thu nhập của ngân hàng trên đòn bẩy tài chính (Return on Financial Leverage được viết tắt là ROFL) nó phản ánh mức độ mà ngân hàng lợi dụng vốn chủ sở hữu và sự trao đổi giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để có được thu nhập tối ưu. Từ hai thành phần trên ta có : ROE = ROIF + ROFL Sau đây chúng tôi sẽ giải thích phương pháp phân tích ROE này và dùng nó để phân tích sự thay đổi ROE của ngân hàng qua các năm. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại thu hút được nguồn quỹ tiền tệ (bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu ) rồi đem đầu tư vào những tài sản tài chính hoặc phi tài chính với những lãi suất được cụ thể ở đây là ROIF. Thu nhập này có thể được khái niệm đơn giản đó là tỉ số giữa thu nhập họat động chia cho tài sản sinh lợi. Công thức 1: Thu nhập hoạt động = Doanh thu - Chi phí hoạt động sau thuế - Doanh thu là tổng cộng tất cả các khoản thu nhập lãi suất cho vay và đầu tư chứng khoán thu phí dịch vụ và các khoản thu nhập ngoài lãi khác. - Chi phí hoạt động là tổng số của dự trữ cho tổn thất cho vay, chi phí nhân viên và các khoản chi phí ngòai lãi khác. Công thức 2: 37
  38. ROIF = Tỷ suất sử dụng tài sản - Tỉ suất chi phí hoạt động Ví dụ: Lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của Ngân hàng CN (chương 1) trong năm 2000 với doanh thu chịu thuế là 11.996 ngàn USD, doanh thu miễn trừ thuế là 1.098 ngàn USD và thuế suất 39%, tỷ suất sử dung tài sản được tính như sau: - Chi phí hoạt động (chi phí ngoài lãi ) là những khoản chi phí chi cho họat động của ngân hàng sẽ là sự giảm trừ thuế, chi phí này cũng phải được tính ở thuế suất (t) ROIF = 5,06% + Thành phần thứ 2 của phương pháp phân tích ROE là ROFL. Đo lường sự ảnh hưởng trên ROE khi ngân hàng gia tăng nợ phải trả với tỷ suất chi phí cụ thể và rồi đầu tư những khoản này vào các tài sản sinh lợi để thu được ROIF. Cụ thể hơn, tài sản ngân hàng đã được thể hiện theo tính chất cân đối trong kế toán như sau: Tài sản = Nguồn quỹ đầu tư = Nợ + Vốn chủ sở hữu. ROFL của ngân hàng là kết quả của sự chênh lệch giữa ROIF và chi phí vốn sau thuế Kd (1 - t) nhân với tỷ số nơ ütrên vốn chủ sở hữu ( L ) ROFL = [ ROIF - Kd (1 - t) ]x [ L ] Trong đó: L = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu Một lần nữa, sử dụng ví dụ Ngân hàng CN trong năm 2000 - Tỉ số nợ/vốn chủ sở hữu và chi phí nợ (vốn) sau thuế như sau: Khoảng cách đòn bẩy của ngân hàng CN là 0,81% (ROIF trừ chi phí vốn sau thuế là 5,06% - 4,25% = 0,81%) vì vậy, ngân hàng có thể đầu tư $ 107,195 vốn với chi phí 4,25% sau thuế để thu được ROIF là 5,06%,. ROFL 2000 của ngân hàng CN được tính như sau: ROFL = [5.06 - 4,25%] [12,24] = 9,92% Và công thức phân tích ROE năm 2000 là: ROE = ROIF + ROFL = 5,06% + 9,92% = 14,98% Từ sự phân tích trên chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: nếu ROIF nhỏ hơn chi phí vốn sau thuế thì ROE sẽ thấp và dễ dàng trở thành số âm. Ví dụ: Giả sử như ROIF = 4,75 Kd (1 - t) = 5,25% 38
  39. L = 13.00 ROE = 4,75% + [- 0,50%] [13.00] = 4,75% - 6,50% = - 1,75% với sự chênh lệch âm, ROE giảm trong khi (L) tăng. Chúng ta có thể tóm tắt phương pháp phân tích trên đây bằng một sơ đồ, qua sơ đồ này cho thấy các yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm ROE một cách rõ ràng hơn, từ đó sẽ có cách điều chỉnh để tăng ROE. Sơ đồ 1: Công thức phân tích ROE Nếu ta ứng dụng sơ đồ này vào ví dụ Ngân hàng CN - ROE của ngân hàng trong năm 2000, 2001, 2002 theo phương pháp phân tích trên cho thấy được từng yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số: Bảng số 3 : Bảng phân tích ROE của ngân hàng CN qua 3 năm Chỉ tiêu 2000 (%) 2001 (%) 2002 (%) Hiệu suất sử dụng tài sản 7,26 6,60 6,22 Tỷ số chi phí hoạt động 2,20 2,12 2,23 ROIF 5,06 4,38 3,99 ROIF 5,06 4,38 3,99 Kd (1 - t) 4,25 3,77 3,43 Khoảng cách đòn bẩy 0,81 0,61 0,56 Tỉ số L ( Nợ/VCSH) 12,24 lần 12,19 lần 12,50 lần ROFL 9,92 7,44 7,00 ROE = ROIF + ROFL 14,98 11,72 10,99 Sử dụng phương pháp phân tích này nói lên điều gì cho sự quản trị về nguyên nhân làm giảm ROE xuống 11,72% trong năm 2001. Nội dung phân tích cho thấy được kết quả ROE giảm xuống trong năm 2001 là do hiệu suất sử dụng tài sản giảm, khoảng cách đòn bẩy giảm và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. 39
  40. 2. Cải tiến phương pháp đo lường rủi ro Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các NH phải gánh chịu rủi ro đáng kể để kiếm được lợi nhuận. Đo lường và quản trị rủi ro là khía cạnh quan trọng nhất của quản trị tài chính ngân hàng. Bảng số 4 : Các loại rủi ro trong họat động của các ngân hàng thương mại Đặc trưng cơ bản của Ngân hàng Phân lọai rủi ro Các loại rủi ro thương mại -Môi trường Rủi ro môi trường Rủi ro luật pháp Rủi ro kinh tế Rủi ro cạnh tranh Rủi ro định chế - Nguồn nhân lực Rủi ro quản trị Rủi ro (tham ô) biển thủ Rủi ro tổ chức Rủi ro năng lực, ngân hàng Rủi ro bù đắp, đền bù - Dịch vụ tài chính Rủi ro phân phối Rủi ro hoạt động Rủi ro kỹ thuật Rủi ro sản phẩm mới Rủi ro chiến lược - Bảng cân đối kế toán Rủi ro tài chính Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro vốn CSH 40
  41. 2.1 Rủi ro môi trường Các ngân hàng thương mại phải hoạt động vượt qua những tác động từ môi trương bên ngoài một cách tốt nhất và trong sự kiểm soát rất hạn chế để đạt được kết quả mong muốm với rủi ro có thể chấp nhận được. Trong môi trường hoạt động những rủi ro ngân hàng cần quan tâm như: Thứ nhất là rủi ro luật pháp chỉ rằng một sự thay đổi trong pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả của ngân hàng thương mại, làm cho kết quả bị giảm sút, hoặc bị hạn chế trong lãnh vực hoạt động. Thứ hai là rủi ro kinh tế, rủi ro này gắn với yếu tố kinh tế của từng vùng hay từng quốc gia nó có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng, khi nền kinh tế thịnh vượng thì chắc chắn họat động của ngân hàng cũng sẽ phát triển mạnh và ngược lại nếu nền kinh tế bị suy thoái, thì họat động của ngân hàng cần phải thu hẹp lại để tránh sự phá sản. Kế đến là rủi ro cạnh tranh, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng bởi vì hầu hết các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng có thể được cung cấp ngày càng nhiều hơn bởi các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, và cuối cùng là rủi ro định chế: đây là những chế độ, quy tắc cũ đã được qui định, mà ngân hàng phải hoạt động và sống với những qui tắc đó, những chế độ và qui tắc này có thể đặt ngân hàng vào thế bất lợi trong cạnh tranh. 2.2 Rủi ro quản trị gây ra bởi những người quản trị ngân hàng + Rủi ro biển thủ tiền bạc đó là rủi ro do tính không trung thực của nhân viên và cán bô gây ra, làm mất mát tiền bạc, sử dụng tiền vào hoạt động cá nhân . + Rủi ro tổ chức là rủi ro mà ngân hàng sẽ không có hiệu quả trong tổ chức, như bộ máy tổ chức quá nặng nề, chưa có tính thống nhất trong các quyết định, sử dụng nhân chưa viên thích hợp, chưa đúng năng lực. + Rủi ro khả năng (năng lực) đó là rủi ro mà kế hoạch bù đắp của ngân hàng không thể cung cấp thích hợp. + Sử dụng con người đúng năng lực và phải bù đắp phù hợp với năng lực mà người lao động đã tham gia vào hoạt động. 2.3 Rủi ro phân phối, nó xảy ra khi ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính, có 4 loại rủi ro chính như sau: + Rủi ro hoạt động, đôi khi còn được gọi là rủi ro quản lý, là năng lực của ngân hàng để phân phối những dịch vụ tài chính một cách có lãi. + Rủi ro kỹ thuật là rủi ro của hệ thống phân phối hiện tại trở nên không hiệu quả do phát triển phân phối sản phẩm và dịch vụ mới. + Rủi ro sản phẩm mới là sự nguy cơ có liên quan với sự đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới. Thiếu năng lực quản trị trong thị trường mới có thể dẫn đến những vấn đề căng thẳng cho sản 41
  42. phẩm mới, như không thu hút được khách hàng, không chiếm lĩnh được thị trường, chi phí đầu tư cao. + Rủi ro năng lực (tài năng) của ngân hàng chọn vùng địa lý, lãnh vực sản phẩm sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng trong một môi trường tương lai phức tạp. 2.4 Rủi ro tài chính, nó được đề cập đến trong quản trị bảng cân đối kế toán. + Rủi ro tín dụng, cũng được gọi sự không hoàn thành hoặc là rủi ro chất lượng tài sản, là khả năng của việc nhận số tiền từ những tài sản khi đã hứa. + Rủi ro thanh khoản: hoặc rủi ro cung cấp tiền chỉ năng lực tiềm tàng của ngân hàng cung cấp tiền cho nhu cầu tài chính của ngân hàng. + Rủi ro lãi suất: chỉ một sự ảnh hưởng tiêu cực (ngược lại) đến số tiền và giá trị của tài sản hay nợ phải trả do lãi suất thay đổi. + Rủi ro hệ số vốn CSH là một sự thể hiện của vốn một ngân hàng phải bảo vệ các chủ tiền gởi hoặc các người cho vay từ sự giảm xuống trong giá trị tài sản. Sau đây là 4 loại rủi ro tài chính được đo lường bằng phương pháp truyền thống: - Rủi ro tín dụng, theo phương pháp đo lường truyền thống cần xem xét các chỉ tiêu như: + Cho vay bao gồm doanh số cho vay và dư nợ cho vay, chỉ tiêu này cho biết qui mô về hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời cho thấy mức độ đầu tư vào từng lãnh vực, lãnh vực rủi ro cao hay thấp. + Tổn thất cho vay/cho vay, chỉ tiêu này đánh giá mức độ tổn thất trong họat động tín dụng là bao nhiêu phần trăm ( % ) so với tổng số cho vay, chỉ tiêu của ngân hàng nên được so với chỉ tiêu trung bình ngành. + Dự trữ tổn thất/cho vay, chỉ tiêu này cho thấy tình hình dự trữ cho tổn thất tín dụng của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm ( % ) trong tổng số cho vay, chỉ tiêu cũng cho biết được chất lượng họat động tín dụng, vì mức dự trữ tổn thất dựa vào các khoản cho vay chất lượng thấp tức là rủi ro cao. Những chỉ tiêu đo lường này có khuynh hướng chịu thiệt hại vì nó có thể làm sút giảm lợi nhuận thu được, khi chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn. - Rủi ro thanh khoản, phương pháp đo lường truyền thống bao gồm các chỉ tiêu sau: + Dư nợ cho vay/tiền gởi (huy động), chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng nguồn tiền huy động để cho vay, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán càng giảm, nhất là tập trung vào cho vay trung và dài hạn. 42
  43. + Tài sản thanh khoản/tiền gởi, chỉ tiêu này cho thấy tài sản dùng để thanh toán cho các khoản tiền gởi có thể rút ra ở bất cứ kỳ hạn nào, chỉ tiêu này càng cao thì càng ít rủi ro. Cách phân tích này có khuynh hướng chú trọng đến thanh khoản của tài sản trên bảng cân đối kết toán. - Rủi ro lãi suất: + Tài sản nhạy cảm lãi suất/nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, + Số chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Vấn đề gặp phải đối với những phương pháp đo lường truyền thống này bao gồm sự khó khăn trong việc chọn kỳ hạn để sử dụng như là tiêu chuẩn cho sự nhạy cảm chú ý đến sự tái đầu tư và lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến sự nhạy cảm lãi suất một cách nhanh chóng và đều đặn, và sự thất bại để xem xét sự nhạy cảm giá trị đối với sự thay đổi lãi suất. - Rủi ro vốn, phương pháp truyền thống như: + Vốn chủ sở hữu/tiền gởi + Tỷ số vốn/tài sản Những điểm yếu của sự đo lường này bao gồm sự nhấn mạnh giá trị bảng cân đối kế toán, không nhận thấy rõ sự khác nhau trong rủi ro giữa các tài sản khác nhau, cũng không thấy rõ những khoản ngoài bảng cân đối kế toán, và sử dụng giá trị sổ sách hơn là giá trị thị trường cho cả tài sản và vốn chủ sở hữu. 1) Rủi ro - Cho vay/tài sản - Sự tập trung cho - Phân tích tín dụng tín dụng vay -Tổn thất cho vay/cho - Cách chứng minh vay - Tăng trưởng cho vay bằng tín dụng - Dự trữ tổn thất/cho - Lãi suất cho vay cao - Kiểm tra tín dụng vay - Đánh giá rủi ro đặc biệt - Dự trữ thanh khoản 2) Rủi ro thanh - Cho vay/tiền gởi - Chi phí/ mô hình định khoản - Nguồn quỹ mua giá - Tài sản thanh 43
  44. khoản/tiền gởi - Chi phí vay mượn - Phát triển nguồn quỹ - Tài sản thanh khoản - Vay mượn /tiền gởi 3) Rủi ro - Tài sản nhạy cảm - Số lượng cách biệt - Quản trị sự cách biệt lãi suất LS/nợ phải trả nhạy nhau chuyển động cảm LS - Kỳ hạn - Phân tích kỳ hạn - Sự cách biệt giữa 2 loại - Sự cách biệt về chuyển động LS - Rủi ro tài sản đã 4) Rủi ro - Vốn cổ đông/tiền gởi điều chỉnh/vốn cổ - Hoạch định vốn vốn đông - Vốn cổ đông/tổng tài - Phân tích sự tăng sản - Tăng trưởng trong trưởng bền vững tài sản - Vốn chủ sở hữu/tổng - Chính sách chia cổ tài sản - Tăng trưởng vốn cổ phần phần - Rủi ro điều chỉnh vốn Sự đánh đổi thích hợp giữa lợi nhuận và rủi ro Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro đã được thảo luận không một câu hỏi nào rằng những rủi ro nào phải chấp nhận để có được lợi nhuận một cách thích đáng, mà là bao nhiêu rủi ro và lợi nhuận. Vấn đề cơ bản ở đây là quản trị ngân hàng nên cố gắng tối đa hóa giá trị vốn đầu tư của chủ đầu tư ngân hàng. Tối đa hóa giá trị này bao gồm cả hai, lợi nhuận và rủi ro và sự cân bằng giữa hai. Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận khác nhau không chỉ bao gồm ROA và ROE, mà còn định bởi thời gian của lợi nhuận và viễn cảnh lợi nhuận trong tương lai. - Chất lượng hoặc rủi ro của lợi nhuận có liên quan đến số lượng - Thời gian và lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận có thể tăng nhanh bằng cách chấp nhận rủi ro hoạt động và tài chính nhiều hơn 44
  45. + Thời gian của lợi nhuận và viễn tưởng lại bị ảnh hưởng bởi rủi ro hoạt động và rủi rủi ro tài chính. + Rủi ro môi trường nó không làm gia tăng lợi nhuận một cách cụ thể nhưng cung cấp như 1 hạn chế trên chu kỳ và quyết định rủi ro. - Sự quản trị của những ngân hàng lớn hơn hoặc những ngân hàng có nắm giữ nhiều công ty, cổ phần của chúng bán trên thị trường rất cao giá trị nên dùng giá thị trường đối với các chi phí thông thường của ngân hàng như là một hướng dẫn để cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. + Ngân hàng nên chấp nhận thêm rủi ro nếu giá trị thị trường tăng. Bởi vì sự tăng trong lợi nhuận lớn hơn sự bù đắp phần giảm lợi nhuận nhiều lần kết quả từ sự chấp nhận rủi ro cao hơn. + Nếu giá thị trường giảm, lợi nhuận giảm trước tiên nhưng rủi ro thấp hơn nhiều lần đó là sự chọn tốt nhất. - Đối với những ngân hàng mà cổ phiếu không thể bán được giá cao trên thị trường thì công thức sau đây là sự hướng dẫn. Tối đa hóa giá trị của chủ đầu tư được tính toán bằng tính giảm các khoản thu nhập của cổ đông. 3. Báo cáo hoạt động ngân hàng thống nhất (UBPR) Báo cáo hoạt động của ngân hàng bao gồm những nội dung sau đây: - Tóm tắt các tỷ số: Các tỷ số sau phân tích lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng trong năm báo cáo - Thông tin thu nhập: Căn cứ trên các báo cáo tài chính của ngân hàng - Báo cáo thu nhập - Doanh thu và chi phí - Thu nhập ngoài lãi và chi phí và kết quả mang lại * Thông tin bảng cân đối kế toán - Tài sản, nợ phải trả, vốn - Tỷ lệ cấu tạo nên tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán - Phân tích khoản cho vay, dự trữ tổn thất và các loại cho vay - Phân tích nợ quá hạn, sự không tích lũy, và cấu trúc lại khoản cho vay, cho thuê - Phân phối kỳ hạn và định giá lại - Thanh khoản và danh mục đầu tư - Phân tích vốn 45
  46. Tóm tắt các tỉ số được chia thành 5 loại với 3 phương pháp đo lường được báo cáo cho mỗi tỉ số. - 5 loại tỷ số: + Thu nhập và khả năng sinh lợi + Phân tích cho vay, cho thuê + Thanh khoản + Sự tư bản hóa + Tỷ lệ tăng trưởng - 3 phương pháp đo lường được báo cáo + Các tỷ số của ngân hàng được chọn. + Tỷ số trung bình cho nhóm ngân hàng + Tỷ lệ phần trăm giới hạn của tỷ số ngân hàng được đòi hỏi trong nhóm ngân hàng Sự sử dụng có hiệu quả nhất của báo cáo có lẽ có được từ sự nghiên cứu phần tóm tắt các tỷ số này làm rõ điểm mạnh và điểm yếu tiềm tàng, và theo đó phân tích chi tiết cụ thể từng trong những phần còn lại. Người sử dụng báo cáo cũng nên được nhận thức ít nhất 3điểm yếu của những báo cáo sau đây: - Thứ nhất: báo cáo được chuẩn bị từ quan điểm định chế. Bất cứ giá thị trường có thể có được dữ liệu cố phiếu, hoặc ROE thì quan trọng đối với sự mong ước của cổ đông nhưng bị bỏ qua. - Thứ 2: Dữ liệu đều là số liệu sổ sách, nó được dựa trên chi phí lịch sử một cách tổng quát và bỏ qua giá trị quan trọng để ra quyết định. - Thứ 3: Số liệu thường là tính theo bình quân quý, nó không được tính theo bình quân ngày cũng không là số cuối năm. Xuất hiện trong nhiều báo cáo của ngân hàng thường những nhà phấn tích ngân hàng sẽ kết thúc với 3 bản số liệu: một dựa trên số liệu bình quân ngày, một dựa trên số liệu bình quân qui, và một dựa trên số liệu cuối năm. Mặc dù có những điểm yếu nhưng báo cáo là nguồn chủ yếu cho việc phân tích hoạt động của ngân hàng. 5. Những chỉ dẫn của sự thất bại Những NH đi đến thất bại thường không đo lường đến sự quản trị rủi ro tín, kỹ năng mà các NHTM được sử dụng để thực hiện tốt. Những NH thiếu những kỹ năng quản trị rủi ro tín dụng và được hoạt động trong một thị trường dưới sự liên kết kinh thì có thể đi đến sự thất bại. 46
  47. Một dự án nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế và giáo dục đã cho thấy những chỉ tiêu tài chính chỉ ra sự thất bại. Những nhà nghiên cứu đã xem xét những tỷ số của các NH nhiều năm trước khi đưa đến sự thất bại. Họ đã cố gắng khám phá sự đưa đến thất bại và đã đưa ra vài hướng dẫn quan trọng chỉ ra sự thất bại của NH. Bảng 5: Xu hướng các chỉ tiêu đưa đến thất bại Tỷ số Ảnh hưởng 1. ROA ( - ) 2. Cho vay / Tài sản ( + ) 3. Vốn / Tài sản ( - ) 4. Nguồn vốn huy động / Tài sản ( + ) 5. Thu nhập / Cho vay ( + ) 6. Cho vay Thương mại, Công nghiệp/ Tài sản ( + ) Dấu cộng và trừ trong cột ảnh hưởng cho biết mối quan hệ của tỷ số và sự thất bại. 47
  48. Chương 4 QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, mục tiêu là giúp người đọc tìm hiểu vì sao ngân hàng phải thực hiện chức năng đầu tư song song với hoạt động cho vay; lựa chọn các chứng khoán để đầu tư và cách quản trị đầu tư hiệu quả. I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ VÀ CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 1. Mục đích đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại Trong thời đại ngày nay, các ngân hàng thương mại được các cơ quan chức năng của chính phủ cấp phép hoạt động kinh doanh là để cung cấp các tiện ích và dịch vụ tài chính cho công chúng tại một khu vực địa lý nào đó. Bộ phận chủ yếu nhất nằm trong số những dịch vụ này là cấp các khoản tín dụng để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh doanh, tiêu dùng cho nhiều chủ thể khác nhau (các tổ chức kinh tế, các cơ quan thuộc chính phủ, các cá nhân và hộ gia đình) trong khu vực nơi ngân hàng phục vụ. Những khoản cho vay có thể góp phần đem lại việc làm và thu nhập cho rất nhiều người dân, mặc dù trong số đó không phải ai cũng vay vốn trực tiếp của ngân hàng nhưng họ cũng là những người hưởng lợi gián tiếp từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy vậy, không phải tất cả nguồn vốn của ngân hàng đều được đầu tư vào các khoản tín dụng vì có nhiều lý do, cụ thể là: - Không dễ dàng bán chúng trước khi đáo hạn một khi ngân hàng cần tiền khẩn cấp. - Những khoản vay là loại tài sản có nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, chứa đựng trong đó khả năng vỡ nợ của người đi vay cao nhất so với bất kỳ loại đầu tư nào khác của ngân hàng. - Đối với các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ, phần lớn các ngân hàng này sử dụng nguồn vốn kinh doanh của mình để cấp tín dụng cho các khách hàng đang hoạt động trong nền kinh tế. Do đó, với bất cứ sự suy thoái nào trong hoạt động của nền kinh tế cũng sẽ làm suy giảm đáng kể chất lượng những khoản tín dụng cấp ra và nhất định ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của ngân hàng. Vì những lý do trên, các ngân hàng đã biết sử dụng một phần lớn nguồn vốn kinh doanh của mình - thông thường từ một phần năm tới một phần ba, cho những khoản mục đầu tư sinh lời khác như đầu tư vào các khoản chứng khoán, bao gồm các loại chứng khoán do chính phủ và các công ty phát hành. Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện một số chức năng quan trọng sau đây: 48
  49. - Ổn định hóa thu nhập của ngân hàng: Nhằm tạo cân bằng về thu nhập cho ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh. Khi thu nhập từ các khoản tín dụng giảm xuống thì thu nhập chứng khoán có thể có thể bù đắp lại. - Bù trừ rủi ro tín dụng: Các chứng khoán có rủi ro thấp có thể được ngân hàng mua và giữ lại để cân bằng với rủi ro tín dụng. - Cung cấp một sự đa dạng hoá về mặt địa lý: Chứng khoán thường xuất phát từ nhiều khu vực khác nhau hơn so với các khoản tín dụng của ngân hàng, điều này cho phép ngân hàng đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trên phương diện địa lý một cách có hiệu quả hơn. - Cung cấp dự trữ cho ngân hàng: Vì chứng khoán có thể dễ chuyển hoá thành nguồn tiền để thoả mãn nhu cầu thanh khoản hiện thời, hoặc có thể được dùng để cầm cố để vay vốn bổ sung cho ngân hàng. - Giảm nghĩa vụ nộp thuế của ngân hàng: Chứng khoán có loại phải nộp thuế và có loại không phải nộp thuế. Do đó, đây là khoản đầu tư bù trừ thu nhập chịu thuế do các khoản tín dụng. - Tạo ra tuyến phòng thủ cho ngân hàng: Nhằm ngăn ngừa những thiệt hại mà có thể là hậu quả của lãi suất thay đổi trên thị trường. - Đem lại tính năng động cho danh mục tài sản: Không như phần lớn các khoản vay, các chứng khoán đầu tư có thể mua được mua và bán nhanh chóng nhằm mục đích tái cơ cấu các tài sản của ngân hàng để phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. - Tăng cường hiệu quả của ngân hàng: Những chứng khoán có chất lượng ngân hàng đang nắm giữ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng. 2. Các chứng khoán ngân hàng đầu tư Nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nên danh mục chứng khoán của ngân hàng ngày càng tăng nhanh. Hơn nữa, mỗi khoản mục đầu tư của ngân hàng có những đặc điểm khác nhau về rủi ro, về sự nhạy cảm đối với lạm phát, về sự nhạy caøm đối với những thay đổi trong chính sách của chính phủ và những điều kiện kinh tế. Nhằm mục đích xem xét từng khía cạnh cụ thể của mỗi phương tiện đầu tư khác nhau, có thể phân chia chúng thành hai nhóm lớn: (1) Các công cụ thị trường tiền tệ, với thời gian đáo hạn tối đa một năm và được quan tâm vì tính hiệu quả và rủi ro thấp của chúng; (2) Các công cụ thuộc thị trường vốn, với thời gian đáo hạn trên một năm và nói chung được lưu ý vì mức lợi nhuận kỳ vọng và thu nhập vốn cao hơn của chúng. Bản chất và đặc điểm của mỗi loại chứng khoán thuộc phạm vi của hai loại thị trường nói trên được trình bày chi tiết ở các bảng 1 và bảng 2 ở phía sau. 49
  50. II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ Khi quan sát các chứng khoán do ngân hàng đầu tư và nắm giữ, điều dễ thấy là ngân hàng phải xem xét nhiều nhân tố khác nhau để quyết định chứng khoán nào cần mua và cần bán. Những nhân tố cơ bản tạo nên sự lựa chọn của ngân hàng như sau: + Suất thu lợi kỳ vọng + Khả năng chịu thuế. + Rủi ro lãi suất + Rủi ro tín dụng. + Rủi ro thanh khoản. + Rủi ro thu hồi. + Rủi ro lạm phát. + Rủi ro kinh doanh. + Rủi ro đảm bảo. 1. Lợi suất kỳ vọng Để chọn chứng khoán đầu tư, trước hết các ngân hàng phải xác định suất thu lợi toàn bộ dự kiến tạo ra từ mỗi chứng khoán, bao gồm các khoản tiền lãi do người phát hành cam kết trả cho chứng khoán đó và khả năng có được thu nhập hoặc bị lỗ về vốn. Điều này đòi hỏi người quản lý đầu tư của ngân hàng cần tính toán lợi suất đến đáo hạn (YTM: Yield to maturity) nếu chứng khoán được giữ cho đến lúc đáo hạn hoặc lợi suất trong khoảng thời gian hoạch định nắm giữ (HPY: planned holding period yield) nằm giữa thời điểm mua và thời điểm bán chứng khoán. Công thức để tính YTM như sau: Ở đây YTM là lợi suất lúc đáo hạn và n là số thời đoạn trong đó chứng khoán sẽ tạo ra luồng tiền dự kiến. Bởi vì giá trị thị trường và luồng tiền dự kiến là những đại lượng đã biết trước, đẳng thức trên có thể giải để tìm ẩn số còn lại đó là YTM. Ví dụ: một ngân hàng đang mua một trái phiếu kho bạc mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất 8%, và có thời gian đáo hạn là 5 năm. Nếu giá hiện hành của trái phiếu là 90 triệu đồng, ta có: Tuy nhiên, các ngân hàng thường không nắm giữ chứng khoán của họ đến lúc đáo hạn. Một số chứng khoán cần phải được bán sớm để trang trải nhu cầu vay mới hoặc rút tiền gửi. Để xử lý tình huống này, các ngân hàng cần phải tính lợi suất trong thời gian nắm giữ chứng khoán (HPY) ngân hàng có thể thu được. 50
  51. HPY thực chất là suất thu lợi làm cân bằng giá mua của một chứng khoán với chuỗi thu nhập kỳ vọng từ chứng khoán đó đến khi được bán tới người đầu tư khác. Ví dụ: sau hai năm nắm giữ, ngân hàng bán trái phiếu kho bạc có lãi suất 8% đã mô tả ở trên với giá 95 triệu đồng. HPY của trái phiếu có thể được tính như sau: Sử dụng các bảng tình tài chính và dùng phương pháp thử sai, HPY của trái phiếu kho bạc tìm được là 11,51%. 2. Khả năng chịu thuế Phần lớn thu nhập lãi và vốn từ đầu tư chứng khoán của ngân hàng là phải chịu thuế như mọi thu nhập kinh doanh thông thường khác. Và do khả năng chịu thuế tương đối cao, các ngân hàng quan tâm đến suất sinh lợi sau thuế trên thu nhập của các khoản vay và đầu tư chứng khoán nhiều hơn là suất thu lợi trước thuế của chúng. Vì thế, công thức sau đây thường được các ngân hàng sử dụng: Nếu những nhân tố khác được giữ không đổi, ngân hàng sẽ so sánh kết quả suất lợi nhuận sau thuế của mỗi hình thức và công cụ đầu tư với nhau để từ đó chọn hình thức và công cụ đầu tư nào là tối ưu về mặt thuế đối với ngân hàng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất). Ví dụ: giả sử một ngân hàng đang xem xét 3 hình thức đầu tư sau đây: - Mua trái phiếu công ty chất lượng Aaa có lợi suất trung bình đến lúc đáo hạn là 9%, tỷ lệ thuế thu nhập 34%. - Cho vay kinh doanh có chất lượng tín dụng cao với lãi suất cơ bản 10% và tỷ lệ thuế - Mua trái phiếu đô thị được sắp hạng tín dụng Aaa có lợi suất sau thuế 7% đến lúc đáo hạn. Sử dụng công thức trên, ngân hàng so sánh lợi suất sau thuế của 3 phương án đầu tư theo tính toán dưới đây: + Chứng khoán công ty hạng Aaa: 9,0% x (1-0,34) = 5,54% + Đầu tư tín dụng chát lượng cao: 10% x (1-0,34) = 6,60% + Trái phiếu đô thị hạng Aaa: 7,0% x (1-0,34) = 7,00% Thông qua những giả thuyết đã cho và kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng đầu tư vào trái phiếu là hấp dẫn hơn cả. Tuy nhiên, cần có thêm những xem xét khác để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư cuối cùng, chẳng hạn như để thu hút và giữ các khoản tiền gửi, ngân hàng cần phải thoả mãn nhu cầu vốn cho các khách hàng vay cũ và mới hội đủ tiêu chuẩn tín dụng, hoặc những thay đổi gần đây trong các luật thuế mà ảnh hưởng đến lợi suất ròng của các chứng khoán đô thị sau khi đã khấu trừ tất cả chi phí. 51
  52. 3. Rủi ro lãi suất: Lãi suất biến động tạo ra rủi ro cho đầu tư của các ngân hàng. Lãi suất tăng lên làm giảm thấp giá thị trường của các chứng khoán nợ phát hành trước đó, và mức độ thiệt hại tài chính tỷ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứng khoán. Hơn nữa, các thời kỳ gia tăng lãi suất còn được ghi nhận bởi nhu cầu tín dụng leo thang và bởi vì ưu tiên trước hết của các ngân hàng là cấp tín dụng, nên các khoản đầu tư vào chứng khoán buộc phải thanh lý để tạo ra nguồn ngân quỹ cho vay. Phải bán chứng khoán trong điều kiện giá cả bất lợi như vậy tất nhiên thường dẫn đến tổn thất vốn đáng kể cho các ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong đầu tư chứng khoán, có nhiều công cụ đã được sử dụng trong những năm gần đây, chúng bao gồm: các hợp đồng tài chính tương lai, quyền chọn mua và bán, hoán đổi lãi suất, quản trị độ lệch 4. Rủi ro tín dụng/khả năng vỡ nợ: Đây là rủi ro mà người phát hành chứng khoán không thể hoàn trả được vốn gốc và tiền lãi đối với các trái phiếu và giấy nợ đã phát hành. Do tín dụng thể hiện trên nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhất là những chứng khoán mà người phát hành là các công ty tư nhân và chính quyền địa phương, nên lĩnh vực đầu tư này được qui định khá chặt chẽ, nhằm hạn chế việc dự trữ những chứng khoán mang tính rủi ro cao trong các ngân hàng. Nói chung các ngân hàng chỉ được phép mua các chứng khoán có rủi ro thấp để ngăn ngừa ngân hàng tiếp nhận rủi ro quá mức và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chỉ được phép bao tiêu các trái phiếu đô thị chính phủ và có nghĩa vụ bao quát, mặc dù một số ngân hàng được bao tiêu những chứng khoán do công ty tư nhân phát hành và được ngân hàng trung ương chấp thuận. 5. Rủi ro lạm phát Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hàng hoá và dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản tài chính. Các ngân hàng thường xuyên cảnh giác với khả năng sức mua của thu nhập lãi và vốn gốc thu lại từ đầu tư chứng khoán và cho vay bị suy giảm do tác động của lạm phát, mặc dù ngày nay vấn đề này ít nghiêm trọng hơn so với những thập niên trước đây. Lạm phát cũng có thể làm hao mòn giá trị đầu tư của các cổ đông tại một ngân hàng. Bằng cách đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn và có lãi suất thả nổi, các ngân hàng có thể giảm thiểu tác động bất lợi của lạm phát đối với tài sản đầu tư và đem lại cho ngân hàng một sự năng động lớn hơn trong việc đáp ứng với mọi sức ép lạm phát. 6. Rủi ro kinh doanh Các ngân hàng thuộc mọi qui mô đều phải đối mặt với một loại rủi ro gắn liền với suy thoái kinh tế của khu vực thị trường họ đang phục vụ. Những xu hướng tiêu cực này thường được gọi là rủi ro kinh doanh. Điều này thường được biểu hiện bởi sự giảm sút doanh số bán hàng, gia tăng các vụ phá sản và tình trạng sa thải nhân công hàng loạt của nhiều doanh nghiệp trong khu 52
  53. vực. Những trạng thái tiêu cực này tất yếu ảnh hưởng nhanh chóng đến danh mục cho vay của ngân hàng. Ơí đây, nhiều khoản vay không có khả năng hoàn trả sẽ xuất hiện một khi người vay đã phải tận lực để tạo ra đủ lưu lượng tiền để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Bởi vì rủi ro kinh doanh luôn hiện hữu, nhiều ngân hàng dựa vào danh mục đầu tư chứng khoán của họ để bù trừ cho tác động của rủi ro kinh tế đối với danh mục cho vay. Điều này thường có nghĩa là, ngân hàng sẽ mua nhiều chứng khoán của nhiều doanh nghiệp nằm ngoài khu vực thị trường cho vay hiện thời của ngân hàng nhằm mục đích cân bằng với rủi ro tác động lên trên các khoản vay. 7. Rủi ro thanh khoản Theo định nghĩa, chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại một cách dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng (rủi ro đối với vốn gốc là thấp). Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng cần phải bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là chứng khoán khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn trong những trường hợp như vậy. Và điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán của ngân hàng. 8. Rủi ro thu hồi trước của người phát hành Phần lớn các công ty và chính phủ có phát hành chứng khoán đầu tư thường giữ lại quyền mua lại các chứng khoán do mình phát hành trước lúc chúng đáo hạn và thanh toán dứt điểm đối với chúng. Do vậy, sự thu hồi như thế thường xảy ra khi lãi suất thị trường giảm sút (và người phát hành có thể phát hành các chứng khoán mới có lãi suất thấp hơn), ngân hàng đang đầu tư vào chứng khoán có tính chất nói trên sẽ phải tiếp nhận rủi ro mất mát lợi nhuận bởi vì họ phải tái đầu tư nguồn vốn vừa mới thu hồi ở các mức lãi suất thấp hơn hiện thời. Nói chung, các ngân hàng cố gắng để tối thiểu hóa rủi ro thu hồi bằng cách mua các chứng khoán được công bố có thời gian thu hồi tương đối dài (vì thế việc thu hồi không thể xảy ra trong một vài năm ngân hàng nắm giữ) hoặc đơn giản hơn cả là ngân hàng tránh đầu tư vào những loại chứng khoán có đặc điểm như thế. 9. Các yêu cầu đảm bảo: Các ngân hàng sẽ không được chính phủ cho phép thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi trừ phi họ bố trí ký quỹ thoả đáng để bảo vệ an toàn tiền gửi của công chúng. Ví dụ tại Mỹ, 100.000 USD tiền gửi đầu tiên sẽ được cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang trang trải, phần còn lại phải được hậu thuẫn bởi việc nắm giữ các chứng khoán chính phủ được định giá theo giá trị danh nghĩa của bản thân mỗi ngân hàng. Một số trái phiếu đô thị (ít nhất có chất lượng tín dụng hạng A) cũng có thể được dùng để đảm bảo cho các khoản tiền gửi của chính phủ Liên bang tại các ngân hàng, nhưng các chứng khoán này phải được định giá theo giá trị chiết khấu còn lại 53
  54. (thường từ khoản 80% đến 90% giá trị danh nghĩa của chúng nhằm mục đích đem lại cho những người gửi tiền chính phủ một vùng đệm an toàn bổ sung. Có một sự khác biệt rộng rãi về yêu cầu bảo đảm tiền gửi từ bang này sang bang khác, mặc dù phần lớn các bang cho phép các ngân hàng sử dụng kết hợp các chứng khoán đô thị và Liên bang để đáp ứng yêu cầu bảo đảm tiền gửi thuộc chính quyền các cấp và phải được đặt tại một tổ chức uỷ thác mà không thuộc nhóm liên kết với ngân hàng. Yêu cầu bảo đảm cũng đồng thời áp dụng cho nguồn vốn khác của ngân hàng. Ví dụ, khi một ngân hàng vay tiền theo hình thức chiết khấu tại ngân hàng trung ương, họ phải thế chấp các chứng khoán của chính phủ phát hành hoặc những tài sản thế chấp đáng giá. Nếu ngân hàng sử dụng các hợp đồng mua lại (RP: repurchase agreements) để tăng vốn, họ phải cầm cố một số chứng khoán (thường là chứng khoán do kho bạc hoặc do các cơ quan thuộc chính phủ phát hành) như là vật đảm bảo để có được nguồn vốn ở lãi suất thấp. III. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ KỲ HẠN ĐẦU TƯ: Một khi ngân hàng đã chọn loại chứng khoán nào nên đầu tư dựa trên cơ sở phân tích một loạt nhân tố đã được trình bày ở trên, vấn đề còn lại ở đây là phân phối các chứng khoán đang nắm giữ về mặt thời gian như thế nào, tức là, ngân hàng nên giữ các chứng khoán theo những kỳ hạn nào? Ngân hàng nên đầu tư chủ yếu vào các chứng khoán ngắn hạn, hoặc chi phí đầu tư vào những trái phiếu dài hạn, hoặc một số kết hợp nào đó của cả hai? Nhiều chiến lược phân phối kỳ hạn khác nhau đã được phát triển trong những năm qua, và mỗi chiến lược có những điểm thuận lợi và bất lợi riêng của chúng. 1. Chiến lược bậc thang Đây là chiến lược được áp dụng khá phổ biến, nhất là đối với những định chế tài chính nhỏ, theo chiến lược này: trước hết, ngân hàng sẽ phải chọn kỳ hạn tối đa có thể chấp nhận được và kế đến đầu tư theo những phần giá trị chứng khoán bằng nhau vào mỗi trong số những khoảng cách kỳ hạn cho tới khi đạt tới kỳ hạn tối đa đã xác định trước. Chẳng hạn, ngân hàng quyết định rằng họ không muốn đầu tư vào bất kỳ trái phiếu hay giấy nợ nào mà có kỳ hạn dài hơn 5 năm. Ngân hàng có thể quyết định đầu tư 20% danh mục đầu tư của họ vào nhứng chứng khoán có thời gian đáo hạn 1 năm hoặc ngắn hạn, 20% khác vào những chứng khoán có thời hạn đáo hạn vào phạm vi 2 năm nhưng lớn hơn 1 năm, 20% tiếp theo nằm trong khoảng 2 tới 3 năm, và cứ thế cho tới khi đạt đến thời điểm 5 năm. Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập đầu tư, nhưng có lợi thế là làm giảm những dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn quản trị để thực hiện. Hơn nữa, phương pháp bậc thang hướng tới tạo dựng một sự năng động trong đầu tư, vì một số chứng khoán phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chuyển đổi thành tiền để ngân hàng có thể sử dụng bất cứ cơ hộ đầu tư hứa hẹn nào đó mà có thể xuất hiện đột xuất. 54
  55. 2. Chiến lược chuyển đáo hạn về phía trước Một chiến lược thông dụng khác, đặc biệt dành cho các ngân hàng thương mại chỉ mua những chứng khoán ngắn hạn và đặt tất cả số tiền đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ, ngân hàng quyết định đầu tư 100% số vốn nằm ngoài nhu cầu cho vay hoặc phải dự trữ vào các chứng khoán có kỳ hạn 2 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này nhấn mạnh việc sử dụng danh mục đầu tư về cơ bản như là nguồn thanh khoản hơn là nguồn tạo ra thu nhập. 3. Chiến lược chuyển đáo hạn về phía sau Đây là chiến lược có tính chất đối lập hoàn toàn với chiến lược ở trên. Một ngân hàng theo đuổi loại chiến lược này có thể quyết định chỉ đầu tư vào những trái phiếu có thời gian đáo hạn từ năm đến 10 năm. Bằng cách quan tâm đầu tư vào những chứng khoán dài hạn, ngân hàng nhấn mạnh danh mục đầu tư như là nguồn tạo ra thu nhập, tuy nhiên, rất có thể ngân hàng sẽ phải phụ thuộc nặng nề vào việc vay mượn trên thị trường tiền tệ để hỗ trợ đáp ứng nhu câu thanh khoản của họ. 4. Chiến lược Barbell: Chiến lược này được tạo ra trên cơ sở kết hợp chiến lược chuyển đáo hạn về phía trước với chiến lược chuyển đáo hạn về phía sau. Theo đó, ngân hàng đặt phần lớn nguồn quỹ của họ vào danh mục gồm các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao ở một cực, tại cực còn lại là danh mục gồm những trái phiếu dài hạn, ở khoảng giữa của hai cực, không có hoặc có rất ít chứng khoán nắm giữ. Danh mục ngắn hạn cung cấp nguồn thanh khoản cho ngân hàng, trong khi đó danh mục dài hạn được thiết kế để đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. 5. Phương pháp dự kiến lãi suất: Năng động nhất trong tất cả các chiến lược kỳ hạn là chiến lược liên tục dịch chuyển các kỳ hạn của chứng khoán đã nắm giữ sao cho phù hợp với những dự báo hiện thời về các mức lãi suất và trạng thái của nền kình tế. Phương pháp dự kiến lãi suất này yêu cầu dịch chuyển các khoản tiền đầu tư vào chứng khoán hướng tới sự kết thúc nhanh kỳ hạn khi lãi suất được dự kiến tăng, và hướng tới sự kết thúc chậm khi lãi suất dự kiến giảm. Phương pháp này, một mặt có khả năng đem lại thu nhập vốn khá lớn, nhưng mặt khác, cũng làm tăng nỗi ám ảnh về tổn thất vốn đáng kể một khi những dự kiến ban đầu về xu hướng vận động của lãi suất trái với diễn biến thực tế. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp khá tốn kém về chi phí giao dịch, bởi vì nó đòi hỏi việc mua bán và xoay chuyển chứng khoán thường xuyên. Các ngân hàng không ngần ngại trong việc nắm giữ chứng khoán không được đảm bảo một khi chúng hứa hẹn kiếm được tiền lời đáng kể hoặc tạo ra cơ hội để giảm rủi ro tài sản mà không có bất cứ sự mất mát về lợi suất kỳ vọng. Việc đầu tư như thế trở nên cần thiết hơn một khi thu nhập cho vay suy giảm và doanh số bán những chứng khoán mà có giá trị thị trường đã 55
  56. và đang tăng lên sẽ thúc đẩy thu nhập ròng và lợi tức của các cổ đông. Tuy nhiên, vì sự tổn thất đối với kinh doanh chứng khoán làm giảm lợi nhuận ròng trước thuế, cho nên các viên chức đầu tư của ngân hàng không thích tiếp nhận những tổn thất như thế trừ khi họ có thể biểu thị cho ban giám đốc ngân hàng thấy sự tổn thất sẽ được bù đắp nhiều hơn bởi lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trên những tài sản mới nhận được từ số thu nhập bán chứng khoán. Nhìn chung, các ngân hàng có khuynh hướng muốn kinh doanh chứng khoán nếu: + Lợi nhuận sau thuế của họ có thể được cải thiện thông qua các chiến lượng quản lý thuế hiệu quả. + Lợi suất cao hơn có thể bị cố định ở đoạn cuối của đường biểu diễn lợi suất dài hạn một khi sự tiên đoán lãi suất đang có chiều hướng giảm. + Việc kinh doanh sẽ góp phần cải thiện toàn bộ chất lượng tài sản mà ngân hàng được phép khắc phục tình hình suy thoái kinh tế tốt hơn. + Danh mục đầu tư có thể được chuyển dịch hướng tới những chứng khoán chất lượng cao mà không có sự tổn thất đáng kể về lợi nhuận kỳ vọng, đặc biệt khi danh mục cho vay đang phát sinh nhiều vấn đề bất ổn đối với ngân hàng. BẢNG 1: CÁC CHỨNG KHOÁN THUỘC THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Tín phiếu kho bạc Kỳ phiếu Giấy nợ thương Trái phiếu đô thị mại (ngắn hạn) Ưu - An toàn - Rủi ro thấp - Rủi ro thấp - Miễn thuế điểm cơ bản - Thanh khoản cao - Lãi tương đối cao - Lãi suất cao - Lợi suất hấp dẫn - Sẵn có thị trường - Thế chấp tốt - Thế chấp tốt Nhược Lãi suất thấp Thị trường bán lại - Gía biến động - Thịt rường bán điểm cơ hạn chế lại hạn chế bản - Thị trường tiêu thụ hạn chế 56