Bài giảng Quản trị Rủi ro

ppt 74 trang huongle 7090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị Rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_rui_ro.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị Rủi ro

  1. Bµi gi¶ng QUẢN TRỊ RỦI RO Bé m«n: Nguyªn lý Qu¶n trÞ
  2. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. RỦI RO TRONG KINH DOANH II. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO III. NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
  3. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro • Khái niệm Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người.
  4. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro - Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được. - Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra. - Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện. - Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể.
  5. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1. Khái niệm rủi ro • Một số quan điểm hiện đại về rủi ro: - Sự may rủi thường được con người cho là khách quan nằm ngoài dự kiến khó nắm bắt, vì vậy, họ bị động trước sự tác động của yếu tố này - Rủi ro và cơ hội luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và ước vọng của con người - Rủi ro và cơ hội, may mắn và không may mắn được quan niệm là 2 mặt đối lập nhưng lại thống nhất trong một thực thể - Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả trong mọi tình huống - Rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng, điều đó tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó
  6. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh • Khái niệm: Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
  7. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 2. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh 2.1. Những nguyên nhân khách quan • Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: Suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái • Sự không ổn định chính trị, thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướng bất lợi • Nhân tố từ môi trường văn hóa – xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử • Điều kiện tự nhiên bất lợi • Tình hình biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp
  8. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 2. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh 2.2. Những nguyên nhân chủ quan - Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế - Sai lầm trong ra quyết định và thực hiện quyết định - Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm - Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm - Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất - Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch - Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu -
  9. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài) - Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm: + Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định + Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác + Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu
  10. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán - Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể - Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
  11. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán - Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc ) và chia sẻ rủi ro - Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung
  12. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận - Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min” - Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản
  13. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh - Yếu tố luật pháp - Yếu tố kinh tế - Yếu tố văn hóa – xã hội - Yếu tố tự nhiên -
  14. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. Rủi ro trong kinh doanh 3. Phân loại rủi ro • Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang - Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường - Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển
  15. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 1. Khái niệm quản trị rủi ro • Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh
  16. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 2. Vai trò của quản trị rủi ro - Giúp tổ chức hoạt động ổn định - Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh - Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
  17. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 3. Quá trình quản trị rủi ro • Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của DN để sắp xếp, phân nhóm rủi ro • Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại • Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất • Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
  18. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO II. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro 4. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro • Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến 1960 Quan điểm “Quản trị rủi ro” trùng với quan điểm “Bảo hiểm tài sản” • Từ 1960 đến 1990 Bên cạnh mua bảo hiểm, các nhà quản trị đã quan tâm đến tự bảo hiểm và tiếp cận ngăn ngừa tổn thất • Từ 1990 đến nay Quản trị rủi ro tiếp cận ở các góc độ: Mua bảo hiểm, kiểm soát tổn thất, tài trợ rủi ro, đảm bảo lợi ích cho người lao động
  19. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO III. Các nguyên tắc quản trị rủi ro 1. Nguyên tắc 1: quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu 2. Nguyên tắc 2: quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị 3. Nguyên tắc 3: quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức
  20. CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO IV. Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro, quản trị chiến lược và quản trị các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Quản trị chiến lược, quản trị hoạt động tác nghiệp và quản trị rủi ro có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau • Quản trị chiến lược là những hoạt động quản trị nhằm xác định những mục tiêu lâu dài, để thực hiện sứ mạng của một tổ chức • Quản trị các hoạt động tác nghiệp bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh doanh như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản trị dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược • Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra
  21. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. NHẬN DẠNG RỦI RO II. PHÂN TÍCH RỦI RO III. ĐO LƯỜNG RỦI RO
  22. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 1. Khái niệm và cơ sở nhận dạng rủi ro 1.1. Khái niệm • Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  23. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 1. Khái niệm và cơ sở nhận dạng rủi ro 1.1. Khái niệm • Nhận dạng rủi ro tập trung xem xét một số vấn đề cơ bản: - Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của rủi ro - Mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất - Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được.
  24. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 1. Khái niệm và cơ sở nhận dạng rủi ro 1.2. Cơ sở của nhận dạng rủi ro • Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp • Nhóm đối tượng chịu rủi ro: có thể là tài sản, là nguồn nhân lực
  25. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.1. Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê • Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. • Thực chất của phương pháp sử dụng bảng liệt kê là phương pháp phân tích SWOT
  26. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Bằng cách phân tích bản báo cáo hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro về tài sản, về trách nhiệm pháp lý, về nguồn nhân lực
  27. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp lưu đồ Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
  28. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp thanh tra hiện trường Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro
  29. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của DN Nhà quản trị có thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các bộ phận khác trong DN, hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức. Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản hoặc bằng miệng
  30. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài Thông qua sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân và các tổ chức bên ngoài DN, có mối quan hệ với DN (như cơ quan thuế, cơ quan thông tin quảng cáo, các VP Luật ), nhà quản trị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này
  31. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp phân tích hợp đồng Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong các hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện các hợp đồng này
  32. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai (tức là các tổn thất có thể lặp lại)
  33. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO I. Nhận dạng rủi ro 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể • Lưu ý chung: - Nhà quản trị không nên chỉ dựa vào 1 phương pháp - Việc nhận dạng rủi ro phải được tiến hành thường xuyên, liên tục - Việc sử dụng các bảng liệt kê phải linh hoạt để áp dụng từng phương pháp nhận dạng cho thích hợp
  34. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO II. Phân tích rủi ro 1. Khái niệm phân tích rủi ro Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro
  35. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO II. Phân tích rủi ro 2. Nội dung phân tích rủi ro 2.1. Phân tích hiểm họa • Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra • Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
  36. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO II. Phân tích rủi ro 2. Nội dung phân tích rủi ro 2.2. Phân tích nguyên nhân rủi ro • Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người • Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro • Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phục thuộc vào yếu tố con người
  37. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO II. Phân tích rủi ro 2. Nội dung phân tích rủi ro 2.3. Phân tích tổn thất Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức • Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra • Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có
  38. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 1. Khái niệm đo lường rủi ro • Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro • Hay nói cách khác, nhà quản trị xây dựng ma trận về tần suất và biên độ rủi ro
  39. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 1. Khái niệm đo lường rủi ro BĐ Cao Thấp TS Cao I II Thấp III IV
  40. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 1. Khái niệm đo lường rủi ro Dựa vào mức độ cao thấp của biên độ và tần suất, nhà quản trị xác định các chỉ thị, chiến lược trong quản trị rủi ro. Chỉ thị đó tập trung trước hết vào quản trị rủi ro ở nhóm I, rồi lần lượt thực hiện ở nhóm II, III và IV
  41. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 2. Các phương pháp đo lường rủi ro 2.1. Phương pháp định lượng • Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm • Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc duy đoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình như là các chi phí cơ hội, sự giảm sút vế sức khỏe, tinh thần người lao động • Phương pháp xác suất thống kê: xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định tổng số tổn thất
  42. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 2. Các phương pháp đo lường rủi ro 2.2. Phương pháp định tính • Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất
  43. CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 2. Các phương pháp đo lường rủi ro 2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất
  44. t CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO III. Đo lường rủi ro 2. Các phương pháp đo lường rủi ro 2.4. Phương pháp dự báo tổn thất Là phương pháp người ta dự đoán những tổn thất có khi rủi ro xảy ra. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch và được tính bằng công thức: T = n x p . t • Trong đó : + T : Tổn thất trung bình có thể có + n : Số lần quan sát hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai + p : xác suất rủi ro + t : mức độ tổn thất bình quân của mỗi sự cố
  45. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. KIỂM SOÁT RỦI RO II. TÀI TRỢ RỦI RO
  46. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 1. Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro 1.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro • Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra • Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  47. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 1. Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro 1.2. Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro – Tăng độ an toàn trong kinh doanh – Giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung – Hạn chế những tổn thất xảy ra đối với con người – Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường – Tìm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực
  48. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 1. Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro 1.3. Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro với đánh giá đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro • Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá đo lường rủi ro: Đánh giá đo lường rủi ro giúp nhà quản trị có thể biết được các mức độ tổn thất có thể xảy ra. Dựa trên các mức độ tổn thất được đánh giá, nhà quản trị lựa chọn các biện pháp kiếm soát rủi ro tối ưu • Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro: Hoạt động tài trợ rủi ro nhằm mục đích bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Vì thế, nếu kiểm soát rủi ro tốt sẽ giảm mức độ tổn thất, và do đó, tài trợ rủi ro giảm
  49. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 2. Nội dung kiểm soát rủi ro 2.1. Né tránh rủi ro • Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức: - Chủ động né tránh - Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro • Tuy nhiên cần lưu ý: - Né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra - Né tránh rủi ro có thể làm mất cơ hội. Do vậy, né tránh rủi ro không thể thực hiện một cách tuyệt đối
  50. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 2. Nội dung kiểm soát rủi ro 2.2. Ngăn ngừa rủi ro (chấp nhận nhưng giảm thiểu rủi ro) • Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra • Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can thiệp đó là: - Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa - Thay thế hoặc sửa đổi môi trường - Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường kinh doanh
  51. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO I. Kiểm soát rủi ro 2. Nội dung kiểm soát rủi ro 2.3. Giảm thiểu tổn thất Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại (giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro) 2.4. Đa dạng hóa rủi ro Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác.
  52. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO II. Tài trợ rủi ro 1. Khái niệm Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
  53. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO II. Tài trợ rủi ro 2. Nội dung tài trợ rủi ro • Trong thực tế có 2 biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro: - Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp - Tài trợ rủi ro bằng biện pháp chuyển giao rủi ro
  54. CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO II. Tài trợ rủi ro 2. Nội dung tài trợ rủi ro • Có thể kết hợp 2 biện pháp tài trợ rủi ro để hình thành các kỹ thuật tài trợ rủi ro khác nhau: - Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro, có kèm theo chuyển giao một phần - Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu chuyển giao rủi ro, còn một phần là tự khắc phục hay tự bảo hiểm - Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao
  55. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỦI RO NHÂN LỰC II. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC
  56. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC I. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực 1. Khái niệm quản trị rủi ro nhân lực Quản trị rủi ro nhân lực là các hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến nhân lực của DN. Thiệt hại trong quản trị rủi ro nhân lực có thể xảy ra khi nhân lực trong DN bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao về hưu, khi một nhân lực rời bỏ DN
  57. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC I. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực 2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực • Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của DN. QTRRNL đảm bảo lợi ích cho từng cá nhân và lợi ích chung của DN • QTRRNL được thực hiện theo quy định của CP cũng như sự ràng buộc với quan hệ công chúng, các tổ chức công đoàn • QTRRNL xuất phát từ ý thức trách nhiệm chung của nhà QT • QTRRNL xuất phát từ lợi ích của các chương trình bảo trợ của người chủ DN – thay thế các khoản phúc lợi hay các khoản bảo hiểm XH – tạo điều kiện khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn
  58. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 1. Nhận dạng RRNL Một số nguy cơ RRNL có thể kể đến là: - Sự tử vong - Sức khỏe suy giảm - Rủi ro do tuổi già, về hưu - Thất nghiệp
  59. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 2. Phân tích và đo lường RRNL • Nghiên cứu RRNL liên quan đến tử vong của người lao động - Xem xét thông qua xác suất tử vong trong 1 năm và xác suất tử vong trước độ tuổi về hưu
  60. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 2. Phân tích và đo lường RRNL • Nghiên cứu RRNL liên quan đến sức khỏe suy giảm - Xem xét thông qua tỷ lệ mất khả năng làm việc (đau ốm); đo lường cụ thể bằng số ngày đau ốm trong năm của một nhóm người được điều tra - Xem xét thông qua nhu cầu về các dịch vụ y tế; đo lường cụ thể bằng số lần khám y tế/người/năm, hoặc bằng xác suất những tai nạn điều trị ngắn ngày phân theo độ tuổi và giới tính trong một năm
  61. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 2. Phân tích và đo lường RRNL • Nghiên cứu RRNL liên quan đến tuổi già và hưu trí - Xem xét thông qua số năm sống trung bình ở các độ tuổi, tỷ lệ sống tới tuổi về hưu và trên độ tuổi về hưu
  62. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 2. Phân tích và đo lường RRNL • Nghiên cứu RRNL liên quan đến thất nghiệp - Xem xét thông qua tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm
  63. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 3. Đánh giá các tổn thất RRTS • Đánh giá tổn thất đối với người lao động: - Tổn thất về thu nhập, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ - Các chi phí gia tăng, nhất là chi phí về chăm sóc y tế - Những tổn thất không đo lường được như là những tổn thất về mặt tinh thần
  64. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 3. Đánh giá các tổn thất RRTS • Đánh giá các tổn thất đối với DN - Tổn thất mất đi lực lượng LĐ hoặc giảm sút LLLĐ - Tổn thất do mất đi những khoản tín dụng, giảm khả năng thanh toán nợ - Tổn thất do hoạt động KD bị đình trệ - Uy tín của DN và mối quan hệ của DN với công chúng bị suy giảm cũng là những tổn thất khó lường
  65. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 4. Kiểm soát RRNL 4.1. Né tránh: Loại bỏ những yếu tố có thể gây ảnh hưởng không tốt đến LLLĐ 4.2. Ngăn ngừa: Các giải pháp liên quan đến quản trị nhân lực, ngăn ngừa tổn thất như chú trọng đến khâu tuyển dụng nhân lực, bố trí, sử dụng nhân lực, đào tạo, phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực
  66. CHƯƠNG IV: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC II. Quá trình QTRRNL 5. Tài trợ RRNL Thực hiện tốt các chương trình bảo hiểm cho người lao động: BH y tế, BH xã hội
  67. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN
  68. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN I. Khái niệm và tầm quan trọng của QTRRTS 1. Khái niệm QTRRTS là hoạt động QTRR liên quan đến tài sản của DN • Tài sản của DN gồm: - Bất động sản gồm các công trình kiến trúc, kho, cửa hàng - Động sản bao gồm máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu
  69. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN I. Khái niệm và tầm quan trọng của QTRRTS 2. Tầm quan trọng của QTRRTS - Nâng cao hiệu quả sử dụng TS. TS được sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất - Là cơ sở để DN có kế hoạch sửa chữa, thay đổi TS, đảm bảo cho TS được sử dụng một cách liên tục trong quá trình hoạt động của DN - Là cơ sở tính toán khấu hao giá thành, xác định chi phí
  70. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. Nội dung QTRRTS 1. Nhận dạng RRTS Có 2 nguy cơ RRTS cần chú ý: - Nguy cơ RRTS trực tiếp: xuất hiện khi một mối nguy hiểm hay những nguyên nhân tác động lên một đối tượng vật chất, tạo nên sự thay đổi giá trị của đối tượng đó. Chẳng hạn tổn thất bao gồm chi phí sửa chữa một ô tô bị hỏng do va chạm - Nguy cơ RRTS gián tiếp: xuất hiện như một hệ quả của một kết quả trực tiếp của một sự nguy hiểm lên đối tượng. Thí dụ một trận bão đã làm hư hỏng nặng đường dây tải điện, gây mất điện, và như vậy các loại thực phẩm được cất giữ trong tủ lạnh sẽ bị hư hỏng vì tủ lạnh mất điện không hoạt động được
  71. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. Nội dung QTRRTS 2. Phân tích và đo lường RRTS • Phương pháp định giá theo giá thị trường (thị giá): Thị giá TS là giá trị của TS mà một người mong muốn bán sẽ đồng ý bán và người muốn mua sẽ trả tiền để mua TS đó trong một giao dịch vào ngày TS được định giá • Phương pháp định giá theo chi phí thay mới: Chi phí thay mới là chi phí mua TS mới, nó không giống như TS đã bị hư hỏng, nhưng nó có tính chất đặc trưng tương tự • Phương pháp định giá theo chi phí thay mới và có giảm bớt hao mòn hữu hình và lỗi thời: Trong định giá tổn thất nhiều loại TS, các nhà quản trị RR thường bắt đầu bằng chi phí thay mới trừ đi một khoản hao mòn hữu hình, hoặc lỗi thời, hay là cả hai. Lý do là TS mới có giá trị lớn hơn đối với kinh doanh so với TS cũ
  72. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. Nội dung QTRRTS 3. Đánh giá tổn thất về TS - Tổn thất thu nhập cho thuê TS - Tổn thất do gián đoạn hoạt động kinh doanh vì TS bị hư hỏng - Tổn thất không được hưởng lãi ròng có thể có trong trường hợp hoạt động bị gián đoạn (chi phí cơ hội) - Các chi phí vẫn phải tiếp tục trả liên quan đến TS mặc dù gián đoạn hoạt động như chi phí tiền lương, thuê phân xưởng
  73. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. Nội dung QTRRTS 4. Kiểm soát RRTS Thực hiện các biện pháp quản trị tài sản như đảm bảo nhập tài sản đảm bảo chất lượng, giữ gìn tài sản trong quá trình sử dụng
  74. CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN II. Nội dung QTRRTS 5. Tài trợ RRTS • Lập các quỹ để bù đắp TS bị hao mòn, hư hỏng • Mua bảo hiểm cho các TS có giá trị