Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 4: Tâm lý tỏng hoạt động quản trị

ppt 38 trang huongle 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 4: Tâm lý tỏng hoạt động quản trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_dai_cuong_chuong_4_tam_ly_tong_hoat_don.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 4: Tâm lý tỏng hoạt động quản trị

  1. Chương 4. Tâm lý trong hoạt động quản trị 4.1. Khái quát về hoạt động quản trị 4.2. Tâm lý người lãnh đạo 4.3. Tâm lý trong quá trình ra quyết định quản trị
  2. 4.1. Khái quát về hoạt động quản trị • Hoạt động quản trị nhằm phối hợp các nguồn lực trong DN để đạt được mục đích KD • Khái niệm QTDN: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực, các hoạt động của DN nhằm đạt được mục đích KD với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động. • Đối tượng tác động chủ yếu và trực tiếp của hoạt động QT là mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài DN. • Vấn đề cốt lõi của QTDN là quản trị con người.
  3. 4.2. Tâm lý người lãnh đạo 4.2.1. Vai trò, chức năng và phương thức lãnh đạo 4.2.2. Phẩm chất và năng lực cần thiết của người lãnh đạo 4.2.3. Phong cách lãnh đạo 4.2.4. Uy tín của người lãnh đạo 4.2.5. Xây dựng Êkíp lãnh đạo
  4. 4.2.1. Vai trò, chức năng và phương thức lãnh đạo Vai trò của người lãnh đạo
  5. Hoạch định chiến lược và kế hoạch KD Tổ chức Điều nhân sự Chức năng của người hành và và công lãnh đạo chỉ huy việc Kiểm tra, giám sát
  6. PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO ➢ Gây thiện ➢ Giáo dục, ➢ Phân công cảm và điều ➢ Ép buộc giải thích chỉnh
  7. 4.2.2. Phẩm chất và năng lực cần thiết của người lãnh đạo KHẢ NĂNG THỂ LỰC XÁC ĐỊNH TÍNH MỤC TIÊU TRÍ TUỆ, LÒNG NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH VÀ TINH NHẬN THỨC NHIỆT TÌNH QUYẾT HƯỚNG QUAN SÁT THẦN TỐT HOẠT ĐỘNG ĐOÁN CHO TỔ CHỨC
  8. 4.2.3. Phong cách lãnh đạo Phong cách làm việc của 1 lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, thói quen, cách ứng xử đặc trưng mà người đó sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả quản lý cao.
  9. 4.2.3. Phong cách lãnh đạo Mỗi người lãnh đạo có những kiến thức nhất định với những thói quen và bản tính có sẵn, do đó sẽ tạo ra nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. – a/ Phong cách lãnh đạo độc tài: – b/ Phong cách lãnh đạo dân chủ: – c/ Phong cách tự do: – d/ Phong cách phát hiện vấn đề về tổ chức:
  10. a/ Phong cách lãnh đạo độc tài: Là việc dùng quyền để áp đặt sự phục tùng các quyết định của mình đối với cấp dưới, những người dưới quyền phải chấp hành mọi mệnh lệnh của người lãnh đạo đó, không được tham gia ý kiến. • Ưu điểm: Là phong cách lãnh đạo có hiệu quả, mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng không mất thời gian thảo luận. Đây là phong cách dễ nhất, thông thường nhất của các nhà lãnh đạo, thoả mãn mong đợi sự quyết đoán từ lãnh đạo của 1 số nhân viên cấp dưới. • Nhược điểm: Triệt tiêu tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp ý kiến bình đẳng của mọi người trong doanh nghiệp, đồng thời tạo sự ức chế và áp lực trong công việc đối với nhân viên cấp dưới.
  11. b/ Phong cách lãnh đạo dân chủ: • Là phong cách mà người lãnh đạo cho phép nhân viên dưới quyền tham gia ý kiến thảo luận trước khi ra quyết định tuỳ theo tính chất của vấn đề thông qua nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số. • Ưu điểm: – Phong cách tạo ra sự nhất trí cao khi thực thi các quyết định, mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, phát huy tính sáng tạo và nhận ra được năng lực của nhân viên thông qua những ý kiến đóng góp. – Phong cách này cũng tỏ ra trung thực hơn bởi có sự hiểu và tôn trọng lẫn nhau qua thảo luận. • Nhược điểm: – Quyết định đưa ra chậm do phải mất thời gian thảo luận, lấy ý kiến. – Có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo nhu nhược dẫn đến theo đuôi quần chúng.
  12. CHÚ Ý: Người lãnh đạo độc tài sẽ quyết định mọi việc, trong khi người lãnh đạo dân chủ áp dụng nguyên tắc nhất trí bằng biểu quyết. Không phải phong cách lãnh đạo nào cũng tỏ ra có hiệu quả trong mọi tình huống. Các nhà lãnh đạo thành công phải là người độc tài trong trường hợp này nhưng lại dân chủ trong trường hợp khác. Người lãnh đạo thiên về phong cách nào là tuỳ theo cá tính của họ.
  13. c/ Phong cách tự do: • ít tham gia hoạt động tập thể, giao quyền cho cấp phó và để tập thể tự do làm việc theo mệnh lệnh và kế hoạch đã định. • Phong cách này tạo ra sự tự do hành động và sáng tạo, nhưng nếu không kiểm tra chặt chẽ sẽ dẫn đến đổ vỡ do mạnh ai người đó làm.
  14. d/ Phong cách phát hiện vấn đề về tổ chức - Không câu lệ hình thức làm việc miễn là hoàn thành nhiệm vụ. - Người lãnh đạo luôn phát hiện vấn đề mới để tổ chức thực hiện thành công mục tiêu.
  15. 4.2.4. Uy tín của người lãnh đạo • Uy tín của người lãnh đạo là hệ thống những thuộc tính nhân cách của người lãnh đạo được các thành viên trong tổ chức thừa nhận và tôn trọng • Uy tín chính thức: do được tuyển chọn, có quyết định bổ nhiệm. • Uy tín cá nhân: do qúa trình tự rèn luyện và khẳng định mình. Đây là uy tín thật của người lãnh đạo, nó đóng vai trò quyết định sự thành công của nhà lãnh đạo.
  16. Những biểu hiện uy tín của người lãnh đạo Kết quả Sự tín Thực trạng Quan hệ thực hiện nhiệm và công việc với thông quyết định phục tùng tự lúc LĐ vắng tin quản trị từ LĐ của nguyện của mặt tổ chức cấp dưới Mọi người Thái độ của Sự đánh thiện chí quan mọi người giá cao của tâm một cách đúng mực đến khi LĐ thôi cấp trên công việc cá giữ chức vụ nhân của LĐ
  17. Trình độ chuyên môn Các Các yếu tố tạo nên uy phẩm chất đạo đức tín của người lãnh đạo Năng lực tổ chức
  18. 4.2.5. Xây dựng Êkíp lãnh đạo Êkíp lãnh đạo là nhóm nhỏ của những người lãnh đạo một tổ chức cùng tiến hành hoạt động quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức
  19. Sự tương Phối hợp hành hợp tâm lý động - Tương hợp tâm sinh lý: khí chất, tính cách HAI - Sự tương hợp - Đồng bộ, ăn khớp THÀNH TỐ tâm lý xã hội: - Linh hoạt, uyển CƠ BẢN động cơ, mục đích, chuyển nhu cầu, định hướng giá trị, phong cách,
  20. Một số mô hình êkíp lãnh đạo Bước 1 ÊKÍP ĐềÊKÍP ra BướcÊKÍP 2 BướcÊKÍP 3 Bước 4 LẪNH ĐẠO nhuLẪNH cầu ĐẠO LẪNHĐề raĐẠO LẪNHThực ĐẠO Kiểm tra và dự chính hiện các vàHUYẾT đánh CHÂNbáo nhuCHÍNH TIÊUsách CỰC kếBẠN hoạch BÈ giá THỐNG cầu
  21. 4.3. Tâm lý trong quá trình ra QĐQT 4.3.1 Bản chất tâm lý của việc ra QĐ 4.3.2 Các giai đoạn của quá trình ra QĐ 4.3.3 Những yêu cầu tâm lý trong tổ chức thực hiện QĐ 4.3.4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QĐ
  22. 4.3.1. Bản chất tâm lý của việc ra QĐ Khái niệm: Quyết định là sản phẩm sáng tạo của người quản lý DN nhằm định ra các mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của DN để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống khách thể và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ thống.
  23. Xét trên góc độ tâm lý QĐ là sản phẩm của ý chí và sự sáng tạo nhằm 1 đưa ra các mục tiêu và biện pháp đạt được mục tiêu Để có được QĐ, người lãnh đạo phải thực hiện quá trình tư duy hết sức phức tạp, từ phát hiện 2 vấn đề đến giải quyết vấn đề như thế nào cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  24. QUYẾT ĐỊNH • Phải làm gì ? NHẰM Làm như thế nào? TRẢ • Khi nào? Bao lâu? LỜI • Phân công lao động thực hiện như thế nào? • Cần điều kiện gì để thực hiện được? CÁC • Dự kiến những trở ngại và phương án xử lý? CÂU HỎI • Kiểm tra và tổng kết thực hiện công việc? SAU
  25. Có căn cứ khoa học Tính Tính định hướng hiệu quả Tính CÁC YÊU Tính chấp nhận CẦU KHI BAN thẩm quyền rủi ro HÀNH QĐ Tính Tính ngắn gọn, pháp lý cụ thể Tính quần chúng
  26. 4.3.2. Các giai đoạn của quá trình ra QĐ 4.3.2.1. Phát hiện, nhận thức vấn đề và hình thành mục tiêu: 4.3.2.2. Thu thập và xử lý thông tin 4.3.2.3. Xây dựng và lựa chọn phương án 4.3.2.4. Ban hành QĐ 4.3.2.5. Tổ chức thực hiện QĐ:
  27. Lựa chọn phương án: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ - Phân tích các điều kiện để thực hiện mục tiêu: - Lựa chọn phương án: phải sử dụng 3 phương pháp tiếp cận + Kinh nghiệm: + Thực nghiệm: + Nghiên cứu và phân tích: Phương án được lựa chọn thường là: - Chi phí thấp nhất - Năng suất cao nhất - Hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất - Tỷ lệ hiệu quả / chi phí là cao nhất
  28. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án ra QĐ Yếu tố khách quan 1. Đặc điểm của nhiệm vụ 2. Tính bất định của VĐ Yếu tố chủ quan 3. Khối lượng và CL của TT 1. Nhu cầu 4. ĐK, nguồn lực của DN 2. Năng lực 5. Thời hạn 3. Thói quen 4. Kinh nghiệm 5. Cá tính
  29. VD : Khi giá xăng dầu tăng , có thể đề ra 3 phương án: P/a 1: thay thế bằng nguyên liệu khác P/a 2: tăng giá sp P/a 3: thay thế công nghệ sx
  30. Về khía cạnh tâm lý : Nhà quản trị phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia , các cá nhân , các tập thể trực tiếp liên quan bản thân các lãnh đão cần tìm tòi để đưa ra phương án tốt nhất
  31. 4.3.3. Những yêu cầu tâm lý trong tổ chức thực hiện QĐ Phải khắc phục các yếu tố tâm lý cản trở sau Khiếm Sức ỳ khuyết về thói quen trong việc Sức ỳ truyền đạt về tư tưởng
  32. YÊU CẦU TRONG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QĐ Phân công nhiệm vụ tương xứng với năng lực và phẩm chất tâm sinh lý của người thực hiện
  33. YÊU CẦU TRONG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QĐ Phân công nhiệm vụ phải đảm bảo kích thích những tình cảm tốt đẹp của tập thể, để nhận được sự đồng tình và tương hỗ lẫn nhau trong quá trình thực hiện
  34. YÊU CẦU TRONG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QĐ Phải quan tâm đến khả năng phối hợp lao động khi cần thiết, đặc biệt ở những công việc có liên quan trước sau
  35. 4.3.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QĐ Biết được tính đúng đắn của QĐ để điều chỉnh Ý NGHĨA Tiến độ thực hiện và những khó khăn cần tháo gỡ Điều chỉnh hành vi, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người thực hiện
  36. 4.3.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QĐ Tiêu chuẩn phải rõ ràng, cụ thể 1 2 Phải kiểm tra thường xuyên và có hệ thống ĐỂ VIỆC KIỂM TR MANG TÍNH 3 Phải kiểm tra trên tất cả các mặt TÍCH CỰC hoạt động 4 Người kiểm tra phải có thẩm quyền, chuyên môn và có uy tín 5 Tạo ra sự nhất trí và ủng hộ cao độ của đối tượng kiểm tra
  37. Những chú ý khi đánh giá người thực hiện QĐ Phải Phải Phải Phải cụ thể, thận khách công quan bằng chính trọng, xác tế nhị
  38. Thảo luận về nghệ thuật khen và chê khi đánh giá người thừa hành QĐ